chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức, miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định và các trường hợp được thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm:
Bước 1: Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức tiếp nhận đơn xin thôi giữ chức vụ hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền yêu cầu miễn nhiệm do công chức, viên chức không đủ năng lực, uy tín.
Bước 2: Trong thời gian không quá 01 tháng, kể từ khi tiếp nhận đơn xin thôi giữ chức vụ hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền yêu cầu miễn nhiệm; Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định.
Mục Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế
Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan đầu mối, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thực hiện Thông tư này.
Điều 39. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị
1. Tổ chức quán triệt để công chức, viên chức trong đơn vị nắm vững tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý để phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện.
2. Đơn vị lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm khi đơn vị có nhu xem xét và thực hiện quy trình bổ nhiệm có đủ nguồn nhân lực bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định.
Điều 40. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2015. Thông tư này thay thế Quyết định số 10/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và Quyết định số 29/2006/QĐ-BYT ngày 29/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức,
miễn nhiệm cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: