giao an 2 ca nam

82 293 0
giao an 2 ca nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án: Mỹ Thuật 2 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 1: VẼ ĐẬM – VẼ NHẠT I MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Nhận biết 3 độ đậm nhạt cơ bản, Đậm, đậm vừa, nhạt. - Tạo ra những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. - Học sinh yêu thích vẽ tranh. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Tranh, ảnh bài vẽ có độ đậm, có độ nhạt. - Hình ảnh ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt. - Phấn màu. - Bộ đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 3. Bài mới. - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt đông 1: Quan sát nhận xét. *Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được các độ đậm nhạt. - Cho học sinh xem tranh và gợi ý cho học sinh nhân biết. H. Bức tranh này có màu gì? H. Bức tranh này có màu như thế nào? H. Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của hai bức tranh? - Trong bức tranh có rất nhiều màu nhưng độ đậm nhạt có thể thay đổi cơ bản như: + Đậm nhất. + Đậm vừa. + Độâ nhạt. - Ba độ đậm, nhạt thay đổi làm cho bài vẽ sinh động hơn, ngoài ra còn có nhiều độ khác nữa nhưng các độ ở trên là căn bản. Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt. - Học sinh xem một số tranh. - Màu dò, màu xanh, màu vàng… - Các bông hoa có màu sắc giống nhau.Nhưng độ đậm nhạt thì khác nhau. - Học sinh quan sát. - Xem tranh minh hoạ. GV: Bµng Thµnh Nam 1 Giáo án: Mỹ Thuật 2 *Mục tiêu: Giúp HS biết được cách vẽ đậm vẽ nhật trong những hình giống nhau. - Hướng dẫn lên bảng cách vẽ và gơị ý cho học sinh tìm hiểu. H. Ở hình 5 ta nhìn thấy hình gì? H. Một bông hoa gồm có mấy phần? đó la những phần nào? - Bông hoa có cánh hoa, nhụy hoa và lá. - Ta dùng 3 màu để tô từng bộ phận của bông hoa. + Bông thứ nhất ta tô màu đậm. + Bông thứ hai ta tô màu đậm vừa. + Bông thứ ba ta tô màu nhạt. - Theo 3 độ đậm, đậm vừa và nhạt. - Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, nét đan dày. - Vẽ nhạt: Đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa. Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS tô được độ đậm nhạt vào trong bài. - Đi đến từng bàn hướng dẫn HS thực hành. - Chọn 3 màu thích hơp để tô màu. - Hướng cho HS vẽ đúng sắc độ, đều màu. - Vẽ không để nhem bẩn ra ngoài. - Khuyến khích học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: Giúp HS chọn ra được bài tô đẹp. - Cho học sinh trưng bày bài và gợi ý cho các em nhận xét. H. Bạn chọn những màu nào? H. Em có nhận xét gì về cách tô màu của bạn? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? - Dựa trên bài của HS nhận xét thêm và chấm diểm. - Khen ngợi một số bài vẽ đẹp để khuyến khích HS. - Quan sát giáo viên vẽ bảng. - Ba bông hoa giống nhau. - Cấu tạo bởi ba phần: Lá, nhị, hoa. - Học sinh quan sát, giáo viên thị phạm bằng phấn màu. - Tô màu vào hình có sẵn ở trong vở. - Tìm màu thích hợp để vẽ. - Nhận xét bài. - Màu vàng, màu đỏ, màu xanh,… - Màu tô đều có các độ dậm nhạt khác nhau. - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. GV: Bµng Thµnh Nam 2 Giáo án: Mỹ Thuật 2 - Nhận xét tiết học hôm nay. - Học sinh nghe. * Dặn dò: - Quan sát các tranh và tìm ra độ đậm nhạt trong tranh. - Sưu tầm tranh thiếu nhi, Chuẩn bị cho bài học sau. *Rót kinh nghiÖm: - - - - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 2: XEM TRANH THIẾU NHI I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Nhận biết được vẽ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh, mảng chính, mảng phụ và cách vẽ màu. - Hiểu được tình cảm bạn bè, biết thường thúc và trân trọng cái đẹp. II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Tranh in ở bội đồ dùng dạy học. - Tranh in sao bản chính của học sinh Quốc tế và của học sinh Việt Nam. - Tranh ảnh trong bộ đồ dùng dạy học. 2.Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi. - Vở tập vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra đồ dùng học tập cua học sinh. - Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước. H. Có mấy độ đậm nhạt? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. GV: Bµng Thµnh Nam 3 Giáo án: Mỹ Thuật 2 - Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Xem tranh. *Mục tiêu: Giúp HS nhận biết một số tranh đep của thiếu nhi, biết cái đẹp của màu sắc, bố cụ và hình ảnh chính phụ. - Giáo viên cho học sinh xem tranh, giới thiêu tranh Đôi bạn tranh sáp màu và bút dạ của bạn Phương Liên và gợi ý cho học sinh tìm hiểu. H. Trong tranh vẽ những gì? H. Hai bạn trong tranh đang làm gì? H. Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh? H. Màu nào chiếm phần lớn trong tranh? H. Trong tranh này những hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? H. Em có thích bức tranh này không? Vì sao? - Giáo viên hệ thống lại nội dung và cũng cố thên ý kiến của học sinh. + Tranh vẽ đôi bạn của bạn Phương Liên, cảnh chính nằm giữa cảnh phụ xung quanh như : cỏ, bướm, hoa, gà, + Cảnh chính hai bạn đang đọc sách. + Màu thì có màu đậm và màu nhạt, có sáng, tối. + Đây là một bức tranh đẹp cả về nội dung lẫn màu sắc. - Giáo viên vừa giảng vừa chỉ lên bài cho học sinh thấy. - Bức tranh thứ hai Hai bạn của Han Sen và Gơ-Ri-Ten tranh được vẽ bằng màu bột của thiếu nhi Cộng hoà Liên Bang Đức. H. Trong tranh này bạn vẽ cảnh gì? H. Những cảnh vật xung quanh là cảnh nào? H. Hình ảnh nào là chính? H. Hình ảnh nào là phụ? - Học sinh tìm hiểu tranh thiếu nhi Việt Nam và tranh thiếu nhi Quốc tế. - Tranh vẽ hình ảnh đôi bạn đang học bài trong vườn. - Hai ban đang đọc sách. - Màu được sử dụng trong tranh như màu vàng, màu xanh lá cây, màu hồng nhạt, màu tím, - Màu vàng là màu chiếm phần lớn ở trong tranh. - Hình hai bạn học bài là chính còn hình xung quanh là hình phụ. - Học sinh nêu cảm nhận riêng. - Học sinh nghe giảng. - Học hinh quan sát và nghe giảng. - Tìm hiểu bức tranh thứ hai. - Tranh vẽ cảnh hai bạn đang cầm tay nhau đi trên đường phố. - Cảnh con đường, hàng cây, hàng quán. - Hình ảnh hai bạn cầm tay nhau là chính trong tranh. - Cảnh phụ là con đường, góc phố và GV: Bµng Thµnh Nam 4 Giáo án: Mỹ Thuật 2 H. Trong tranh có những màu nào? H. Màu nào chiếm phần lớn trong tranh? H. Em có thích bức tranh này không? Vì sao? - Giáo viên dựa vào câu trả lời của học sinh để cũng cố thêm: + Đây là bức tranh hai bạn đi chơi với nhau trên đường, cảnh hai bạn là chính, còn cảnh vật xung quanh là phụ. + Cảnh vật sinh động, màu sắc tươi sáng, bố cục chặt chẻ hình ảnh chính nổi bật trong tranh. + Hình ảnh phụ sinh động. + Màu sắc tươi sáng, có màu đậm và màu nhạt. H. Trong hai bức tranh này có điểm gì giống nhau? H. Còn điểm gì khác nhau giữa hai tranh của các bạn? H. Qua xem tranh của các bạn em đã học hỏi được những gì? H. trong hai bức tranh này em thích bức tranh nào? Vì sao? Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: GV khuến khích những học sinh tích cự để các em tự tin khi đứng trước đám đông, động viên thêm nhưng học sinh con rụt rè lần sau cố gắng hơn. - Giáo viên nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi một số học sinh tích cực phát biểu bài. - nhận xét tiết học hôm nay. cảnh những hàng cây. - Tranh được sử dụng màu vàng, màu đỏ, màu tím, - Màu nâu chiếm phần lớn trong tranh. - Học sinh trả lời theo cảm nhận riêng. - Học sinh nghe giảng. - Giống nhau đều vẽ về đôi bạn. - Hình ảnh hai bạn ở hai tranh khác nhau về địa điểm, hình chính và hình phụ,khác nhau về màu sắc, - Tình đoàn kết giữa bạn bè, hình ảnh, bố cục, màu sắc trong tranh. - Học sinh chọn theo cảm nhận riêng. - Học sinh nghe giảng. * Dặn dò: - Quan sát lá cây. - Chuẩn bị lá cho tuần học sau. *Rót kinh nghiÖm: - - - - GV: Bµng Thµnh Nam 5 Giáo án: Mỹ Thuật 2 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 3: VẼ LÁ CÂY I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nhận biết. - Hình dáng đặc điểm màu sắc, cấu trúc khác nhau. - Vẽ được cây đơn giản. - Biết yêu quý thiên nhiên. II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Một vài mẫu loại lá cây khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ lá. - Bài vẽ lá của học sinh lớp trước. 2.Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập cua học sinh. - Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.Ghi đề bài. - Cho học sinh nhớ lại các lá cây. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. *Mục tiêu: Giúp HS nhận biết hình dáng đặc điểm màu sắc, cấu trúc khác nhau của lá cây. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số lá cây và gợi ý cho học sinh tím hiểu. - Các loại lá cây đều có hình dáng và đặc điểm khác nhau. H. Những lá này là lá gì? H.Lá này có đặc điểm như thế nào? H. Lá thường có màu gì? - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Lá xoài, lá ổi, lá cam, - Lá xoài hình hơi dài, lá ổi hơi tròn, - Màu xanh. GV: Bµng Thµnh Nam 6 Giáo án: Mỹ Thuật 2 H. Em hãy kể tên một số lá mà em biết? Chúng có hình dáng như thế nào? - Mỗi cây đều có mỗi lá khác nhau như: Lá hoa hồng có màu xanh, thân lá hơi tròn lá có gai lá xung quanh, Lá bưởi có màu xanh, thân lá trên to, giữa lá có eo, Hoạt động 2: Cách vẽ. *Mục tiêu: Giúp HS hiểu cách vẽ lá cây một cách đơn giản. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số lá cây mà học sinh chuẩn bị để quan sát. - Giáo viên vẽ bảng. - Tìm hình dáng chung của lá và phác khung hình chung cho lá. - Vẽ hình không to quá, hay nhỏ quá so với phần giấy. - Tìm những nét chi tiết cho giống với hình mẫu. - Tìm màu phù hợp, màu tươi sáng. Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ hoàn chỉnh Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS vẽ được lá cây đơn giản và tô màu theo ý thích. - Giáo viên cho học sinh chọn mẫu đã chuẫn bị và vẽ vào vở. - Tìm hình chung cho mẫu, hình vừa với phần giấy. - Tìm hình chi tiết cho giống mẫu. - Vẽ màu tươi sáng rõ nội dung, có đậm và có nhạt, màu tươi sáng. - Vừa quan sát vừa vẽ hình cho giống mẫu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: Giúp HS nhận xét được một số bài theo cảm nhận riêng. - Giáo viên lấy một số bài của học sinh nhận xét. H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn? H. Bố cục trong tranh của bạn như thế nào? H. Màu của bạn vẽ như thế nào? H. Trong các bài này em thích bài nào? - Giáo viên dựa trên bài của bạn nhận xét thêm và chấm điểm. - Khen ngợi một số học sinh có bài vẽ đẹp. - Nhận xét chung tiết học hôm nay. - Lá hoa hồng thân tròn, có gai, có màu xanh, - Học sinh nghe. - Học sinmh tìm hiểu cách vẽ. - Học sinh tìm hiể cách vẽ. - Tìm hình. - Tìm hình cân đối. - Vẽ bài vào vở. - Tìm hình cân đối trong giấy. - Tìm màu. - Học sinh nhận xét bài. - Hình vẽ cân đối. - Bố cục đẹp. - Màu sắc tươi sáng. - Chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe giảng. GV: Bµng Thµnh Nam 7 Giáo án: Mỹ Thuật 2 * Dặn dò: - Quan sát thêm về các loài cây khác nhau ở nhà. - Quan sát vườn hoa. Xem bài học sau. *Rót kinh nghiÖm: - - - - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 4: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết một số loại cây trong vườn. - Học sinh vẽ được tranh đề tài vườn cây và vẽ màu theo ý thích. - Học sinh thêm yêu mến thiên nhiên, biết bảo vệ và chăm sóc cây. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh, ảnh về các loại cây. - Tranh trong bộ đddh. - Tranh của các học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu, tẩy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Bài cũ. - Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Kiểm tra một số bài vẽ của học sinh tuần trước chưa xong. H. Tuần trước chúng ta học bài gì? H. Em hãy kể tên một số loài cây mà em được biết? H. Nêu một số đặc đểm riêng của lá cây mà em được biết? 3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. *Mục tiêu: Giúp HS biết một số loại cây GV: Bµng Thµnh Nam 8 Giáo án: Mỹ Thuật 2 trong vườn và các em có thể tự nêu tên các cây đó. - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu. H. Trong tranh này có những cây gì? H. Màu của các cây này có giống nhau không? H. Em hãy nêu những đểm khác và những đểm giống nhau của các cây? H. Ngoài những cây này ra em còn thấy những cây nào khác nữa? - Giáo vên gợi ý cho học sinh nhớ lạ một số cây: - Vườn cây cũng có thể có nhiều loài cây cũng có thể có một loài cây vườn cây bưởi, vườn cây xoài, vườn cây mít, - Có loài cây lấy gỗ, có cây ăn quả, cây trồng để lấy mũ, - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh để học sinh dễ dàng nhận ra và hình dung được các cây. - Giáo viên phân tích dựa các hình ảnh trên tranh. Hoạt động 2: Cách vẽ. *Mục tiêu: Giúp HS hiể được cáh vẽ một vườn cây. - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh nhớ lại. H. Cây xoài hình dáng chung của nó ra sao, cây có đặc đểm gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ trên bảng. - Tìm hình ảnh lớn, rõ, nổi bật và chi tiết như cây trước, cây sau, cây lớn, cây nhỏ, - Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động như: Vẽ các con gà, con chim, hay hình ảnh người đang đi trong vườn cây, - Tìm màu theo ý thích, có màu nóng, màu lạnh, màu sắc phù hợp nội dung. - Giáo viên hướng dẫn xong cho học sinh xem một số hình ảnh sinh động có màu sắc đẹp, bố cục cân đối và một bài vẽ chưa đẹp cho học sinh so sánh. Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS vẽ được hình và tô màu theo ý thích. - Giáo vên cho học nhớ lại và tìm hình vẽ - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Cây xoài, cây ổi, cây cam, - Màu sắc của các cây không giống nhau. - Giống nhau về những tán lá, khác nhau về các đặc điểm, - Cây lấy nhựa như cây thông, cây cao su, - Học sinh nghe. - Học sinh quan sát mẫu trên bàn. - Học sinh chú ý. - Học sinh tìm hiểu cách vẽ. - Cây có tán lớn, thân vừa và có nhiều nhánh, - Học sinh quan sát. - Tìm hình ảnh chính. - Tìm hình ảnh phụ. - Chọn màu. - Học sinh xem tranh. GV: Bµng Thµnh Nam 9 Giáo án: Mỹ Thuật 2 vào vở. - Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ cân đối hợp lý. - Tìm hình ảnh phụ cho tranh thêm phần sinh động. - Tìm màu sắc tươi sáng, có màu đậm màu nhạt. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm bài. - Gợi ý cho học sinh yếu tìm được hình cân đối. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được bài đẹp và chưa đẹp. - Giáo viên cho học sinh chọn bài, học sinh nhận xét. H. Bạn vẽ hình đã cân đối trong giấy chưa? H. Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh của bạn? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? - Giáo viên dựa vào bài của học sinh nhận xét thêm và xếp loại bài cho học sinh. - Nhận xét chung tiết học. - Học sinh vẽ bài vào vở. - Hình ảnh chính. - tìm hình trong vở. - Tìm màu. - Học sinh nhận xét bài. - Hình trong tranh cân đối. - Màu tươi sáng rõ nội dung. - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe. * Dặn dò. - Về nhà chúng ta chú ý chăm sóc và bỏa vệ cây xanh. - Quan sát con vật, vật nuôi trong gia đình. Xem bài học sau. *Rót kinh nghiÖm: - - - - GV: Bµng Thµnh Nam 10 [...]... vẽ màu trong tranh - Học sinh yêu mến anh bộ đội II CHUẨN BỊ: 1 Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh của các hoạ sĩ về nhiều đề tài khác nhau - Tranh của thiếu nhi - tranh vẽ về chú bộ đội 2 Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau - Tranh vẽ của các hoa sĩ nếu có III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 18 GV: Bµng Thµnh Nam Giáo án: Mỹ Thuật 2 1 Ổn định lớp - Cho học sinh hát 2 Bài cũ - Giáo... tiếp xúc với tranh của hoạ sĩ Học tập cách sắp xếp hình và cách vẽ màu trong tranh - Giáo viên giới thiệu một vài bức tranh cho - Học sinh tìm hiểu nội dung học sinh chú ý, học sinh tìm hiểu H.Em hãy nêu tên tác phẩm, tên hoạ sĩ này? - Tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ H Tranh vẽ mấy người? tốt - Tranh vẽ chú bộ đội và hai em H Anh bô đội và hai em bé đang làm gì? nhỏ - Anh bộ đội đang ngồi gãy đàn... bức tranh - Học sinh tìm hiểu tranh thảo luận đẹp nói lên tình cảm thắm thiết giữa anh bộ theo nhóm 19 GV: Bµng Thµnh Nam Giáo án: Mỹ Thuật 2 đội và thiếu nhi - Trong bức tranh này còn có hình ảnh cô thôn nữ đang hóng tóc và vừa nghe tiếng đàn bầu của anh bộ đội Hình ảnh này tăng thêm phần lôi cuối hơn và không khí thêm phần ấm áp hơn, ngoài ra chúng ta còn thấy trên tường có một bức tranh dân gian Gà... em bé đang làm gì? nhỏ - Anh bộ đội đang ngồi gãy đàn còn hai em nhỏ đang nghe chú bộ đội H Tác giả đã dùng màu nào để vẽ tranh? đánh đàn H Màu nào chiếm phần lớn trong tranh? - Màu xanh, màu vàng, màu đỏ, - Màu xanh chiếm phần lớn trong - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh tranh H Em có nhận xét gì về cách vẽ màu trên? H Tranh này được vẽ bằng chất liệu gì? - Màu vẽ đẹp, tươi sáng, - Giáo viên... ở làng cố đô, huyện Ba - Học sinh tìm hiểu nội dung Vì, Hà Tây - Ngoài tranh này ra ông còn vẽ rất nhiều tranh đẹp và nổi tiếng như tranh Em nào - Học sinh nghe, giáo viên giới thiệu cũng được học, tranh Ơ! Bố, sơ lược về hoạ sĩ - Tranh này ông vẽ về đề tài bội đội, hình ảnh chính là anh bội đội đang ngồi gãy đàn, trước mặt anh là hai em bé, một em quỳ trên chỏng, một em nằm trên chõng, tay chống... mái làm cho tranh thêm phần chặt chẽ hơn, làm cho nội dung phong phú hơn - Giáo viên có cho học sinh xem một số tranh khác của các hoạ sĩ khác nhau để học sinh nhận xét như nhận xét tranh này - Giáo viên gợi ý và cho học sinh xem một số tranh khác nhau H Các hình ảnh chính trong bức tranh? H Tromg tranh có những màu sắc nào? H Bạn dùng chất liệu gì để vẽ tranh? H Em có nhận xét gì về bức tranh này? -... xanh, màu hồng, - Màu vàng đất - Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng - Học sinh nhận xét tranh khác nhau như ở trên - Học sinh chọn tranh mình thích - Học sinh nghe * Dặn dò - Sưu tầm và tập quan sát tranh ở nhà - Quan sát cái mũ Xem bài học sau *Rót kinh nghiÖm: - 20 GV: Bµng Thµnh Nam Giáo án: Mỹ Thuật 2 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 9: VẼ THEO MẪU VẼ CÁI MŨ I.MỤC TIÊU... VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG I.MỤC TIÊU 23 GV: Bµng Thµnh Nam Giáo án: Mỹ Thuật 2 - Học sinh tập quan sát nhận xét đặc điểm khuôn mặt người - Học sinh làm quen với cách vẽ chân dung - Học sinh vẽ được một bức chân dung theo ý thích II CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Chuẩn bị tranh, ảnh chân dung theo ý thích - Một số bài vẽ chân dung khác nhau - Hình minh hoạ cách vẽ - Bài vẽ của học sinh lớp trước 2 Học... điểm ra sao? - Giáo viên cho học sinh quan sát một số 24 GV: Bµng Thµnh Nam Giáo án: Mỹ Thuật 2 trang vẽ chân dung có hình dáng và màu sắc đẹp để học sinh quan sát và tìm ra các đặc điểm - Giáo viên nêu tóm tắt: Vẽ chân dung, vẽ khuôn mặt người là chính, có thể vẽ một phần thân, vẽ bán thân hay vẽ toàn thân - Tranh nhằm miêu tả người được vẽ, khuôn mặt hình trái xoan, khuôn mặt hơi tròn, Những phần chính... là hình trang trí nào? HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Học sinh qua sát - Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung - Diễn ra ban ngày, cả ban đêm, - Học sinh quan sát - Cảnh diễn ra ban đên - Trời ráng và không khí nhộn nhịp, sôi nổi, - Có nhiều màu sắc của ánh đèn khác nhau, - Hình ảnh tết trung thu, ngày nô en, tết âm lịch, - Cảnh chọi gà, cảnh đua thuyền, - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh - Cảnh . này? H. Tranh vẽ mấy người? H. Anh bô đội và hai em bé đang làm gì? H. Tác giả đã dùng màu nào để vẽ tranh? H. Màu nào chiếm phần lớn trong tranh? - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh. H. Em. học sinh xem tranh, giới thiêu tranh Đôi bạn tranh sáp màu và bút dạ của bạn Phương Liên và gợi ý cho học sinh tìm hiểu. H. Trong tranh vẽ những gì? H. Hai bạn trong tranh đang làm gì? H Bang Đức. H. Trong tranh này bạn vẽ cảnh gì? H. Những cảnh vật xung quanh là cảnh nào? H. Hình ảnh nào là chính? H. Hình ảnh nào là phụ? - Học sinh tìm hiểu tranh thiếu nhi Việt Nam và tranh

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:00

Mục lục

  • Ngày soạn:

    • HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

    • HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH

    • * Dặn dò:

    • - Sưu tầm tranh thiếu nhi, Chuẩn bị cho bài học sau.

    • ---------------------------------------------------------------

    • Ngày soạn:

    • Ngày dạy:

      • VẼ CÁI MŨ

      • Ngày soạn:

      • Ngày dạy

        • ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG

        • Ngày soạn:

        • Ngày dạy:

          • VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU

          • Ngày soạn:

          • Ngày dạy

            • Bài 12:VẼ THEO MẪU

            • VẼ CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ LỄ HỘI

            • -----------------------------------------------------------

            • Ngày soạn:

            • Ngày soạn:

            • Ngày dạy:

              • VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN

              • Ngày soạn:

              • Ngày dạy

                • VẼ CÁI TÚI XÁCH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan