NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NHIỀU
3.1.1. Sự điều chỉnh pháp luật bảo đảm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi đôi với tăng cường vai trò quản lý nhà nước định
nhiều thành phần đi đôi với tăng cường vai trò quản lý nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội Đảng lần thứ VII đã thông qua cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. Hiến pháp năm 1992 đã thể chế đường lối kinh tế của Đảng.
Đại hội VIII của Đảng cũng nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đi lên Xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của điều chỉnh Pháp luật là phải góp phần tích cực vào việc khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy tối đa mọi tiềm năng của mình để phát triển kinh tế, đặc biệt phải bao quát được tất cả các thành phần kinh tế.
Khi chuyển sang cơ chế mới, với sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế thì những khiếm khuyết của sự điều chỉnh pháp luật càng bộc lộ rõ. Sở dĩ có tình trạng “buông lỏng” quản lý, tự do vô kỷ luật, hoạt động kinh tế ngầm... là do pháp luật còn “khoảng trống” trong toàn bộ “ hàng lang” của mình. Chính vì thế, Nghị quyết hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã khẳng định “Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước phải bao quát toàn bộ nền kinh tế, chứ không riêng khu vực Doanh nghiệp Nhà nước” [16, tr 43]. Ở tầm vĩ mô, sự bao quát của pháp luật đối với các thành phần kinh tế là cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự điều chỉnh phát huy tính thống nhất trong quản lý điều hành nền kinh tế, cũng như duy trì trật tự kỷ cương cho xã hội. Ở tầm vi mô, sự bao quát đó cũng là tiền đề rất quan trọng đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trước pháp luật.
Ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới khác, sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước ngoài mục tiêu lợi nhuận còn vì mục tiêu xã hội. Vì thế, bên cạnh những doanh nghiệp nhà nước hoạt động hoàn toàn theo sự điều chỉnh của cơ chế thị trường và sự quản lý của Nhà nước, một bộ phận lớn doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên cơ sở lấy “lời về xã hội” làm mục tiêu chính. Trong trường hợp đó, không thể áp dụng như nhau đối với các
yều tố như : thuế khoá, lãi suất, tiền lương, phân phối trong tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Bình đẳng trước pháp luật là một khái niệm rộng, bao gồm cả tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, các quyền và nghĩa vụ trước pháp luật, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước các cơ quan tài phán v.v... Vì thế, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự bình đẳng của các thành phần kinh tế là điều kiện rất quan trọng để phát triển thành phần kinh tế ấy. Bên cạnh đó, vấn đề chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế để tạo ra cấu trúc mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nội dung hết sức quan trọng. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp nhà cần phải được cần được đa dạng hoá các hình thức sở hữu, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và do nhu cầu mới của nền kinh tế thị trường quy định. Kinh tế hợp tác cần phải được tổ chức laị trong tất cả các ngành, nhất là trong nông nghiệp, nhằm khai thác năng lực kinh doanh của lĩnh vực này. Kinh tế tư nhân cần được khuyến khích phát triển ở tất cả những ngành nghề và địa bàn, không hạn chế quy mô.
Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo theo nghĩa là công cụ vật chất để Nhà nước chi phối và điều tiết sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo chiến lược và những định hướng đã xác định. Điều đó cũng có nghĩa là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước gắn liền với vai trò quản lý của Nhà nước mà trước hết là bằng sự điều chỉnh pháp luật. Đương nhiên vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không đồng nhất với tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế vấn đề đặt ra là bản thân doanh nghiệp nhà nước phải được củng cố và phát triển ở những vị trí then chốt của nền kinh tế, góp phần ổn định và cân đối vĩ mô, đi đầu
trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao để có thể liên kết được các thành phần kinh tế khác trong sự phát triển.
Thực tế cho thấy rằng, việc duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thường có nguy cơ làm gia tăng sự bất bình đẳng trong các thành phần kinh tế, đặc biệt làm nảy sinh những yếu tố độc quyền từ phía các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, sự điều chỉnh pháp luật bảo đảm hài hoà giữa sự phát triển bình đẳng của các thành phần kinh tế, và duy trì vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước là một nhiệm vụ hết sức phức tạp, nhưng là một yêu cầu khách quan trong định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế.