nhiều thành phần.
Trong thời đại ngày nay, việc nâng cao cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước bằng pháp luật là một xu hướng khách quan đối với tất cả các nước không phân biệt chính trị xã hội. Bởi vì chỉ có pháp luật với những tính chất đặc thù riêng của nó mới là cơ sở để đảm bảo cho nhà nước hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực kinh tế.
Như luận án đã phân tích pháp luật thể hiện ý chí đó của giai cấp thống trị. Xét đến cùng ý chí không phải là ý muốn chủ quan của một người nào mà nó dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn khách quan của những đièu kiện kinh tế xã hội cũng như những thành tựu khoa học pháp lý của thời đại quy định. Ph.Ăng ghen cũng cho rằng: “ý chí được đề lên thành luật là ý chí có nội dung do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị” (3; tr42 ).
Có thể nói quản lý kinh tế là chức năng cơ bản và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của mọi nhà nước trong thé giới hiện đại. Để thực hiện được chức năng này nhà nước phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quy luật khách quan của sự vận động kinh tế- xã hội, phân tích đúng thực trạng tình hình, từ đó xây dựng chiến lược và các hình thức, bước đi thích hợp, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước và các điều kiện quốc tế, sử dụng đồng bộ và hợp lý các công cụ pháp luật, kế hoạch, chính sách, và các
đòn bẩy kinh tế khác. Trong các công cụ và biện pháp mà nhà nước sử dụng để quản lý kinh tế, pháp luật có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tầm quan trọng của pháp luật là ở chỗ nhà nước ban hành ra nó và chỉ nhà nước mới sử dụng công cụ pháp luật tạo nên một thước đo hành vi sử dụng chung cho toàn xã hội , một hành lang an toàn cho hoạt động kinh doanh, có chức năng hướng dẫn hành vi xử sự của các cá nhân, kể cả cơ quan nhà nước, người lãnh đạo nhà nước.
Bản thân sự vận động và phát triển của nền kinh tế hiện đại cho thấy rằng, sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể thực hiện và phát huy đầy đủ, khi được xách lập dưới một hình thức pháp luật nhất định và được thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp. Quan hệ giữa nhà nước và luật pháp luôn gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời như một “ cặp bài trùng “. Nói đến pháp luật không thể không nói đến chủ thể của nó là nhà nước, đồng thời nói đến nhà nước không thể không xem xét đến đặc trưng cơ bản là sự điều chỉnh pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa rằng, chỉ có quản lý nhà nước bằng pháp luật thì quyền lực nhà nước mới được xác định trong thực tế.
Cũng có một số quan điểm cho rằng bản thân quá trình kinh tế khách quan vận động theo cơ chế tự điều chỉnh toàn bộ, không cần đến nhà nước và pháp luật. Chẳng hạn Adam-Smit, một nhà kinh tế học đã lập luận rằng, cạnh tranh xẽ dẫn đến những cá thể trong khi theo đuổi lợi ích tư nhân thì xẽ đảm bảo các lợi ích chung, dường như họ bị tác động bởi một “ bàn tay vô hình’. Theo quan điểm này thì không cần uỷ ban chính phủ nào và không cần một văn bản pháp luật nào để xác định một hàng hoá có thể được sản xuất hay không thể được sản xuất. Hàng hoá xẽ được sản xuất nếu nó thoả mãn được sự trắc nghiệm của thị trường. Cũng chẳng có chính phủ hay pháp
luật nào lại cần thiết để kiểm tra xem một hãng sản xuất nào đó có hiệu quả hay không, vì bản thân sự cạnh tranh sẽ loại trừ các nhà sản xuất không hiệu quả.
Sau cuộc khủng hoảng toàn diện 1929 - 1933 của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cách nhìn nhận về pháp luật và vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế đã hoàn toàn thay đổi. Nếu trước kia quan niệm rằng kinh tế tư nhân có thể tự điều chỉnh và tự phát triển, không cần đến bàn tay “thô bạo” của nhà nước và pháp luật, thì bài học đau đớn cả nhân loại biết tới của cuộc khủng hoảng đã cho thấy bản thân sự vận động và phát triển kinh tế rất cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật cũng như vai trò của nhà nước. Ngay sau cuộc khủng hoảng, các nhà nước đã ban hành các đạo luật để điều chỉnh quá trình khôi phục kinh tế, đồng thời có nhiều lý thuyết về vai trò kinh tế của nhà nước đã ra đời và được khẳng định, trong đó có lý thuyết về một “nền kinh tế hỗn hợp’ nói đến vai trò quan trọng của nhà nước và sự điều chỉnh các pháp luật đối với các quan hệ kinh tế.
Cần phải nhấn mạnh rằng, trong nền kinh tế hiện vật với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, sự điều chỉnh của pháp luật dường như là một nhu cầu chủ quan bắt nguồn từ những đòi hỏi của nhà nước, là phương tiện trong tay nhà nước đê “ thúc đẩy”, “hạn chế”, “kích thích” hoặc “kìm hãm”, “xoá bỏ” những quan hệ kinh tế nào đó một cách duy ý chí. Ngược lại đối với nền kinh tê hàng hoá nhiều thành phần, sự điểu chỉnh pháp luật là một tất yếu khách quan bắt nguồn từ chính những nhu cầu nội tại của các quan hệ kinh tế. Những tất yếu kinh tế được hình thành qua vô số ngẫu nhiên của kinh tế thị trường được pháp luật chuẩn mực hoá, thể chế hoá thành những quy tắc khuôn mẫu, thước đo, dựa vào dó các nhà kinh doanh tìm được “luật chơi”, các nhà quản lý có phương tiện để điều khiển “cách chơi”, toàn bộ nền kinh
tế có cơ sở pháp lý để phân định đúng sai, điều chỉnh hành vi kinh doanh và quan hệ sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu xã hội. Như vậy, sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế đem lại cho sự quản lý của nhà nước những khả năng và những đảm bảo thực té trong một phạm vi rộng lớn việc thực thi các chính sách của mình.
Trên thế giới, thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hàng trăm năm qua đã cho chúng ta thấy đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng, pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường văn minh. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì nền kinh tế đó không thể vận hành trôi chảy được. Một khi pháp luật bị đặt ra ngoài quá trình cải cách kinh tế, nền kinh tế nhiều thành phần sẽ rơi vào tình trạng lộn xộn và thất bại sẽ không thể tránh khỏi. Sự điều chỉnh pháp luật đóng vai trò đảm bảo chuyển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần từ trạng thái tự phát, phân tán và kém tổ chức sang nền kinh té thị trường văn minh. Sự điều chỉnh pháp luật tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao. Muốn đánh giá được pháp luật có đúng đắn hay không phải dựa vào kết quả phát triển của nền kinh tế ở mưcs độ nào, nó có đáp ứng được những yêu cầu khách quan của bản thân nền kinh tế thị trường đặt ra và những giá trị xã hội của pháp luật trong việc đảm bảo tính tổ chức, xã hội và kỷ luật cao của một nền kinh tế hay không. Nhất là trong điều kiện ngày nay chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền thì giá trị xã hội của pháp luật lại càng có ý nghĩa to lớn. Hơn lúc nào hết pháp luật càng phải thể hiện đầy đủ vai trò sức bén của mình trong việc quản lý xã hội. Pháp luật có vai trò to lớn đó là những dặc tính vốn có của nó như tính quy phạm, tính cưỡng chế và tính bắt buộc chung. Và như đã xem xét ở trên, đây
cũng là sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật với những quy phạm xã hội khác.
Các phân tích trên đây cho thấy yêu cầu khách quan do nền kinh tế thị trường đặt ra đối với pháp luật thể hiện ở mấy điểm sau:
- Trong nền kinh tế nhiều thành phần việc đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một yêu khách quan. Nhưng hai mặt này vốn luôn ở trạng thái mâu thuẫn nhau. Bản thân nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có mục đích đặt ra là lợi nhuận cao nhất, không bao hàm trong nó cơ chế bảo đảm các vấn đề xã hội. Do vậy, sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và xã hội chỉ có thể đạt được khi có sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật. Một trong những giá trị xã hội to lớn của pháp luật là gắn liền những thuộc tính đặc trưng trong các quan hệ của đời sống cộng đồng, là “khế ước” của cộng đồng.
Việc chuyển từ nền kinh tế hiện vật, khép kín sang nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa không phải đơn thuần là một quá trình kinh tế mà gắn liền với những thay đổi lớn, căn bản về mặt xã hội, thông nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Do vậy, sự điều chỉnh pháp luật một mặt đảm bảo quyền lợi tự do kinh doanh của công dân thuộc mọi thành phần kinh tế, mặt khác bảo đảm lợi ích của xã hội, bảo vệ lợi ích người lao động, người tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng làm kinh tế “ bằng bất cứ giá nào”.
- Đặc trưng vốn có của nền kinh tế nhiều thành phần là có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, đa thành phần kinh tế và lợi ích cũng không giống nhau. Vấn đề khách quan đặt ra là phải đảm bảo bình đẳng và công bằng trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh chỉ thực hiện được khi sự điều chỉnh pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của mọi chủ thể kinh doanh phải ngang quyền trong quan hệ với nhau, được hưởng những khả năng, cơ hội như nhau không có sự phân biệt đối sử nào.
Công bằng là một giá trị xã hội to lớn của pháp luật. Tuy nhiên, trong sự đa dạng về lợi ích kinh tế, giá trị xã hội đó không phải dễ dàng đạt được. Xét ở một khía cạnh nhất định, mỗi quy định của pháp luật được coi là công bằng khi dược nhiều người ủng hộ; nếu càng được nhiều người cho là đúng thì tính công bằng càng cao.
Khi xây dựng được một số hệ thống pháp luật thực sự dân chủ, khách quan, phản ánh sự đa dạng về lợi ích thì đó là những “ đại lượng bằng nhau”, thực hiện được thiên chức” chuẩn mực chung của đời sống kinh tế”, đúng như Chủ tịch Hồ Chí minh đã viết:” Pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động ”(12, tr. 187).
- Tự do, năng động, sáng tạo và nhạy bén là những yêu cầu khách quan và là thuộc tính của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Nhưng gắn liền với các thuộc tính đó là nguy cơ xuất hiện tình trạng vô chính phủ, tuỳ tiện, làm ăn gian lận tham nhũng, độc quyền kinh tế... Điều đó cũng đòi hỏi phải đề cao vai trò điều chỉnh của pháp luật để hạn chế và đi đến xoá bỏ tình trạng thiếu lành mạnh đó. Vai trò và giá trị xã hội to lớn của pháp luật thể hiện ở chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật. Sự điều chỉnh này được thực hiện theo hai hướng chủ yếu: Một mặt, pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội và mặt khác bảo đảm cho các quan hệ đó phát triển bằng cách phát huy tác dụng điều chỉnh nó.
Nói cách khác sự điều chỉnh pháp luật vừa góp phần “ trật tự hoá ” các quan hệ kinh tế vừa hướng chúng theo những khuôn mẫu nhất định để tạo điều kiện cho chúng phát triển. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp. Nhưng dù phức tạp đến đâu, sự quản lý của nhà nước cũng phải đảm bảo cho một nền kinh tế có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có định hướng rõ rệt. Vì vây, trước hết phải làm rõ những loại quan hệ nào, những nhóm quan hệ nào pháp luật phải vươn tới để điều chỉnh. Ví dụ tự do kinh doanh, tự do hình thành giá cả,v.v...
- Pháp luật không những là một công cụ quản lý quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý mà còn là một hình thức thể hiện về mặt pháp lý cho tất cả các công cụ khác, tức là các công cụ phải được thể hiện bằng những hình hức điều chỉnh pháp luật nhất định. Chẳng hạn công tác kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế, tổ chức bộ máy đều phải được ấn định thành các thể chế. Có thể nói có thể nhờ điều chỉnh pháp luật mà các công cụ khác trực tiếp tác động vào cuộc sống và trở thành sức mạnh vật chất.
- Sự điều chỉnh pháp luật không chỉ có vai trò trong quản lý kinh tế mà còn có vai trò trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện ở những nội dung sau đây:
+ Dự báo phát triển kinh té xã hội trong một thời kỳ dài hạn;
+ Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, lựa chọn cơ cấu kinh tế thích hợp;
+ Xây dựng chương trình mục tiêu + hình thành cơ chế quản lý,.v.v...
Những nội dung trên cũng là chiến lược về con người trong dịnh hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế, bao gồm chương trình phát triển về mức sống; chất lượng sôngs và môi trường sống đồng thời nó gắn liền với vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì thế không thể không đề cập tới những nội dung đó khi nghiên cứu sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần.
Là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội, pháp luật sinh ra trên cơ sở hạ tầng và bị quy định bởi cơ sở hạ tầng. Trong mối quan hệ với kinh tế, như C.Mác đã nói, pháp luật của một nước không thể phát triển cao hơn trình độ kinh tế của nước đó. Nghĩa là cácc tiền đề kinh tế không chỉ là nguyên nhân tực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định nội dung, tính chất và cả cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Trong tác phẩm “ Sự khốn cùng của triết học”, C.Mác viết “trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa lại ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua, ché độ pháp luật và chính trị cũng như về dân sự chỉ là làm cái việc nói nên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế “[1,tr.13]. Trong “ phê phán kinh tế chính trị học”, C.Mác viết “trên cơ sở hạ tầng là thượng tầng chính trị và pháp lý”. Như vậy, sự điều chỉnh pháp luật nói chung và sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế không thẻ tạo ra được quan hệ kinh tế mà là hình thức biểu hiện, phản ánh nội dung của các quan hệ kinh tế. Mọi sự thay đổi của chế độ kinh tế, sớm hay muộn sẽ dẫn đến thay đổi tương ứng của pháp luật. Nghĩa là sự điều chỉnh pháp luật luôn bị lệ thuộc trong suốt quá trình tồn tại và phát triển vào những điều kiện và tiền đề kinh tế nhất định, phu thuộc các yêu cầu khách quan của sự tồn tại và vận động của nền kinh tế