1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc

77 2,9K 49
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 397 KB

Nội dung

Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: 7

3 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Các phương pháp nghiên cứu 8

5 Cấu trúc chuyên đề 8

LỜI CẢM ƠN 9

LỜI CAM ĐOAN 10

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM 11

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý rừng dựa vào cộng đồng 11

1.1.1 Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) 11

1.1.2 Nội dung chủ yếu của CBFM 11

1.1.3 Các giai đoạn cơ bản trong việc thực hiện CBFM 16

1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng 17

1.2.1 Quyền lợi 17

1.2.2 Nghĩa vụ 20

1.3 Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ( CBFM) ở Việt Nam 20

1.3.1 Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) 20

1.3.2 Xu thế của quản lý rừng dựa vào cộng đồng của Việt Nam 24

1.3.3 vai trò của cộng đồng dân cư trong quản lý và bảo vệ rừng 25

1.3.4 Kinh nghiệm quản lý rừng ở Việt Nam 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN 30

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lâm nghiệp vùng Tây Nguyên 30

2.1.1 Vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội 30

2.1.2 Địa hình và địa thế 30

2.1.3 Điều kiện khí hậu 31

2.1.4 Tài nguyên rừng 32

Trang 2

2.1.5 Dân số dân tộc lao động 34

2.2 Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội 35

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP) 35

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 36

2.2.3 Tình trạng đói nghèo và xã đặc biệt khó khăn 37

2.2.4 Cơ sở hạ tầng 38

2.3 Giới thiệu về mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Tây Nguyên .39

2.3.1 Mục tiêu của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng 39

2.3.2 phạm vi điều chỉnh và đối tượng của việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên theo quyết định số 304 40

2.4 Vai trò của rừng đối với cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên và các nguyên tắc quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên 44

2.4.1 Vai trò của rừng đối với cộng đồng dân tộc Tây Nguyên 44

2.4.2 Nguyên tắc quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên 47

2.5 Thực trạng triển khai và áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở vùng Tây Nguyên 49

2.5.1 Tiến trình triển khai mô hình 49

2.5.2 Các mô hình được triển khai 51

2.5.3 Kết quả thực hiện mô hình 55

2.6 Những vấn đề đặt ra trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên 58

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN 62

3.1 Đánh giá hiệu quả của mô hình 62

3.1.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội: 62

3.1.2 Hiệu quả môi trường 67

3.2 Những khó khăn mà mô hình gặp phải 70

3.3 Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mô hình 73

3.3.1 Một số giải pháp 73

3.3.2 kiến nghị 76

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 3

2.4 Số xã, phường thuộc diện

nghèo đói và đặc biệt khó khăn

Trang 4

2.2 tiến trình triển khai mô hinh

CBFM tại Tây Nguyên

49

3.1 Mô hình phân chia lợi ích kha

thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại

thôn Bunor

61

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Suy thoái rừng đang là một vấn đề bức bách ở Việt Nam, ảnh hưởng đến

hệ sinh thái, đa dạng sinh học và biến đổi môi trường nói chung Diện tích rừng

bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 - 1995) Rừng ngập mặn ven biểncũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành các

ao - đầm nuôi trồng thuỷ hải sản thiếu quy hoạch Gần đây, diện tích rừng tuy cótăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mứckhoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực Đây là một thách thức lớnđối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong các hoạt động thựchiện mục tiêu năm 2010 của Công ước đa dạng sinh học nhằm tăng cường hiệuquả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo

vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2 Cùng với đó một vấn đề mà Việt Namđặt ra là sinh kế cho người dân tộc thiểu số

Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa xóa đóigiảm nghèo và bảo tồn rừng, bằng việc đặt kế hoạch sẽ giảm tỉ lệ nghèo của toànquốc xuống dưới 40% và phục hồi tỉ lệ che phủ rừng tới 43% vào năm 2010.Một số tiềm năng được xác định bao gồm: (a) chi trả các dịch vụ môi trường đãđược xem xét ở trong các chính sách Việc phát triển các cơ chế hỗ trợ ngườinghèo thông qua việc đền đáp các dịch vụ môi trường mà họ cung cấp đang diễnra; (b) quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) được khuyến khích phát triểndựa trên nhận định rằng cộng động chính là chủ thể quản lý đất rừng; (c) hợp táccông tư theo định hướng thị trường trong việc trồng mới rừng, phòng tránh phárừng và suy thoái rừng, tạo thu nhập thay thế đảm bảo an toàn lương thực đangđược các nhà tài trợ và chính phủ khuyến khích và hỗ trợ Đáng khuyến khíchhơn, các dự án thí điểm ở Đông Nam Á và Việt Nam đã cho thấy các cơ hội và

Trang 6

giải pháp đôi bên cùng có lợi trong việc giải quyết các vấn đề nghèo đói và môitrường, đặc biệt với các trường hợp rất khó giải quyết trong nhiều năm Ngoài ra,các đền đáp như một động lực cho việc quản lý môi trường đang ngày càng trởnên phổ biến dưới sự tác động và hỗ trợ của việc thực hiện các cơ chế thị trườngmới và phức tạp.

Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướngchiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đãxuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hoá các phương thức quản lý tàinguyên rừng

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một trong những mô hình quản lýrừng đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương Xét về mặt lịch

sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn vàtín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng Đặc biệt, trong vàinăm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số địa phương đã triển khaigiao đất, giao rừng cho cộng đồng (làng bản , nhóm hộ ) quản lý, sử dụng ổnđịnh, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó, cộng đồng với tư cách như mộtchủ rừng Ngoài ra, các cộng đồng còn tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôitái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước Thực tiễn một số nơi đã chỉ

rõ quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lýrừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyềnthống của nhiều dân tộc ở Việt Nam

Tây Nguyên là vùng có diện tích đất và rừng lớn nhất cả nước cùng với đó

là vai trò của rừng và đất rừng đối cộng đồng các đồng bào dân tộc Tây Nguyênkhông chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất mà nó còn mang ý nghĩa về văn hóa, tâm

Trang 7

linh Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng nói ở Tây Nguyên người là rừng và rừngcũng là người Mặt khác cộng đồng các dân tộc ở nơi đấy có tính cộng đồng rấtcao, sống tập trung và tham gia nhiều sinh hoạt mang tính chất cộng đồng dovậy việc chính phủ thực hiện thí điểm mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng

ở Tây Nguyên đã mang lại những kết quả hết sức khả quan

Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây

2.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan cơ sở lý luận về mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng(CBFM) và xu thế phát triển của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ởViệt Nam

- Thực trạng triển khai áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồngtại Tây Nguyên như thế nào và vấp phải những khó khăn gì

- Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộngđồng tại Tây Nguyên Từ đó đưa ra những khó khăn mà mô mình gặp phải vànhững giải pháp, kiến nghị để giải quyết những khó khăn đó

Trang 8

3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian lãnh thổ: địa bàn nghiên cứu là vùng Tây Nguyên

- Về giới hạn khoa học: chuyên để chỉ đi sâu vào nghiên cứu mô hìnhquản lý rừng dựa vào cộng đồng được thực hiện tại Tây Nguyên chủ yếu dựatrên chính sách giao đất giao rừng của Nhà nước

4 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: tổng hợp từ nguồn tổng cục thống kê

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp về quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Trang 9

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG

ĐỒNG VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM.

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý rừng dựa vào cộng đồng

1.1.1 Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM)

PFM: participation forest management là một thuật ngữ chung mô tả cộngđồng trong quản lý rừng quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM ) là một dạngcủa phương pháp PFM và được áp dụng cho khu đất thuộc quản lý cấp xã, nhữngkhu rừng giao cho tư nhân quản lý hoặc được quản lý bởi Ủy ban nhân dân xã

- Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là khái niệm để chỉ cộng đồng tham giaquản lý rừng thuộc nguồn gốc hình thành thứ ba Rừng trong trường hợp nàycộng đồng là những chủ thể quản lý trực tiếp tham gia và được hưởng lợi

1.1.2 Nội dung chủ yếu của CBFM

+ Cộng đồng là những chủ thể quản lý rừng: quản lý rừng dựa vào cộngđồng đưa ra hình thức quản lý rừng ở cấp xã, nơi mà người dân địa phương đóngvai trò vừa là người quản lý vừa là chủ rừng Để triển khai mô hình này một cáchtốt nhất thì một cơ quan ở cấp xã là đại diện triển khai mô hình này Vai trò của

cơ quan này thể hiện ở sự hỗ trợ và giúp đỡ người dân quản lý rừng một cáchhiệu quả và bền vững

+ Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một mô hình có thể áp dụng cho tất

cả các loại rừng:

Trang 10

CBFM có thể áp dụng cho bất kỳ loại rừng nào – những khu rừng có độ đadạng sinh học cao hay thấp, rừng nguyên sinh hay rừng đã bị suy kiệt, những khurừng rộng lớn hay nhỏ… điều quan trọng nhất là ta cần hiểu được rằng CBFMđược áp dụng cho những khu rừng và đất rừng thuộc địa bàn xã chứ không ápdụng mô hình này cho những khu bảo tồn của địa phương hay quốc gia Mụctiêu của mô hình CBFM có thể là bảo tồn và phát triển cả rừng phòng hộ và sảnxuất hoặc hỗn hợp cả hai loại rừng này Trong một vài trường hợp, người dânmong muốn bảo tồn rừng của họ vì truyền thống hoặc những mục đích thiêngliêng, trong một vài trường hợp khác nó có thể để bảo vệ một nguồn nước quantrọng.

+ Người dân là mục tiêu tổng quan nhất của mô hình CBFM: người dânđịa phương hoặc cộng đồng trong trường hợp này là những người sống tronghoặc sống ngay bên cạnh những khu rừng thuộc địa bàn xã của họ Mối quan hệlâu đời giữa người dân và những khu rừng và sự gần gũi của họ với rừng khiến

họ trở thành những người tốt nhất để quản lý rừng bền vững

+ Cộng đồng không chỉ là những người bảo vệ mà còn là những người cóquyền ra quyết định: việc quản lý trong mô hình CBFM bao gồm tất cả nhữnghình thức quản lý rừng, bảo vệ rừng, đánh giá rừng thường kỳ, trồng rừng vànhững hoạt động phục hồi và phát triển khả năng sản xuất của rừng Người dânkhông chỉ phải có trách nhiệm quản lý rừng đúng với mục đích mà còn có quyềnđưa ra các quyết định Điều này đã định hướng cho cách thức hoạt động của môhình CBFM là một chiến lược phân chia quyền lợi Nó thực thi dựa trên cơ sởcác chính sách của nhà nước trong việc cho phép sự tham gia của người dân địaphương trong quản lý rừng và thực tế cần đưa ra những biện pháp kiểm soát và

Trang 11

không chỉ thông qua việc phân chia quyền kiểm soát và quản lý chúng mà cònphân chia quyền sử dụng hay hưởng lợi từ chúng Vì vậy mục tiêu của mô hìnhnày là cộng đồng không chỉ là những người hưởng lợi thụ động mà còn là nhữngngười hưởng tiền hoa lợi mà gắn với đó là trách nhiệm quản lý rừng.

+ Tối ưu hóa cơ cấu tổ chức xã hiện hành: CBFM không tạo ra những tổchức, cơ quan mới nhưng nó dựa vào cơ cấu hiện hành để tồn tại Xã là đơn vịhành chính thấp nhất, là tập hợp một cộng đồng người được thừa nhận là cùngchung sống trên một khu vực cụ thể và có quyền bầu ra bầu ra cơ quan hànhchính làm đại diện cho quyền lợi của cộng đồng (ủy ban nhân dân xã) để quản lýnhững công việc của xã Ủy ban nhân dân xã đã đóng vai trò khá tích cực và cókhả năng để vận hành mô hình CBFM tốt ủy ban nhân dân xã có quyền banhành những văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động của cácthực thế trong phạm vi địa lý của xã đó ủy ban nhân dân xã cũng là cơ quan cótrách nhiệm pháp lý đối với những người dân, hoạt động vì lợi ích của ngườidân Ranh giới giữa các xã có thể phân chia dựa theo những ranh giới tự nhiên,hoặc những ranh giới chạy qua các khu rừng

+ Sử dụng khu đất dự trữ như là nền tảng cơ bản CBFM được dựa trênkhu đất dự trữ đó để xây dựng một vùng phát triển rừng ( phòng hộ hoặc/và sảnxuất) hai quá trình phân chia đất dự trữ quan trọng diễn ra trong CBFM:

• Người dân được giúp đỡ về kỹ thuật để xác định đặc tính của đất và phânloại quỹ đất dự trữ ra khỏi những khu đất khác thuộc địa bàn xã

• Những nhóm nhỏ hơn trong cộng đồng được giúp đỡ để xác định đặctính và phân chia những khu đất rừng dự trữ mà họ sẽ cùng nhau làm chủ

+ Thay đổi vai trò của cán bộ lâm nghiệp:

Trang 12

Theo truyền thống, cán bộ kiểm lâm huyện đóng vai trò như một cảnh sát.Theo mô hình mới, cán bộ kiểm lâm huyện hiện nay có một chức năng mới làgiúp người dân nhận biết, điều tra và quản lý rừng của họ vì lợi ích chung củacộng đồng Cán bộ kiểm lâm giống như một đối tác của cộng đồng, tư vấn cho

họ làm cách nào để quản lý rừng tốt nhất trong cả ngắn hạn và dài hạn phươngpháp luận của việc thiết lập mô hình CBFM dựa vào cán bộ lâm nghiệp như lànhững cố vấn viên (khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn) trong khi đang làm thayđổi mối quan hệ giữa cán bộ kiểm lâm với cộng đồng: từ vai trò người chỉ đạosang:

• Tư vấn kỹ thuật cho cộng đồng: cung cấp những thông tin kỹ thuật thíchhợp hoặc

• Tạo ra sự liên kết giữa cộng đồng và cơ quan cấp huyện

• Người trung gian hòa giải giữa các cộng đồng hoặc giữa các nhớm

• Cảnh giới môi trường: cán bộ kiểm lâm giám sát tiến độ thực thi và họbiết lúc nào cần hỗ trợ, lúc nào cần can thiệp nếu cộng đồng không tuân theocam kết quản lý rừng đã được ký kết

Trong khi những kiến thức chủ yếu không phải từ đào tạo mà từ thực tế.những thành quả đạt được thông qua cách giải quyết hợp lý khi cộng đồng phảiđối mặt với một vấn đề và khả năng nhận dạng và giải quyết các vấn đề tiếp theođược nâng lên

+ Hướng dẫn chứ không phải ra lệnh

Nhân viên kiểm lâm là những người giúp đỡ và tư vấn cho người dân địaphương

Trang 13

1.1.3 Các giai đoạn cơ bản trong việc thực hiện CBFM

- Giai đoạn 1: khởi động

Giai đoạn này được triển khai ở cấp huyện, với việc lựa chọn những xã vàhướng dẫn cho cán bộ huyện cộng với đó là hình thành một nhóm cán bộ vớinhững kỹ năng khác nhau để làm việc ở cấp xã Tổ chức các cuộc gặp và cuộchọp cấp xã để việc thiết lập và định hướng cho bản cam kết được thuận lợi hơn

- Giai đoạn 2: thực hiện quản lý và đánh giá

Giai đoạn này bắt đầu bằng việc xác định và quy hoạch lại ranh giới về đất

và rừng giữa các xã Sau đó rừng sẽ được rà soát hoặc đánh giá và dựa vào đómột kế hoạch quản lý sẽ được đưa ra cùng với những quy định của xã

- Giai đoạn 3: chính thức hóa và hợp pháp hóa

Kế hoạch quản lý và những quy định riêng của xã được đưa ra trongnhững cuộc họp cấp xã để được thông qua và cuối cùng là được chấp thuận bởi

ủy ban nhân dân cấp huyện khi đã được phê duyệt, xã có thể chuyển sang giaiđoạn 4 và bắt đầu thực hiện kế hoạch quản lý rừng của họ

- Giai đoạn 4: thực thi

Giai đoạn này sẽ được triển khai ở cộng đồng hệ thống quản lý rừng cần

bổ nhiệm và đào tạo đội tuần tra với chức năng ban đầu là giám sát và đảm bảorằng những quy định đã được phổ cập tới từng người dân Huyện đảm nhiệm vaitrò quan trắc và hỗ trợ bằng việc giám sát tiến độ và giúp giải quyết các vấn đề

- Giai đoạn 5: xem xét và đưa ra những đề xuất hợp lý

Sau năm năm cộng đồng sẽ được xem xét và phê duyệt lại kế hoạch quản

lý của họ dựa vào những gì đã làm được trong khoảng thời gian đó Từ đó có thể

Trang 14

rút ra những bài học kinh nghiệm và thay đổi những cách thức không còn phùhợp.

