Sự điều chỉnh của pháp luật phải đảmbảo kết hợp giữa thực hiện nhiệm vụ cơ bản lâu dài với việc đáp ứng nhu cầu trước mắt về phát

Một phần của tài liệu DieuchinhPLnenKT DuongThiHuong (Trang 89 - 97)

NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NHIỀU

3.1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật phải đảmbảo kết hợp giữa thực hiện nhiệm vụ cơ bản lâu dài với việc đáp ứng nhu cầu trước mắt về phát

hiện nhiệm vụ cơ bản lâu dài với việc đáp ứng nhu cầu trước mắt về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một sự tìm tòi mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Vì thế, không thể đưa ra một lịch trình cụ thể và giản đơn cả về phương pháp, bước đi, mà phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Hơn nữa, trong quá trình vận hành nền kinh tế nhiều thành phần, vẫn có sự đan xen giữa các yếu tố của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và cơ chế thị trường. Vì thế, phải chấp nhận một điều chỉnh pháp luật trong đó bao gồm một số yếu tố mang tính quá độ. Nếu chỉ chú trọng đến việc thể chế hoá những mục tiêu lâu dài, những quan hệ đặc trưng của nền kinh tế thị trường cần đạt tới mà không quan tâm đến những công việc trước mắt thì cũng có nghĩa là làm triệt tiêu những giá trị xã hội to lớn của điều chỉnh pháp luật. Nói cách khác, nếu chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng các phương án điều chỉnh pháp luật dễ dẫn đến sự giảm sút giá trị điều chỉnh của

pháp luật. Ngược lại, nếu quá nhấn mạnh nhiệm vụ cụ thể trước mắt, tuyệt đối hoá các giải pháp tình huống để khắc phục hoàn toàn cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì cũng không tránh khỏi nguy cơ làm sâu sắc hơn tính không đồng nhất của mặt bằng pháp lý chung, làm cản trở quá trình vận hành của nền kinh tế theo cơ chế mới định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sự điều chỉnh của pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay vừa khẳng định được cái đích cuối cùng phải phấn đấu tới, vừa biểu hiện sự lựa chọn những hình thức, bước đi, giải pháp thích hợp với trạng thái kinh tế xã hội hiện nay của đất nước. Trong bốn nguy cơ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nêu lên thì nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên cần thấy rằng cả bốn nguy cơ trong sự vận động thực tế của nó đều dẫn đến sự tụt hậu về kinh tế và dẫn đến sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế không chỉ có phát triển kinh tế nhiều thành phần và công nghiệp hoá, hiện đại hoá là giải pháp độc nhất khắc phục sự tụt hậu và chệch hướng, mà phải tiền hành đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp và triển khai rộng khắp các hoạt động kinh tế xã hội phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Sử dụng có hiệu quả sự điều chỉnh pháp luật khắc phục sự tụt hậu, bảo đảm cân đối giữa tăng trưởng và phát triển với tốc độ hợp lý, điều chỉnh cân đối giữa đầu tư vốn nước ngoài và huy động vốn trong nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao không ngừng đời sống nhân dân, không để phân hoá giàu nghèo quá mức và làm băng hoại về văn hoá đạo đức hoặc bị lệ thuộc vào các dân tộc khác.

Về mặt nguyên tắc, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mục tiêu cơ bản lâu dài cũng phải được ưu tiên. Không nên để cho những giải pháp cụ thể hoá

trước mắt mang tính đặc thù trở thành thông lệ, mà một khi chúng đã ăn sâu trong đời sống kinh tế – xã hội và đã trở thành thói quen thì rất khó khắc phục. Một cách cụ thể, bên cạnh việc tiếp tục cụ thể hoá chủ trương phát triển các thành phần kinh tế, sự điều chỉnh pháp luật cũng phải từng bước vươn tới những lĩnh vực, những nhóm quan hệ đã và đang phát sinh trong quá trình hình thành cơ chế quản lý mới. Thí dụ vấn đề xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của các chủ thể kinh doanh, quan hệ tín dụng phi ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác. Từ đó, đã hình thành những lĩnh vực pháp luật mới được coi là xa lạ đối với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung như luật phá sản, luật công ty, và tiến tới sẽ có luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, về kiểm toán, v.v....Đi liền với nó là sự xuất những thiết chế và định chế điều chỉnh pháp về tổ chức phi truyền thống như toà án kinh tế, trọng tài phi chính phủ, toà án lao động, tập đoàn kinh doanh, công ty kiểm toán, công ty thuê mua và các tổ chức khác.

