MỚI Ở NƯỚC TA
2.1- Quá trình nhận thức về sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhìn một cách tổng thể hệ thống pháp luật nước ta từ ngày thành lập nước đến nay đã không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện dần. Đặc biệt trong mười năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng sự phát triển kinh tế, xã hội, sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được nhận thức rõ hơn và ngày càng được đề cao.
Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 khoá IV( tháng 9 năm 1979) là cái mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi cơ bản về cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta. Tại hội nghị này, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra những chủ trương có ý nghĩa bước ngoặt về sự thay đổi chính sách cơ cấu, về quan hệ sở hữu và cơ chế quản lý. Đồng thời cũng thẳng thắn vạch ra những sự trì trệ, bảo thủ trong công tác kế hoạch hoá và xây dựng các chính sách cụ thể về kinh tế tài chính quốc gia của cơ chế kinh tế hiện vật.
Các quan điểm của nghị quyết trung ương lần thứ 6 khoá VI một lần nữa được khẳng định trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và tiếp tục phát triển trong các nghị quyết 6,7,8 của Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá V, dự thảo nghị quyết 306 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý trong xí nghiệp công nghiệp quoóc doanh và Chỉ thị 100/ CT của Ban bí thư( 1981) về đổi mới cơ chế quản lý và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.
Đặc biệt Hiến pháp 1980 ra đời là cột mốc quan trọng đánh dấu một giai đoạn mới của đất nước là cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. N hà nước ta đã có quyết tâm lớn trong việc xây dựng hệ thống pháp luật trong gia đoạn mới và đề cao vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với kinh tế. Trong vòng sáu năm từ đầu 1981 đến tháng 12 năm 1986, Nhà nước ta đã ban hành 1114 văn bản pháp luật, trong đó Quốc hội ban hành 10 đạo luật, Hội đồng Bộ trưởng ban hành 663 văn bản, Hội đồng Nhà nước ban hành 14 pháp lệnh, các bộ ban hành 429 văn bản, trong số các văn bản đó thì một phần lớn là pháp luật kinh tế. Cộng với số văn bản pháp luật từ 1980 trở về trước còn giữ lại, đến cuối 1986 pháp luật nước ta có trên 2000 văn bản( 70). Trong thời kỳ này việc xây dựng pháp luật và sự điều chỉnh pháp luật được tiến hành với nhịp độ mạnh hơn và đạt hiệu quả nhanh hơn. Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật được đề cao và có bước phát triển mới, phù hợp với ý chí và lợi ích của nhân dân lao động.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ( cuối năm 1986) “ với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật,Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”(14, tr.12). Và chủ trương triệt để xoá bỏ cơ chế cũ, xây dựng và phát triển nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy cơ chế kinh tế mới ra đời, đồng thời cũng đặt ra một vấn đề có tính cấp bách mang tính quy luật là phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế tương ứng hình thành một cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phải đổi mới tư duy pháp lý trong xây dựng và thực hiện pháp luật. Với quan điểm “ quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý”, nhà nước đã đầu tư nhiều thời gian và công sức cho hoạt động xây dựng pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế theo tinh thần vừa sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ những quy định đã lạc hậu, vừa tập trung xây dựng để ban hànhnhững văn bản mới, nhằm từng bước tạo ra những căn cứ pháp lý cần và đủ, bảo đảm sự vận hành của cơ chế kinh tế mới định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế đã cho ta một kết quả đáng khích lệ là, tính riêng 5 năm( 1987 đến 1991), Nhà nước đã ban hành 909 văn bản các loại cấp trung ương( bao gồm 27 luật, 44 pháp lệnh, 575 văn bản của Chính phủ và 263 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang bộ), trong đó có hơn 400 văn bản pháp luật về kinh tế( 39).
Nội dung của những văn bản pháp luật ban hành trong thời gian này thuộc rất nhiều các lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực sau:
- Pháp luật đề cập sự phát triển các thành phần kinh tế và đa dạng hoá sở hữu, Các văn bản ban hành là cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển các chủ thể kinh doanh mới thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty( công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ( có vốn dưới mức vốn pháp định), doanh nghiệp của các tổ chức chính trị đoàn thể.
