THUỘC THẨM QUYỀN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Điều 28 Nguồn tại chỗ, thực hiện theo các bước sau:

Một phần của tài liệu DỰ THẢO THÔNG TƯ GÓP Ý KIẾN (TUẦN 23) (Trang 25 - 31)

Điều 28. Nguồn tại chỗ, thực hiện theo các bước sau:

1. Cấp uỷ và lãnh đạo khoa/phòng và tương đương họp thảo luận đề xuất phương án nhân sự theo quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cấp có thẩm quyền. Thông qua nhận xét, đánh giá đối với từng người trước khi có văn bản báo cáo Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị.

2. Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị họp nhận xét đánh giá từng người được khoa/phòng và tương đương giới thiệu, đề xuất: Về năng lực, triển vọng phát triển, tồn tại và sự tín nhiệm để quyết định phương án nhân sự.

Nhân sự được giới thiệu, đề xuất phải bảo đảm có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này.

3. Căn cứ vào Nghị quyết của Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ triển khai các bước sau:

Bước 1:

a) Nếu Nghị quyết thông qua danh sách giới thiệu, đề xuất:

Trưởng phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với khoa/phòng tổ chức họp lấy ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín (theo Mẫu số 1a’, 1b’) và thực hiện theo trình tự sau:

- Thông báo Nghị quyết; tiêu chuẩn, điều kiện chức danh và danh sách viên chức được giới thiệu, đề xuất.

- Tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác của viên chức được giới thiệu, đề xuất.

- Công bố nhận xét, đánh giá năng lực, triển vọng phát triển, tồn tại và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được cấp ủy đảng và lãnh đạo đơn vị thong qua.

Viên chức được giới thiệu, đề xuất trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm, trả lời các vấn đề có liên quan (nếu có ý kiến yêu cầu).

- Trao đổi, giải thích các ý kiến xung quanh vấn đề bổ nhiệm. - Phát Phiếu, hướng dẫn cách ghi và thu Phiếu.

- Đếm số Phiếu thu được, niêm phong và lập Biên bản với sự chứng kiến của các đại diện: Cấp uỷ đảng và lãnh đạo khoa/phòng và tương đương (Phiếu niêm phong và Biên bản do Phòng Tổ chức cán bộ quản lý).

b) Nếu Nghị quyết đề xuất phương án giới thiệu vô định nhân sự:

Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với khoa/phòng và tương đương tổ chức họp lấy ý kiến tín nhiệm vô định bằng phiếu kín (theo Mẫu số 1A’, 1B’) và thực hiện theo trình tự sau:

- Thông báo Nghị quyết; tiêu chuẩn, điều kiện chức danh đề xuất bổ nhiệm và dự kiến phân công công tác.

- Trao đổi và giải thích các ý kiến xung quanh vấn đề bổ nhiệm. - Phát Phiếu, hướng dẫn cách ghi và thu Phiếu.

- Đếm số Phiếu thu được, niêm phong và lập Biên bản với sự chứng kiến của các đại diện: Cấp uỷ đảng và lãnh đạo khoa/phòng và tương đương (Phiếu niêm phong và Biên bản do Phòng Tổ chức cán bộ quản lý).

Bước 2: Đơn vị tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín của thành

viên Hội đồng khoa học của đơn vị (theo Mẫu 2B’, trừ khối hành chính).

Nếu thực hiện phương án giới thiệu vô định thì đại diện Phòng Tổ chức cán bộ và Đảng ủy đơn vị tiến hành kiểm phiếu, lập Biên bản báo cáo Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị xem xét quyết định trường hợp được đa số phiếu tín nhiệm để tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín của thành viên Hội đồng khoa học của đơn vị.

Bước 3: Đại diện Phòng Tổ chức cán bộ và Đảng ủy đơn vị tiến hành

kiểm phiếu, lập Biên bản báo cáo Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị (kèm theo Lý lịch và trích ngang của các viên chức được tín nhiệm).

4. Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị xem xét kết quả lấy ý kiến tín nhiệm, trao đổi kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) và cho ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín (theo Mẫu số 2A’). Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị tín nhiệm.

Trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm theo quy định; Phòng Tổ chức cán bộ yêu cầu viên chức hoàn thiện hồ sơ và dự thảo Quyết định trình Thủ trưởng đơn vị ký ban hành. Những trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm theo quy định, Phòng Tổ chức cán bộ có thông báo gửi khoa/phòng và tương đương.