3.1.3 Sự điều chỉnh của pháp luật đảm bảo kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội.

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta, theo cơ chế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa là một thể thông nhất và không đơn thuần là một quá trình kinh tế mà bao giờ cũng phải gắn liền với những thay đổi lớn, căn bản về mặt xã hội, thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Một mặt sự điều chỉnh pháp luật bảo đảm khuyến khích các bộ phận dân cư tự do tiến hành các hoạt động kinh doanh, mặt khác phải đảm bảo lợi ích xã hội, bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng làm kinh tế bằng bất kỳ giá nào.

Để bảo đảm công bằng xã hội thì pháp luật phải có khả năng điều chỉnh hết sức năng động và mềm dẻo, đồng thời có khả năng tự điều chỉnh lớn.

Ngày nay, các quan hệ xã hội càng trở nên đa dạng phức tạp đặc biệt trong nền kinh tế nhiều thành phần. Theo logic của sự vật, các quan hệ càng phức tạp bao nhiêu thì khả năng mâu thuẫn càng lớn bấy nhiêu. Vì thế phải hình thành những cơ chế phối hợp, điều hoà và bảo vệ cho nó. Chẳng hạn việc đấu tranh phòng và chống các hoạt động kinh doanh không lành mạnh như : làm hàng giả, phá giá, độc quyền sản xuất....là góp phần bảo đảm cho cơ chế thị trường vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Điều chỉnh pháp luật gắn với những vai trò mới của nhà nước, không tách rời chính trị. Một xã hội dân chủ, văn minh là xã hội luôn luôn giữ được sự cân bằng, hài hoà và ổn định trong sự phát triển. Điều đó có ý nghĩa là, giữa các yếu tố phát triển xã hội không thể nói đến việc phát triển xã hội không thể nói đến việc loại bỏ yếu tố nào, phải bảo đảm lợi ích của con người, vì con người mà phát triển kinh tế. Sự công bằng và dân chủ là mục tiêu là nội dung cơ bản của điều chỉnh pháp luật, là nền tảng của hoạt động nhà nước và sự điều chỉnh pháp luật. Với ý nghĩa đó sự điều chỉnh pháp luật phải phù hợp với truyền thống nhân nghĩa và văn hoá Việt Nam.

Chính vì vậy, sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội phải thể hiện được sự thống nhất hữu cơ giữa các tư cách của con người trong lao động sản xuất, đó là người lao động, là người công dân và là người chủ xã hội. Con người cần được bảo vệ bằng pháp luật, có nghĩa vụ tuân theo pháp luật, cũng như được tham gia và có điều kiện tham gia có hiệu quả vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội với tư cách là người chủ xã hội.

Sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế đang đứng trước tình hình thực tế của nước ta hiện nay là : “đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm...” [20, tr.12]. Tuy vậy, những mâu thuẫn kinh tế – xã hội không phải là ít, trong đó gay gắt nhất là ổn định là ổn định việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống cho nhân dân, chặn đứng bệnh tham nhũng, quan liêu và nhiều tệ nạn khác, phải vượt qua tình trạng đói nghèo và lạc hậu, lập lại trật tự kỷ cương và làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Xã hội nước ta đang vận động theo xu hướng đổi mới và hoà nhập với thế giới thông qua phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ phương diện xã hội của chiến lược phát triển, Đảng ta đã định rõ : chính sách phát triển kinh tế xã hội sự điều chỉnh pháp luật phải nhằm phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm bình đẳng, công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Trên thực tế không tế không có sự điều chỉnh pháp luật nào mục tiêu chỉ thuần túy mang tính chất kinh tế hoặc xã hội. Mỗi biến đổi kinh tế đều có thể đưa lại kết quả tích cực hoặc hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường vừa đem lại sự năng động sáng tạo trong sản xuất, lưu thông, vừa tạo ra sự đa dạng về nhu cầu, về lợi ích, phát triển năng lực lao động....nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực như vụ lợi, tâm lý thực dụng, nạn làm hàng giả, trốn thuế, buôn lậu lừa đảo...làm cho các gía trị văn hoá tinh thần, đạo đức truyền thống tốt đẹp có nguy cơ bị xem thường, xuống cấp. Vì vậy, sự điều chỉnh pháp luật phải bao quát nắm bắt, hạn chế và khắc phục những tiêu cực đó. Sự điều chỉnh pháp luật vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế vừa chăm lo đến đời sống tinh thần con người là một trong những vấn đề cốt lõi thể hiện tính định hướng xã hội

chủ nghĩa đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Vì thế Nhà nước phải sớm ban hành và hoàn chỉnh một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ nhằm giải quyết một cách hài hoà giữa kinh tế và xã hội. Cụ thể, trong những năm trước mắt sự điều chỉnh pháp luật nhằm giải quyết tốt một số vấn đè xã hội sau đây có liên quan trực tiếp tới sự vận động và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa:

- Tập trung sức tạo việc làm cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Thực hiện xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạt động nhân đạo từ thiện.

- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể chất của nhân dân. - Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình

- Đẩy lùi tệ nạn xã hội.

3.1.4.Sự điều chỉnh của pháp luật phải góp phần tích cực vào việc mở rộng quan hệ hợp tác và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Cộng đồng quốc tế là một thể thống nhất, mà mỗi quốc gia là một thành viên không thể tách rời. Vì thế, trong thời đại ngày nay một nước dù lớn mạnh đến đâu cũng không thể tách riêng ra khỏi cộng đồng quốc tế mà phát triển được. Từ tất yếu khách quan đó, Đảng ta chủ trương “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt nam là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển. Hợp tác

nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng” [ ,tr 120- 121]. Chủ trương quan trọng nêu trên vừa phản ánh nhu cầu, mục tiêu phát triển đất nước, vừa thể hiện những nguyên tắc cơ bản của sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Chính sách đối ngoại đúng đắn là chính sách cho phép khai thác được cả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp hai loại sức mạnh đó một cách tối ưu để tạo ra thế và lực mới cho việc , tạo điều kiện để các thành phần kinh tế mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế vì sự phát triển của đất nước.

Trong mấy năm qua, kinh tế đối ngoại nước ta có những bước phát triển quan trọng, được thể hiện ở nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng hàng hoá. Vấn đề đầu tư nước ngoài vào nước ta dưới các hình thức liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài...cũng được mở rộng và phát triển, thu hút nhiều vốn nước ngoài.

Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế trong nước cũng như kinh tế đối ngoại đều phải tuân theo quy luật thị trường. Điều đó không có nghĩa là mở cửa để hàng hoá tự do lưu thông từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại. Xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là tự do hoá xuất khẩu nhằm xúc tiến và phát triển xuất khẩu ở mức cao nhất, nhưng điều tiết nhập khẩu với mức

độ khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm của nền kinh tế cũng như chính sách kinh tế của mỗi nước. Hoà cùng xu thế chung đó, ở nước ta sự điều chỉnh pháp luật phải đảm bảo tăng nhanh xuất khẩu, đổi mới cơ cấu, chính sách xuất khẩu. Cần có một hành lang pháp lý thông thoáng, khuyến khích mọi tổ chức, mọi cá nhân đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Đối với nhập khẩu, bên cạnh việc định hướng cơ chế điều chỉnh pháp luật đúng đắn nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước cần có định hướng đúng cho việc nhập khẩu hàng hoá nhằm đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Pháp luật bảo hộ đốí với những mặt hàng đã sản xuất hay có triển vọng sản xuất ở trong nước có hiệu quả hơn nhập khẩu.

Từ mối quan hệ ràng buộc giữa các chủ thể kinh doanh trong nước và ngoài nước thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại để đảm bảo được tính bao quát của một chế định hay quy định, cần thiết phải xem xét các yếu tố quốc tế và khu vực trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hay đầu tư, liên doanh, liên kết. Mặt khác xây dựng các quy định để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên thực tế, cơ chế điều chỉnh đối với các quan hệ kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như phong tục, tập quán truyền thống... của mỗi nước. Tuy nhiên cơ chế điều chỉnh ấy đồng thời phải tôn trọng những nguyên tắc chung đã trở thành thông lệ quốc tế. Điều đó buộc các nhà quản lý phải quan tâm đến việc tuân thủ những thông lệ phổ biến, những tập quán và truyền thống pháp lý mà từ lâu đã mặc nhiên công nhận. Nếu chỉ quan tâm đến những đặc điểm đặc thù mà bỏ qua những thông lệ đó thì sự hoà

nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới sẽ bị chậm trễ và gặp nhiều khó khăn trở ngại.

3.2.Những giải pháp chủ yếu về sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu DieuchinhPLnenKT DuongThiHuong (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w