Những vấn đề đặt ra về sự điều chỉnh pháp luật định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay

Một phần của tài liệu DieuchinhPLnenKT DuongThiHuong (Trang 75 - 86)

MỚI Ở NƯỚC TA

2.3. Những vấn đề đặt ra về sự điều chỉnh pháp luật định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay

xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay

Có thể nói quá trình xây dựng và thực hiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần sau mười naưm đổi mới đã đạt được những thành tựu rất quan trọng , cả về nội dung , cơ cấu và phương pháp điều chỉnh . Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của nềm kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì sự điều chỉnh pháp luật còn bộc lộ nhiều khó khăn , hạn chế.

Thứ nhất 1. Sự điều chỉnh pháp luật hiện nay chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa .

Pháp luật thường đi sau cuộc sống, bởi vì pháp luật không thể tạo ra các quan hệ kinh tế mà pháp luật là phương tiện phản ánh các quan hệ kinh tế mọtt cách khách quan. Trong khi đó trong nền kinh tế nhiều thành phần các quan hệ kinh tế vốn đa dạng , phong phú, phức tạp và biến đổi nhanh

chóng. Nhà làm luật không phải lúc nào và ở đâu cũng có khả năng nhạy bén tiếp cận và có cách xử lý ngay để điều chỉnh các hiện tượng kinh tế mới xuất hiện. Đây là một thực tế chúng ta phải chấp nhận, nếu không sẽ trở thành ảo tưởng, duy ý chí. Xem xét vấn đề một cách nghiêm túc cho ta thấy , sự điều chỉnh của pháp luật so với những điều kiện , hoàn cảnh kinh tế đặt ra nhiều khi cao quá mức cho phép , do đó trở thành khuyết tật. Thực tế đã chứng minh cho tình trạng này là có nhiều hiện tượng kinh tế mới xuất hiện và hoàn toàn cânf thiết cho đời sống kinh tế mà vẫn đứng ngoài pháp luật , chưa được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh kịp thời. Ví dụ, tự do kinh doanh là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của nền kinh tế nhiều thành phần phát triênr theo cơ chế thị trường nhưng pháp luật quy định về vấn đề này mới dừng ở những quy định chung mang tính cương lĩnh, chưa phải là những quy định cụ thể để các nhà kinh doanh dễ thực hiện. Giá cả là một nguyên tắc được xác định là nhân tố trung tâm, là khâu nhạy cảm nhất của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường nhưng chưa được cụ thể hoá thành một cơ chế thống nhất. Phạm vi quyền tự do hình thành giá cả của các chủ thể kinh doanh và vai trò can thiệp của nhà nước chưa được quy định rõ ràng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra không ít diễn biến phức tạp trong đời sống kinh tế trong thời gian qua, thậm chí có mặt hàng có lúc đã tạo ra “ những cơn sốt “ về giá cả một cách giả tạo. “ Cơn sốt “ về xi măng 1995 là một ví dụ.

Cho đến nay, vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước vẫn còn dừng lại ở quan điểm, phương hướng mà chưa được thể hiện trên thực tế. Doanh nghiệp nhà nước - bộ phận cơ bản cấu thành kinh tế nhà nước - tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực song khó khăn vẫn diễn ra găy gắt. Tình trạng trang bị và công nghệ lạc hậu , thiếu vốn trầm trọng đã dẫn đến năng suất lao

động và hiệu quả kinh doanh thấp kém; vẫn còn 23-25% doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ; sự thất thoát vốn, tài sản của nhà nước trong nhiều doanh nghiệp chưa được ngăn chặn. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình trên đây là do nhà nước còn buông lỏng quản lý . Sự điều chỉnh pháp luật chưa tạo được hành lang thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh theo cơ chế thị trường . Một cách cụ thể , doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được nhà nước bao cấp qua các hình thức cấp đất, vay vốn trung và dài hạn, qua lãi suất tín dụng, thuế suất, gây ra tâm lý ỷ lại vào ngân sách nhà nước và sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế . Mặt khác, nhà nước vẫn can thiệp sâu vào các hoạt động mang tính tác nghiệp hàng ngày của doanh nghiệp , như sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, bằng công nghệ nào, giá cả ra sao, bán ở đâu, làm triệt tiêu tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước . Trong khi đó các thành phần kinh tế khác còn dễ dàng trốn thuế, lậu thuế, sản xuất hàng giả, hoạt động kinh tế ngầm mà nhà nước không kiểm soát được. Tuy nhiên , đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhiều thành phần thủ tục của nhà nước còn phiền hà; chế độ kiểm tra kiểm soát còn chồng chéo, gây cản trở lớn đối với các tổ chức và cá nhân có vốn, có kinh nghiệm muốn được đầu tư kinh doanh dưới hình thức tư nhân, cá thể.

Sự điều chỉnh pháp luật không đáp ứng một cách kịp thời của pháp luật đối với những vấn đề kinh tế đặt ra được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự bất cập đáng nói nhất là chúng ta bị thiếu hẳn từng mảng pháp luật để điều chỉnh từng một lĩnh vực rất quan trọng diễn ra hàng ngày với bao quan hệ cần ban hành sớm hơn. Ví dụ bộ luật dân sự mới ra đời và có hiệu lực từ ngày 1-7-1996, nghĩa là sau 10 năm đổi mới, sau 20 năm thống nhất đất nước, sau 50 năm khai sinh nước Việt Nam mới. Trong khi đó các

quan hệ pháp luật dân sự vẫn hàng ngày đặt ra các yêu cầu bức xúc cần điều chỉnh.

Sự không phù hợp của sự điều chỉnh pháp luật cỏn biều hiện ở tình trạng có nhiều quy định pháp luật đang tồn tại trên thực tế nhưng không phát huy hiệu lực, không được cuộc sống chấp nhận. Giữa văn bản quy định và thực tiễn đời sống kinh tế nhiều khi mâu thuẫn nhau thậm chí, trái ngược nhau. Nói cách khác, pháp luật vừa thiếu vừa thừa, vừa cao vừa thấp. Ví dụ các quy định về tội phạm kinh tế trong bộ luật hình sự được xây dựng trong hoàn cảnh “Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần : thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hưũ tập thể của nhân dân lao động...” (điều 18 Hiến pháp 1980). Điều 164 bộ luật hình sự (tội cản trở việc thực hiện các quy định của nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa ) điều 165 bộ luật hình sự (tội đầu cơ kinh tế) được ra đời nhằm góp phần giải quyết các nhiệm vụ kinh tế chính trị mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương lúc bấy giờ. Ngày nay, tình hình kinh tế, chính trị nước ta đã hoàn toàn khác. Hiến pháp 1992 đã quy định “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhièu thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước (điều 15), phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân dưới nhiều hình thức (điều 16). Như vậy, trong hoàn cảnh lịch sử đã có sự thay đổi, các quy định nêu trên đương nhiên không còn phù hợp và có “lý do” để tồn tại nữa. Chương các tội phạm kinh tế trong bộ luật hình sự nhất định phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước ta.

Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới ở nước ta và trước hết là đổi mới tư duy pháp lý. Trong cơ chế quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, tư duy pháp lý kinh tế mới lấy thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng, lấy việc khai thác tiềm năng và phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế để đẩy mạnh nền kinh tế sản xuất hàng hoá làm mục tiêu. Thực hiện dân chủ trong kinh tế và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh bảo đảm kết hợp các quan hệ lợi ích kinh tế. Khi mà nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền,nguyên tắc cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật đã được ghi nhận một cách chính thức trong Hiến pháp thì việc phân biệt đối xử trong việc giải quyết về lợi ích của nhà nước và cá nhân bị xâm phạmcần phải được khắc phục, sửa đổi, không nên qui định như hiện nay. Ví dụ, theo quan niệm mới của chúng ta hiện nay thì sở hữu của công dân không còn bị giới hạn ở những vật dùng trong sinh hoạt mà đã phát triển mở rộng cả tư liệu sản xuất, thậm chí cả một doanh nghiệp. Do vậy các hành vi “ xâm phạm tài sản của công dân “ không thể được xem là ít nghiêm trọng hơn hành vi “ xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa “. Nhưng bộ luật hình sự của ta hiện nay vẫn phân biệt hai nhóm tội xâm phạm sở hữu: xâm phậm sở hữ xã hội chủ nghĩa thì sử nặng hơn mà xxam phạm sở hữ của công dân thì xử nhẹ hơn. Nói cách khác chính sách xử lý đối với các hành vi xâm phạm hai loại sở hữ này là khác nhau. Ví dụ, tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa có thể bị phạt tù đến trung thân hoặc tử hình, còn huỷ hoại tài sản riêng của công dân chỉ bị phạt nặng nhất là hai mươi năm tù ...). Tính chất xã hội chủ nghĩa của các quan hệ kinh tế mà pháp luật cần bảo vệ chính là sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trước pháp luật, đó là vấn đề mà pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được.

Thứ 2. Sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế còn thiếu đồng bộ, có nhiều mâu thuẫn và chồng chéo.

Pháp luật chỉ có hiệu lực cao trong đời sống xã hội nói chung và đời sống kinh tế nói riêng khi nó không dừng lại ở các quy định chung, có tính nguyên tắc, mà phải đi từ chỗ tới chỗ có các quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất đinhj. Bởi vì, sự rõ ràng cụ thể, chính xác một nghĩa luôn luôn là những thuộc tính vốn có của pháp luật. Không cho phép một quy phạm pháp luật có thể hiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau để rồi mỗi người xử sự một cách khác nhau.

Nhưng thực tế hiện nay ở ta, nhiều quy định pháp luật không thoả mãn được những yêu cầu đó. Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng cùng một vẫn đề nhưng mỗi ngành, mỗi địa phương thực hiện một khác, thuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng pháp luật.

Chẳng hạn, luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty quy định người muốn xin phép thành lập doanh nghiệp thì phải làm đơn gửi uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi định đặt trụ sở doanh nghiệp. Nhưng trong các nghị định thi hành ( Nghị định 221 và 222 ngày 23 tháng 7 năm 1991 ) chính phủ đã không xác định cụ thể hơn là cơ quan nào, sở nào trong uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm nhận và thẩm tra hồ sơ do đương sự gửi đến, cho nên việc xác định cơ quan nào làm việc đó thì mỗi nơi giải quyết một khác, có tỉnh do ban tổ chức chình quyền, có tỉnh do sở tư pháp và có tỉnh do các sở quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật.

Cùng một vấn đề mà có nhiều cách điều chỉnh khác nhau như nêu ở trên là hậu quả tất yếu của những quy định pháp luật thiếu tính cụ thể, không đồng bộ mà các cơ quan trung ương đã ban hành.

Mặt khác sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế còn có sự mâu thuẫn khác nhau. Thực tế cho ta thấy rằng pháp luật mà nhà nước ban hành không những chưa đủ, thiếu đồng bộ và cụ thể mà còn có sự mâu thuẫn giữa các các quy định của pháp luật, thậm chí sự mâu thuẫn ấy còn biểu hiện ở những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành, do đó dẫn đến những mâu thuẫn trong sự điều chỉnh pháp luật.

Chẳng hạn, luật công ty và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 222/HĐBT ngày 23/7/91, Thông tư của Bộ tư pháp số 141 ngày 2/3/92) thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh là người có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập công ty cổ phần trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Trong khi đó, luật hàng không (có hiệu lực pháp luật từ 1/6/1992) lại giao thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp hàng không cho Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và Bưu điện. Hiện tượng này, trên thực tế đã gây ra nhiều sự phiền hà cho sự thành lập và đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không. Sự mâu thuẫn giữa các văn bản thể hiện chủ yếu và phổ biến trong các hướng dẫn thi hành. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là văn bản luật thì do một cơ quan soạn thảo còn văn bản hướng dẫn thì do nhiều cơ quan khác ban hành, nhất là khi các cơ quan đó lại không nắm bắt được ý đồ của cơ quan ra văn bản “gốc” thì sự quy định là tất yếu không thể tránh khỏi. Điều đó cũng có nghĩa là không những làm giảm hiệu lực của các văn bẳn mà còn tuỳ tiện, vô tổ chức, thiếu trật tự kỷ cương trong việc chấp hành và áp dụng pháp luật thực hiện cơ chế điều chỉnh pháp luật. Ví dụ trong đời sống thực tế, một trong những vấn đề được nói đến nhiều nhất hiện nay đối với các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế là vấn đề thuế. Theo quy định của luật, thuế phải được thực hiện thống nhất trong cả nước nhưng do sự hướng dẫn thi hành khác nhau,

dẫn đến chồng chéo mà người kinh doanh dễ phản ứng khi làm nghĩa vụ của mình bởi tình trạng “thuế chồng lên thuế”. Có thể thấy rõ về khiếm khuyết này của sự điều chỉnh pháp luật ở lĩnh vực điều chỉnh các doanh nghiệp. Pháp luật điều chỉnh về các loại hình hợp tác xã những năm trước thời kỳ đổi mới đến nay rất ít có sự bổ sung, nhưng trên thực tế đây là loại hình có nhiều biến động mà pháp luật của nhà nước ban hành tỏ ra không còn phù hợp. Nhìn chung sự điều chỉnh của pháp luật đối với khu vực kinh tế tập thể hết sức nghèo nàn, bất công. Nhiều doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, nông trường, công ty thuỷ nông, trạm trại...gần như bị bỏ rơi, thậm chí địa vị pháp lý của những doanh nghiệp này cũng chưa được rõ ràng.

Thứ 3. Pháp luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, sử dụng hình thức văn bản pháp luật và vai trò điều chỉnh của pháp luật còn tuỳ tiện.

Quan hệ kinh tế vốn diễn ra rất phong phú, đa dạng, biến động phức tạp. Bởi vì hoạt động kinh tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực và pháp luật phải điều chỉnh nhiều nhóm quan hệ của các lĩnh vực ấy. Vì thế, số lượng văn bản pháp luật kinh tế ngày càng được ban hành nhiều là lẽ đương nhiên.

Nhưng tình hình pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng hiện nay có một thực tế không bình thường là đang ở tình trạng thưà và thiếu. Điều đó cho ta thấy, công tác hệ thống hoá và pháp điển hoá pháp luật chưa tiến hành một cách nghiêm túc, thương xuyên, khâu xử lý văn bản pháp luật là rất yếu, không biết những văn bản nào đã lỗi thời lạc hậu cần phải kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ, những văn bản nào còn có hiệu lực tiếp tục thi hành. Đây là câu hỏi không chỉ khó cho người dân bình thường mà khó ngay cả với những người

Một phần của tài liệu DieuchinhPLnenKT DuongThiHuong (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w