NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NHIỀU
3.2.5 Nâng cao trình độ hiểu biết về sự điều chỉnh pháp luật cho người lao động trong các cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.
người lao động trong các cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.
Điều kiện rất quan trọng bảo đảm sự điều chỉnh của pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chue nghĩa là đánh giá đầy đủ vai trò của giáo dục pháp luật, thấy nó như một động lực tư tưởng của con người, làm cơ sở cho con người lao động phát huy khả năng và sáng tạo với tư cách là chủ thể xây dựng xã hội mới.
Mục tiêu của giáo dục pháp luật là nâng cao trí thức pháp luật, biết giá trị của pháp luật, hiểu biết giá trị của Pháp luật, hình thành lòng tin vào Pháp luật. xây dựng một thói quen xử sự theo pháp luật.
Giáo dục pháp luật khó có thể đạt yêu cầu tới mức phổ biến từng điều khoản của Luật (điều này đối với người có chức quyền, người có trình độ hiểu biết coa về pháp lý cũng chưa chắc đã nắm hết) mà quan trọng là làm cho mọi người thấy rõ Pháp luật như một đại lượng rất cần thiết cho xử thế, một thước đo hành vi chung cho mọi người dù ở ở những hoàn cảnh khác nhau nhưng nhưng đều phải chấp nhận, từ đó họ tìm đến, nắm bắt những điều khoản cụ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định.
Người ta thường chia ra các bậc thang của việc giáo dục pháp luật: - Hình thành sự hiểu biết tối thiểu về giá trị của pháp luật.
- Hình thành lòng tin vào pháp luật.
- Hình thành thói quen xử sự theo pháp luật.
- Hình thành tâm lý, tình cảm, thái dộ không đồng tình lên án những hành vi vi phạm pháp luật.
Kết quả giáo dục đã đạt được một hiệu quả lớn lao trong việc hình thành ý thức pháp luật của con người trong xã hội. Trong cơ cấu ý thức của con người, một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là ý thức pháp luật. ý thức pháp luật bên cạnh các ý thức khác như đạo đức, ý thức chính trị, ý thức dân tộc.... có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thi hành pháp luật của Nhà nước.
Chúng ta thường coi nhẹ công tác giáo dục pháp luật vì không thấy được kết quả thể hiện ngay trước mắt như một thứ “mì ăn liền” nên ít quan tâm, chưa đầu tư thực sự vào công việc này. Một công việc rất cơ bản tạo điều kiện cho việc thực thi pháp luật, bảo đảm tính định hướng của pháp luật.
Trong hoạt động kinh doanh, giáo dục pháp luật lại càng cần thiết, vì những nhà nkinh doanh lớn, có tiếng tăm, giữu chữ “tín” lâu dài voí thương trường thực tế phải là người nghiêm chỉnh nhất trong việc giải quýet các mối quan hệ kinh doanh bằng pháp luật.
Tóm lại, những phương hướng và giải pháp đã phân tích và những đề xuất trên đây thể hiện vai trò tác động tích cực và động lực của pháp luật trong mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và kinh tế. Thực hiện tốt những phương hướng và giải pháp này trong thực tế sẽ bảo đảm phát huy có hiệu quả sự điều chỉnh của pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
KẾT LUẬN
1- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: “giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phấkinh tế thị trường triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ tiếp tục phákinh tế thị trường triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (20, tr.20).
Để khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng, giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện cơ bản và hữu hiệu hàng đầu.
2- Điều chỉnh pháp luật là quá trình nhà nước sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội theo các định hướng xác định. Điều chỉnh pháp luật là một bộ phận, một loại hình rất quan trọng và không thể tách rời trong hệ thống điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tính chất quan trọng của điều chỉnh pháp luật là ở chỗ nó không những làm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống mà còn góp phần nâng cao các giá trị đạo đức, phát triển các giá trị nhân văn trong đời sống cộng đồng. Thông qua sự điều chỉnh pháp luật mà vai trò và bản chất của nhà nước được thể hiện, lợi ích giai cấp và mục tiêu chính trị được thực hiện hoá. Chính vì vậy, VI.Lênin khẳng định pháp luật và điều chỉnh pháp luật “là biện pháp chính trị, là chính trị”(11, tr. 129).
Trong sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ xã hội thì điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế có ý nghĩa quan trọng bậc nhất.
3- Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra một số yêu cầu chủ yếu sau đây về việc nâng cao vai trò điều chỉnh của pháp luật.
Một là: hoàn thiẹn pháp luật thể hiện tính ổn định, nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, bảo đảm điều chỉnh pháp luật đối với mọi thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức tổ chức kinh doanh và sở hữu.
Hai là: sử dụng sự điều chỉnh pháp luật để đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, làm cho kinh tế nhà nước thực sự hoạt động có hiệu quả và phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Với vai trò điều chỉnh của pháp luật, tính chất xã hội chủ nghĩa của tài sản nhà nước trong các daonh nghiệp ngày càng tăng lên chứ không thể bị suy giảm hoặc mất đi.
Ba là: sự điều chỉnh pháp luật nâng cao năng lực quản lý kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoấ đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là: với sự điều chỉnh pháp luật kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không những tạo điều kiện cho kinh tế tiểu thủ tư nhân và kinh tế tư bản đầu tư phát triển vì những mục tiêu kinh tế, mà còn vì những mục tiêu xẫ hội, xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giầu hợp pháp, vì mục tiêu dân giầu trong một quốc gia mạnh, khắc phục tác
động tiêu cực phân hoá giầu nghèo và các khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
Năm là: sự điều chỉnh pháp luật bảo đảm công ăn việc làm và bảo vệ lợi ích của người lao động trở thành mục tiêu xã hội hàng đầu thể hiện rõ nét nhất tính định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế.
4- Trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, cơ chế điều chỉnh pháp luật, nước ta đã hình thành và bước đầu tạo hành lang pháp lý thuận lợi để giải phóng sức sản xuất xã hội, thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Tuy nhien do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, sự điều chỉnh pháp luật chưa đáp ứng kịp thời những tất yếu của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế còn thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Nhiều văn bản pháp luật còn biểu hiện sự mâu thuẫn, chồng chéo, tính khả thi thấp, thậm chí cản trở sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
5- Thông qua việc luận giải những phương hướng và giải pháp cơ bản về sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa luận án đã đề xuất một số vấn đề cụ thể sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu ban hành mới một số luận đồng thời bổ sung sửa đổi những luật hoặc bộ luật và pháp lệnh đã ban hành nhằm tạo hành lang an toàn cho các chủ thủ kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng và có hiệu quả. Phải gấp rút cho ra đời luật sở hữu, qua đó thừa nhận sự tồn tại của các hình thức sở hữu trong đó sở hữu nhà nước
đóng vai trò chủ đạo, mặt khác bảo đảm cho các hình thức ấy được vận hành phát triển độc lập, bình đẳng và hợp tác.
Thứ hai, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cần phải có một cơ chế pháp lý phù hợp qua đó một mặt khẳng định rõ về quyền sở hữu toàn dân thuộc về ai, bảo đảm kết quả hài hoà các lợi ích kinh tế , tạo động lực để phát huy năng lực sáng tạo tới mọi người lao động, các cơ sở kinh tế cũng như toàn xã hội.
Thứ ba, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nhiều thành phần, sự điều chỉnh pháp luật phải quan tâm kết hợp khuyến khích phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội, khắc phục những tiêu cực sinh ra trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
Thứ tư, nhằm nâng cao chất lượng đièu chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhièu thành phần, nội dung của pháp luật phải thể hiện những điều cấm kỵ và những điều cho phép, phải chú trọng cả hai bộ phận luật nội dung và luật hình thức cả phần “cứng” lẫn phần “mềm” của luật pháp đồng thời xây dựng các văn bản luật có tính ổn định, lâu dài và dễ hiểu, làm cho công dân nói chung và người lao dộng trong các đơn vị kinh tế, cơ sở nói riêng chấp hành pháp luật một cách tự giác.
Thứ năm, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao tính hiệu lực của sự điều chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần. Vì thế phải từng bước hình thành đồng bộ các loại thị trường tư liệu sản xuất, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động và thị truờng các sản phẩm trí tuệ, v.v..Mặt khác
hoàn thiện công cụ kế hoạch hoá, chính sách kinh tế và các công cụ khác để tăng cường sự quản lý vĩ mô của nhà nước với nền kinh tế nhiều thành phần.
Thực hiện có hiệu quả những giải pháp cơ bản nên trên cũng có nghĩa là sự điề chỉnh pháp luật đối với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đi vào cuộc sống, mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh chắc chắn sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực./.