- Các văn bản nhà nước ban hành về lĩnh vực này như : Luật đầu tư nước ngoài (ngày 29 tháng 12 năm 1987), luật công ty và doanh nghiệp tư nhân( ngày 21 tháng 12 năm 1990) Nghị định số 66 HĐBT( ngày 23 tháng 7 năm 1991) về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định, chỉ thị số 268 CT(ngày 30 tháng 7 năm 1990) về đăng ký và hoạt đọng của các tổ chức kinh tế do cơ quan hành chính và đoàn thể thành lập.
- Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức sắp xếp lại cả về hình thức, quy mô... HĐBT (nay là chính phủ) đã ban hành Quyết định 217 – HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1987, đây là mốc đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng nhất về chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh để từng bước thích ứng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi có quyết định 217 – HĐBT, Hội đồng bộ trưởng có nghị định 50/HĐBT ngày 22 tháng 3 năm 1988 ban hành điều lệ xí nghiệp quốc doanh để thay thế cho những điều lệ cũ không còn phù hợp với cơ chế quản lý mới. Những văn bản về tổ chức và quản lý xí nghiệp quốc doanh như quyết định 315 ngày 1 tháng 9 năm 1991 và quyết định 330 ngày 23 tháng 10 năm 1991 bổ sung quyết định 315 về chấn chỉnh tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh. Chỉ thị số 138 – CT ngày 25 tháng 11 năm 1991 về trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn kinh doanh cho các cơ sở quốc doanh. Quyết định 332 – HĐBT ngày 23 tháng 10 năm 1991 về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với xí nghiệp quốc doanh. Nghị định 388 – HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, ... những văn bản pháp luật trên được ban hành với tinh thần nhằm xác định doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh bình đẳng trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trả lại
cho doanh nghiệp quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và lợi ích vốn có với tư cách là một chủ thể kinh doanh, xoá bỏ độc quyền và khuyến khích mở rộng sản xuất trên cơ sở tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Ngoài ra, pháp luật còn chú ý tới việc đổi mới chính sách tiền tệ mà một trong những khâu trọng tâm là cải cách chính sách thuế, những quy định về đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của ngân hàng, các biện pháp bảo đảm lưu thông tiền tệ, đặc biệt đáng quan tâm là nhà nước đã ban hành pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt nam và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ban hành ngày 24 tháng 5 năm 1994.
Một số văn bản quan trọng khác được ban hành nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và sự bình đẳng của các chủ thể kinh doanh. Đó là pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25 tháng 9 năm 1989, những quy định về bảo hộ sản xuất trong nước (chỉ thị số 46 – HĐBT ngày 28/4/1989), quy định về xử lý và ngăn chặn hàng nhập lậu, kiểm tra, xử lý việc sản xuất và lưu thông hàng giả.
Các văn kiện quan trọng nhất thể chế đường lối cách mạng Việt Nam, thời kỳ này đã được Đảng ta đề ra trong “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ”, “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000”. Hiến pháp năm 1992 hầu như đã thay đổi toàn bộ các điều khoản về chế độ kinh tế – hoạt động nền tảng và cũng là khâu trọng tâm của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Hiến pháp đã khẳng định sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (điều 15), đồng thời đã đề ra những nguyên tắc cơ bản nhất, đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường đã trở thành nguyên tắc hiến định như nguyên tắc tự do kinh
doanh của công dân (điều 21, 57), bình đẳng trước pháp luật của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (điều 22), nguyên tắc nhà nước bảo hộ sở hữu đối với vốn và tài sản hợp pháp của cá nhân và tổ chức (điều 22, 23, 58), bảo hộ người tiêu dùng (điều 28)... Đó là sự ghi nhận rõ ràng, rứt khoát bằng một hệ thống các nguyên tắc thể hiện trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất cuả nhà nước ta.
Hiến pháp năm 1992 được ban hành là cơ sở pháp lý cao nhất để nhà nước ta ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật, góp phần đáng kể vào quá trình dân chủ hoá xã hội và phát triển kinh tế nhiều thành phần được đieèu chỉnh định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những văn bản pháp luật rất quan trọng đã được ban hành hoặc sửa đổi bổ sung như: Luật đất đai, luật dầu khí, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các luật sửa đổi thuế xuất khẩu, thuế lợi tức, thuế doanh thu... (năm 1993), luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty (sửa đổi 1994), luật phá sản doanh nghiệp, bộ luật lao động (năm 1994), luật doanh nghiệp nhà nước, bộ luật dân sự (năm 1995), luật hợp tác xã (1996). Đặc biệt đáng chú ý, nhà nước ta ngày càng nhận thức một cách sâu sắc vai trò điều chỉnh của pháp luật định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nhiều thành phần, nên pháp luật được ban hành dưới hình thức những văn bản có giá trị pháp lý cao và tính ổn định, lâu dài (luật, pháp lệnh).
Song song với việc “tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường” như phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ, tổ chức quản lý và hướng dẫn tốt việc thuê mướn và sử dụng lao động, quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản, xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán... cần phải “hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế. Ban hành một số luật mới và sửa đổi, bổ sung một số luật và pháp lệnh hiện
hành để tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh, chiến lược và các chủ trương, chính sách của Đảng, hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ, cần thiết cho các hoạt động kinh tế và định hướng cho toàn bộ nền kinh tế. { 20, tr 79-101}
2.2 Một số thành tựu về sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần sau 10 năm đổi mới.
Từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986), Cách mạng nước ta bắt đầu thực hiện một bước chuyển rất quan trọng: từ kinh tế hiện vật tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đinhj hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy công việc đổi mới toàn diện đất nước được đặt ra cách đây đúng 10 năm. Đến nay văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp” {20, tr.70}. Chính vì lẽ đó, pháp luật của ta đã nhanh chóng chuyển hướng đổi mới về nội dung; xây dựng nhiều luật, pháp lệnh, nghị định... mới theo hướng điều chỉnh nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó khẳng định chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghiã chính là nguồn gốc của mọi sự thay đổi theo xu hướng tiến bộ của pháp luật nước ta.
Một là, nói đến những thành tựu của pháp luật điều chỉnh nền kinh tế sau 10 năm đổi mới, phải kể đến những vấn đề có tính nguyên tắc đã được pháp luật ghi nhận và đổi mới một cách căn bản. Đó là:
- Nguyên tắc tự do kinh doanh. Nếu như trước đây, các cá nhân muốn tham gia hoạt động kinh doanh thì phải với tư cách là một thành viên của
một tổ chức tập thể (các loại hình hợp tác xã) hoặc một tổ chức kinh tế nhà nước, thì ngày nay các công dân đó có quyền tự mình thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc cùng nhau hùn vốn thành lập công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) miễn là có đủ điều kiện theo luật định. Có thể nói lần đầu tiên, pháp luật Việt Nam xác định rõ ràng và đúng đắn về quyền tự do kinh doanh và mở rộng một cách đáng kể quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể quan hệ kinh tế thuộc các thành phần khác nhau. Đó là quyền lựa chọn địa điểm đầu tư, quyền được thuê mướn lao động... là những yếu tố cấu thành quan trọng trong nội dung của nguyên tắc tự do kinh doanh đã được hiến pháp 1992 ghi nhận.
Tuy nhiên, tự do kinh doanh theo quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là tự do vô chính phủ. Luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, sau hiến pháp, là những văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất được quốc hội thông qua và ban hành 21 tháng 12 năm 1990. Hai văn bản này đặt nền tảng pháp lý cho việc thực hiện tự do kinh doanh ở nước ta và cũng chính hai luật này đã đặt ra điều kiện và phạm vi của sự tự do đó
- Nguyên tắc các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
Bản chất của cơ chế thị trường là tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh. Nhưng nếu thiếu những tiền đề khác có tính nguyên tắc đảm bảo cho chúng được thực hiện thì các quyền tự do đó sẽ trở thành hình thức. Vì vậy muốn đảm bảo choquyền tự do kinh doanh trở thành hiện thực và được định hướng đúng thì một trong những tiền đề cho sự đảmbảo ấy là đảm báo sự bình đẳng về pháp lý trong các quan hệ pháplý giữa các chủ thể kinh doanh,không phân biệt thành phần kinh tế,hình thức sở hữu,quy mô kinh doanh, lĩnh vực
đầu tư. Với sự quy định này, trên thương trường các chủ thể kinh doanh có quyền cạnh tranh, hợp tác và thi thố tài năng của mình để tồn tại phát triển hoặc bị “tiêu diệt”. Và điều đó cũng có nghĩa là, sẽ không có một nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa đích thực khi có sự phân biệt