Lời nói Van xin, nhúnnhường gọi ông, lạy… Hách dịch, quát nạtxưng hô mày tao, quát,câu lệnh… Bài tập 2: Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn
Trang 1VỢ NHẶT Kim Lân
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp
- Để quá trình nắm bắt thông tin hiệu quả GV cần yêu cầu HS làm việc tích cực: tự đọc ở nhà và tóm tắttrước nội dung bài học theo yêu cầu của hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong SGK
- Có thể tổ chức cho HS thảo luận trên lớp, trao đổi và thống nhất những nội dung cần nắm bắt của văn bản
2 Phương tiện dạy học:
SGK, GA, Phiếu học tập
C- NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàng (chủ biên) Ths Lê Minh Khuê- Ths Lê Đăng Lộ- Ths Nguyễn Hoài Nam
THIẾT KẾ BÀI SOẠN
NGỮ VĂN LỚP 12
TẬP II
Trang 2Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
GV yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn
(SGK) và nêu những nét chính về:
1) Nhà văn Kim Lân
2) Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt 3) Bối
cảnh xã hội của truyện
HS dựa vào phần Tiểu dẫn và những hiểu
biết của bản thân để trình bày
GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh
ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối
cảnh xã hội Việt Nam năm 1945
I Tìm hiểu chung
1 Kim Lân (1920- 2007)
Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài
Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh BắcNinh
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001
Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí
(1962)
Lim Lân là cây bút truyện ngắn Thế giới nghệ thuật của ôngthường là khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân Đặcbiệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thônquê Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với
"người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn
2 Xuất xứ truyện.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu
xí (1962)
3 Bối cảnh xã hội của truyện.
Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm
1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra Chỉ trong vòng vài tháng, từQuảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn
bản
1 HS đọc và tóm tắt tác phẩm
II ĐỌC- HIỂU
1 Đọc- tóm tắt.
+ Đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu
+ Tóm tắt diễn biến cốt truyện với những chi tiết chính
2 Dựa vào nội dung truyện, hãy giải
thích nhan đề Vợ nhặt.
GV gợi ý HS thảo luận và trình bày GV
nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản
2 Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt.
+ Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.
"Nhặt" đi với những thứ không ra gì Thân phận con người bị rẻ rúngnhư cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào Người
ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ Đó tực chất là sựkhốn cùng của hoàn cảnh
+ Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng Người vợ có vị trí trung tâmxây dựng tổ ấm Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợnhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ
ấm của mình
+ Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân
trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng,sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trongcảnh khốn cùng
3 GV nêu vấn đề: Nhà văn đã xây dựng
tình huống truyện như thế nào? Tình
huống đó có những ý nghĩa gì?
HS thảo luận và trình bày, bổ sung GV
gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ
bản
3 Tìm hiểu tình huống truyện.
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu Đã thế còn dở người.Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoạihình của anh ta Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại Nguy cơ "ế vợ"
đã rõ Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeobám Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ concủa anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ Trong hoàn cảnh đó, Tràng
"nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặtthêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết Vì vậy,việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ranước mắt
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùngnghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?",cùng nín lặng
+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn Bà lão chẳng hiểu
gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng
nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?"
Trang 3+ Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình:
"Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ".Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng
+ Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừahợp lí Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo
mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn Cái đói đã bópméo cả nhân cách con người
- Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khátvọng hướng tới sự sống và hạnh phúc
Điều mà Lim Lân muốn nói là: trong bối cảnh bi thảm, giá trịnhân bản không mất đi, con người vẫn cứ muốn được là con người,muốn được nên người và muốn cuộc đời thừa nhận họ như nhữngcon người Tràng lấy vợ là để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, đểhướng đến tương lai Người đàn bà đi theo Tràng cũng để chạy trốncái đói, cái chết để hướng đến sự sống Bà cụ Tứ, một bà lão nhưnglại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau, nhen
lên niềm hi vọng cho dâu con Đó chính là sức sống bất diệt của Vợ
nhặt.
Đặc biệt tình người, lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc củanhững con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết
- Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển
dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồngthời nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm
4 GV lần lượt nêu các vấn đề Sau mỗi
vấn đề, HS suy nghĩ và phát biểu tự do,
tranh luận GV định hướng, nhận xét và
nhấn mạnh những ý cơ bản
a) Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến
tâm trạng của nhân vật Tràng (lúc quyết
định để người đàn bà theo về, trên đường
về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ)
4 Tìm hiểu về diễn biến tâm trạng các nhân vật.
+ Tất cả biến đổi từ giây phút ấy Trên đường về xóm ngụ cư,Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ", "vênhvênh ra điều" Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, "chỉ còntình nghĩa với người đàn bà đi bên" và cảm giác êm dịu của một anhTràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới
+ Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn: "Hắn thấy bâygiờ hắn mới nên người" Tràng thấy trách nhiệm và biết gắn bó với
tổ ấm của mình
b) Cảm nhận của anh (chị) về người vợ
nhặt (tư thế, bước đi, tiếng nói, tâm trạng,
…)
b) Người vợ nhặt:
+ Thị theo Tràng trước hết là vì miếng ăn (chạy trốn cái đói).+ Nhưng trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất,chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính (đisau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mépgiường,…) Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về
"làm dâu ngà người"
Trang 4+ Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp Đó là hìnhảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình,hình ảnh của một người "vợ hiền dâu thảo".
Người phụ nữ xuất hiện không tên, không tuổi, không quê như
"rơi" vào giữa thiên truyện để Tràng "nhặt" làm vợ Từ chỗ nhâncách bị bóp méo vì cái đói, thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâuđược đánh thức khi người phụ nữ này quyết định gắn sinh mạngmình với Tràng Chính chị cũng đã làm cho niềm hi vọng của mọingười trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta điphá kho thóc Nhật
c) Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến
bà đầy xót thương" Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn
bà xa lạ làm con dâu mình: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải sốvới nhau, u cũng mừng lòng"
+ Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhennhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng: "tao tính khi nào có tiềnmua lấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem"
Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người Người mẹ ấy đãnhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ củacuộc đời bà Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã Bà mừng mộtnỗi mừng sâu xa Từ ngạc nhiên đến xót thương nhưng trên hết vẫn
là tình yêu thương Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất vềtương lai, một tương lai rất cụ thể thiết thực với những gà, lợn,ruộng, vườn,… một tương lai khiến các con tin tưởng bởi nó khôngquá xa vời Kim Lân đã khám phá ra một nét độc đáo khi để cho một
bà cụ cập kề miệng lỗ nói nhiều với đôi trẻ về ngày mai
5 GV nêu vấn đề: Nhận xét về nghệ thuật
viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện,
cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật
miêu tả tâm lí ngân vật, ngôn ngữ,…)
HS thảo luận và trả lời theo những gợi ý,
định hướng của GV
5 Tìm hiểu một số nét đặc sắc nghệ thuật.
+ Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn
+ Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữacơm ngày đói,…
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.+ Ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết III TỔNG KẾT
GV yêu cầu HS: Hãy khái quát lại bài học
và tổng kết trên hai mặt: nội dung và hình
thức
GV gợi ý HS suy nghĩ, xem lại toàn bài
và phát biểu tổng kết
+ Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể
chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.+ Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đóinăm 1945 Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệucủa con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sựsống và khát khao tổ ấm gia đình
- Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữcảnh nhất định
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Trang 5Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn làm bài tập thực hành.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Tiết 1
Hoạt động 1: Phân tích các ngữ liệu
1 GV gọi 1 HS đọc ngữ liệu 1 (SGK) và
nêu các yêu cầu sau (với HS cả lớp):
a) Hoạt động giao tiếp trên có những
nhân vật giao tiếp nào? Những nhân vật
đó có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi,
giới tính, tầng lớp xã hội?
b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai
người nói, vai người nghe và luân phiên
lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của "thị"
hướng tới ai?
c) Các nhân vật giao tiếp trên có bình
đẳng về vị thế xã hội không?
d) Các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ
xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao
tiếp?
e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan
hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề
nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân
- Về lứa tuổi : Họ đều là những người trẻ tuổi
- Về giới tính : Tràng là nam, còn lại là nữ
- Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghẹđói
b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai ngườinghe và luân phiên lượt lời như sau:
- Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe
- Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là ngườinghe
- Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu) và mấy cô gái
là người nghe
- Tiếp theo: Tràng là người nói, "thị" là người nghe
- Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe
Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới Tràng
c) Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều
là những người dân lao động cùng cảnh ngộ)
d) Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan
hệ hoàn toàn xa lạ
e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi,giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật khi giaotiếp Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò Dần dần, khi đãquen họ mạnh dạn hơn Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội,lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã
2 HS đọc đoạn trích và trả lời những câu
b) Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:
+ Với mấy bà vợ- Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".+ Với dân làng- Bá Kiến là "cụ lớn", thuộc tầng lớp trên, lời nói
có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thôichứ! Có gì mà xúm lại thế này?)
+ Với Chí Phèo- Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy ChíPhèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ" Bá Kiến vừa thăm
dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng
+ Với Lí Cường- Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chấtcũng là để xoa dịu Chí Phèo
c) Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giaotiếp:
+ Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo
+ Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí
Trang 6+ Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí.d) Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mụcđích và hiệu quả giao tiếp Những người nghe trong cuộc hội thoạivới Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến Đến như Chí Phèo,hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.
Hoạt động 2: Tổ chức rút ra nhận xét II NHẬN XÉT VỀ NHÂN VẬT GIAO TIẾP TRONG HOẠT
ĐỘNG GIAO TIẾP
- GV nêu câu hỏi và gợi ý: Từ việc tìm
hiểu các ngữ liệu trên, anh (chị) rút ra
những nhận xét gì về nhân vật giao tiếp
trong hoạt động giao tiếp?
- HS thảo luận và trả lời
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung
cơ bản
1 Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giaotiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe Dạng nói, cácnhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau Vaingười nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghekhông hồi đáp lời người nói
2 Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểmkhác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội,… )chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ)
3 Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựachọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả
Tiết 2
Bài tập 1: Phân tích sự chi phối của vị thế
xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của
họ trong đoạn trích (mục 1- SGK)
- HS đọc đoạn trích.
- GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.
- HS thảo luận, trình bày.
Lời nói Van xin, nhúnnhường (gọi ông,
lạy…)
Hách dịch, quát nạt(xưng hô mày tao, quát,câu lệnh…)
Bài tập 2: Phân tích mối quan hệ giữa đặc
điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới
tính, văn hóa,… của các nhân vật giao
tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng
người ở đoạn trích (mục 2- SGK)
- HS đọc đoạn trích.
- GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.
- HS thảo luận, trình bày.
- GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ
bản.