Điều 29. Nguồn nhân sự từ nơi khác đến:

1. Căn cứ nhu cầu bổ sung chức danh trên cơ sở khoa/phòng chưa có nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm quy định tại Thông tư này; Cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng làm công văn, báo cáo Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị xin chủ trương bổ sung chức danh từ nơi khác, số lượng, dự kiến phân công công tác.

2. Sau khi được Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị đồng ý về chủ trương; Cấp uỷ đảng và lãnh đạo khoa/phòng có văn bản giới thiệu, đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu, đề xuất nhân sự.

3. Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị họp đánh giá năng lực, triển vọng phát triển của nhân sự. Nếu nhân sự có đủ tiêu chuẩn, điều kiện chức danh được quy định tại Thông tư này sẽ giao Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tiến hành các bước sau:

Bước 1: Gặp viên chức được giới thiệu, đề xuất trao đổi về yêu cầu,

Bước 2: Làm việc với Cấp uỷ và lãnh đạo khoa/phòng nơi viên chức đang

công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, xin ý kiến nhận xét, đánh giá đối với viên chức đó.

Nếu nhân sự của khoa/phòng thuộc đơn vị khác trực thuộc Bộ Y tế hoặc Bộ, ngành khác thì đơn vị có văn bản và cử thêm đại diện lãnh đạo đơn vị để làm việc với Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị nơi viên chức đó đang công tác.

Bước 3: Cùng công chức, viên chức được giới thiệu, đề xuất làm việc với

Cấp uỷ và lãnh đạo khoa/phòng có nhu cầu: Thông báo kết quả liên quan đến nhân sự nguồn từ nơi khác đến và trích ngang; nghe nhân sự trên trình bày tóm tắt kế hoạch hành động công tác 05 năm nếu được bổ nhiệm; Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm của Cấp uỷ và lãnh đạo khoa/phòng bằng phiếu kín (theo Mẫu số 1a’).

4. Cấp uỷ và lãnh đạo của đơn vị xem xét kết quả lấy ý kiến tín nhiệm, trao đổi kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) và cho ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên Cấp uỷ và lãnh đạo của đơn vị tín nhiệm.

5. Nếu viên chức được đa số phiếu tín nhiệm, Phòng Tổ chức cán bộ yêu cầu viên chức hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Quyết định bổ nhiệm trình Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định.

Điều 30. Đối với những khoa/phòng và tương đương chưa bổ nhiệm được cấp trưởng

Cấp uỷ và lãnh đạo khoa/phòng và tương đương đề nghị hoặc căn cứ vào tình hình thực thế tại khoa/phòng; Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định cử một cấp phó của khoa/phòng và tương đương, để cử phụ trách hoặc giữ quyền quản lý khoa/phòng và tương đương.

Thời gian cử phụ trách hoặc giữ quyền quản lý và điều hành đơn vị không quá 06 tháng. Trong thời gian 06 tháng, căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng tổ chức quản lý của người được cử phụ trách hoặc giữ quyền; Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị xem xét, thực hiện quy trình bổ nhiệm từ nguồn tại chỗ hoặc điều động, bổ nhiệm nguồn từ nơi khác đến.

Mục 4 BỔ NHIỆM LẠI Điều 30. Điều kiện bổ nhiệm lại

1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ quản lý đã được bổ nhiệm và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

2. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

3. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện chức danh theo quy định tại Thông tư này.

Điều 31. Thời gian thực hiện bổ nhiệm lại

1. Trong khoảng thời gian 03 tháng đến thời điểm quyết định bổ nhiệm hết hiệu lực, phải tiến hành xem xét thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định.

2. Những những trường hợp công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý còn dưới 02 năm công tác đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thì thực hiện quy trình kéo dài thời hạn giữ chức vụ đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Quy trình và thủ tục bổ nhiệm lại

1. Đối với các chức danh công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm lại của Bộ trưởng Bộ Y tế:

a) Trong thời gian khoảng 03 tháng đến thời điểm quyết định bổ nhiệm hết hiệu lực, Bộ Y tế thông báo đối với cấp trưởng đơn vị để làm bản tự nhận xét, đánh giá trong nhiệm kỳ giữ chức vụ (những trường hợp khác do Thủ trưởng đơn vị thông báo);

b) Bản tự nhận xét, đánh giá phải được Cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị tham gia ý kiến, ghi thành Biên bản gửi Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định (cấp phó của đơn vị gửi Thủ trưởng đơn vị);

c) Bộ trưởng Bộ Y tế có ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại (cấp phó của đơn vị do cấp trưởng đơn vị có ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất);

d) Nếu Bộ trưởng Bộ Y tế có ý kiến đề xuất bổ nhiệm lại, sẽ giao Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện quy trình lấy ý kiến tín nhiệm bổ nhiệm lại theo quy định tại Thông tư này (cấp phó đơn vị do Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị thực hiện quy trình bổ nhiệm lại có đại diện Vụ Tổ chức cán bộ giám sát), theo các bước sau:

