1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số

104 2,2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Dạy Học Môn Tiếng Việt Tại Các Trường Tiểu Học Vùng Dân Tộc Thiểu Số
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục tiểu học
Thể loại Luận văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 758,5 KB

Nội dung

Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử nhân loại, giáo dục đã không ngừng phát triển và là động lực

để phát triển kinh tế xã hội; giáo dục đã phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điềuchỉnh quy mô, thích ứng nhanh với những yêu cầu của biến đổi nguồn nhân lực.Ngược lại, sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, của khoa học kỹ thuật cũng đã tácđộng trở lại để phát triển giáo dục Hiện nay, các nước phát triển, cũng như cácnước đang phát triển đều quan tâm cải cách giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu hộinhập hoá, quốc tế hoá Đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với các quốc giađang phát triển (trong đó có Việt nam) Một mặt nó tạo ra cơ hội cho giáo dục pháttriển do nhu cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ ngày càng tăng Mặt khác, kinh tế đòihỏi giáo dục đáp ứng nhu cầu trước mắt và đón đầu, định hướng đúng cho tương lai

Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêuphấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiệnđại hoá Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, tại Đại hội lần thứ VII,

Đảng ta đã khẳng định “ Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, chủ trương đó được tiếp tục nhấn mạnh trong những Nghị quyết Đại hội

Đảng của các nhiệm kỳ tiếp theo, và cho đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ X và lần thứ XI đều khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đểphát triển kinh tế- xã hội của đất nước là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế trithức Như vậy, nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiệnđại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước ta là con người, là nguồn nhân lực ViệtNam được phát triển cả về số lượng và chất lượng

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, quản lý giáo dục chính là khâu thenchốt, có vai trò đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được diễn ra chủ yếu ở các đơn vị nhà trường.Hoạt động chủ yếu trong các nhà trường là hoạt động dạy học, hoạt động dạy học

Trang 2

cùng với hoạt động giáo dục tạo nên quá trình sư phạm tổng thể của nhà trường Do

đó, quản lý hoạt động dạy học là khâu then chốt trong quá trình quản lý giáo dục

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có ý nghĩa vô cùng

quan trọng Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, nền tảng của giáo dục phổ thông,đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người,đặt nền móng vững chắc cho GDPT và cho toàn bộ hệ thống GDQD Vì vậy, giáo

dục tiểu học phải đảm bảo chất lượng như mục tiêu GDTH đề ra: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản…” [32]

Trong giáo dục tiểu học, Toán và Tiếng Việt là hai bộ môn công cụ cơ bản.Nhưng, nếu như Toán là một môn học đòi hỏi sự chính xác, rõ ràng, cụ thể với từngcông thức, phép tính, thì Tiếng Việt lại còn đòi hỏi thêm về sự tìm tòi, chau chuốtngôn ngữ, vốn liếng từ vựng và khả năng cảm thụ ngôn ngữ văn học của cả giáoviên và học sinh Tiếng Việt ta giàu và đẹp, đa dạng, rất phong phú nhưng cũng rấtphức tạp Vì vậy, không chỉ học sinh, mà cả trong một bộ phận giáo viên vẫn còntồn tại tâm lý ngại học tập, tìm tòi, đào sâu Tiếng Việt Một bộ phận cán bộ quản lýcấp cơ sở chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinhhọc tập, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Việt

Bảo Yên là một huyện của tỉnh Lào Cai- một tỉnh miền núi biên giới phíaphía bắc của Tổ quốc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,2% dân số củahuyện Điều kiện kinh tế của đồng bào DTTS nơi đây còn rất thấp, nhiều người dânthường xuyên phải đối mặt với cái đói, cái rét, với hậu quả của thiên tai…nên khó

có thể quan tâm nhiều đến việc học hành của con em mình Do đó, điều kiện họctập của trẻ em vùng DTTS còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Điều này đã gây thêmnhiều khó khăn, thách thức cho công tác phát triển giáo dục tại địa phương Hơnthế nữa, đối với vùng đồng bào DTTS, học sinh tiểu học giao tiếp hàng ngày bằngngôn ngữ riêng của dân tộc mình Khi đến trường, các em được giảng dạy bằngtiếng Việt, trong khi vốn tiếng Việt của các em hết sức ít ỏi, thậm chí có em chưa

Trang 3

nhiều khái niệm, từ ngữ … còn khá xa lạ, phức tạp Trong khi đó, hầu hết giáo viênlại không am hiểu về ngôn ngữ riêng của học sinh DTTS Do vậy, việc tăng cườngtiếng Việt cho học sinh DTTS vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu cấp thiết đặt ra chogiáo dục miền núi nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS đồng nghĩa với việcđảm bảo cho các em một điều kiện tiên quyết để có thể nắm bắt, tiếp thu các mônhọc khác đạt hiệu quả cao nhất, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàndiện Tuy nhiên, thực tế công tác dạy học và quản lý dạy học bộ môn Tiếng Việt,đặc biệt là Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai mặc dù

đã được quan tâm và đã đạt được một số kết quả, nhưng còn có nhiều hạn chế, hiệuquả chưa thực sự cao

Từ các lý do trên, vấn đề “ Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo yên, tỉnh lào Cai” được chọn

làm đề tài nghiên cứu của luận văn này để góp phần thực hiện tốt hơn công tác pháttriển giáo dục miền núi, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS, thúc đẩy sự phát triểnkinh tế- xã hội của địa phương

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lýdạy học môn Tiếng Việt nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh các trường tiểuhọc vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý dạy học tại các trường tiểu học vùng

DTTS

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường

tiểu học vùng DTTS

Trang 4

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1 Nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại

các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai của Phòng GD&ĐThuyện Bảo Yên

4.2 Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại 17 trường tiểu học

thuộc 9 xã vùng DTTS của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

4.3 Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thuộc 17

trường tiểu học vùng DTTS của huyện Bảo yên, tỉnh Lào Cai

5 Giả thuyết khoa học

Việc quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTSthuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tuy đã được quan tâm và có những kết quả nhấtđịnh nhưng vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu đặt ra của mục tiêu tăng cường tiếngViệt cho học sinh tiểu học vùng DTTS Nếu có những biện pháp quản lý mới nhằmtăng cường tính đồng bộ của các chức năng quản lý, đáp ứng yêu cầu của đổi mớiphương pháp dạy học môn Tiếng Việt thì sẽ tăng cường được tiếng Việt cho họcsinh các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo yên, tỉnh Lào Cai

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Tiếng Việt nhằm tăngcường tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn TiếngViệt tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt nhằm tăngcường tiếng Việt cho học sinh các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnhLào Cai; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

7 Các phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin khoa học, cáctài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, quản

lý dạy học với đối tượng học sinh DTTS Ở đề tài này sử dụng các phương pháp chủ

Trang 5

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhằm phân tích và tổng hợp các tàiliệu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: Nhằm sắp xếp các tài liệukhoa học, văn bản chỉ đạo thành hệ thống lý luận logic chặt chẽ theo từng mặt, từngđơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp này nhằm điều tra thực trạng công tác quản lý dạy họcmôn Tiếng Việt tại các trường vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai Đề tài sửdụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp phỏng vấn: Trưng cầu ý kiến của các nhà quản lý về các biệnpháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt vùng DTTS

- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp công tác quản lý dạy học mônTiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Đề tài sử dụng các công thức thống kê toán học (các công thức thống kê toánhọc như: trị số chi bình phương, trung bình cộng, hệ số tương quan ) để xử lý sốliệu thu được, để định lượng kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các kết luận khoa học

8 Những đóng góp mới của đề tài

Phát hiện thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh DTTShuyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng cườngTiếng Việt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học vùng DTTS tại địaphương

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nâng cao chất lượng giáo dục từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâmkhông chỉ của Việt Nam mà của tất cả các nước trên thế giới, nhằm đào tạo nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia Để nâng caochất lượng giáo dục, vai trò quản lý giáo dục là hết sức quan trọng, đây là vấn đềluôn được các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước quan tâm

Trong lịch sử giáo dục, ở mỗi thời kỳ phát triển, dưới những góc độ khácnhau, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra các biện pháp, giải pháp quản lýhữu hiệu để xây dựng được nền giáo dục có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triểncủa mỗi quốc gia và của thời đại

Trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cácnhà khoa học giáo dục Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lýluận quản lý giáo dục và quản lý dạy học trong nhà trường Các tác giả tiêu biểunhư: Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, NguyễnNgọc Quang, Trần Kiểm, Phạm Viết Vượng

Về mặt phương pháp dạy học Tiếng Việt, có một số tài liệu, tác giả đề cậpđến như:

- Một số vấn đề cơ bản của chương trình giáo dục tiểu học mới- Đỗ ĐìnhHoan [17]

- Tài liệu tham khảo cho giáo viên và CBQL giáo dục tiểu học về dạy học vàphát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán, Tiếng Việt- Bộ GD&ĐT [5]

- Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt- Lê Phương Nga, Đỗ XuânThảo, Lê Hữu Tỉnh [25]

Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ đề cập đến đặc trưng bộ môn Tiếng Việthoặc phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung

Trang 7

Ngoài ra, cũng có một số luận văn thạc sỹ đề cập đến phương diện quản lýcấp cơ sở giáo dục quận, huyện như:

- Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Việtbậc tiểu học ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh – Trần Thị Sáu (2006)

- Biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu học của Phònggiáo dục quận 11 thành phố Hồ Chí Minh- Nguyễn Thanh Tịnh (2006)

- Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiểu học của phòng GD&ĐT quậnHồng Bàng, thành phố Hải Phòng- Đặng Minh Hằng (2009)

Song, các đề tài trên chỉ đề cập đến mặt lý luận cũng như thực tiễn của vấn

đề dạy học chương trình tiểu học hoặc phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung

Như vậy, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt là cơ sở để nâng caochất lượng giáo dục tiểu học của vùng DTTS, tuy nhiên, các nghiên cứu mà chúngtôi được biết về quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS hầunhư không có, nhất là tại địa bàn một tỉnh miền núi biên giới như ở Lào Cai Nhưngnhững công trình nghiên cứu được đề cập ở trên là những tư liệu cần thiết trong quátrình nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài này

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một hiện tượng xã hội, nó xuất hiện rất sớm, ngay từ khi conngười bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thểđạt được với tư cách là những cá thể đơn lẻ, đòi hỏi phải có tổ chức, phải có sự phâncông và hợp tác trong lao động Nó là một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ

lực cá nhân hướng tới những mục tiêu Các Mác đã viết: “ Bất cứ một lao động xã hội nào hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần một chừng mực nhất định của sự quản lý Quản lý xác nhập sự tương hợp giữa các công viêc cá thể nhằm hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động các bộ phận riêng rẽ của nó”.[22]

Trang 8

Như vậy, bản chất của quản lý lao động là một loại lao động để điều khiển lao động Xã hội càng phát triển, các loại hình lao động càng phong phú, phức tạp

thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý, theo nhữngcách tiếp cận khác nhau Từ đó dẫn đến sự phong phú về các quan niệm quản lý.Sau đây là một số khái niệm của các tác giả trong nước và nước ngoài:

+Theo tác giả H.Koonts (Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất” [22]

+ Theo tác giả Fayon (Pháp): “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [13]

+ Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [31]

+ Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là môt quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [27]

+ Tác giả Trần Kiểm khẳng định: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”.

[21]

Như vậy, tựu chung lại: Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích.

Từ những các khái niệm về quản lý có thể rút ra một số dấu hiệu bản chấtcủa quản lý như sau:

Trang 9

- Quản lý là hoạt động bao trùm mọi mặt đời sống xã hội loài người, nó cóvai trò điều khiển quá trình lao động và là phạm trù tồn tại khách quan, là tất yếucủa lịch sử.

- Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhómngười, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một nhà nước Lao động quản

lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tốn tại, vận hành và pháttriển

1.2.1.2 Chức năng quản lý

Quản lý một thuộc tính gắn liền với xã hội nên có hai chức năng cơ bản: duytrì và phát triển Để đảm bảo thực hiện được hai chức năng này, hoạt động quản lýbao gồm bốn chức năng cụ thể:

- Lập kế hoạch;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch;

- Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

Các chức năng này vừa mang tính độc lập tương đối, vừa liên quan mật thiếtvới nhau, tạo thành một chu trình quản lý:

Sơ đồ 1.1: Quan hệ của các chức năng quản lý:

1.2.1.3 Các yếu tố của quản lý

Quản lý bao giờ cũng tồn tại với 3 yếu tố:

- Chủ thể quản lý: là con người hoặc tổ chức do con người tạo nên, có

nhiệm vụ sử dụng các công cụ và phương pháp, đề ra biện pháp quản lý, thực hiệnmục tiêu quản lý

Lập K.H

Kiểm tra

Điều hành

T.chức TH

Trang 10

- Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): Là cái mà chủ thể quản lý tác

động vào (tập thể người, nhóm người ) để thực hiện mục tiêu quản lý Ngoài ra, đốitượng quản lý còn có thể là các vật thể không phải là con người có sẵn trong tựnhiên hoặc do con mgười sáng tạo ra (cây trồng, vật nuôi, nhà xưởng, máy móc )

- Mục tiêu quản lý: Chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể QL, là căn

cứ để chủ thể QL tạo ra các tác động QL Mục tiêu QL do chủ thể quản lý đặt rahoặc yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội mà hình thành Mục tiêu có thể địnhlượng, nhưng cũng có lúc nó mang tính định tính theo chuẩn mực nào đó

Mục tiêu của QL là tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi thành viên cóthể hoàn thành được mục đích, nhiệm vụ của mình, của nhóm với các giới hạn vềthời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất

Các yếu tố của quản lý có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và đều nằmtrong một môi trường kinh tế xã hội bao gồm mặt bằng dân trí, giáo dục, tâm lý xãhội, phong tục tập quán, văn hoá, luật pháp, các tác động quốc tế Môi trường này

là nguồn thông tin và cũng là cái quyết định trình độ hiệu quả của quản lý Ta có thểnghiên cứu quá trình hoạt động quản lý thông qua sơ đồ:

Sơ đồ 1.2: Quá trình hoạt động quản lý

Chủ thể

QL

Công cụ QL

Phương pháp QL

Đối tượng QL

Mục tiêu QL

MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ

Trang 11

- Biện pháp tâm lý: Là biện pháp tác động vào nhận thức con người, làm cho

con người nhận thức đúng nhiệm vụ, tự nguyện thực hiện yêu cầu của nhà quản lý,

từ đó có thái độ và hành vi phù hợp

Đặc điểm của biện pháp này là dựa vào các quy luật tâm lý- xã hội để bồidưỡng tình cảm, xây dựng lòng tin, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm trước tậpthể, trước uy tín của tổ chức Nên dùng người có uy tín để thuyết phục đối tượng,quá trình thuyết phục phải tôn trọng danh dự và nhân cách người nghe Điều rấtquan trọng là phải lấy sự thay đổi hành vi cụ thể làm thước đo sự thay đổi nhận thức

và phải kiên trì thuyết phục trước khi áp dụng biện pháp khác Ngày nay, vai trò củabiện pháp giáo dục, thuyết phục càng được coi trọng

- Biện pháp kinh tế: Là biện pháp tác động đến đối tượng quản lý thông qua

các lợi ích kinh tế Mà cơ sở của nó là các quy luật kinh tế

Đặc trưng của biện pháp này là kích thích đối tượng quản lý phấn khởi, chủđộng, sáng tạo hành động, thực hiện nhiệm vụ để đạt những lợi ích kinh tế nhấtđịnh Đây là biện pháp hiện đại, tiên tiến, đạt hiệu quả cao trong quản lý vì nó pháthuy cao độ tính chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo của đối tượng quản lý,hướng đến năng suất lao động tối đa Biện pháp này không phụ thuộc nhiều vào các

Trang 12

quan hệ tổ chức và hành chính, vì vậy cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đềucảm thấy chủ động, thoải mái hơn, giảm bớt hoạt động có tính chất sự vụ của nhàquản lý.

Thực hiện biện pháp kinh tế đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức và kinhnghiệm sâu rộng để có thể định hướng hành động cho đối tượng quản lý bằng cácnhiệm vụ, kế hoạch, hợp đồng với những chỉ tiêu số lượng, chất lượng rõ ràng,với những định mức cụ thể, chế độ thưởng phạt nghiêm minh, đảm bảo kỷ cương,theo pháp luật trong mọi trường hợp

- Biện pháp hành chính- tổ chức: Là biện pháp tác động đến đối tượng quản

lý trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính trong hệ thống quản lý donhà nước đặt ra Đó là các mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, giữa bộ phận và tậpthể Bất kỳ một bộ máy quản lý nào cũng được quy định tính chất các mối quan hệđó

Đặc trưng của biện pháp này là sự cưỡng bức đơn phương của chủ thể quản

lý đến đối tượng quản lý V.I.Lênin đã dạy rằng “ Dùng mệnh lệnh hành chính để giải quyết vấn đề trong thời đại chuyên chính vô sản là tuyệt đối cần thiết” [24]

Trong thực tế quản lý, muốn đạt hiệu quả cao, chủ thể quản lý phải vận dụngtổng hợp các biện pháp trên vì mỗi biện pháp quản lý đều có những mặt mạnh, mặtyếu riêng Nhà quản lý phải biết sử dụng một cách hài hoà giữa các biện pháp đểphát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của từng biện pháp, tạo nên sức mạnh tổnghợp, mang lại hiệu quả thiết thực trong từng tình huống quản lý cụ thể

Tóm lại, biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụthể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Hay nói cách khác, biệnpháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đốitượng cụ thể và tình huống cụ thể

1.2.2 Quản lý giáo dục

1.2.2.1 Khái niệm

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội Đây là một hoạtđộng chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch

Trang 13

hội Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các

cơ sở, tạo nên một hệ thống các cơ sở giáo dục, điều này dẫn đến một tất yếu là phải

có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác

quản lý giáo dục, để quản lý các cơ sở giáo dục có trong thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, đã có nhiều tác giảtrong và ngoài nước đưa ra các khái niệm với các cách biểu thị khác nhau:

+ Theo tác giả P.V Khuđôminky: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,

có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhauđến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sảnchủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hoà của họ [15]

+ Theo tác giả M.M Mechity Zade: Quản lý giáo dục là tập hợp những biệnpháp (tổ chức, cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính ) nhằm đảm bảo sự vậnhành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bản đảm sự tiếp tục pháttriển và mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng [23]

+ Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mụcđích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vậndụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục,của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em [20]

+ Theo tác giả Phạm Viết Vượng: Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục

là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh,sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân

và của xã hội [40]

+ Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thưchiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh [15]

Những khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng tựu chung thì

Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt

Trang 14

động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý các cấp; đốitượng quản lý là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất-kỹ thuật và các hoat động thực hiệnchức năng của giáo dục và đào tạo

Bên cạnh đó, cần đặc biêt lưu ý: Quản lý giáo dục trước hết và cuối cùng làquản lý con người Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội, con người được xãhội sinh ra và là lực lượng sáng tạo xã hội Trong quản lý giáo dục, việc quản lý conngười là vấn đề trung tâm Người quản lý giỏi đều biết rằng: Thành công trong quản

lý trước hết là thành công trong xử lý các mối quan hệ với con người

1.2.2.2 Mục tiêu và nội dung của quản lý giáo dục

a) Mục tiêu:

Tạo dựng được một môi trường thuận lợi nhất để các cơ sở giáo dục và cácthành viên trong đó hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục củamình

b) Nội dung:

Tùy theo sự phân cấp quản lý, nội dung QLGD được thực hiện theo các mức

độ khác nhau, tập trung ở một số nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển giáo dục

- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục,ban hành điều lệ nhà trường

- Quy định và chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục,tiêu chuẩn nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị trường học

- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục

- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

- Huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực

Quản lý giáo dục được phân theo nguyên tắc khác nhau như: theo địa bàn,lãnh thổ; theo chuyên môn-kỹ thuật; theo mục tiêu quản lý

Trang 15

1.2.3 Quản lý nhà trường- Quản lý hoạt động dạy học

1.2.3.1 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thể chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chức năng kiếntạo kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó Trường học

là tế bào cơ sở chủ chốt của tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục Do đó, quản

lý trường học nhất thiết phải có tính nhà nước và tính xã hội

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “ Quản lý trường học là hoạt động của các

cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [40]

Mục đích của quản lý nhà trường là bảo đảm thực hiện tốt các kế hoạch pháttriển và hoàn thiện hệ thống giáo dục, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo củanhà trường theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và pháp luật của Nhànước, thực hiện phương châm “ giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” trong đó lựclượng trong ngành và trong trường phải đóng vai trò then chốt

Như vậy có thể hiểu, quản lý nhà trường là quá trình nắm vững các văn bảnpháp quy, nắm vững thực trạng nhà trường về cán bộ, giáo viên và các điều kiện vậtchất từ đó lựa chọn, sắp xếp, hướng dẫn thực hiện các quyết định quản lý theo mộtphương án tối ưu nhằm làm cho các đối tượng quản lý vận động hướng tới việc thựchiện có hiệu quả các nhiệm vụ của nhà trường

1.2.3.2 Quản lý hoạt động dạy học

a) Khái niệm hoạt động dạy học

Theo quan điểm của giáo dục học thì “Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường nào và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất, năng lực trí tuệ của bản thân” [18]

Trong trường học, hoạt động dạy học là một hoạt động trung tâm, quan trọngnhất trong các mặt hoạt động của nhà trường Hoạt động dạy học chiếm hầu hết thời

Trang 16

gian trong các hoạt động giáo dục, nó chi phối các hoạt động giáo dục khác trongnhà trường Hoạt động dạy học được diễn ra trong suốt cả một năm học, theo kếhoạch đã được hoạch định trước, mang tính pháp lý, đòi hỏi mọi thành viên trongnhà trường tự giác chấp hành.

Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách, là quátrình tác động qua lại giữa thầy và trò nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học,kinh nghiệm xã hội, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt dộng nhận thức và xây dựng các phẩmchất cá nhân người học

Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đốitượng chiếm lĩnh Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sựđiều khiển sư phạm của giáo viên Chiếm lĩnh tri thức- khái niệm khoa học cònđược hiểu là tái tạo khái niệm, tri thức cho bản thân, thao tác với nó, sử dụng nónhư là công cụ, phương pháp để chiếm lĩnh các tri thức, khái niệm khác, mở rộng,đào sâu cho khái niệm đó và vốn tri thức Học có hai chức năng thống nhất vớinhau: Lĩnh hội và tự chiếm lĩnh Lĩnh hội là tiếp thu thông tin dạy của thầy, củasách giáo khoa ; tự điều khiển là là tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức của bảnthân

Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình tự học của học sinh để hình thành

và phát triển nhân cách cho học sinh Nếu như học nhằm mục đích chiếm lĩnh kháiniệm khoa học thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập Dạy có hai chứcnăng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau là truyền đạt thông tindạy học và điều khiển hoạt động dạy học

Quá trình dạy học bao gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, dạy vàhọc Khái niệm khoa học là nội dung bài học, là đối tượng lĩnh hội, chiếm lĩnh củahọc sinh Nó là một trong các yếu tố khách quan quyết định logic của bản thân quátrình dạy học

Tóm lại, dạy học là một quá trình, trong đó dưới sự chủ đạo (tổ chức, điềukhiển) của thầy, học sinh tự giác, tích cực tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằmthực hiện tốt các hoạt động dạy học

Trang 17

Hoạt động dạy học là quá trình thống nhất biện chứng của hai thành tố cơbản của quá trình dạy học, đó là hoạt động dạy và hoạt động học Để đạt được mụcđích dạy học, người dạy và người học đều phải phát huy các yếu tố chủ quan của cánhân (phẩm chất, năng lực) để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếmcác hình thức Các nội dung trên được thực hiện tuân theo sự quản lý, điều hànhcủa các cấp QLGD, theo kế hoạch thống nhất, có sự tổ chức và được kiểm tra, đánhgiá

Hoạt động dạy học ở trường học muốn có hiệu quả cần có môi trường sưphạm thuận lợi cả ở tầm vĩ mô và vi mô Môi trường vi mô là môi trường giáo dụcgia đình, nhà trường và các mối quan hệ trong cộng đồng Môi trường vĩ mô là môitrường KT-XH phát triển và môi trường công nghệ tiên tiến Điều đó cho thấy, hoạtđộng dạy học liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, đadạng và phong phú

Hiệu quả của hoạt động dạy học quyết định chất lượng giáo dục của nhàtrường Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì trước hết phảinâng cao chất lượng của hoạt động dạy học

b) Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nóichung và quản lý nhà trường nói riêng Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường

là quản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục diễn ra ở trường nhằm thực hiện mụctiêu đào tạo và nguyên lý giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Trung ương II khoá

VIII của Đảng cộng sản Việt Nam: “ Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và khả năng thực hành” [10]

Quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý quá trình dạy học Nội dungcủa quản lý hoạt động dạy học bao gồm nhiều hoạt động, quan hệ đến nhiều đốitượng, nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện khác nhau Nhưng nội dung cơ bản baogồm hai vấn đề: Quản lý việc giảng dạy của giáo viên và quản lý việc học tập củahọc sinh

Trang 18

Vấn đề thứ nhất: Quản lý việc giảng dạy của giáo viên

Quan hệ giữa giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh là mối quan hệthống nhất biện chứng Với tác động sư phạm, giáo viên tổ chức, điều khiển hoạtđộng của học sinh Quản lý việc giảng dạy của giáo viên trong nhà trường bao gồm:

- Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục của mỗi cấp học, ngành học được quy định tại Luật Giáodục và các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương Nhà quản lý căn cứ

sự chỉ đạo thực hiện mục tiêu của các cấp lãnh đạo, căn cứ đặc điểm tình hình củađơn vị mình để xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu; quản lý kế hoạch thực hiệnmục tiêu; điều chỉnh kế hoạch thực hiện mục tiêu khi cần thiết; đánh giá sơ kết, tổngkết thực hiện mục tiêu theo từng giai đoạn

- Quản lý việc thực hiện chương trình

Chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành cho từng khối lớp, bậc học,ngành học là căn cứ để các trường tổ chức giảng dạy Quản lý việc thực hiệnchương trình dạy học là nhằm thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo củanhà trường Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức, thờigian dạy học từng môn học; Hàng tháng, kết thúc học kỳ và cuối năm học tổ chứckiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng bộ môn, từngkhối lớp, từng lớp đã đề ra trong chương trình dạy học để điều chỉnh biện pháp quản

lý cho phù hợp, hiệu quả

- Quản lý soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

Việc soạn bài cần đảm bảo nội dung, phương pháp giảng dạy sát với đốitượng học sinh, đúng với yêu cầu của chương trình dạy học Để quản lý tốt côngviệc này, nhà quản lý cần:

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài

+ Thống nhất về nội dung, về hình thức các loại bài soạn

+ Đặt lịch soạn bài cho GV

+ Kiểm tra theo dõi, đánh giá tình hình soạn bài của GV

Trang 19

- Quản lý giờ lên lớp

Giờ lên lớp là hình thức tổ chức dạy học trên lớp của bài học Có bao nhiêuloại bài học trên lớp thì có bấy nhiêu hình thức tổ chức lên lớp tương ứng Do đó,phải có những hệ thống tiêu chuẩn cho từng loại bài học Việc xây dựng các tiêuchuẩn giờ lên lớp và dự giờ lên lớp của GV trong công tác quản lý nhằm kiểm trađánh giá để hướng tới đích các giờ lên lớp có hiệu quả

Sử dụng thời khoá biểu trong quản lý giờ lên lớp nhằm duy trì nền nếp dạyhọc, điều khiển nhịp điệu dạy học trong ngày, trong tuần, tạo nên bầu không khí sưphạm vừa trang nghiêm, vừa sôi động của trường học Thời khoá biểu được sắp xếptheo những nguyên tắc phù hợp với cường độ học tập, vì quyền lợi học tập của họcsinh, xen kẽ hợp lý các bộ môn, tạo sự cân đối, mối tương quan khoa học giữa việcdạy của giáo viên và việc học tập của học sinh trong tuần

- Quản lý việc giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh học tập

Việc dạy của giáo viên sẽ hoàn thành trọn vẹn khi việc học của học sinhđược tổ chức, hướng dẫn tốt từ trong lớp học- giờ lên lớp, đến ngoài nhà trường và

ở nhà

Đó là sự liên tục của hoạt động dạy học, là trách nhiệm của giáo viên đối vớisản phẩm đào tạo của mình Do đó, bằng những yêu cầu, những quy định thốngnhất, người quản lý xem xét, đánh giá sự chăm sóc, quan tâm của giáo viên đến hoạtđộng học tập của học sinh

- Quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Quản lý việc giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá gồm những nội dungthực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm theo quy định của từng bộ môn; chấm vàtrả bài đúng thời hạn, lưu trữ điểm trong sổ điểm để tổng kết, chỉ đạo

Quản lý nội dung kiểm tra: Nội dung kiểm tra phải sát chương trình, phù hợpvới đối tượng học sinh, phát huy tính sáng tạo của học sinh

Vấn đề thứ hai : Quản lý việc học tập của học sinh

Việc học tập của học sinh diễn ra ở trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường và ởnhà Thời gian học tập gồm giờ học trên lớp, ngoài lớp và ở nhà Do đó, khi quản

Trang 20

lý hoạt động học tập của học sinh, cần bao quát cả không gian, thời gian và các hìnhthức học tập.

Thông qua giáo viên, hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của học sinh,trong đó có cả việc theo dõi học sinh lưu ban, bỏ học, lên lớp, tốt nghiệp, phổ cậpgiáo dục Để quản lý việc học tập của học sinh, nhà quản lý cần quan tâm các mặtsau:

- Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh

- Xây dựng và thực hiện nền nếp học tập

- Áp dụng các hình thức động viên và khuyến khích học sinh học tập

- Phối hợp các lực lượng trong việc quản lý việc học tập của học sinh

- Tổ chức các hoạt động học tập, lao động, giải trí phù hợp tâm lý, sức khoẻcủa học sinh

1.2.4 Trường tiểu học và trường tiểu học vùng DTTS

- Trường tiểu học gồm các loại hình trường:

+ Trường tiểu học công lập do nhà nước tổchức và quản lý

+ Trường tiểu học dân lập do một cơ quan hoặc một tổ chức nhà nước, mộtđoàn thể quần chúng hoặc tổ chức xã hội đướng ra thành lập và bảo trợ; chịu sựquản lý nhà nước của Phòng GD&ĐT

+ Trường tiểu học tư thục do một cá nhân đứng ra thành lập và tổ chức hoạtđộng; chịu sự quản lý nhà nước của Phòng GD&ĐT

Trường tiểu học có thể tổ chức nội trú hoặc bán trú cho một phần hoặc toàn

bộ học sinh, tuỳ theo yêu cầu của cha mẹ học sinh, địa phương và khả năng của nhàtrường

Trang 21

+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chươngtrình giáo dục tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành; Huy động trẻ em trong độ tuổi tiểuhọc vào học lớp 1, vận động trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học đang bỏ học đếntrường trở lại; tham gia thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

+ Phối hợp với cha mẹ, người nuôi dưỡng học sinh, các tổ chức và cá nhântrong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục

+ Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xãhội trong phạm vi cộng đồng

+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.2.4.2 Trường tiểu học vùng DTTS

Trường tiểu học vùng DTTS là trường tiểu học có đầy đủ các chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của một trường tiểu học đã nêu ở trên Ngoài ra, trường cómột số đặc điểm riêng mà các trường tiểu học bình thường khác không có, đó là:

- Học sinh trong trường hầu hết là người DTTS, có thể chỉ là một DTTS hoặcnhiều DTTS khác nhau cùng học với nhau

- Môi trường giáo dục không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, cộng đồng dân

cư quan tâm đến công tác giáo dục ở mức thấp, điều kiện kinh tế xã hội kém pháttriển, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng kém Một số phong tục tập quán lạc hậucòn ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục

- Cán bộ quản lý và giáo viên hầu hết là người Kinh từ các nơi khác đến côngtác; ngôn ngữ giao tiếp giữa thầy và trò bất đồng, thầy không nghe, không nói đượctiếng của học sinh; vốn Tiếng Việt của học sinh kém

- Quy mô trường nhỏ, gắn liền với các thôn, bản; mỗi trường có nhiều điểmtrường cách xa nhau Trường đóng tại các xã vùng đồng bào DTTS, thường là vùngnúi cao, vùng sâu, vùng xa Các trường đều là trường công lập, một số nơi có tổchức cho học sinh ở bán trú, nội trú

1.2.5 Môn Tiếng Việt - dạy học môn Tiếng Việt

Tiếng Việt là môn học nền tảng của bậc tiểu học, rèn luyện khả năng ngônngữ cho học sinh, qua đó cung cấp kiến thức về văn hoá- xã hội, khoa học- kỹ thuật;đồng thời giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh Môn Tiếng Việt được chia

Trang 22

thành nhiều phân môn hẹp: Tập đọc; Chính tả; Từ ngữ- ngữ pháp; Tập làm văn; Kểchuyện Do đó, dạy học môn Tiếng Việt là một hoạt động tổng hợp thuộc nhiềulĩnh vực, nhiều bộ môn khác nhau.

- Phân môn Tập đọc: Là phân môn mang tính tổng hợp, ngoài nhiệm vụ dạy

đọc còn cónhiệm vụ trau dồi khả năng Tiếng Việt cho học sinh; luyện câu, tạo cảmxúc cảm nhận văn học cho học sinh

- Phân môn Tập làm văn: Mỗi khối lớp có yêu cầu khác nhau, nhưng đều tập

trung luyện khả năng viết đúng từ, đúng câu, đúng ngữ pháp; tạo cho học sinh khảnăng diễn đạt ý tưởng cá nhân, cảm xúc trước sự vật, hiện tượng, con người, thiênnhiên

- Phân môn từ ngữ và ngữ pháp: Rèn luyện kỹ năng phát âm, cấu ttrúc tiếng,

câu, cung cấp lý thuyết Tiếng Việt cho học sinh Đối với học sinh là người DTTS,tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp hàng ngày thì phân môn này đóng vaitrò quan trọng hàng đầu trong quá trình học tiếng Việt nói riêng và trong quá trìnhhọc tập trong trường phổ thông nói chung

- Phân môn Kể chuyện: Thông qua các câu chuyện trong các bài tập đọc,

giúp học sinh dựng lại dưới hình thức hoạt cảnh Qua đó, luyện khả năng nói, diễnđạt tiếng Việt cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp

- Phân môn Chính tả: Luyện tập thực hành ở các kỹ năng nghe, viết và các

kỹ năng khác trong qúa trình học tiếng Việt; củng cố kiến thức về tiếng Việt

1.3 Đặc điểm dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS

1.3.1 Đặc điểm chung (cho cả học sinh dân tộc kinh và DTTS)

Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểubiết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam vànước ngoài

Trang 23

Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn sựtrong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của người Việt Nam xãhội chủ nghĩa.

1.3.2 Đặc điểm riêng đối với học sinh DTTS

Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, việc học Tiếng Việt của học sinhDTTS có những đặc thù riêng:

Học sinh DTTS học Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, khi học các em sẽ có sựgiao thoa giữa cấu trúc tiếng mẹ đẻ và cấu trúc tiếng Việt Cơ chế hoạt động, kỹnăng sử dụng tiếng mẹ đẻ vốn là những thói quen khó chuyển hoá, nó sẽ ảnh hưởngđến quá trình học tiếng Việt Thêm vào đó, vốn từ vựng của ngôn ngữ DTTS còn rấthạn chế, nhiều khái niệm trừu tượng, khoa học người DTTS phải sử dụng tiếng Việt

để diễn đạt chứ không có từ riêng Chẳng hạn, các khái niệm như: Đảng, Bác Hồ,Nhà nước, Uỷ ban nhân dân, sách giáo khoa, máy bay, phi thuyền, hoá học

Để khắc phục những khó khăn trên, trong quá trình dạy học môn Tiếng Việtcho học sinh người DTTS, người giáo viên cần phát huy những nét tương đồng,những tác động tích cực của hai ngôn ngữ, đồng thời hạn chế những tiêu cực củatiếng DTTS từ khâu tập nói tiếng Việt đến dạy và học tiếng Việt

1.4 Mục tiêu và nội dung quản lý dạy học môn Tiếng Việt của Phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu học vùng DTTS

1.4.1 Mục tiêu

Quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học vùng DTTS nhằmtạo dựng một môi trường và những điều kiện thuận lợi cho các trường tiểu học nàythực hiện tốt các nội dung quản lý để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dạyhọc nói chung và đáp ứng yêu cầu tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS

Trang 24

- Quản lý giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh DTTS

Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh DTTS, do vậy, thực hiện nộidung này trước hết cần quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng khả năng giảng dạy tiếngViệt cho HS DTTS cho đội ngũ GV và chỉ đạo tích cực tổ chức các hoạt động ngoàigiờ lên lớp cho HS, tạo môi trường thuận lợi cho các em học tập tiếng Việt

Quản lý giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS là quản lý năng lực dạyngôn ngữ của giáo viên thông qua các môn học của chương trình tiểu học; quản lýnăng lực hướng dẫn học sinh ứng dụng tiếng Việt vào cuộc sống; quản lý việc họctập tiếng DTTS của giáo viên

- Quản lý việc học tập tiếng Việt của học sinh DTTS

Bao gồm việc quản lý các vấn đề về:

+ Tinh thần, thái độ học tập tiếng Việt của HS

+ Tác động của môn tiếng Việt đối với các môn học khác

+ Khả năng nói tiếng Việt, điều kiện cho học tập tiếng Việt của HS

+ Ảnh hưởng của tiếng DTTS đối với việc học tiếng Việt

+ Sự phối hợp các lực lượng trong việc quản lý học tập tiếng Việt của họcsinh

Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng dạy họctiếng Việt cho học sinh DTTS

- Quản lý việc sử dụng sách đọc thêm, thiết bị dạy học môn Tiếng Việt

Học sinh DTTS chỉ học tiếng Việt ở trường, các em ít có cơ hội sử dụngtiếng Việt ở nhà Do vậy, ngoài sách giáo khoa cần làm phong phú hoá các loại sáchđọc thêm bằng tiếng Việt cho các em Nhà quản lý cần chỉ đạo sử dụng sách đọcthêm là những tác phẩm dân gian của người DTTS, các tác phẩm do người DTTSsáng tác bằng tiếng Việt với các chủ đề phản ánh cuộc sống, văn hoá, tinh thần củangười DTTS Bởi vì những tác phẩm đó không chỉ mang lại cho các em cách diễnđạt gần gũi mà còn là nguồn động viên thúc giục các em học tốt tiếng Việt để có thểlàm chủ tiếng Việt như các bậc cha anh

Thiết bị dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất mà giáo viên sử dụng

Trang 25

thiết bị dạy học mà học sinh có thể được nghe, được nói tiếng Việt chính xác Thiết

bị dạy học giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu từ ngữ và những khái niệm trừu tượng

Đó là hệ thống tranh ảnh, mô hình, mẫu vật

Quản lý thiết bị dạy học là quản lý việc đầu tư thiết bị phù hợp với nội dungchương trình, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; quản lý việc bảo quản và

sử dụng thiết bị một cách hiệu quả; quản lý việc tự tạo và sử dụng đồ dùng dạy họctrong đội ngũ giáo viên

1.5 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học vùng DTTS

1.5.1 Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường; năng lực giảng dạy tiếng Việt của đội ngũ giáo viên

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của côngtác quản lý và dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh DTTS Nếu đội ngũ cán bộphòng GD&ĐT và hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt, năng động, sáng tạo và độingũ giáo viên có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm vững vàng, tâm huyếtvới nghề nghiệp, với học sinh thì nhất định hiệu quả, chất lượng dạy học sẽ đạt cao,đáp ứng được yêu cầu đặt ra

Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáoviên các trường tiểu học chưa thực sự có năng lực cao trong việc quản lý và dạy họctiếng Việt cho học sinh DTTS, chưa thực sự tâm huyết với nghề và với học sinh, do

đó còn gây cản trở cho công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện dạy học môn Tiếngviệt cho học sinh DTTS Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực và hiệuquả để nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên công tác tạinhững vùng này

1.5.2 Cơ chế phối hợp giữa Nhà trường - gia đình và xã hội

Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tốkhông thể thiếu trong quá trình giáo dục nói chung và trong việc dạy học tiếng Việtcho học sinh DTTS thì nó càng trở nên quan trọng Bởi vì, chỉ có sự phối hợp tốtgiữa nhà trường, gia đình và xã hội mới tạo được một môi trường giáo dục tốt nhấtcho học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để phát huy và nâng cao hiệu quả giáo dục

Trang 26

Làm tốt vấn đề này, chúng ta mới có thể khắc phục được tình trạng coi công

tác giáo dục là việc riêng của ngành giáo dục như nhận định trong “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010” của Bộ GD&ĐT khi đánh giá những

yếu kém của giáo dục hiện nay: “ Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước chưa được nhận thức đầy đủ và thực sự chỉ đạo hành động trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp Giáo dục vẫn được xem như

là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng

bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển

sự nghiệp giáo dục; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức.”

Đối với các địa phương vùng DTTS, khi nhận thức của các cấp, các ngành,các lực lượng xã hội và của nhân dân về công tác giáo dục còn chưa cao, đời sốngkinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn, hạn chế thì việc tuyên truyền nâng cao nhậnthức về công tác giáo dục trong toàn cộng đồng song song với việc xây dựng chođược một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội làmột yêu cầu cấp thiết để phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương cũng như đểtạo được một môi trường tiếng Việt lành mạnh, rộng khắp nhằm nâng cao hiệu quảdạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh DTTS

1.5.3 Đặc thù của văn hóa dân tộc và đặc biệt là tiếng mẹ đẻ

Trẻ em trước khi đi học đã trải qua một quá trình phát triển tự nhiên về tiếng

mẹ đẻ Các em được học tiếng mẹ đẻ trong môi trường tự nhiên ở gia đình, cộngđồng và xã hội Các thao tác tư duy cơ bản của trẻ được hình thành, củng cố và pháttriển bằng tiếng mẹ đẻ Các thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ được vận dụng một cáchlinh hoạt và có chọn lọc để nhận thức cái mới, cái chưa biết

Trong quá trình học tập, sự biến đổi nhận thức của người học chịu sự tácđộng của các lực lượng giáo dục, của nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục vàcác hình thức dạy học, trong điều kiện dạy và học cụ thể, dưới ảnh hưởng của điềukiện kinh tế- xã hội, phong tục tập quán, lối sống- những giá trị văn hoá truyềnthống đã được hình thành ở học sinh Như vậy, đặc điểm nhận thức của học sinh

Trang 27

dân tộc bao gồm những yếu tố đã ổn định và những yếu tố mới hình thành và pháttriển trong quá trình dạy học và giáo dục.

Một trong những điều kiện quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ (với tư cách

là phương tiện, công cụ của tư duy) là sự phụ thuộc vào sự phong phú của thế giới

đồ vật và môi trường giao tiếp Trẻ em DTTS có vốn từ hạn chế, khả năng sử dụngtiếng Việt còn thấp một phần là do các em chưa có điều kiện tốt và môi trường họctập thuận lợi Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp là tiếng mẹ đẻ, các phươngtiện giao tiếp khác rất hạn chế Do đó, cách nói, cách nghĩ, hành vi của học sinhDTTS có những nét riêng Khi giao tiếp với người thân, bạn bè là thẳng thắn, bìnhđẳng, lời nói ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với người bậc trên ítthưa gửi Gặp người lạ các em thường rụt rè, không mạnh dạn, thậm chí còn có emmặc cảm, tự ti ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò quan sát Học sinh DTTS thường nghĩsao nói vậy, có lòng tự trọng cao nhưng hay bảo thủ, tự ái

Do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, đốitượng tri giác của học sinh DTTS chủ yếu là sự vật gần gũi, cây, con, thiên nhiên,nên nhận thức cảm tính của các em phát triển khá tốt Cảm giác, tri giác của các em

có nét độc đáo, tuy nhiên còn thiếu toàn diện, còn mang tính cảm tính, chưa thấyđược bản chất của sự vật hiện tượng Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinhDTTS là thói quen lao động trí óc chưa bền, ngại suy nghĩ Các em có thói quen suynghĩ một chiều, dễ thừa nhận những điều người khác nói

Tóm lại, đặc điểm tâm lý nổi bật của học sinh DTTS là hướng nội Vì vậy,khi tác động giáo dục đến học sinh, nhất thiết phải chú ý tác động sự hướng nội tíchcực, nhằm tạo động lực thúc đẩy các em nâng cao tri thức và mở rộng các mối quan

hệ xã hội, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách con người mới mang sắcthái khoa học, công nghệ hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của học sinh DTTS tác động lớn đếnquá trình học tập Sự tác động này nếu được giải quyết một cách phù hợp thì chấtlượng dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung sẽ đượcnâng cao Học sinh DTTS học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, khi học các em sẽ có

sự giao thoa cấu trúc tiếng mẹ đẻ và cấu trúc tiếng Việt Cơ chế hoạt động, kỹ năng

Trang 28

sử dụng tiếng mẹ đẻ vốn là những thói quen khó chuyển hoá, sẽ ảnh hưởng lớn đếnquá trình học tiếng Việt.

Để khắc phục những khó khăn trên, trong quá trình quản lý và chỉ đạo dạyhọc môn tiếng Việt cho học sinh DTTS, cần phải có những giải pháp để phát huynhững tác động tích cực của hai ngôn ngữ, đồng thời hạn chế những tiêu cực củatiếng DTTS từ khâu tập nói tiếng Việt đến dạy và học tiếng Việt

1.5.4 Đời sống kinh tế của gia đình học sinh DTTS

Mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục là mối quan hệ tương hỗ Chúng vừa làphương tiện, vừa là kết quả của quá trình tác động lẫn nhau Kinh tế phát triển là cơ

sở, là điều kiện cho giáo dục phát triển và ngược lại, giáo dục phát triển, trình độdân trí được nâng cao là động lực thúc đẩy cho kinh tế phát triển Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã từng khẳng định: “ Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được Nền kinh

tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau.” [19]

Trên thực tế, đời sống kinh tế của đồng bào vùng DTTS hiện nay còn rấtnhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn đứng đầu cả nước, hạ tầng cơ sở vật chất củađịa phương còn rất yếu kém Bởi vậy, phát triển giáo dục trên những địa bàn nàyluôn phải gánh chịu những khó khăn, thiệt thòi vô kể

Đối với việc dạy học tiếng Việt ở các vùng này càng phải đối mặt với nhiềuthách thức từ điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương và của gia đình học sinh.Trong việc dạy học tiếng Việt, ngoài những ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, một trongnhững điều kiện quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ là sự phong phú của thế giới

đồ vật, đồ chơi, sách truyện tham khảo và môi trường giao tiếp Trong khi đó, đờisống kinh tế của gia đình còn nghèo khó, không có điều kiện để đầu tư mua sắm cácloại sách, ảnh, truyện tranh, đồ chơi, băng đĩa giúp các em có được môi trườngthuận lợi ở gia đình để học tiếng Việt tốt hơn

Trang 29

Những vấn đề lý luận này sẽ là điểm tựa cho việc khảo sát, đánh giá thựctrạng và đề xuất các biện pháp hiệu quả nhất để quản lý dạy học môn Tiếng Việt tạicác trường tiểu học vùng DTTS của phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Trang 30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DTTS HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI.

2.1 Khái quát về đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.1.1 Khái quát về đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế - xã hội huyện Bảo Yên

Huyện Bảo Yên là cửa ngõ phía đông nam của tỉnh Lào Cai, cách thành phốLào cai 75km, giáp ranh với huyện Lục Yên của tỉnh Yên Bái, huyện Quang Bình

và huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang Tổng diện tích 827,91 km2, trong đó trên70% là đất rừng Tính đến cuối năm 2009, dân số của huyện là 76.274 người, tỉ lệngười dân tộc thiểu số chiếm 74,2 %, với 15 dân tộc anh em sống đan xen trên địabàn 17 xã và 01 thị trấn, 307 thôn bản ; Số người trong độ tuổi lao động là 45.928người, chiếm 60,21% dân số, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo còn thấp Mật độdân số bình quân : 92 người/km2

Huyện Bảo Yên đã có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời Có 3 di tích đượccông nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia là Đền Bảo Hà, Thành cổ NghịLang, Đồn Phố Ràng và 2 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

là Khu căn cứ cách mạng Việt Tiến và đồn Nghĩa Đô

Hiện nay, huyện Bảo Yên có 9/18 = 50 % xã, thị trấn với 107/307=34,8%thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 của Chính phủ.Nhận thức của nhân dân giữa các thôn bản, vùng miền, dân tộc còn chênh lệch vàcòn ở mức độ thấp Nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại ở các thôn bảnvùng DTTS, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội Kinh tếnông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu Đến năm 2010, cơ cấu nông lâm nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng 49 %; Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: Lúa 5.445 ha; Ngô

Trang 31

lương thực đạt 480 kg/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chiếm trên43% Những con số trên cho thấy Bảo Yên vẫn còn là huyện nghèo, đời sống kinh

tế, xã hội vẫn phát triển ở mức độ thấp

Tuy vậy, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dântộc huyện Bảo yên đã tích cực lao động sản xuất, phát triển văn hoá, duy trì sự ổnđịnh về an ninh, chính trị do đó, kinh tế- xã hội của huyện đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể: Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; cơ sở hạ tầng,kinh tế từng bước được nâng lên; sự nghiệp giáo dục và đào tạo được quan tâm, ủng

hộ và tăng cường đầu tư hơn đã góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho địaphương, cho tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá

2.1.2 Tình hình giáo dục huyện Bảo Yên và giáo dục tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên

2.1.2.1 Tình hình giáo dục huyện Bảo Yên

Trong những năm gần đây, giáo dục miền núi nói chung và tỉnh Lào Cai nóiriêng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn, ban hành những Chỉ thị, nghịquyết, cơ chế chính sách…nhằm ưu tiên phát triển giáo dục, kinh tế- xã hội và đảmbảo an ninh quốc phòng vùng núi biên giới của Tổ quốc Tỉnh Lào Cai và huyệnBảo Yên cũng đã có những Nghị quyết chuyên đề để phát triển giáo dục tại địaphương Đó là những cơ sở pháp lý nền tảng để ngành giáo dục và đào tạo Bảo Yên

cụ thể hoá trong các kế hoạch và giải pháp phát triển hàng năm và trong từng giaiđoạn

Thực hiện nghiêm túc những chỉ thị, nghị quyết của trung ương và địaphương về phát triển giáo dục và đào tạo ; được sự quan tâm, ủng hộ của các cấpchính quyền địa phương ; bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn thể đội ngũ,ngành Giáo dục huyện Bảo Yên đã liên tục phát triển về quy mô, ngày càng nângcao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chấttrường lớp theo hướng chuẩn hoá, kiên cố hoá, hiện đại hoá tạo được nhữngchuyển biến mạnh mẽ, tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địaphương

Trang 32

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục Bảo Yên vẫn còn những tồntại và thách thức Chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở vùng DTTS còn chưacao Tình trạng lưu ban, bỏ học vẫn còn xảy ra Đội ngũ giáo viên còn thiếu, cònchưa đồng đều về trình độ, chưa cân đối về bộ môn; giáo viên người Kinh công táctại các xã vùng DTTS hầu hết còn trẻ, điều động từ nơi khác đến, không am hiểutâm lý, sinh lý học sinh DTTS, không nói được tiếng DTTS nên khó khăn trongcông tác dạy học cũng như khi làm công tác XHH giáo dục Khả năng tiếng Việtcủa học sinh DTTS còn hạn chế Cán bộ quản lý, nhất là ở các trường tiểu học vùngDTTS còn trẻ tuổi, ít kinh nghiệm

Các lĩnh vực cụ thể:

a) Về phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp

Trong những năm qua, mạng lưới trường lớp không ngừng được phát triển,

mở rộng địa bàn đến các thôn bản vùng khó khăn; các tỷ lệ huy động học sinh ngàycàng được nâng cao; đội ngũ cán bộ, giáo viên hàng năm được kiện toàn, bổ sung,tăng cường cả về số lượng và chất lượng Cụ thể đối với từng cấp học như sau:

Bảng số 2.1 Quy mô phát triển giáo dục mầm non (2005-2010)

Trang 33

Bảng số 2.2 Quy mô phát triển giáo dục phổ thông (2005- 2010)

2005-2006

Năm học 2009-2010 Giảm (-) Tăng,

Trang 34

+ Trong đó: Đạt chuẩn Quốc

Nhìn vào những con số thống kê trên cho thấy: Giáo dục Bảo Yên giai đoạn2005-2010 đã có những bước phát triển về quy mô và chất lượng từng bước đượccải thiện Nhưng do đặc điểm của một huyện miền núi, kinh tế xã hội chậm pháttriển, dân trí không đồng đều nên giáo dục còn gặp rất nhiều khó khăn; Tỉ lệ họcsinh DTTS khá cao (trên 70%) cũng là một thách thức đặt ra đối với vấn đề nângcao chất lượng giáo dục toàn diện tại Bảo Yên

Toàn huyện hiện có 81 đơn vị trường học từ giáo dục chính quy đến giáo dụckhông chính quy, đóng trên các địa bàn dân cư, phục vụ cho nhu cầu về học tậpngày càng tăng của nhân dân Mỗi xã, thị trấn đều có ít nhất từ 1 đến 2 trường Mầmnon, Tiểu học, THCS trở lên Cả huyện có 3 trường THPT, 1TTGDTX và 18/18 xã,thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng

Các xã, thị trấn đều đã có trường mẫu giáo, mầm non, với tổng số 22 trườngđược mở rộng đến tận thôn bản lẻ, thu hút hầu hết trẻ em trong độ tuổi đến trường,tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Ở thịtrấn đã xuất hiện mô hình trường, lớp Mẫu giáo tư thục

Mặc dù quy mô trường, lớp phát triển mạnh nhưng ngành học mầm non còngặp nhiều khó khăn và bất cập Cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, hầu hết phòng họccòn là phòng tạm, xuống cấp, nhiều nơi còn phải học nhờ nhà văn hoá thôn bản ;thiết bị đồ dùng, đồ chơi còn thiếu và nghèo nàn Đội ngũ giáo viên còn thiếu vàhạn chế khả năng giao tiếp với học sinh bằng tiếng DTTS

Hệ thống các trường Tiểu học được phát triển hoàn chỉnh với mạng lưới được

Trang 35

định, phù hợp với các điều kiện của địa phương nhằm đảm bảo chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh

Hệ thống các trường Trung học cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển đápứng nhu cầu học tập của nhân dân; toàn huyện có 24 trường THCS đóng tại tất cảcác xã, thị trấn

Huyện Bảo Yên có 3 trường THPT, trong nhiều năm qua, các trường THPT đãđào tạo được nhiều cán bộ chủ chốt cho huyện, cho tỉnh, nhiều học sinh tốt nghiệpTHPT đã thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học Năm học 2009-2010 có 42 % họcsinh thi đỗ vào trường cao đẳng, đại học trong đó riêng đại học là 21 %

Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện đã tạo điều kiện thuận lợi chonhững học sinh không thi đỗ hệ THPT và những người quá tuổi, những cán bộ chủchốt cấp xã, cấp huyện được học hệ trung học bổ túc để hoàn thiện kiến thức vănhoá, tạo nền tảng cho việc học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương

Để nâng cao tỉ lệ huy động học sinh ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục

toàn diện cho học sinh vùng cao, mô hình trường PTDT bán trú và lớp “bán trú dân nuôi” đã được thực hiện cho đối tượng học sinh ở cách xa trường Mô hình này đã

được áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực ở các trường vùng cao, vùng khó khăn,được nhân dân đồng tình, ủng hộ

b) Về chất lượng đội ngũ:

Toàn ngành GD huyện Bảo Yên có gần 2000 cán bộ, giáo viên, nhân viên vớitrên 40% có trình độ chuyên môn trên chuẩn, chỉ còn dưới 10% chưa đạt chuẩn quyđịnh

Hàng năm, phòng GD&ĐT đã tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên đihọc tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị nhằm không ngừngnâng cao chất lượng đội ngũ Phần lớn cán bộ, giáo viên đều yên tâm, nhiệt tìnhcông tác, tích cực học tập, đầu tư cho chuyên môn nên chất lượng giảng dạy đã cónhiều chuyển biến tích cực, hàng năm đều gia tăng số lượng giáo viên dạy giỏi cấphuyện, cấp tỉnh; đã có giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia

Trang 36

Tuy nhiên, với đặc thù của giáo dục miền núi, chất lượng đội ngũ cán bộ quản

lý và giáo viên còn thể hiện nhiều yếu kém và bất cập, vẫn còn thiếu giáo viên ởmột số bộ môn chuyên biệt; vẫn còn một số ít giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn;Phần lớn cán bộ, giáo viên không biết tiếng DTTS, không am hiểu phong tục tậpquán của người dân địa phương, giao tiếp với nhân dân và học sinh DTTS còn gặpnhiều khó khăn; đa số cán bộ quản lý của các trường học chưa được qua các lớp bồidưỡng chính trị; một số cán bộ quản lý trường học chưa được bồi dưỡng nghiệp vụquản lý; số giáo viên miền xuôi lên công tác còn thuyên chuyển nhiều trong cácnăm học, gây khó khăn trong việc quản lý biên chế và nâng cao chất lượng giảngdạy của các nhà trường

c) Về công tác Phổ cập giáo dục:

Được sự quan tâm sâu sắc của Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên, sự chỉ đạo sátsao của Sở GD&ĐT Lào Cai, sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ban ngành, đoànthể, các tổ chức chính trị xã hội và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân các dân tộchuyện Bảo Yên trong nhiều năm qua, công tác phổ cập giáo dục đã đạt được nhữngkết quả khá tốt và luôn duy trì vững chắc những kết quả đã đạt được Kết quả cụ thểtrong 5 năm qua (2005- 2010) như sau:

*/ Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi

Thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướngchính phủ phê duyệt đề án PCGDMNTNT giai đoạn 2010-2015, tỉnh Lào Cai đã banhành đề án PCGDMNTNT giai đoạn 2010-2015 và huyện Bảo Yên đã xây dựng kếhoạch phấn đấu đến năm 2014 có 18/18 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDMNTNT Đến hếtnăm học 2010-2011 huyện Bảo Yên đã có 4 đơn vị đạt chuẩn PCGDMNTNT, chiếm tỉ

lệ 4/18 = 22,2%

Xác định rõ vai trò quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự nghiệp phát triểngiáo dục và tính cấp thiết của công tác PCGDMNTNT, hiện nay, toàn Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Yên đang tập trung mọi nguồn lực để phấnđấu hoàn thành kế hoạch PCGDMNTNT đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra

*/ Phổ cập giáo dục tiểu học- Chống mù chữ

Trang 37

Năm Tổng số độ tuổi Tổng số độ tuổi biết chữ

*/ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

*/ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Thanh, thiếu niên 15-18 TNTHCS

Trang 38

Sau khi huyện Bảo Yên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vàchống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học

cơ sở đến nay vẫn tiếp tục duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn và từng bước nâng caochất lượng đạt chuẩn

d) Về công tác xây dựng CSVC- xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia

Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền về GD&ĐT và xây dựngCSVC trường học, xây dựng trường học đạt chẩn quốc gia đã có nhiều chuyển biếntiến bộ, đã xác định rõ: Sự nghiệp GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Các ban ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế xã hội huyện đã tích cực tham gia vậnđộng trẻ em trong độ tuổi phổ cập giáo dục ra lớp, tặng quà, tặng học bổng, quyên gópquần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh, đặc biệt là ủng hộ tiền của, công sứcxây dựng cơ sở vật chất trường lớp học Từ năm 2005 đến 2010, các hoạt động ủng hộ

về tinh thần, vật chất ngày càng được đẩy mạnh và có hiệu quả rõ rệt, giá trị ủng hộước tính quy ra tiền mặt lên đến hàng chục tỷ đồng

Tuy nhiên, đến nay các nhà trường vẫn còn thiếu rất nhiều cả về phòng học,phòng chức năng cũng như nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh bántrú làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn Cácthiết bị, ĐDDH đã được Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT quan tâm đầu tư nhưng vẫncòn thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho công tác dạy và học ởcác nhà trường

Ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia của huyện đã xây dựng

kế hoạch, trong đó xác định rõ mục tiêu và các giải pháp thực hiện cùng với một lộ

Trang 39

trình cụ thể để đến năm 2015 toàn huyện sẽ có từ 30% trở lên các trường học đạtchuẩn quốc gia.

Trong các tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn Quốc gia thì tiêu chuẩn khóđạt nhất đối với GD Bảo Yên là tiêu chuẩn về CSVC trường học Mặc dù CSVCtrường học đã được tăng cường từ nhiều nguồn kinh phí: Chương trình135 củaChính phủ, Chương trình kiên cố hoá, Dự án trẻ khó khăn, Dự án THCS… và sựđóng góp của nhân dân, các lực lượng xã hội khác, nhưng Bảo Yên là một huyệnmiền núi nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn ở mức thấp nên công tác xây dựngtrường học đạt chuẩn Quốc gia còn gặp rất nhiều khó khăn

Kết quả xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia:

Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2011 huyện Bảo Yên có 15/80 trường họcđạt chuẩn Quốc gia, đạt tỉ lệ 18,75 % trong đó: Giáo dục Mầm non : 2/22 trường đạtchuẩn = 9,0% (có 1 trường đạt chuẩn mức độ 2) ; Giáo dục Tiểu học : 9/31 trườngđạt chuẩn = 29% (có 1 trường đạt chuẩn mức độ 2) ;Giáo dục THCS: 3/24 trườngđạt chuẩn = 12,5%; Giáo dục THPT: 1/3 trường đạt chuẩn = 33,3%

2.1.2.2 Thực trạng giáo dục tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên.

a) Quy mô, mạng lưới

Năm học 2010-2011, tổng số toàn huyện có 31 trường Tiểu học, 470 lớp,

7434 học sinh (học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 80,2%) Riêng ở 09 xãvùng DTTS của huyện có 17 trường tiểu học, 296 lớp và 4.324 học sinh theo học.Trường tiểu học vùng DTTS ở huyện Bảo Yên mang đầy đủ vai trò, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học và những đặc điểm riêng của trường tiểuhọc vùng DTTS, có trên 95% học sinh là người DTTS Mạng lưới trường lớp ở các

xã vùng khó khăn ngày càng được mở rộng, bình quân có 1,9 trường tiểu học trong

1 xã Riêng xã Kim Sơn do khó khăn về địa hình nên đã có tới 3 trường tiểu học(với 11 điểm trường) đóng trên địa bàn xã

b) Chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục vùng khó khăn trong những năm học gần đây đã cónhững chuyển biến tích cực: Năm học 2008-2009 (giỏi 10,1%, khá 17,5%, trungbình 65,0%, yếu 7,4%), năm học 2009-2010 (giỏi 11,5%, khá 21,1%, trung bình

Trang 40

62,5%, yếu 4,9%), năm học 2010-2011 (giỏi 13,2%, khá 22,8%, trung bình 60,0%,yếu 4,0%).

Trước thực tế chất lượng giáo dục Tiểu học vùng khó khăn còn chênh lệchnhiều so với mặt bằng chung của huyện, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện cácgiải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học vùng này, tập trung vào việc đổimới công tác chỉ đạo dạy học, tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đốitượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; đẩymạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập và rèn luyện của học sinh ; dạy học đảm bảo cho các đối tượng họcsinh: học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh lớp ghép Thực hiện đảm bảo công tác bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lênlớp trên Tổ chức ký cam kết chất lượng giữa hiệu trưởng với giáo viên, hiệu trưởngvới trưởng phòng GD&ĐT để làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của các nhà trường.Tuy nhiên, giáo dục vùng cao, vùng dân tộc thiểu số ở Bảo Yên gặp nhiều khó khăn

do các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá-xã hội; khó khăn nhất là rào cản ngônngữ Học sinh dân tộc thiểu số không biết hoặc biết ít tiếng Việt nên rất khó khăntrong học tập

Việc giải quyết vấn đề tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được BảoYên xác định là vấn đề then chốt để giải bài toán chất lượng, cho nên, trong nhữngnăm qua, Bảo Yên đã tập trung thực hiện nhiều nhóm giải pháp mang lại hiệu quảkhá thiết thực

Trước hết, ngành GD&ĐT Bảo Yên đã chỉ đạo tập trung phát triển giáo dục

Mầm non để có điều kiện dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào

lớp 1 Xác định việc dạy nói tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số chưa biết tiếng

Việt phải bắt đầu từ trẻ em trong độ tuổi học mẫu giáo, mầm non để các em trướckhi vào lớp 1 có thể nói, giao tiếp bằng tiếng Việt Công tác quản lý chỉ đạođược đổi mới và có sự phối hợp chặt chẽ giữa chỉ đạo mầm non và tiểu học Trong

đó, tập trung chỉ đạo ráo riết chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm nonngười dân tộc thiểu số, để các em có vốn tiếng Việt tối thiểu trước khi vào lớp 1

Ngày đăng: 25/02/2013, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Quan hệ của các chức năng quản lý: - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Sơ đồ 1.1 Quan hệ của các chức năng quản lý: (Trang 9)
Sơ đồ 1.2: Quá trình hoạt động quản lý - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Sơ đồ 1.2 Quá trình hoạt động quản lý (Trang 10)
Bảng số 2.2. Quy mô phát triển giáo dục phổ thông (2005- 2010) - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 2.2. Quy mô phát triển giáo dục phổ thông (2005- 2010) (Trang 32)
Bảng số 2.1. Quy mô phát triển giáo dục mầm non (2005-2010) Năm học Tổng số - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 2.1. Quy mô phát triển giáo dục mầm non (2005-2010) Năm học Tổng số (Trang 32)
Bảng số 2.5. Tình hình  PCGD THCS Năm - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 2.5. Tình hình PCGD THCS Năm (Trang 37)
Bảng số 2.6: Kết quả điều tra về năng lực giảng dạy tiếng Việt của GV (N=36) - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 2.6: Kết quả điều tra về năng lực giảng dạy tiếng Việt của GV (N=36) (Trang 42)
Bảng số 2.8. Kết quả điều tra thái độ của học sinh đối với môn Tiếng Việt (N=1700) - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 2.8. Kết quả điều tra thái độ của học sinh đối với môn Tiếng Việt (N=1700) (Trang 44)
Bảng số 2.9. Kết quả điều tra về điều kiện học tập của học sinh (N=1700) TT Điều kiện học tập của học sinh T.số HS - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 2.9. Kết quả điều tra về điều kiện học tập của học sinh (N=1700) TT Điều kiện học tập của học sinh T.số HS (Trang 45)
Bảng số 2.10: Kết quả điều tra về quản lý công tác giảng dạy của giáo viên (N= 36CBQL+150GV) Nội dung điều tra Khách - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 2.10: Kết quả điều tra về quản lý công tác giảng dạy của giáo viên (N= 36CBQL+150GV) Nội dung điều tra Khách (Trang 49)
Bảng số: 2.12 Kết quả điều tra về quản lý tác động của môi trường đến dạy học tiếng Việt (N= 36 CBQL+ 150 GV) - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố: 2.12 Kết quả điều tra về quản lý tác động của môi trường đến dạy học tiếng Việt (N= 36 CBQL+ 150 GV) (Trang 60)
Sơ đồ 3.1. Quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt  tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Sơ đồ 3.1. Quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Trang 90)
Bảng số 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết  của các biện pháp quản lý đề xuất (N=52) - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất (N=52) (Trang 92)
Bảng số 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất (N= 52) - Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Bảng s ố 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất (N= 52) (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w