Bài tập 2:
Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:
- Viên đội sếp Tây
- Đám đông
- Quan Toàn quyền Pháp
Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giớitính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nóicủa từng người:
- Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh
- Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài),khen với vẻ thích thú
- Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói nhưmột dự đoán chắc chắn
- Bác cu li xe: chú ý đôi ủng
- Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng mộtcâu thành ngữ thâm nho
Trang 7Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu bộ, cách nói Điểm
chung là châm biếm, mỉa mai
Bài tập 3: Đọc ngữ liệu (mục 3- SGK),
phân tích theo những yêu cầu:
a) Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị
dậu Điều đó chi phối lời nói và cách nói
của 2 người ra sao?
b) Phân tích sự tương tác về hành động
nói giữa lượt lời của 2 nhân vật giao tiếp
c) Nhận xét về nét văn hóa đáng trân
trọng qua lời nói, cách nói của các nhân
vật
HS đọc đoạn trích GV gợi ý, hướng dẫn
phân tích HS thảo luận, trình bày GV
+ Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ,…
b) Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của 2 nhân vậtgiao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên nhau
c) Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhânvật: tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau
Hoạt động 2: Củng cố lí thuyết II CỦNG CỐ LÍ THUYẾT
Cần nắm vững những nội dung sau:
GV củng cố lí thuyết và giao việc cho
HS
1 Vai trò của nhân vật giao tiếp
2 Quan hệ xã hội và những đặc điểm của nhân vật giao tiếp chiphối lời nói
3 Chiến lược giao tiếp phù hợp
- Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt
- Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyếtphục
B- PHƯƠNG PHÁP Và PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Phương pháp dạy học:
Bài học tập trung vào nghị luận một vấn đề văn học => Lưu ý HS ôn lại những tri thức về nghị luận, về thaotác lập luận, để HS biết cách lập luận một cách chặt chẽ, nêu luận điểm rõ ràng, đưa dẫn chứng thuyết phục,hấpdẫn
2 Phương tiện dạy học:
3 Hướng dẫn HS xác định đề: Căn cứ vào SGK và SGV để hướng dẫn HS viết đúng hướng, đúng trọng tâm GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
Trang 8Đề 1: Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến sau của nhà thơ Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ
còn là thơ nữa"
Gợi ý:
Bài viết cần có những luận điểm sau:
+ Thơ là hiện thực
+ Thơ là cuộc đời
+ Mối quan hệ giữa thơ với hiện thực, cuộc đời
+ Thơ còn là thơ nữa Tức là thơ còn có những đặc trưng riêng: cảm xúc, hình tượng, ngôn ngữ, nhạc điệu,
…
Đề 2: Bình luận ý kiến của Nam Cao:
"Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loàingười Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương,tình bác ái, sự công bình Nó làm cho con người ngày càng người hơn"
(Nam Cao- Đời thừa)
Gợi ý:
Bài viết cần có những luận điểm sau:
+ "Một tác phẩm thật sự có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cảloài người" Đó là sức sống của tác phẩm văn học Tác phẩm văn học vượt lên giới hạn không gian, thời gian.+ "Một tác phẩm thật có giá trị phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấnkhởi" Đây chính là giá trị nội dung và tác động tinh thần, tác dụng giáo dục của tác phẩm văn học
- Phải đặt được những vấn đề lớn lao chính là nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm và tình cảm củanhà văn trước hiện thực ấy
- "Mạnh mẽ, đau đớn, phấn khởi" là sức mạnh lay động tâm hồn con người của tác phẩm văn chương.+ Đặc biệt một tác phẩm có giá trị phải "ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho conngười gần người hơn" Đây là giá trị nhân đạo và chức năng nhân đạo hóa con người của tác phẩm văn học Đó làđiều cốt lõi, là hạt nhân cơ bản của một tác phẩm có giá trị
+ Bình luận nâng cao vấn đề:
- Ý kiến của Nam Cao hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ Tác phẩm văn học thật sự có giá trị còn phải manggiá trị nhân đạo tích cực, nghĩa là phải tham gia đấu tranh cải tạo xã hội, phải là một thứ vũ khí chống bất công,tiêu diệt cái ác Có như vậy mới "ca tụng lòng thườn, tình bác ái" một cách tích cực
- Văn học còn phải chắp cánh, mở đường cho con người, tìm đường đi cho mỗi số phận, mỗi con người Cónhư vậy tác phẩm văn học mới đạt giá trị nhân đạo tích cực
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng, Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê, Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
(Việt Bắc, NXB Văn học, Hà Nội 1962)
- Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ kì vĩ, phi thường: Ánh sao đầu súng, Dân công đỏ đuốc, Bước chân nát
đá, muôn tàn lửa bay, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên,…
Trang 9- Nghệ thuật liệt kê địa danh gắn với những chiến công: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An
Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Hồng, diễn tả cái náo nức và những chiến thắng dồn dập, chiến công nối tiếp chiến
công, niềm vui nối tiếp niềm vui
+ Tổng hợp khái quát giá trị của đoạn thơ
- Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trongdiễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tínhngười Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
1 HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những
hiểu biết của bản thân để trình bày những
nét cơ bản về:
- Cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong
cách sáng tác của Tô Hoài
- Xuất xứ truyện Vợ chồng A Phủ của Tô
Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội)
Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng
thoại Dế mèn phiêu lưu kí Tô Hoài là một nhà văn lớn sáng tác
nhiều thể loại Số lượng tác phẩm của Tô Hoài đạt kỉ lục trong nềnvăn học Việt Nam hiện đại
Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ ChíMinh về văn học nghệ thuật
Lối trần thuật của Tô Hoài rất hóm hỉnh, sinh động Ông rất có sởtrường về loại truyện phong tục và hồi kí Một số tác phẩm tiêu biểu
của Tô Hoài như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà
nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967),…
2 Xuất xứ tác phẩm
Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954) Tập truyện
được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955
Hoạt động 2: Đọc và tóm tắt văn bản
tác phẩm
1 GV đọc mẫu 1 đoạn HS có giọng đọc
tốt đọc nối tiếp một số đoạn
Trang 10+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng ự do, hạnh phúc
bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra
+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùilũi như con rùa nuôi trong xó cửa"
+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử(chồng Mị) trói đứng vào cột nhà
+ A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bịphạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí
+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứngvào cọc đến gần chết
+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.+ Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích
Hoạt động 3: Tổ chức đọc- hiểu văn
1 Tìm hiểu nhân vật Mị
1 HS đọc đoạn đầu văn bản, nhận xét
cách giới thiệu nhân vật Mị, cảnh ngộ của
Mị, những đày đọa tủi cực khi Mị bị bắt
làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá
+ Mị không nói, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".Người đàn bà ấy bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, nơi lui vào lui
ra chỉ là "một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗvuông bằng bàn tay" Đã bao năm rồi, người đàn bà ấy chẳng biết đếnmùa xuân, chẳng đi chơi tết…
+ "Sống lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen rồi", "Mị tưởng mìnhcũng là con trâu, mình cũng là con ngựa", Mị chỉ "cúi mặt, khôngnghĩ ngợi", chỉ "nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau" Mị khôngcòn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống Mị sống nhưmột cỗ máy, một thói quen vô thức Mị vô cảm, không tình yêu,không khát vọng, thậm chí không còn biết đến khổ đau Điều đó cósức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người những xót thương
2 GV tổ chức cho HS tìm những chi tiết
cho thấy sức sống tiềm ẩn trong Mị và
+ Nhưng đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì
cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm ẩn một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻđẹp như đóa hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung giàuđức hiếu thảo Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị gửi vào tiếng sáo
"Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo"
+ Ở Mị, khát vọng tình yêu tự do luôn luôn mãnh liệt Nếu không
bị bắt làm con dâu gạt nợ, khát vọng của Mị sẽ thành hiện thực bởi
"trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị" Mị đã từng hồihộp khi nghe tiếng gõ cửa của người yêu Mị đã bước theo khát vọngcủa tình yêu nhưng không ngờ sớm rơi vào cạm bẫy
+ Bị bắt về nhà Thống lí, Mị định tự tử Mị tìm đến cái chết chính
là cách phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềmtàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy "Mấy tháng ròngđêm nào Mị cũng khóc", Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón.Chính khát vọng được sống một cuộc sống đúng nghĩa của nó khiến
Mị không muốn chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, cuộc sống lầmthan, tủi cực, bị đối xử bất công như một con vật
+ Tất cả những phẩm chất trên đây sẽ là tiền đề, là cơ sở cho sựtrỗi dậy của Mị sau này Nhà văn miêu tả những tố chất này ở Mịkhiến cho câu chuyện phát triển theo một lô gíc tự nhiên, hợp lí Chế
độ phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởng thần quyền có thể giết
Trang 11chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc conngười nhưng từ trong sâu thẳm, cái bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn
và chắc chắn nếu có cơ hội sẽ thức dậy, bùng lên
3 GV tổ chức cho HS phát biểu cảm
nhận về nghệ thuật miêu tả những yếu tố
tác động đến sự hồi sinh của Mị, đặc biệt
là tiếng sáo và diễn biến tâm trạng Mị
trong đêm tình mùa xuân
- HS thảo luận và phát biểu tự do
- GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh
những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý
kiến chưa chính xác
c) Mị- sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc
+ Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị:
- "Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như conbướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏthậm rồi sang màu tím man mác"
- "Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà"cũng có những tác động nhất định đến tâm lí của Mị
- Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của
Mị trỗi dậy "Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một" Mị vừanhư uống cho hả giận vừa như uống hận, nuốt hận Hơi men đã dìutâm hồn Mị theo tiếng sáo
+ Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có mộtvai trò đặc biệt quan trọng
- "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi Mị ngồi nhẩmthầm bài hát của người đang thổi" "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi…
Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo Có biết baonhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sangnúi khác"
- "Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi", "ngoài đầu núi lấp ló
đã có tiếng ai thổi sáo", "tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng",
"mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường", "Mị vẫnnghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi",
"trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo",…
- Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để laytỉnh tâm hồn Mị Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự
do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đốnlửa tưởng đã nguội tắt Thoạt tiên, tiếng sáo còn "lấp ló", "lửng lơ"đầu núi, ngoài đường Sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập vào thế giớinội tâm của Mị và cuối cùng tiếng sáo trở thành lời mời gọi tha thiết
để rồi tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo
+ Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ,nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình vàniềm ham sống trở lại "Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vuisướng như những đêm tết ngày trước" "Mị còn trẻ lắm Mị vẫn còntrẻ lắm Mị muốn đi chơi"
- Phản ứng đầu tiên của Mị là: "nếu có nắm lá ngón rong tay Mị
sẽ ăn cho chết" Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình.Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăndài
- Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống
mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu" Mị muốn thắp lên ánh sángcho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối Mị muốn thắp lên ánh sángcho cuộc đời tăm tối của mình
- Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với taylấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách"
- Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói,tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đámchơi"
- Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khátvọng mãnh liệt- hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càngthêm phần dữ dội Qua đây, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng:
Trang 12sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp bị trói chặt vẫn khôngthể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên.
4 GV tổ chức cho HS phân tích diễn biến
tâm trạng Mị trước cảnh A Phủ bị trói
- GV gợi ý: lúc đầu? Khi nhìn thấy dòng
nước mắt của A Phủ? Hành động cắt dây
+ Thế rồi, "Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh
bò xuống hai hỏm má đã xám đen lại của A Phủ" Giọt nước mắttuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xacho mình Thương người và thương mình đồng thời nhận ra tất cả sựtàn ác của nhà Thống lí, tất cả đã khiến cho hành động của Mị mangtính tất yếu
+ Tất nhiên, Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ Mị sợ mình bị tróithay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy" Khi đã chạy theo APhủ, cái ý nghĩ ấy vẫn còn đuổi theo Mị: "ở đây thì chết mất" Nỗi lolắng của Mị cũng là một khía cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếpthêm cho Mị sức mạnh vùng thoát khỏi số phận mình
5 Qua tất cả những điều đã tìm hiểu, HS
Nhà văn đã dụng công miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị Qua
đó để thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lớn lao
6 GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nhân
vật A Phủ (sự xuất hiện, thân phận, tính
a) Sự xuất hiện của A Phủ
A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử: "Một người to lớnchạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử Con quay gỗngát lăng vào giữa mặt Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tớinắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp".Hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dồn dập thểhiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc
lộ quyết liệt
b) Thân phận của A Phủ
+ Cha mẹ chết cả trong trận dịch đậu mùa
+ A Phủ là một thanh niên nghèo
+ Cuộc sống khổ cực đã hun đúc ở A Phủ tính cách ham chuộng
tự do, một sức sống mạnh mẽ, một tài năng lao động đáng quý: "biếtđúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo"
+ A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác
+ Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các
lỗ cửa sổ như khói bếp "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể,chửi bới Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút Cứ thế từ trưa đếnhết đêm" Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.+ Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủtrở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà Thống lí Pá Tra.Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa
tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổcủa người dân
8 GV tổ chức cho HS rút ra những giá trị
nội dung tư tưởng của tác phẩm
- HS thảo luận và phát biểu tự do
Trang 13những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý
kiến chưa chính xác những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian.- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp
- Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dânmiền núi
b) Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân
- Phê phán gay gắt bọn thống trị
- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người
- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người
- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối
và số phận thê thảm
9 GV tổ chức cho HS nhận xét về:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả
tâm lí
+ Nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả
nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của
người dân miền núi
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
- GV chia nhóm và giao việc: mỗi nhóm
thảo luận về một khía cạnh
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung
GV định hướng và nhẫn mạnh những ý cơ
bản
4 Tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
a) Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí: nhân vật sinhđộng, có cá tính đậm nét (với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùngthủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâuđậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềmthức chập chờn,… với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc họa qua hànhđộng, công việc, những đối thoại giản đơn)
b) Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắcvới những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân,những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề,…c) Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết,hình ảnh thấm đượm chất thơ
d) Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn
e) Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi
giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo lớn lao, tiến bộ của Vợ
chồng A Phủ Những giá trị này đã giúp cho tác phẩm của Tô Hoài
đứng vững trước thử thách của thời gian và được nhiều thế hệ bạnđọc yêu thích
LÀM VĂN:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích , bình luận, chứng minh, so sánh để làm văn nghị luận văn học
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm một trích đoạn văn xuôi
B PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
Trang 14Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết bài
văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn
trích văn xuôi
1 HS đọc đề 1 GV tổ chức cho HS thực
hiện các yêu cầu (SGK)
Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần
thể dục của Nguyễn Công Hoan.
- GV nêu yêu cầu và gợi ý, hướng dẫn
- HS thảo luận về nội dung vấn đề nghị
luận, nêu được dàn ý đại cương
I CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM,ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
1 Gợi ý các bước làm đề 1
a) Tìm hiểu đề, định hướng bài viết:
+ Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công
Hoan tức là phân tích nghệ thuật đặc sắc làm nổi bật nội dung củatruyện
+ Cách dựng truyện đặc biệt: sau tờ trát của quan trên là các cảnhbắt bớ
+ Đặc sắc kết cấu của truyện là sự giống nhau và khác nhau củacác sự việc trong truyện
+ Mâu thuẫn trào phúng cơ bản: tinh thần thể dục và cuộc sốngkhốn khổ, đói rách của nhân dân
2 Qua việc nhận thức đề và lập ý cho đề
trên, GV yêu cầu HS rút ra kết lận về
cách làm nghị luận một tác phẩm văn học
- HS thảo luận và phát biểu
b) Cách làm nghị luận một tác phẩm văn học+ Đọc, tìm hiểu, khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.+ Đánh giá được giá trị của tác phẩm
3 GV tổ chức cho HS nhận xét về nghệ
thuật sử dụng ngôn từ trong Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân (có so sánh với
chương Hạnh phúc một tang gia- Trích
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
- GV nêu yêu cầu và gợi ý
- HS thảo luận và trình bày
2 Gợi ý các bước làm đề 2
Tìm hiểu đề, định hướng bài viết:
+ Đề yêu cầu nghị luận về một kía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật
sử dụng ngôn từ
+ Các ý cần có:
- Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù, nội dung và đặc sắc
nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của truyện
- Tài năng nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ để dựng lạimột vẻ đẹp xưa- một con người tài hoa, khí phách, thiên lương nênngôn ngữ trang trọng (dẫn chứng ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi khắchọa hình tượng Huấn Cao, đoạn ông Huấn Cao khuyên quản ngục)
- So sánh với ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong
Hạnh phúc của một tang gia để làm nổi bật ngôn ngữ Nguyễn Tuân.
4 Qua việc nhận thức đề và lập ý cho đề
trên, GV yêu cầu HS rút ra kết lận về
cách làm nghị luận một tác phẩm văn học
- HS thảo luận và phát biểu
b) Cách làm nghị luận một khía cạnh của tác phẩm văn học+ Cần đọc kĩ và nhận thức được kía cạnh mà đề yêu cầu
+ Tìm và phân tích những chi tiết phù hợp với khía cạnh mà đềyâu cầu
5 Từ hai bài tập trên, GV tổ chức cho HS
rút ra cách làm bài văn nghị luận về một
tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
1 Đề: Đòn châm biếm, đả kích trong
truyện ngắn Vi hành của Nguyễn ái Quốc.
- GV gợi ý, hướng dẫn
- HS tham khảo các bài tập trong phần
trên và tiến hàng tuần tự theo các bước
1 Nhận thức đề
Yêu cầu nghị luận một khía cạnh của tác phẩm: đòn châm biếm,
đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn ái Quốc.
2 Các ý cần có:
+ Sáng tạo tình huống: nhầm lẫn
+ Tác dụng của tình huống: miêu tả chân dung Khải Định khôngcần y xuất hiện, từ đó mà làm rõ thực chất những ngày trên đất Phápcủa vị vua An Nam này đồng thời tố cáo cái gọi là "văn minh", "khaihóa" của thực dân Pháp
ĐỌC VĂN:
Trang 15RỪNG XÀ NU Nguyễn Trung Thành
- Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự
B PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tài liệu tham khảo
- Thiết kế bài học
C PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Giáo viên tổ chức giờ học theo cách phối hợp đọc diễn cảm , đọc hiểu , nêu vấn đề , trao đổi, thảo luận
D TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1 Kiểm tra bài cũ
Tóm tắt truyện ngắn ’’Vợ chồng A Phủ ” của Tô Hoài Trình bày chủ đề tư tưởng của tác phẩm ?
2 Tổ chức bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung I TÌM HIỂU CHUNG
1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) kết hợp
với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu
về nhà văn Nguyễn Trung Thành (cuộc
đời, sự nghiệp, đặc điểm sáng tác,…) và
cho biết xuất xứ của truyện ngắn Rừng xà
nu.
1 Tác giả
+ Tên khai sinh của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) làNguyễn Ngọc Báu Ông sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, QuảngNam
+ Nguyễn Trung Thành là bút danh được nhà văn Nguyên Ngọcdùng trong thời gian hoạt động ở chiến trường miền Nam thời chốngMĩ
+ Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân độinhân dân liên khu V Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trườngmiền Nam
+ Tác phẩm: Đất nước đứng lên- giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955; Trên quê hương những anh hùng
Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971- 1974);…
+ Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn họcnghệ thuật
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ
quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in
trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
2 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
2 HS bằng việc tham khảo tài liệu và
hiểu biết lịch sử, cho biết hoàn cảnh ra
đời của truyện ngắn Rừng xà nu.
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kíkết, đất nước chia làm hai miền Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng
bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam Cách mạng rơi vàothời kì đen tối
Trang 16GV điều chỉnh, nhận xét và cho những
HS khác phát biểu bổ sung đánh phá ác liệt ra miền Bắc Nguyễn Trung Thành và các nhà văn+ Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành
miền Nam lúc đó muốn viết "hịch thời đánh Mĩ" Rừng xà nu đượcviết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh
Mĩ Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miềnTrung Trung bộ
+ Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng TâyNguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960 nhưng chủ đề tư tưởngcủa tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộckháng chiến lúc tác phẩm ra đời
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn
+ Tóm tắt tác phẩm cần đảm bảo những chi tiết chính:
- Rừng xà nu- hình tượng mở đầu và kết thúc
- Tnú nghỉ phép về thăm làng
- Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và lịch sử làng
Xô Man từ những năm đau thương đến đồng khởi nổi dậy
2 Qua việc đọc và chuẩn bị ở nhà, HS
nhận xét về cốt truyện và cách tổ chức bố
cục tác phẩm (HS thảo luận và phát biểu
tự do) GV định hướng, nhận xét và điều
chỉnh, nhấn mạnh những ý cơ bản
2 Cốt truyện và cách tổ chức bố cục tác phẩm
+ Rừng xà nu được kể theo một lần về thăm làng của Tnú sau 3
năm đi bộ đội Đêm ấy, dân làng quây quần bên bếp lửa nhà rôngnghe cụ Mết kể lại câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và cuộc đờilàng Xô Man
+ Rừng xà nu là sự lồng quyện hai cuộc đời: cuộc đời Tnú và
cuộc đời làng Xô Man Hai cuộc đời ấy đều đi từ bóng tối đauthương ra ánh sáng của chiến đấu và chiến thắng, đi từ hai bàn taykhông đến hai bàn tay cầm vũ khí đứng lên dùng bạo lực cách mạngchống lại bạo lực phản cách mạng
+ Cốt truyện Rừng xà nu căng ra trong xung đột quyết liệt một
mất một còn giữa một bên là nhân dân, một bên là kẻ thù Mĩ- Diệm.Xung đột ấy đi theo tình thế đảo ngược mà thời điểm đánh dấu là lúcngọn lửa của lòng căm thù ngùn ngụt cháy trên 10 đầu ngón tay Tnú
+ Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng
được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm
+ Hơn nữa, Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất
rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sốngbất diệt của cây và tinh thần bất khuất của người
+ Bởi vậy, Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý
nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng Hai lớp ý nghĩa này xuyênthấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lạikhông khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm
- Tìm các chi tiết miêu tả cánh rừng xà nu
đau thương và phát biểu cảm nhận về các
chi tiết ấy
- Sức sống man dại, mãnh liệt của rừng xà
4 Hình tượng rừng xà nu
+ Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu về rừng xà nu,một rừng xà nu cụ thể được xác định rõ: "nằm trong tầm đại bác củađồn giặc", nằm trong sự hủy diệt bạo tàn: "Hầu hết đạn đại bác đềurơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn"
Truyện mở ra một cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng XôMan với bọn Mĩ- Diệm Rừng xà nu cũng nằm trong cuộc đụng độ
ấy Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên hình ảnh xà nu đã trở thành một biểutượng Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái
Trang 17nu mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
- Hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm
mắt chạy tít đến tận chân trời xuất hiện ở
đầu và cuối tác phẩm gợi cho anh (chị) ấn
tượng gì?
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện
trình bày và tranh luận với các nhóm
Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thươngkhông lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết"
Các từ ngữ: vết thương, cục máu lớn, loét mãi ra, chết,… là những
từ ngữ diễn tả nỗi đau của con người Nhà văn đã mang nỗi đau củacon người để biểu đạt cho nỗi đau của cây Do vậy, nỗi đau của câytác động đến da thịt con người gợi lên cảm giác đau đớn
+ Nhưng tác giả đã phát hiện được sức sống mãnh liệt của cây xànu: "trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy" Đây làyếu tố cơ bản để xà nu vượt qua giới hạn của sự sống và cái chết Sựsống tồn tại ngay trong sự hủy diệt: "Cạnh một cây xà nu mới ngãgục đã có bốn năm cây con mọc lên" Tác giả sử dụng cách nói đối
lập (ngã gục- mọc lên; một- bốn năm) để khẳng định một khát vọng
thật của sự sống Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệtcủa mình: "…cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầutrời" Xà nu đẹp một vẻ đẹp hùng tráng, man dại đẫm tố chất núirừng
Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống,bảo vệ làng Xô Man: "Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấmngực lớn ra che chở cho làng" Hình tượng xà nu chứa đựng tinhthần quả cảm, một sự kiêu hãnh của vị trí đứng đầu trong bão tápchiến tranh
+ Trong quá trình miêu tả rừng xà nu, cây xà nu, nhà văn đã sửdụng nhân hóa như một phép tu từ chủ đạo Ông luôn lấy nỗi đau và
vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để nói về xà nu khiến xà nu trởthành một ẩn dụ cho con người, một biểu tượng của Tây Nguyên bấtkhuất, kiên cường
Các thế hệ con người làng Xô Man cũng tương ứng với các thế hệcây xà nu Cụ Mết có bộ ngực "căng như một cây xà nu lớn", tay
"sần sùi như vỏ cây xà nu" Cụ Mết chính là cây xà nu cổ thụ hội tụtất cả sức mạnh của rừng xà nu Tnú cường tráng như một cây xà nuđược tôi luyện trong đau thương đã trưởng thành mà không đại bácnào giết nổi Dít trưởng thành trong thử thách với bản lĩnh và nghịlực phi thường cũng giống như xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấyánh mặt trời Cậu bé Heng là mầm xà nu đang được các thế hệ xà nutrao cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng thay thế trong cuộcchiến cam go còn có thể phải kéo dài "năm năm, mười năm hoặc lâuhơn nữa"
+ Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm (đứng trên đồi xà
nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời) gợi ra cảnh rừng xà nu hùng
tráng, kiêu dũng và bất diệt, gợi ra sự bất diệt, kiêu dũng và hùngtráng của con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Namnói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại Ấntượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãi chính là cái bát ngátcủa cánh rừng xà nu kiêu dũng đó
5 GV tổ chức cho HS tìm hiểu về cuộc
đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô
Man theo các nội dung sau:
5 Cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man
Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man Âm hưởng sửthi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này Tnú có cuộc đời
Trang 18- Phẩm chất của người anh hùng Tnú.
- Vì sao trong câu chuyện bi tráng về
cuộc đời Tnú, cụ Mết 4 lần nhắc tới ý:
"Tnú không cứu được vợ con" để rồi ghi
tạc vào tâm trí người nghe câu nói:
"Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo"
- Cảm nhận về cuộc đời Tnú và cuộc nổi
dậy của dân làng Xô Man
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện
trình bày và tranh luận với các nhóm
khác
- GV định hướng, nhận xét và điều chỉnh,
nhấn mạnh ý cơ bản
tư nhưng không được quan sát từ cái nhìn đời tư Tác giả xuất phát
từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú
+ Phẩm chất, tính cách của người anh hùng:
- Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Maivào rừng tiếp tế cho anh Quyết)
- Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bịgiặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưnganh vẫn gan góc, trung thành)
- Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bịtra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay)
- Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn
+ "Tnú không cứu được vợ con"- cụ Mết nhắc tới 4 lần để nhấnmạnh: khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cảnhững người thương yêu nhất Tnú cũng không cứu được Câu nói đócủa cụ Mết đã khắc sâu một chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới
là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu,thiêng liêng nhất Chân lí cách mạng đi ra từ chính thực tế máuxương, tính mạng của dân tộc, của những người thương yêu nênchân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tâm khảm và truyền lại chocác thế hệ tiếp nối
+ Số phận của người anh hùng gắn liền với số phận cộng đồng.Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí thì cuộc đời của làng
Xô Man cũng vậy
- Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thương: Bọngiặc đi lùng như hùm beo, tiếng cười "sằng sặc" của những thằng ác
ôn, tiếng gậy sắt nện "hù hự" xuống thân người Anh Xút bị treo cổ
Bà Nhan bị chặt đầu Mẹ con Mai bị chết rất thảm Tnú bị đốt 10 đầungón tay
- Cuộc sống ngột ngạt dòn nén đau thương, căm thù Đên Tnú bịđốt 10 đầu ngón tay, làng Xô Man đã nổi dậy "ào ào rung động",
"xác mười tên giặc ngổn ngang", tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiếnđấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!"
Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng Câuchuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời,một nước Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩacuộc đời một dân tộc Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thànhgánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn
6 HS nhận xét về các nhân vật: cụ Mết,
Mai, Dít, Heng (GV gợi ý: Các nhân vật
này có đóng góp gì cho việc khắc họa
nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ
bản của tác phẩm?)
6 Vai trò của các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, Heng.
+ Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bậttinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nóichung
+ Cụ Mết "quắc thước như một cây xà nu lớn" là hiện thân chotruyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổidậy đồng khởi
+ Mai, Dít là thế hệ hiện tại Trong Dít có Mai của thời trước và
có Dít của hôm nay Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vữngvàng trong bão táp chiến tranh
+ Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tớithắng lợi cuối cùng
Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mỗi người Việt Namphải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vương
7 Qua những phân tích trên, HS phát
biểu chủ đề của truyện
GV điều chỉnh và nhấn mạnh
7 Chủ đề tác phẩm
Chủ đề tác phẩm được phát biểu trực tiếp qua lời cụ Mết:Chúng
nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!", tức là phải dùng bạo lực cáchmạng chống lại bạo lực phản cách mạng Đó là con đường giải
Trang 19phóng dân tộc của thời đại cách mạng.
8 GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu vẻ đẹp
nghệ thuật của tác phẩm 8 Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm+ Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương
diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu,…+ Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết(già làng), kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể " khan" sử thi của các dântộc Tây Nguyên, những bài "khan" được kể như những bài hát dàihát suốt đêm
+ Cảm hứng lãng mạn: tính lãng mạn thể hiện ở cảm xúc của tácgiả bộc lộ trong lời trần thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp của thiênnhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
Qua truyện ngắn Rừng xà nu, HS nhận
xét về phong cách Nguyễn Trung Thành
IV TỔNG KẾT
+ Qua truyện gắn Rừng xà nu, ta nhận thấy đặc điểm phong cách
sử thi Nguyễn Trung Thành: hướng vào những vấn đề trọng đại củađời sống dân tộc với cái nhìn lịch sử và quan điểm cộng động
+ Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới Tác phẩm đã đặt ra
vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khíđứng lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống của đất nước,nhân dân
- Cảm nhận những nét riêng của thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ
- Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên
- Chú ý những đặc điểm kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ của Sơn Nam
II- CHUẨN BỊ
- HS đọc và tóm tắt truyện, trả lời những câu hỏi phần Hướng dẫn học bài (ở nhà)
- HS tìm hiểu thêm về nhà văn Sơn Nam và Hương rừng Cà Mau
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
- Kiểm tra bài cũ:
- Bài mới:
Hướng dẫn cho HS đọc hiểu những nội dung sau :
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung I TÌM HIỂU CHUNG
HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK, nêu
những nét chính về nhà văn Sơn Nam và
tập truyện Hương rừng Cà Mau
GV nhận xét, lướt qua những nét chính.
1 Nhà văn Sơn Nam
- Tên bút danh, năm sinh, quê quán
- Quá trình sáng tác
- Các tác phẩm tiêu biểu
- Đặc điểm sáng tác
2 Tập truyện Hương rừng Cà Mau.
- Nội dung: viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minhvới những người lao động có sức sống mãnh liệt, sâu đậm ân nghĩa
và tài ba can trường
- Nghệ thuật: Dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngônngữ đậm màu sắc Nam Bộ
Hoạt động 2: Tổ chức hướng dẫn đọc- II HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU
Trang 20hiểu văn bản đoạn trích
1 GV nêu vấn đề: Qua đoạn trích, anh
(chị) nhận thấy thiên nhiên và con người
vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi
bật nào?
- HS đọc đoạn trích, chú ý những chi tiết
về thiên nhiên, con người, từ đó đưa ra
những nhận xét
- GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu, thảo luận
1 Thiên nhiên và con người U Minh Hạ
a) Thiên nhiên
Thiên nhiên vùng U Minh Hạ là một thế giới bao la, lì thú:+ "U Minh đỏ ngòm
Rừng tràm xanh biếc"
+ "Sấu lội từng đàn", "những ao sấu", "Miền Rạch Giá, Cà Mau
có những con lạch ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu"
Đó là những nơi ghê gớm
b) Con người
+ Con người vùng U Minh Hạ là những người lao động có sứcsống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba trí dũng, gangóc can trường
+ Tất cả những điều đó tập trung ở hình ảnh ông Năm Hên, mộtcon người sống phóng khoáng giữa thiên nhiên bao la kì thú Tàinăng đặc biệt của ông là bắt sấu Sự xuất hiện của ông Năm cùngmột con xuồng, lọn nhang trần và một hũ rượu, vừa bơi xuồng màhát: "Hồn ở đâu đây Hồn ơi! Hồn hỡi!" vừa huyền bí vừa mang đậmdấu ấn con người đất rừng phương Nam
2 GV tổ chức cho HS phân tích tính
cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm
Hên (Gợi ý: ông là người thế nào? điều
đó được biểu hiện qua những chi tiết nào?
Bài hát của ông Năm gợi cho anh (chị)
cảm nghĩ gì?,…)
2 Nhân vật ông Năm Hên
Tính cách, tài nghệ của ông Năm Hên tiêu biểu cho tính cách conngười vùng U Minh Hạ:
+ Một con người tài ba, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn
+ Ông là thợ bắt sấu, "bắt sấu bằng hai tay không"
+ Ông có tài nghệ phi phàm, mưu kế kì diệu, bắt sống 45 con sấu,
"con này buộc nối đuôi con kia đen ngòm như một khúc cây khôdài"
+ Bài hát của ông Năm Hên:
Hồn ở đâu đây Hồn ơi! Hồn hỡi!
…
Ta thương ta tiếc Lập đàn giải oan…
"Tiếng như khóc lóc, nài nỉ Tiếng như phẫn nộ, bi ai"
Tiếng hát ấy cùng hình ảnh: "ông đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai,tóc rối mù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ đi quơ lại trên tay"gợi những đau thương mà con người phải trả giá để sinh tồn trênmảnh đất hoang dại kì thú Đồng thời hình ảnh ấy cũng thể hiện vẻđẹp bi tráng của những con người gan góc vượt lên khắc nghiệt củathiên nhiên để chế ngự và làm chủ nó
3 Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn
ngữ của nhà văn Sơn Nam có gì đáng chú
Trang 21A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, buất khuất của
nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình làsức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chống Mĩ cứu nước
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật : Nghệ thuật trần thuật đặc sắc; khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm
lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, Sách giáo viên, tài liệu tham khảo và thiết kế bài dạy
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung I TÌM HIỂU CHUNG
1 HS đọc phần Tiểu dẫn, kết hợp với
những hiểu biết của bản thân, giới thiệu
những nét chính về cuộc đời Nguyễn Thi,
+ Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn Sángtác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểuthuyết Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệthuật năm 2000
+ Đặc điểm sáng tác: Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam
và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân NamBộ
Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều cónhững đặc điểm chung "rất Nguyễn Thi" Đó là:
- Yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thùngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của chúng, vô cùng gan góc vàtinh thần chiến đấu rất cao- những con người dường như sinh ra đểđánh giặc
- Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàutình nghĩa
Các nhân vật trong Những đứa con trong gia đình từ ba má Việt,
chú Năm đến chị em Việt đều tiêu biểu cho những đặc điểm trên
2 HS giới thiệu khái quát về Những đứa
con trong gia đình của Nguyễn Thi 2 Tác phẩm Những đứa con trong gia đình:+ Xuất xứ: tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu
ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp
chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966) Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.
+ Tóm tắt tác phẩm theo nhân vật chính và cốt truyện
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn
bản
II ĐỌC- HIỂU
1 GV nêu vấn đề: Tình huống truyện có
ý nghĩa như thế nào?
HS thảo luận và phân tích GV theo dõi,
Trang 22đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất Truyện được kể theo dòng nội tâm củanhân vật khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại) Tóm lại, tình huốngtruyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng
ý thức của nhân vật
2 GV tổ chức cho HS tìm hiểu về
phương thức trần thuật của tác phẩm bằng
cách nêu một số câu hỏi:
- Truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm
nhìn của nhân vật nào? Theo phương thức
nào?
- Cách trần thuật này có tác dụng như thế
nào đối với kết cấu truyện và việc khắc
họa tính cách nhân vật?
Gợi ý:
- Có mấy phương thức trần thuật trong
nghệ thuật viết truyện? Căn cứ vào đâu
2 Phương thức trần thuật của tác phẩm.
+ Căn cứ vào ngôn ngữ của nhân vật trong truyện:
- Phương thức thứ nhất: Nhân vật truyện là đối tượng thuật, kể
nên thuộc ngôi thứ ba
- Phương thức thứ hai: Nhân vật tự kể chuyện mình nên thuộc
ngôi thứ nhất
- Phương thức thứ ba: Người trần thuật thuộc ngôi thứ ba nhưng
lời kể lại phỏng theo quan điểm, ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật
+ Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật theo
phương thức thứ 3 Nghĩa là của người trần thuật tự giấu mình nhưngcách nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật
+ Lối trần thuật này có hai tác dụng về mặt nghệ thuật:
- Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc tính cách nhân vậtcũng được khắc họa
- Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấpdẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệuriêng của nhân vật
Nhà văn phải thành thạo tâm lí và ngôn ngữ nhân vật mới có thểtrần thuật theo phương thức này
3 GV hướng dẫn HS tìm hiểu về truyền
thống những con người trong gia đình
(Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông
dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó
những con người trong gia đình với
nhau?)
Gợi ý: Muốn làm rõ truyền thống phải nói
được mối quan hệ giữa chị em Việt với ba
+ Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống(trong câu hò, trong cuốn sổ)
+ Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống Đó là một conngười chắc, khỏe, sực mùi lúa gạo và mồ hôi, thứ mùi của đồng áng,của cần cù sương nắng
ấn tượng sâu đậm ở má Việt là khả năng cắn răng ghìm nén đauthương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu
4 HS phân tích và so sánh tính cách các
nhân vật Việt và Chiến để làm rõ sự tiếp
nối truyền thống gia đình của những
người con
GV Gợi ý:
- Nét chung của hai chị em?
- Nét riêng của mỗi người:
+ Của Chiến (khác với Việt và khác với
má)?
+ Của Việt?
HS phân tích theo các bước gợi ý của
GV
4 Hai chị em Chiến và Việt.
* Người mẹ ngã xuống nhưng dòng sông truyền thống vẫn chảy
+ Hình ảnh người mẹ luôn hiện về trong Chiến:
- Chiến mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màucháy nắng… thân người to và chắc nịch" Đó là vẻ đẹp của nhữngcon người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và đểchiến thắng
- Chiến đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội: Chiếnbiết lo liệu, toan tính việc nhà y hệt má (nói nghe in như má vậy).Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng
út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc"rồi trở mình Đến nỗi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trongđêm, Việt đã không dưới ba lần thấy chị giống in má, có khác chỉ là
ở chỗ chị "không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi" mà thôi ChínhChiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Taocũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính
Trang 23vậy" Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu rằng: trong cái thời khắc thiêngliêng ấy, người mẹ sống hơn bao giờ hết trong những đứa con
+ Nét tính cách chung của hai chị em:
- Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mátđau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má)
- Hai chị en có chung mối thù với bọn xâm lược Tuy còn nhỏtuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trảthù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc
- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em Tình cảmnày được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị emgiành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đườngnhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm
- Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm Đánhgiặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng làcủa tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: "Hạnh phúc củatuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù"
- Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phầntrẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắntàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân)
đi tòng quân
Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phùhợp với lứa tuổi, giới tính Chiến là nhân vật được hồi tưởng quaViệt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc
- Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm gương soi còn Việt lại đemtheo nột chiếc súng cao su
- Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng(ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình.Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mìh, với đôi mắtkhông còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm
ăn thua sống mái với quân thù) Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật củaNguyễn Thi Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước
kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiếnsĩ
* Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòngsông truyền thống
5 HS phát biểu cảm nhận về hình ảnh chị
em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má
sang gởi chú Năm (thảo luận và phát
5 Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm.
+ Chỗ hay nhất của đoạn văn là không khí thiêng liêng, nó hoán
Trang 24biểu, bổ sung) GV định hướng và nhận
xét cải cả cảnh vật lẫn con người.+ Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn Lần đầu
tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì cóthể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai)
+ Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành củahai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông củamình trong dòng sông truyền thống gia đình Hơn thế nữa, thế hệ saucứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn
6 GV nêu vấn đề: Chất sử thi của thiên
truyện được thể hiện như thế nào?
- GV có thể gợi ý bằng cách nhắc lại khái
niệm, đặc điểm của tính sử thi trong văn
học
- HS làm việc với tác phẩm, sauy nghĩ và
phát biểu
6 Chất sử thi của thiên truyện
+ Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn sổ của giađình với truyền thống yêu ước, căm thù giặc, thủy chung son sắt vớiquê hương
+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đấtnước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ
+ Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đìnhcũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiếnchống Mĩ khốc liệt
+ Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp "Trămdòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy vềbiển, mà biển thì rộng lắm…, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cảnước ta…" Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn tanghĩ đến biển cả Truyện về mọt gia đình nhưng ta lại cảm nhậnđược cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh
ra từ những đau thương
+ Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đềugánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộcchiến tranh vệ quốc vĩ đại
+ Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam
Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu,son sắt với cách mạng Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đìnhvới tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dântộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Namtrong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
+ Bút pháp nghệ thuật già dặn, điêu luyện được thể hiện quagiọng trần thuật, trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm
lí và tính cách sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chấtNam Bộ
LÀM VĂN:
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn có liên quan đến bài làm
- Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và kỹ năng viết bàivăn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng
- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm vănsau
B PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG
Bài làm của HS, Giáo án
C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- HS chuẩn bị dàn ý bài viết (ở nhà)
- GV chấm chữa bài, chuẩn bị nhận xét chung và nhận xét cụ thể
D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Kiểm tra bài cũ
2 Bài mới
Trang 25Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức phân tích đề
1 GV tổ chức cho HS ôn lại cách phân
tích đề (Khi phân tích một đề bài, cần
- Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính
- Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết
2 Phân tích đề bài viết số 5 (ví dụ chọn đề 1- SGK trang 20)
Đề: Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến sau của nhà thơ Xuân Diệu
"Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa"
- Nội dung vấn đề: ý kiến về thơ của Xuân Diệu (…)
- Thể loại: Nghị luận về một vấn đề văn học
- Thao tác chính: giải thích, chững minh và bình luận
- Phạm vi tư liệu: thơ và những ý kiến về thơ
Hoạt động 2: Tổ chức xây dựng đáp án
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi
tiết cho đề bài viết số 5 (GV nêu câu hỏi
+ Dàn ý cho đề bài số 5 (ví dụ là đề bài trên)
Nội dung: xem lại phần gợi ý đáp án cho đề bài này ở tiết Viết bài
làm văn số 5- Nghị luận văn học.
Hoạt động 3: Tổ chức nhận xét, đánh
giá bài viết
- GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài
để nhận xét lẫn nhau
- GV nhận xét những ưu, khuyết điểm
III Nhận xét, đánh giá bài viết
Nội dung nhận xét, đánh giá:
- Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa?
- Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa?
- Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp xếp hợp lí hay chưa hợplí?
- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợpvới vấn đề hay không?
- Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt,…
Hoạt động 4: Tổ chức sửa chữa lỗi bài
viết
GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức
lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục
IV Sửa chữa lỗi bài viết
Các lỗi thường gặp:
+ Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.+ Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợpvới từng ý
bài cụ thể
LÀM VĂN:
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A- MỤC TIÊU BàI HỌC
- Củng cố và nâng cao kiến thức về các thể loại văn học
- Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt
- Nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
- Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyếtphục
B PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Trang 26SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
C PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Bài học tập trung vào nghị luận một vấn đề văn học => Lưu ý HS ôn lại những tri thức về nghị luận, về thaotác lập luận, để HS biết cách lập luận một cách chặt chẽ, nêu luận điểm rõ ràng, đưa dẫn chứng thuyết phục, hấpdẫn
GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia
đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về mộtbiển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta"
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liêntục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt
Gợi ý:
Bài viết cần có những ý cơ bản sau:
1 Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc
+ Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà
ba đẫm mồ hôi" "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng
- Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và tranh đấu
- Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả
+ Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống:
- Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ
- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước.Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ độicầm súng trả thù cho ba má
- Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư
- Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống máivới kẻ thù
- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người
đi tìm giặc Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công
2 Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng ắm […], rộng bằng cả nước ta
và ra ngoài cả nước ta"
+ Điều đó có nghĩa là: từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biểm cả, đến đại dương củanhân dân và nhân loại
+ Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ nhữngđau thương
Đề 2: Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam trong hai áng văn tùy bút: Người lái đò
sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Gợi ý:
Bài viết cần có những ý cơ bản sau:
Trang 271 Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân:
+ Hình ảnh dòng sông Đà
+ Chất văn Nguyễn Tuân
2 Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương trong tùy bút: Ai đã đặt tên cho dòng sông? của
Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Hình ảnh dòng sông Hương
+ Chất văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
3 So sánh chất văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Chất văn Nguyễn Tuân trong quá trình làm nổi bật vẻđẹp thơ mộng, trữ tình của những dòng sông
Đề 3: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
của tác phẩm
Gợi ý dàn bài:
Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộcsống nông thôn
- Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đó có Vợ nhặt của Kim Lân.
+ Nhận xét khái quát:
- Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc
Thân bài:
1 Bối cảnh xây dựng tình huống truyện
+ Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết
+ Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương Những người sống luôn bịcái chết đe dọa
2 Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ Đó là một tình huống độc đáo+ Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao:
- Ngoại hình xấu, thô
- Tính tình có phần không bình thường
- Ăn nói cộc cằn, thô lỗ
- Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già
- Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám
+ Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên)
+ Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ
- Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên
- Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên
- Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ"
+ Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí
- Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng
- Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được
3 Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
+ Cái đói dồn đuổi con người
+ Cái đói bóp méo cả nhân cách
+ Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp
+ Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít
4 Giá trị nhân đạo:
+ Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật
- Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình
- Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt"
- Tình yêu thương con của bà cụ Tứ
+ Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
Trang 28+ Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
+ Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắcsảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới :
Sau 1945, đất nước thoát khỏi chiến tranh bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển trong hòa bình đã mở
ra cho văn học những tiền đề mới Nhiều nhà văn trăn trở, tìm tòi hướng đi mới cho văn học trong tình hình mới :khám phá đời sống ở phương diện đời thường trên bình diện đạo đức thế sự Một trong những cây bút tiên phongtrong sự tìm tòi, khám phá là Nguyễn Minh Châu với một số tác phẩm tiêu biểu như Người đàn bà trên chuyên tàutốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa…Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu của ôngthuộc khunh hướng này : Chiếc thuyền ngoài xa
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung I TÌM HIỂU CHUNG
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải
(nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ông “thuộc
trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay"
- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đờithường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiêncủa thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diệnđạo đức thế sự Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là conngười trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnhphúc và hoàn thiện nhân cách
- Tác phẩm chính (SGK)
2 HS Đọc mục Tiểu dẫn và tóm tắt
những nét chính về tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa.
2 Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu,rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn
ở giai đoạn sáng tác thứ hai
Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được
nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm1987)
Hoạt động 2: Tổ chức Đọc- hiểu văn
- Truyện chia làm 2 đoạn lớn:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biết mất") Hai phát
Trang 29tắt, chia đoạn hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài
2 GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS
thảo luận:
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh là phát hiện đầy thơ mộng Anh
(chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của
chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù
sương mà người nghệ sĩ chụp được?
HS thảo luận, cử đại diện trình bày trước
lớp
2 Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu tôi tưởng chính mình
vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".
- Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻđẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anhchỉ gặp một lần Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc - đó là niềm hạnhphúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đãcảm nhận cái đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâmhồn mình được thanh lọc
3 GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS
thảo luận:
Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh mang đầy nghịch lí Anh đã chứng
kiến và có thái độ như thế nào trước
những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài
HS thảo luận, phát biểu
3 Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹpnhư trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu;một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như mộtphương cách để giải toả những uất ức, khổ đau Đây là hình ảnh đằngsau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển Nóhiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống
- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thôbạo, Phùng đã “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu vứt chiếcmáy ảnh xuống đất, chạy nhào tới” Hành động đó nói lên nhiều điều
4 GV nêu câu hỏi: Câu chuyện của người
đàn bà ở toà án huyện nói lên điều gì?
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
4 Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
Là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người nhưPhùng, Đẩu hiểu rõ nguyên do của những điều tưởng như vô lí Nhìn
bề ngoài, đó là người đàn bàn quá nhẫn nhục, cam chịu, bị đánh đập
mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão chồng vũ phu Nhưng tất cả đều xuấtphát từ tình thương vô bờ đối với những đứa con Trong đau khổ triềnmiên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọchiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc,
hiện tượng của đời sống
5 Về các nhân vật trong truyện
- Về người đàn bà vùng biển: Tác giả gọi một cách phiếm định
“người đàn bà” Điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị.Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, ngườiđàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cayđắng Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêumột tiếng, không chống trả, không trốn chạy, “tình thương con cũngnhư nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như
mụ chẳng để lộ ra bên ngoài” - Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảmthông Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ
nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha
Gợi ý: Về người đàn ông độc ác? Từ các
chi tiết để làm rõ. trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu.- Về người đàn ông độc ác: Cuộc sống đói nghèo đã biến “anh con
Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc
dữ vừa là nạn người của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nênbao đau khổ cho người thân của mình Phải làm sao để nâng cao cáiphần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy
Về chị em thằng Phác? chi tiết nào thể
hiện rõ?
- Chị em thằng Phác: Bị đẩy vào tình thế khó xửa khi ở trong hoàn
cảnh ấy Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn
để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em làm việc trái luânthường đạo lí Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương,
cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại
Trang 30biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện Thằng Phácthương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo cái cách một đứacon trai vùng biển Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuônmặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trongnhững nốt rỗ chặng chịt”, “nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóngthuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”.Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹdạt dào.
Suy nghĩ về người nghệ sĩ nhiếp ảnh - Người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Vốn là người lính thường vào sinh ra tử,
Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điềuthiện, lẽ công bằng Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôicủa thuyền biển lúc bình minh Một người nhạy cảm như anh tránh saokhỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngaysau cảnh đẹp huyền ảo trên biển Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trướckhi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm ột người biếtyêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để cómột cuộc sống xứng đáng với con người
6 GV tổ chức cho HS tìm hiểu cốt
truyện:
Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn
Minh Châu trong tác phẩm này có gì độc
đáo?
HS tiến hành:
a) Tóm tắt lại tình huống
b) Bình luận về ý nghĩa của tình huống
6 Cách xây dựng cốt truyện độc đáo
Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh
vợ một cách tàn bạo Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của ngườinghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo- thơ mộng củathuyền biển Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãngmạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra
từ con thuyền “thơ mộng” đó
Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh hình ảnh người đàn bànhẫn nhục chịu đựng “đòn chồng”, Phùng còn được chứng kiến phảnứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ Từ
đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời Anh thấy rõnhững cái ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tínhchất người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu)
và hiểu thêm chính mình
Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó
bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất,tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trongcuộc đời nhân vật Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, pháthiện đời sống
7 HS nhận xét về ngôn ngữ nghệ thuật
của tác phẩm trên hai phương diện:
a) Về ngôn ngữ người kể chuyện?
b) Về ngôn ngữ nhân vật?
7 Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóathân của tác giả Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểmnhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kểtrở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục
- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người
ra những triết lí nhân sinh sâu sắc Chiếc thuyền ngoài xa là một trong
số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề
có ý nghĩa với mọi thời, mọi người
Trang 31TIẾNG VIỆT:
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Củng cố và nâng cao những kiến thức về hàm ý, về cách thức tạo lập và lĩnh hội hàm ý
- Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý (trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hàng ngày) Biết dùngcâu có hàm ý khi cần thiết,
II- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
- Kiểm tra:
- Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức ôn lại khái niệm
GV nêu câu hỏi: Thế nào là hàm ý?
HS nhớ lại kiến thức đã học, trả lời câu
hỏi của GV
Hàm ý: Là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ratrực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe.Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tìnhhuống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của ngườinói
phạm phương châm về lượng khi giao
tiếp như thế nào?
HS thảo luận và phát biểu tự do
Bài tập 1:
- Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết nhất của câu hỏi: Sốlượng bò bị mất (mất mấy con bò?) A Phủ đã lờ yêu cầu này của PáTra
- Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: APhủ không nói về số bò mất mà lại nói đến công việc dự định vàniềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổnày to lắm)
- Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng,gián tiếp công nhận việc để mất bò Nói ra dư định “lấy công chuộctội” (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được
hổ và nói rõ “con hổ này to lắm”
Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra Câutrả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý
Bài tập 2: Đọc đoạn trích (SGK) và trả
lời các câu hỏi:
a) Ở phần sau của cuộc hội thoại anh
thanh niên đã cố ý đi chệch ra ngoài đề tài
“hỏi đường- chỉ đường” như thế nào?
Những thông tin về cuộc trường kì kháng
chiến có quan hệ và có cần thiết đối với
- Các thông tin về cuộc kháng chiến không hề liên quan đến đề tài
“hỏi đường - chỉ đường”
b) Hàm ý của anh thanh niên có ý nói dài
dòng về những điều không liên quan gì
đến cuộc hội thoại là gì?
(HS thảo luận chọn phương án đúng và lí
giải)
b) Hàm ý của anh thanh niên
- Chủ ý tuyên truyền một cách hồn nhiên cho đường lối khángchiến
- Muốn bộc lộ sự kiêu hãnh, tự hào khi được tham gia vào mộtcông cuộc lớn lao mà ở nông thôn vào thời điểm bấy giờ ít có dịp và
ít có người làm được Đó là cách thể hiện bầu nhiệt huyết, hiềm say
mê đối với cuộc kháng chiến Đó là điểm đáng trân trọng, đáng cangợi tuy sự bộc lộ không được đúng chỗ (không phù hợp với cuộcthoại) và hơi quá mức độ (nói dài dòng) thừa lượng thông tin màcuộc thoại cần đến
c) Kết luận về hàm ý khi người nói chủ ý c) Kết luận: Khi người nói chủ ý vi phạm phương châm quan hệ
Trang 32vi phạm phương châm quan hệ trong giao
tiếp
HS làm việc cá nhân và phát biểu
trong giao tiếp, để hàm ý có tác dụng cần: nói đúng chỗ, phù hợp vớicuộc hội thoại và diễn đạt ngắn gọn, đúng lượng thông tin mà cuộcthoại cần đến
Bài tập 3: Đọc và phân tích đoạn trích
(SGK)
a) Bá Kiến nói: “Tôi không phải là cái
kho” Nói thế là có hàm ý gì? Cách nói
như thế có đảm bảo phương châm cách
Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng,rành mạch Nếu nói thẳng thì nói: Tôi không có tiền để cho anh luônnhư mọi khi
b) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá
Kiến có những câu dạng câu hỏi Những
vậ cũng là hàm ý
- Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến, câu mang hình thức câu
hỏi là: “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?" Thực chất câu
này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh:hãy làm lấy mà ăn Đó cũng là câu nói thực hiện hành vi ngôn ngữtheo lối gián tiếp, có hàm ý
c) Ở lượt lời thứ và thứ hai của Chí Phèo
đều không nói hết ý phần hàm ý còn lại
được tường minh hoá ở lượt lời nào?
Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo
không đảm bảo phương châm hội thoại
nào?
(HS thảo luận, phát biểu )
c) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo không nói hết ý,chỉ bác hỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: “Tao không đến đây xin
năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền” Vậy đến đây để làm gì?
Điều đó là hàm ý Hàm ý này được tường minh hoá, nói rõ ý ở lượt
lời cuối cùng: “Tao muốn làm người lương thiện” Cách nói vừa để
thăm dò thái độ của Bá Kiến vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại
Bài tập 4: Đọc và phân tích truyện cười
(SGK)
a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ nhằm mục
đích gì, thực hiện hành động nói gì, có
hàm ý gì?
b) Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình
mà chọn cách nói như trong truyện?
(HS thảo luận, phát biểu)
Bài tập 4:
a) Lượt lời thứ nhất bà đồ nói: “Ông lấy giấy khổ
to mà viết có hơn không? Câu nói có hình thức hỏi nhưng không
nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ.Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhấtcủa bà có hàm ý: Khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi; chorằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãngphí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí
b) Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối vớihcồng, bà không muốn trực itếp chê văn của chồng mà thông qua lờikhuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn
Trang 33Hoạt động 5: Tổ chức rút ra kết luận
về cách thức tạo câu có hàm ý
GV nêu vấn đề: Qua những phần trên,
anh (chị) hãy xác định: để nói một câu có
hàm ý, người ta thường dùng những cách
thức nói như thế nào? Chọn phương án
trả lời thích hợp (SGK)
HS suy nghĩ, tổng hợp và trả lời
III Cách thức tạo câu có hàm ý
Để có một câu có hàm ý, người ta thường dùng cách nói chủ ý viphạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng cáchành động nói gián tiếp (Chủ ý vi phạm phương châm về lượng (nóithừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu; chủ ý vi phạm phươngchâm quan hệ, đi chệch đề tài cuộc giao tiếp; chủ ý vi phạm phảncách thức, nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng rành mạch
- Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều
ba mươi tết Từ đó thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thaytrong tư tưởng, tâm tí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình
- Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống
II- CHUẨN BỊ
- HS đọc và tóm tắt truyện, trả lời những câu hỏi phần Hướng dẫn học bài (ở nhà)
- GV hướng dẫn HS đi thư viện tìm hiểu thêm về nhà văn Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trongvườn, tổ chức xem phim (nếu có điều kiện)
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra:+ Kiểm tra bài Chiếc thuyền ngoài xa.
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS
- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái
quát về tác giả, tác phẩm
HS đọc SGK, tóm tắt nét chính
I TÌM HIỂU CHUNG
1 Tác giả
Ma Văn Kháng, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm
1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, là người
có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặtcủa văn học nghệ thuật Ông được tặng giải thưởng văn học ASEANnăm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.Tác phẩm chính (SGK)
2 Mùa lá rụng trong vườn
Tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm
1986 Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, mộtgia đình nền nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trướcnhững cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lolắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thờicuộc
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu giá
trị của đoạn trích
1 GV tổ chức cho HS đọc, tóm tắt và tìm
hiểu nhân vật chị Hoài Có thể nêu câu
hỏi:
Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị
Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình
đều yêu quí chị?
II Tìm hiểu giá trị của đoạn trích
1 Nhân vật chị Hoài
- Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn:
“người thon gọn trong cái ông lông trần hạt lựu Chiếc khăn len nâuthắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệngcười rất tươi”
- Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đônhậu, từ cách ứng xử, quan hệ với mọi người Từng là dâu trưởng
Trang 34HS làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ
của mình trước lớp
trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng vớinhững quan hệ riêng, lo toan riêng, mọi người vẫn nhớ, vẫn quí, vẫnyêu chị Bởi vì “người phụ nữ tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ vớigia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dựcuộc sống của gia đình này” (Biết chuyện cô Phượng đã chuyểncông tác, nhận được thư bố chồng cũ, sợ ông buồn nên phải lênngay”; chu đáo, xởi lởi chuẩn bị quà, hỏi thăm tất cả mọi người lớn,bé; sự thành tâm của chị trước bàn thờ gia tiên chiều 30 tết ).Trong tiềm thức mỗi người “vẫn sống động một chị Hoài đẹp người,đẹp nết”
- Nhân vật chị Hoài là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹptruyền thống quí giá trước những “cơn địa chấn” xã hội
2 GV tổ chức cho HS tìm hiểu cảnh sum
họp gia đình trước giờ cúng tất niên bằng
các câu hỏi:
a) Phân tích diễn biến tâm lí hai nhân vật
ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại
trước giờ cúng tất niên
b) Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng
với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ
gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì
về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc
ta? (GV gợi dẫn: Tìm những chi tiết miêu
tả về khung cảnh ngày tết, cử chỉ, lời
khấn của ông Bằng trong đoạn văn cuối)
HS làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ
của mình trước lớp
2 Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên
a) Diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnhgặp lại:
- Ông Bằng: “nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”, "ông sững lạikhi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn Rồi mắt ôngchớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ôngsắp khó oà”, “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “.Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người
đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến
- Chị Hoài: “gần như không chủ động được mình, lao về phía ôngBằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản kịp hãm lại khi còn cáchông già hai hàng gạch hoa” Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trongtiếng nấc “ông!”
- Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, ê nhức
cả tim gan
b) Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằngtrước bàn thờ
- Khung cảnh tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái thời buổi
đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh ”,
mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần Tất cả chuẩn bị chu đáocho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết
- Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan mộttiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ” “Thoáng cái, ông Bằng nhưquên hết xung quanh và bản thể Dâng lên trong ông cái cảm giácthiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà Thưathầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu.Con vẫn vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn ”
- Những hình ảnh sống động gieo vào lòng người đọc niềm xúc độngrưng rưng, đề rồi “nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và nhữngngười đã khuất”
- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã mất trong lễcúng tất niên - chiều 30 tết, điều đó đã trở thành một nét văn hoátruyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta “Quá khứkhông cắt rời với hiện tại Tổ tiên không tách rời với con cháu Tất
cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung” Dù cuộc sống hiện đạimuôn sự đổi thay cùng sự thay đổi của những cách nghĩ, cách sống,những quan niệm mới, nét đẹp truyền thống văn hóa ấy vẫn đang vàrất cần được gìn giữ, trân trọng
Trang 35Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV hướng dẫn HS tự viết tổng kết III TỔNG KẾTTổng kết giá trị đoạn trích dựa trên 2 mặt:
+ Giá trị nội dung tư tưởng
+ Giá trị nghệ thuật
ĐỌC THÊM:
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Nguyễn Khải
- HS đọc và tóm tắt truyện, trả lời những câu hỏi phần Hướng dẫn học bài (ở nhà)
- HS tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Khải và truyện ngắn Một người Hà Nội
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
- ổn định nề nếp
- Kiểm tra : + Kiểm tra bài Mùa lá rụng trong vườn (trích)
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS
- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
chung
1 HS đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt tiểu
sử, quá trình sáng tác cùng các đề tài
chính của Nguyễn Khải
GV gợi dẫn: chú ý các giai đoạn sáng tác,
+ Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, bắt đầu được chú ý từ tiểu
thuyết Xung đột Trước cách mạng, sáng tác cảu Nguyễn Khải tập
trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống
mới: Mùa lạc(1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963),
Chủ tịch huyện (1972) và hình tượng người lính trong kháng chiến
chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu(1966), Hoà vang (1967), Đường
trong mày (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973) Sau năm 1975,
sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội- chính trị có tínhthời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần củacon người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống:
Cha và con, và (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982)
2 Tác phẩm
Một người Hà Nội in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn
Khải (1990) Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện củaNguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con ngườiViệt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn
bản
1 GV tổ chức cho HS suy nghĩ, thảo
luận, phát biểu nhận xét, bổ sung để hoàn
chỉnh các vấn đề sau:
a) Tính cách cô Hiền- nhân vật trung tâm
của truyện, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng
xử của cô trong từng thời đoạn của đất
- Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đấtnước
+ Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả
Trang 36những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh:
“vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, theo cô “chính phủ can thiệpvào nhiều việc của dân quá” Cô tính toán mọi việc trước sau rấtkhôn khéo và “đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những đàmtiếu của thiên hạ”
+ Miền Bắc bước vào thời kì ương đầu với chiến tranh phá hoạibằng không quân của Mĩ Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng,biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội Đó cũng là
lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằnglòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn Nógiám đi cũng là biết tự trọng”
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới,giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là
“một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”
Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tinvào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn
b) Vì sao tác giả cho cô Hiền là “một hạt
bụi vàng” của Hà Nội?
* GV mở rộng
b) Cô Hiền- "một hạt bụi vàng của Hà Nội"
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường Cóđiều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu
- Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâunhững cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội Bao nhiêu hạt bụivàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “ángvàng” chói sáng Áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cáitruyền thống cốt cách người Hà Nội
* Một so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tình ngoại đề củangười kể chuyện Bản sắc Hà Nội, văn hoá Hà Nội là chất vàng 10 là
mỏ vàng trầm tích được bồi đắp, tính tu từ biết bao hạt bụi vàng như
- Nhân vật Dũng- con trai cô Hiền
- Những thanh niên Hà Nội và cả những
người đã tạo nên “nhận xét không mấy
vui vẻ" của nhân vật “tôi” về Hà Nội
2 Các nhân vật khác trong truyện
+ Nhân vật "tôi"
Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh nhân vật “tôi” - đó
là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch
sử của dân tộc Trên những chặng đường ấy, nhân vật tôi đã cónhững quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc bịêt là vềnhân vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội ẩn sâu trong giọngđiệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh mộtcon người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng nhữnggiá trị văn hoá của dân tộc Nhân vật “tôi” mang hình bóng NguyễnKhải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đếncho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan vàđúng đắn, sâu sắc
+ Nhân vật Dũng- con trai đầu rất mực yêu quí của cô Hiền
Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của ngườianh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dângtuổi xuân của mình cho đất nước Dũng, Tuất và tất cả những chàngtrai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người HàNội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam
+ Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao
đẹp, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của
nhân vật “tôi” về Hà Nội Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm
xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi
“Tiên sư cái anh già” , là những người mà nhân vật tôi quên đườngphải hỏi thăm Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”, làm mờ đi nétđẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An Cuộc sống của người HàNội nay cần phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp
Trang 37trong tính cách người Hà Nội.
3 HS thảo luận về chuyện cây si cổ thụ ở
đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại
hồi sinh
3 Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ"
+ Hình ảnh nói lên qui luật bất diệt của sự sống Quy luật nàyđược khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trìcứu sống được cây si
+ Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ
về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnhnhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã đượcnuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đấtnước
4 GV gợi ý để HS nhận xét về giọng điệu
trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân
vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm
4 Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Giọng điệu trần thuật:
Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy
tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh Cái tựnhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kểcủa nhân vật “tôi”; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiềugiọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào Giọng điệutrần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường
mà hiện đại
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác
- Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhânvật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tựtrào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát )
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
GV hướng dẫn HS tự viết tổng kết
III TỔNG KẾTTrong Người Hà Nội, Nguyễn Khải đã có những khám phá sâusắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịchsử:
- Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người
- Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước
- Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốtcách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa- tônthêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng An”
Chất nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Khải chính là ở đó
“Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dởcủa họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của
họ, phải đọc Nguyễn Khải” Nhận xét này của nhà nghiên cứu
Vương Trí Nhàn thật xác đáng, nhất là đối với truyện ngắn Một
- HS nghiên cứu trước những bài tập thực hành
- GV chuẩn bị các ngữ liệu để trình chiếu trên máy cho HS quan sát (nếu có) hoặc bảng phụ
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A ỔN ĐỊNH LỚP- KIỂM TRA BÀI CŨ
- Ổn định nề nếp
- Kiểm tra:
Trang 38+ Lí thuyết về Hàm ý.
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà
- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành I TỔ CHỨC THỰC HÀNH
Bài tập 1: Đọc đoạn trích và phân tích
theo các câu hỏi (SGK)
a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động
van xin, cầu khẩn ông lí và đáp lại bằng
hành động nói như thế nào?
HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
Bài tập 1:
a) Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: “Thầytha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa” Lời đáp của
ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ
chuyện đàn bà của các chị) Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì
phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin.b) Lời đáp của ông Lí có hàm ý gì?
HS thảo luận, phát biểu
b) Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin củabác Phô mà từ chối một cách gián tiếp Đồng thời mang sắc thái biểucảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độmỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà
b) Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai của
Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ điều
gì?
HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu.
a) Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng
ba đây rồi mình nhỉ?” Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất,thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền.(Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiềnnhuận bút )
b) Câu “nhắc khéo” thứ hai: “Hèn nào mà em thấy người thu tiềnnhà sáng nay đã đến ” Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà
Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý viphạm phương châm cách thức)
c) Tác dụng cách nói của Từ
- Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió vềngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thutiền nhà) Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mụcđích Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căngthẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn
Bài tập 3: Phân tích hàm ý trong truyện
cười Mua kính
GV tổ chức hướng dẫn thảo luận HS
thảo luận và phát biểu
Bài tập 3:
a) Câu trả lời thứ nhất của anh chàng mua kính:
“Kính tốt thì đọc được chữ rồi” - chứng tỏ anh ta qua niệm kínhtốt thì phải giúp cho con người đọc được chữ Từ đó suy ra, kínhkhông giúp con người đọc được chữ là kính xấu Anh ta chê mọi cặpkính của nhà hàng là kính xấu Anh ta chê mọi cặp kính của nhàhàng vì không có cặp kính nào giúp anh ta đọc được chữ
b) Câu trả lời thứ hai: “Biết chữ thì đã không cần mua kính” Câutrả lời giúp người đọc xác định được anh ta là người không biết chữ(vì không biết chữ nên mới cần mua kính) Cách trả lời vừa đáp ứngđược câu hỏi, vừa giúp anh ta giữ được thể hiện
Bài tập 4: Chỉ ra lớp nghĩa tường minh và
hàm ý của bài thơ Sóng
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có
hàm ý thì có tác dụng và hiệu quả nghệ
thuật như thế nào?
HS đọc lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu
Bài tập 4: Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng
- Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóngbiển với những đặc điểm, trạng thái của nó
- Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu:đắm say, nồng nàn, tin yêu
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tínhhàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cáchtinh tế, sâu sắc
Bài tập 5: Chọn cách trả lời có hàm ý
trong câu hỏi: “Cậu có thích truyện Chí truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”Bài tập 5: Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích
Trang 39Phèo của Nam Cao không?”
HS thảo luận và đưa ra phương án đúng. + Ai mà chẳng thích? + Hàng chất lượng cao đấy!
+ Xưa cũ như trái đất rồi!
Ví đem vào tập đoạn trường Thì treo giải nhất chi nhường cho ai?
Hoạt động 2: Tổ chức tổng kết
Bài tập: Trong hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ dùng cách nói có hàm ý trong
ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác
dụng và hiệu quả như thế nào?
HS thảo luận, chọn phương án trả lời
đúng
II TỔNG KẾTTác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý:
Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại:+ Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiềunội dung, ý nghĩa
+ Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe+ Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý(vì hàm ý là do người nghe suy ra)
+ Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
ĐỌC VĂN:
THUỐC
Lỗ Tấn A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo về sự mê muội, đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ
XIX và sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân : làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với nhân dân
- Nắm được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn trong tác phẩm này
B- Phương pháp và phương tiện dạy học
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp
- Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh về Lỗ Tấn và xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX
C- NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung I TÌM HIỂU CHUNG
1 HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với
những hiểu biết cá nhân để giới thiệu
những nét chính về Lỗ Tấn
GV gợi ý:
- Tiểu sử, con người?
- Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung
chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt
Nhược)+ Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một conđường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khia mỏ đến hàng hải rồi nghề
y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào Conđường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu
ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết củamột người con ưu tú của dân tộc
+ Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhấtquán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinhthần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong mộtcái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”
+ Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện
đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện
cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính
chiến đấu cao
2 GV nêu câu hỏi: Tác phẩm Thuốc được
sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2 Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ
Trang 40- HS đọc Tiểu dẫn, kết hợp những hiểu
biết câ nhđn để trình băy bùng nổ Đđy lă thời kì đất nước Trung Hoa bị câc đế quốc Anh,Nga, Phâp, Đức, Nhật xđu xĩ Xê hội Trung Hoa biến thănh nửa
phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhđn dđn lại an phận chịu nhục
“Người Trung Quốc ngủ mí trong một câi nhă hộp bằng sắt không
có cửa sổ” (Lỗ Tấn) Đó lă căn bệnh đớn hỉn, tự thoả mên, cản trởnghiím trọng con đường giải phóng dđn tộc Chính nhă câch mạnglỗi lạc thời năy lă Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một
thông điệp: Người Trung Quốc lă một con bệnh trầm trọng” Thuốc
đê ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiímkhắc về một phương thuốc để cứu dđn tộc
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn
1 GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu bố cục
tâc phẩm (hêy đặt tiíu đề cho 4 phần của
truyện ngắn)
HS đọc vă tóm tắt tâc phẩm, thảo luận vă
trình băy trước lớp
1 Bố cục
+ Phần I: Thuyín mắc bệnh lao Mẹ Thuyín đưa tiền cho chồng
ra chỗ hănh hình người cộng sản mua bânh bao tẩm mâu về chữabệnh cho con (Mua thuốc)
+ Phần II: Thuyín ăn câi bânh bao đẫm mâu nhưng vẫn ho.
Thuyín nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốtngực, lại một cơn ho (Uống thuốc)
+ Phần III: Cuộc băn luận trong quân tră về thuốc chữa bệnh lao,
về tín “giặc” Hạ Du (Băn về thuốc)
+ Phần IV: Nghĩa địa văo dịp tiết Thanh minh Hai người mẹ
trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở haikhu vực, ngăn câch bởi một con đường mòn (Hậu quả của thuốc)
2 HS thảo luận về ý nghĩa nhan đề truyện
vă hình tượng chiếc bânh bao tẩm mâu
người?
GV gợi dẫn: Nghĩa đen, nghĩa hăm ẩn của
nhan đề? Liín tưởng giữa nhan đề
(Thuốc) với chiếc bânh bao tẩm mâu?
2 Ý nghĩa nhan đề truyện vă hình tượng chiếc bânh bao tẩm mâu
Nhan đề "Thuốc"
+ Thuốc, nguyín văn lă "Dược" (trong từ ghĩp Dược phẩm),phản ânh một quâ trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ vă mụcđích đổi nghề của Lỗ Tấn) Nhận thức rõ thực trạng nhận thức củangười dđn Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội vă hỉn nhât”, nhă vănkhông có ý định vă cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xê hội
mă chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dđn, lăm cho mọi người chú
ý vă tìm câch chạy chữa” Tín truyện chỉ có thể dịch lă Thuốc
(Trương Chính) Vị thuốc (Nguyễn Tuđn) chứ không thể dịch lă Đơn
thuốc (Phan Khải) Nhan đề truyện có nhiều nghĩa
+ Tầng nghĩa ngoăi cùng lă phương thuốc truyền thống chữa bệnhlao Một phương thuốc u mí ngu muội giống hệt phương thuốc mẵng thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị
“không thể thiếu” lă rễ cđy nứa kinh sương ba năm vă một đôi dế đủcon đực, con câi dẫn đến câi chết oan uổng của ông cụ
+ Hình tượng chiếc bânh bao tẩm mâu “Bânh bao tẩm mâu người”, nghe như chuyện thời trung cổ
nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ Tầng nghĩa thứ nhất nghĩa đen của tín truyện lă: thuốc chữa bệnh lao Thứ mă ông băHoa Thuyín xem lă “tiín dược” để cứu mạng thằng con “mười đờiđộc đinh” đê không cứu được nó mă ngược lại đê giết chết nó - đó lăthứ thuốc mí tín
-Cđu hỏi gợi ý: Tại sao không phải lă
chiếc bânh bao tẩm mâu người khâc mă
lại phải tẩm mâu người câch mạng Hạ
Du?
+ Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyín đê âp đặt cho nó mộtphương thuốc quâi gở Vă cả đâm người trong quân tră cũng chorằng đó lă thứ thuốc tiín Như vậy, tín truyện còn hăm nghĩa sđu xahơn, mang tính khai sâng: đđy lă thứ thuốc độc, mọi người cần phảigiâc ngộ ra rằng câi gọi lă thuốc chữa bệnh lao được sùng bâi lă mộtthứ thuốc độc
Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mí trong