Thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, tiếng Việt có những đặc điểm cơ bản sau:
1/ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
Điều này đƣợc thể hiện cụ thể ở các yếu tố ngữ âm: + Một tiếng là một âm tiết.
VD: Thuyền ơi có nhớ bên chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Ở câu ca đao trên, dòng trên sáu tiếng, dòng dƣới tám tiếng, gồm mƣời bốn tiếng cũng là mƣời bốn âm tiết, mƣời ba từ (khăng khăng là một từ láy).
- Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ
( ví dụ: bến -> bến bờ; khăng -> khăng khăng; đợi -> chờ đợi...)
2/ Từ không biên đổi hình thái:
VD:
a. Tôi tặng anh ấy một quyển sách, anh ấy cho tôi một quyển vở (tiếng Việt).
+ Xét ví dụ (a):
Tôi (vế 1) là chủ ngữ. Tôi (vế 2) là phụ ngữ chỉ đối tƣợng tiếp nhận của động từ cho
Về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa tôi (vế 1) và tôi (vế 2).
Chúng ta cũng có nhận xét tƣơng tự khi so sánh anh ấy (vế 1) và (vế 2).
+ Xét ví dụ (b):
I (tôi): chủ ngữ; me (tôi): phụ ngữ.
He (anh ấy): chủ ngữ; him (anh ấy): phụ ngữ.
Trong tiếng Việt (loại hình ngôn ngữ đơn lập), khi cần biểu thỉ ý nghĩa ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái.
Còn ở tiếng Anh (loại hình ngôn ngữ hòa kết) hay còn gọi là ngôn ngữ biên đối hình thái), từ thƣờng biên đổi hình thái (biểu hiện trên mặt kết cấu ngữ âm và chữ viết) để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.
3/ Biện pháp chủ yếu để biểu thỉ ý nghĩa ngữ pháp:
Sắp đặt từ theo thứ tự trƣớc sau và sử dụng hƣ từ. VD1: So sánh các câu sau:
+ Tôi ăn cơm ý nghĩa: kể về một hành động: “ăn cơm”
+ Tôi đang ăn cơm ý nghĩa: hành động “ăn cơm” đang diễn ra. + Tôi đã ăn cơm ý nghĩa: hành động “ăn cơm” đã hoàn tất
Ý nghĩa của các câu trên khác nhau khi có sự xuất hiện của các hƣ từ khác nhau (đang, đã)
VD2: So sánh các câu sau: + Tôi ăn cơm (a).
+ Ăn cơm với tôi (b).
Tôi (a): chủ ngữ (đƣợc đặt ở đầu câu). Tôi (b): phụ ngữ (đƣợc đặt ở cuối câu)
ý nghĩa của các câu trên khác nhau khi trật tự sắp đặt từ ngữ khác nhau.
Từ VD1 và VD2 khi trật tự sắp đặt từ ngữ và hƣ từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi
TÔI YÊU EM
A.X. Pu-skin
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Thấy đƣợc vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội dung tâm tình.
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Puskin.
B - PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Kết hợp diễn dịch và quy nạp
C - PHƢƠNG PHÁP:
SGK, SGV, thiết kế bài học
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 3: Cho HS đọc kết quả cần đạt Hoạt động 4: GV xác định trọng tâm bài học
Hƣớng dẫn HS cảm nhận vẻ đẹp của thơ trữ tình Puskin, khá tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình “điệu nói”. Ngôn ngữ thơ trong sàng, thể hiện lời giải bày tình yêu với giọng điệu thay đổi một cách sinh động, chân thực: từ phân vân, ngập ngừng đến kiên quyết, dứt khoát rồi lại day dứt, dằn vặt để rồi cuối cùng thiết tha mà điềm tĩnh.
Hƣớng dẫn HS phân tích những phức cảm tinh tế của nhân vật trữ tình (trong quan hệ nhiều chiều giữa lý trí và tình cảm, vị kỉ và vị tha...), qua đó cảm nhận đƣợc xu hƣớng vƣơn tới cái cao cả của tình yêu chân thành, say đắm và nhân hậu. Chính vẻ đẹp tâm hồn đó làm nên sức hấp dẫn của thơ trữ tình Puskin.
Hoạt động 5: HS tìm hiểu văn bản, HS đọc hiểu văn bản theo hƣớng dẫn của SGK, ghi vắn tắt trong vở những câu trả lời của mình (phần này GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị bài trƣớc ở nhà).
Hoạt động 6:
GV đƣa ra hệ thống câu hỏi, hƣớng dẫn HS thảo luận, trao đổi ý kiến, giảng bài, phân tích chứng minh ... sao cho HS đạt đƣợc mục tiêu và trọng tâm bài học.
HS trả lời, thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến, phân tích vấn đề, bảo vệ ý kiến, nghe GV giảng bài, chốt ý, tự ghi bài học.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: 1/ Tác giả:
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa không chỉ trong lịch sứ văn chƣơng mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A.Đô-brô-liu-bốp).
- Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU. - Văn chƣơng Pu-skin luôn là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
- Pu-skin thành công trên nhiều thể loại văn chƣơng nhƣng trƣớc hết và chủ yếu vẫn là thơ trữ tình với các tác phẩm tiêu biểu:
+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin + Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nôp.
+ Trƣờng ca: Ru-xlan và Li-úi-mi-la; Ngƣời tù Cáp-ca-dơ. + Truyện ngắn: Cô tiểu thƣ nông dân, Con đầm pích.
2/ Tác phẩm:
a) Về bản dịch: khá thành công và đƣợc nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến, thuộc lòng (khi phân tích cần so sánh, đối chiếu với yêu mến, thuộc lòng (khi phân tích cần so sánh, đối chiếu với nguyên tác và bản dịch nghĩa để cảm nhận đƣợc đầy đủ và trọn vẹn vẻ đẹp của bài thơ).
b) Đặc điểm bài thơ: bài thơ thể hiện phần nào quan niệm về nghệ thuật của Pu-skin: “sâu sắc làm sao, mãnh liệt làm sao, nghệ thuật của Pu-skin: “sâu sắc làm sao, mãnh liệt làm sao, hài hòa làm sao”. Vì vậy, khi phân tích, GV cần lƣu ý đến sự đồng nhất giữa nhà thơ và nhân vật trữ tình (ngôi thứ nhất) cũng nhƣ cần lƣu ý đến tính chân thực, độ cao trào kịch tính của những xúc cảm trữ tình.