Bước 1: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với đơn vị tổ chức cuộc

họp lấy ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín (Mẫu số 2a, 2b) và thực hiện theo trình tự sau:

- Thông báo ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất có bổ nhiệm lại của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Nhân sự trình bày bản tự nhận xét, đánh giá trong thời gian giữ chức vụ, trả lời các vấn đề có liên quan (nếu có ý kiến yêu cầu).

- Phát Phiếu, hướng dẫn cách ghi và thu Phiếu.

- Đếm số Phiếu thu được, niêm phong và lập Biên bản với sự chứng kiến của các đại diện: Cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị (Phiếu niêm phong và Biên bản do Vụ Tổ chức cán bộ quản lý).

Bước 2: Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng - Bộ Y tế tiến hành

kiểm phiếu, lập Biên bản báo cáo Ban Cán sự Đảng và Bộ trưởng .

Bước 3: Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ xem xét kết quả lấy ý kiến tín

nhiệm, trao đổi kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) và cho ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín (theo Mẫu số 2A). Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải được đa số các thành viên Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ tín nhiệm.

Trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại theo quy định; Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thiện hồ sơ và dự thảo Quyết định trình Bộ trưởng ký ban hành. Những trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ có thông báo gửi đơn vị.

2. Đối với các chức danh viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm lại của Thủ trưởng đơn vị.

a) Trong thời gian khoảng 03 tháng đến thời điểm quyết định bổ nhiệm hết hiệu lực, Thủ trưởng đơn vị thông báo và yêu cầu viên chức làm bản tự nhận xét, đánh giá trong nhiệm kỳ giữ chức vụ;

b) Bản tự nhận xét, đánh giá phải được Cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng và tương đương tham gia ý kiến, ghi thành Biên bản gửi về Thủ trưởng đơn vị. Thủ trưởng đơn vị có ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;

c) Nếu Thủ trưởng đơn vị đồng ý bổ nhiệm lại, sẽ giao Trưởng phòng Tổ chức cán bộ thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm tương tự quy trình lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại theo các bước sau:

Bước 1: Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với khoa/phòng và

tương đương tổ chức họp lấy ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín (theo Mẫu số 2a’, 2b’) và thực hiện theo trình tự sau:

- Thông báo ý kiến của Thủ trưởng đơn vị về việc đồng ý bổ nhiệm lại; - Nhân sự trình bày bản tự nhận xét, đánh giá trong nhiệm kỳ giữ chức vụ và trả lời các ý kiến (nếu có ý kiến yêu cầu);

- Trao đổi và giải thích các ý kiến xung quanh vấn đề bổ nhiệm lại; - Phát Phiếu, hướng dẫn cách ghi và thu Phiếu;

- Đếm số Phiếu thu được, niêm phong và lập Biên bản với sự chứng kiến của các đại diện: Cấp uỷ và lãnh đạo khoa/phòng và tương đương (Phiếu niêm phong và Biên bản do Phòng Tổ chức cán bộ quản lý).

Bước 2: Đơn vị tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín của thành

viên Hội đồng khoa học của đơn vị (theo Mẫu 2B’), trừ các chức danh khối hành chính).

Bước 3: Đại diện Phòng Tổ chức cán bộ và Đảng ủy đơn vị tiến hành

kiểm phiếu, lập Biên bản báo cáo Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị.

d) Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị xem xét kết quả lấy ý kiến tín nhiệm, trao đổi kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) và cho ý kiến tín nhiệm bằng phiếu kín (theo Mẫu số 2A’). Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải được đa số các thành viên Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị tín nhiệm.

Trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại theo quy định; Phòng Tổ chức cán bộ yêu cầu viên chức hoàn thiện hồ sơ và dự thảo Quyết định trình Thủ trưởng đơn vị ký ban hành. Những trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại theo quy định, Phòng Tổ chức cán bộ có thông báo gửi khoa/phòng và tương đương.

Mục 5

Một phần của tài liệu DỰ THẢO THÔNG TƯ GÓP Ý KIẾN (TUẦN 23) (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w