Nội dung điều chỉnh pháp luật đảmbảo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nhiều thành phần.

Một phần của tài liệu DieuchinhPLnenKT DuongThiHuong (Trang 44 - 59)

chủ nghĩa đối với nền kinh tế nhiều thành phần.

Để có thể xem xét một cách đầy đủ nội dung điều chỉnh pháp luật đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nhiều thành phần, trước hết cần lưu ý một số khía cạnh cụ thể sau đây:

Thứ nhất, pháp luật xác định những yêu cầu đặt ra trong quản lý kinh tế đối với nền kinh tế nhiều thành phần. Từ đó cho phép có một cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp và kịp thời, tạo điều kiện cho chính các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế phát triển, tránh được tình trạng điều chỉnh pháp luật quá sớm hoặc quá muộn đối với các quan hệ xã hội. Để thực hiện được đặc trưng này, cần phải xác định tính toàn diện và đầy đủ của nhu cầu xã hội về điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực kinh tế.

Thứ hai, sự điều chỉnh pháp luật những quan hệ xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là việc xác định các yếu tố thuộc bản thân quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế đang cần sự điều chỉnh

pháp luật. Nó đòi hỏi phải làm rõ mức độ hiệu quả thực tế sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật trước đó. Sự điều chỉnh pháp luật các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần cho phép chúng ta đánh giá đúng thực trạng pháp luật kinh tế hiện hành, thấy rõ những khiếm khuyết cần được khắc phục, những ưu điểm cần được phát huy và những yêu cầu mới cần được đáp ứng. Mặt khác, sự xem xét đó xác định được và thấy rõ vai trò của các công cụ khác tác động vào các quan hệ kinh tế, đồng thời đánh giá một cách toàn diện tính khả thi của các văn bản pháp luật trước khi ban hành.

Thứ ba, cần có sự phân tích và xác định đúng phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với các loại quan hệ xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là, phải xác định cho được ranh giới của sự can thiệp của Nhà nước thông qua pháp luật vào sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội.

Thứ tư, cần thiết phải xác định mức độ điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, làm rõ quan hệ nào cần sự điều chỉnh, mức độ điều chỉnh chung hoặc cụ thể.

Về mặt nguyên tắc, cần phải xác định phạm vi điều chỉnh pháp luật cụ thể, rõ ràng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế. Trên thực tế làm được điều này không đơn giản. Bởi vì, trong sự đa dạng về sở hữu, về lợi ích kinh tế, để tìm ra một chuẩn mực chung mà phần lớn các chủ thể của các lợi ích đó chấp thuận được rất khó. Hơn nữa, mức độ, phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần cần được xác định phù hợp để tránh sự can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành

phần kinh tế. Ngoài ra, mức độ điều chỉnh pháp luật còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như trình độ dân trí, truyền thống pháp luật của một dân tộc, ý thức pháp luật của nhân dân ... trong hoàn cảnh cụ thể ở nước ta sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa càng cụ thể bao nhiêu thì chứng tỏ tính khả thi của pháp luật càng lớn bấy nhiêu.

Đại hội VIII của Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới đồng thời cũng là quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất mới ấy. Nền kinh tế nhiều thành phần mà chúng ta chủ trương là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó nội dung quan trọng của sự điều chỉnh pháp luật là điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu về tư liệu sản xuất là tiền đề của quyền tự do kinh doanh, và là nội dung quan trọng hàng đầu của quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Các văn kiện của Đảng và Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã khẳng định sự tồn tại khách quan của các hình thức sở hữu khác nhau, vì thế các văn bản pháp luật có nhiệm vụ điều chỉnh nhằm phát triển các hình thức sở hữu phù hợp với các quy luật vốn có của các hình thức sở hữu khác nhau ấy.

Về sở hữu toàn dân, phạm vi khách thể của loại hình sở hữu này rất rộng bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên ... phần vốn về tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, v.v ... Chủ thể

của sở hữu toàn dân là toàn thể nhân dân lao động mà người đại diện của họ là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, có thẩm quyền đại diện cho toàn dân thực hiện quyền sở hữu toàn dân. Với tư cách như vậy chỉ có Nhà nước mới có thể giữ quyền định đoạt các vấn đề thuộc sở hữu toàn dân phải chịu trách nhiệm về số phận của các tài sản toàn dân trước nhân dân. Nhà nước có thể giao quyền sử dụng lâu dài và ổn định các tài sản thuộc sở hữu toàn dân cho các doanh nghiệp, cơ quan và tập thể. Những người được giao quyền sử dụng đó có ý nghĩa sử dụng các tài sản thuộc sở hữu toàn dân phù hợp với pháp luật, bảo toàn các tài sản đó và làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Đối với đất đai, Nhà nước còn cho phép người có quyền sử dụng (kể cả hộ nhân dân) được chuyển quyền sử dụng đó cho người khác theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đây với nhận thức giản đơn về chủ nghĩa xã hội, đã là các doanh nghiệp và các tổ chức thuộc sở hữu toàn dân thì dược Nhà nước bảo hộ đến cùng, không bị giải thể, phá sản hoặc chuyển hình thức sở hữu, vì đó là nền tảng, là chỉ tiêu đánh giá mức độ chín muồi của xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, lý do tồn tại của các doanh nghiệp Nhà nước là hiệu quả kinh tế xã hội. Nếu doanh nghiệp Nhà nước nào làm ăn thua lỗ kéo dài có thể bị chuyển sang hình thức sở hữu khác hiệu qủa hơn, hoặc bị giải thể phá sản ...Vì thế, không chỉ dừng lại ở hình thức Nhà nước giao quyền sử dụng các tài sản thuộc sở hữu toàn dân cho các doanh nghiệpvà các cơ quan Nhà nước mà còn thực hiện hình thức giao vốn và nghĩa vụ bảo toàn vốn cho doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Tức là, với hiệu quả kinh tế là thước đo, Nhà nước sử dụng rất linh hoạt các hình thức thực hiện quyền sở hữu toàn dân, nhằm tránh được tình trạng “vô chủ” và làm ăn thua lỗ mà trước đây thường mắc phải.

Về sở hữu tập thể, Hiến pháp 1959 quy định: “kinh tế hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động” (điều 13) và Hiến pháp 1980 quy định: “Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển” (điều 23). Tuy nhiên trong quá trình hình thành sở hữu tập thể chúng ta đã vi phạm các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi, đó cũng là nguyên nhân làm cho sở hữu tập thể biến dạng và suy thoái, thậm chí bị giải thể. Để làm tiêu chí đánh giá mức độ sở hữu tập thể chúng ta đã dùng biện pháp hành chính để thực hiện quá trình tập thể hoá tư liệu sản xuất, bất chấp trình độ phát triển của lượng sản xuất, bất chấp hiệu quả kinh tế. Về thực chất, tập thể hoá tư liệu sản xuất theo cách đó là thủ tiêu quyền sở hữu tư nhân của công dân, để mong “có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn” và đã đồng nhất tập thể hoá với hợp tác hoá.

Công cuộc đổi mới đã giúp chúng ta có những nhìn nhận mới về sở hữu tập thể, không còn đồng nhất tập thể hoá với hợp tác hoá nữa. Hình thức tập thể hoá tư liệu sản xuất – sức lao động theo mô hình hợp tác xã kiểu cũ dần dần bị xoá bỏ. Hợp tác xã theo mô hình mới phải là đơn vị kinh tế tập thể do những lao động tự nguyện góp vốn, góp sức lao động để cùng nhau tiến hành kinh doanh nhằm mục đích có được hiệu quả kinh tế cao hơn, mỗi thành viên của hợp tác xã được hưởng lợi ích kinh tế theo công sức đóng góp của mình. Ở đây, nhu cầu sản xuất và lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp thôi thúc những người sản xuất nhỏ tự nguyện hợp tác lại với nhau trong lĩnh vực mà họ thấy cần thiết và ở quy mô có hiệu quả nhất. Chính các xã viên hợp tác xã cùng nhau quyết định sự đóng góp của mỗi người và sự phân chia các lợi ích, cùng nhau lựa chọn người quản lý có kinh nghiệm và đủ tín nhiệm. Điều 20 Hiến pháp 1992 quy định “kinh tế tập thể do công dân góp

vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi”.

Với quan niệm cũ, đồng nhất tập thể hoá với hợp tác hoá thì chủ thể của sở hữu tập thể chỉ là hợp tác xã. Nhận thức như vậy là rất hẹp so với yêu cầu mới. Sở hữu tập thể bao gồm tài sản và vốn do từng tập thể chung sức tạo ra, hoặc được cấp, cho, tặng chung cho tập thể, thường được gọi là vốn và quỹ không chia. Với nội dung đó, sở hữu tập thể cứ thế hình thành trong mọi tập thể lao động. Vì vậy, chủ thể của sở hữu tập thể trước hết là các loại hình hợp tác xã khác nhau: hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã mua bán ... Đồng thời, chủ thể của sở hữu tập thể còn có thể là các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan hành chính, các viện nghiên cứu, các trường học ... Các tổ chức đó qua quá trình hoạt động có thể tạo ra tích luỹ chung của tập thể lao động, tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, với việc mở rộng phạm vi chủ thể của sở hữu tập thể như vậy đã khuyến khích các tập thể lao động hoạt động, tích luỹ và đầu tư, góp phần không nhỏ vào sự phát triển lực lượng sản xuất.

Về sở hữu tư nhân, Hiến pháp 1992 (điều 15 và 21) đã thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân, cho phép sở hữu tư nhân phát triển dưới mọi hình thức, không hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn những năm gần đây của nước ta chứng tỏ rằng việc tồn tại của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và đảm bảo cho nó phát triển không những có tác dụng giải phóng một tiềm năng sản xuất to lớn, mà còn có tác động hỗ trợ và kích thích khu vực sở hữu Nhà nước phát triển.

Đặc điểm cơ bản của sở hữu tư nhân là sự chi phối trực tiếp, có ý thức của người chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Do vậy, chủ sở hữu đương nhiên coi tư liệu sản xuất của mình là điều kiện để được hưởng toàn bộ lợi ích kinh tế trong quá trình sản xuất – kinh doanh độc lập. Trong điều kiện mới, sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất đã có nhiều thay đổi trong hình thức chiếm hữu. Cụ thể là quyền chiếm hữu ở đây còn biểu hiện ở quyền đầu tư và quyền được hưởng các lợi ích kinh tế về tài sản. Bên cạnh những mặt tích cực, đặc biệt là vai trò thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội nan giải như công ăn việc làm, thất nghiệp..., sở hữu tư nhân vẫn chứa đựng những vấn đề xã hội phức tạp như bóc lột lao động, đầu cơ, phân hoá giàu nghèo ... Vì vậy, đã chấp nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất thì cũng phải chấp nhận cả về những vấn đề xã hội phức tạp đó. Điều quan trọng là phải xác định cho được những điều kiện phải có khi phát triển sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong tình hình mới.

Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta gồm nhiều thành phần là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có ý nghĩa lâu dài và nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, đảm bảo cho mọi người tự do kinh doanh theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu lâu dài và thu nhập hợp pháp. Bằng pháp luật, Nhà nước bảo đảm quyền tự do kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau giữa các thành phần kinh tế, bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc tối cao chi phối quyền tự do kinh doanh và hợp tác kinh doanh của các công dân là tự nguyện, trên cơ sở hiệu quả kinh tế và cùng có lợi.

Đối với quyền tự do hoạt động kinh tế của các công dân, pháp luật cần đưa ra những quy định có hiệu lực pháp lý cao, dứt khoát và không mơ hồ.

Các điều cấm và những điều giới hạn, phải rõ ràng. Đồng thời các điều luật quy định về nghĩa vụ của công dân trong hoạt động kinh doanh cũng cần được quy định cụ thể, như nghĩa vụ phải nộp những loại thuế nào, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ các lợi ích xã hội gì ...

Quyền tự do kinh tế của công dân hoặc tổ chức phải được đảm bảo bằng điều chỉnh pháp luật bao gồm một phạm vi rộng rãi các quyền trong đó quan trọng nhất là các quyền tự do sau đây:

- Tự do thành lập các doanh nghiệp với các hình thức và các quy mô tuỳ ý, trong khuôn khổ pháp luật.

- Tự do sử dụng lao động làm thuê với số lượng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Người sử dụng lao động và người lao động được tự do thoả thuận và ký kết hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật.

- Quyền tự do tích luỹ và tự do sử dụng, định đoạt tài sản của mình phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

- Tự do với hợp tác kinh doanh với tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước.

- Tự do ký kết và thực hiện các hợp đồng, phục vụ sản xuất kinh doanh.

Những điều kiện về tự do cơ bản trên của công dân hoặc một tổ chức kinh tế là tiền đề không thể thiếu được của quyền tự do kinh doanh. Đây không phải là sự ưu đãi của Nhà nước. Nhà nước phải bảo đảm bằng văn bản luật do Quốc hội ban hành; có như vậy mới đủ hiệu lực để đảm bảo tính thống nhất trong cả nước, loại bỏ tính cục bộ, địa phương, cửa quyền, vi

phạm hoặc hạn chế với quyền tự do về kinh tế của công dân và của các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nhiều thành phần là sự tự do trao đổi các sản phẩm hàng hoá, trong khi đó, phạm vi sản xuất và trao đổi ngày càng mở rộng. Đó là một trong những điều kiện rất cơ bản cho sự ra đời của hợp đồng kinh tế vvới nhiều hình thức, thể loại khác nhau, thành một hệ thống hợp đồng mà thiếu chúng nền kinh tế nhiều thành phần

Một phần của tài liệu DieuchinhPLnenKT DuongThiHuong (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w