- Giai đoạn 6: mở rộng mô hình sang những địa bàn khác

Giai đoạn này là giai đoạn triển khai mô hình ở những xã khác Trong suốtgiai đoạn này chúng ta cần đưa ra những kế hoạch cụ thể và dự thảo ngân sáchcho việc mở rộng mô hình sang xã khác

1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng.

1.2.1 Quyền lợi

1.2.1.1 Đối với trường hợp được giao rừng và đất trồng rừng sản xuất

a Được hưởng toàn bộ sản phẩm thu hoạch trên diện tích rừng được giao,bao gồm :

- Sản phẩm gỗ, lâm sản tận thu, tận dụng trong quá trình thực hiện cácbiện pháp lâm sinh theo quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sảnxuất gỗ và tre nứa ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/3/1993của Bộ Lâm nghiệp ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn );

- Khi rừng tự nhiên, rừng trồng chưa đủ điều kiện khai thác chính, thìđược khai thác gỗ để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình, như làmnhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ Mức khai thác cho mỗi hộ không quá 10m3

gỗ tròn ( cho một lần làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ ) Thủ tục khai thácthực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 03/2005/ QĐ-BNNngày 7/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Trang 15

- Sản phẩm khai thác chính khi rừng tự nhiên đến tuổi khai thác, theo quyđịnh tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, ban hành kèm theo Quyết định số40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn);

- Sản phẩm khai thác tận dụng, tận thu, khai thác chính từ rừng trồng trênđất không có rừng; tuổi khai thác; phương thức khai thác, thủ tục khai thác dongười trồng rừng tự lựa chọn và quyết định

b Được hỗ trợ cây giống chất lượng cao để trồng rừng sản xuất

- Mức hỗ trợ: trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh, cây lâm đặc sản1.500.000đồng/ ha, cây gỗ lớn 2.500.000đồng/ ha;

- Phương thức hỗ trợ: giao cho đơn vị có chức năng, đảm bảo sản xuấtgiống đạt chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để thực hiện việc gieo ươm và cungứng trực tiếp đến người dân

c/ Được tham gia và hưởng lợi từ các dự án khuyến nông, khuyến lâm trênđịa bàn

1.2.1.2 Đối với trường hợp nhận khoán bảo vệ rừng

Ngoài chế độ được hưởng lợi theo quy định tại khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 6Quyết định số 304, người dân còn được hưởng các sản phẩm thu hoạch trên diệntích rừng được khoán, bao gồm:

- Sản phẩm gỗ, tre nứa tận thu, tận dụng trong quá trình thực hiện các biệnpháp lâm sinh theo Quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất

gỗ và tre nứa ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/3/1993 của

Bộ Lâm nghiệp ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) Tỷ lệ hưởng

Trang 16

lợi theo quy định tại quyết định số 178/ 2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm

2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cánhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp ( sau đây gọi tắt

01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Sản phẩm khai thác chính từ rừng trồng, rừng tự nhiên khi đến tuổi khaithác được quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, ban hành kèm theoQuyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Tỷ lệ hưởng lợi theo quy định tại Quyết định số178;

b Được hỗ trợ cây lâm nghiệp; tham gia và hưởng lợi từ các dự án khuyếnnông, khuyến lâm trên địa bàn như đối với trường hợp được giao rừng và đấttrồng rừng sản xuất

Trang 17

- Nếu vi phạm các điều khoản trong quyết định giao rừng, hoặc hợp đồngkhoán bảo vệ rừng thì bị thu hồi quyết định theo quy định của pháp luật về đấtđai, hoặc huỷ bỏ hợp đồng khoán bảo vệ;

- Trả lại rừng và đất rừng được giao, được khoán bảo vệ khi cơ quan chứcnăng có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với chủ

sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

- Đóng đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật

1.3 Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ( CBFM) ở Việt Nam

1.3.1 Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM)

Nước ta có hơn 50 dân tộc thiểu số, phần lớn sinh sống ở miền núi, thôn,bản, buôn (gọi tắt là thôn buôn) là đơn vị xã hội truyền thống, cơ bản trong nôngthôn, miền núi cấu thành đơn vị hành chính cơ sở, có tính tương đối độc lập và

ổn định cao, là cộng đồng dân cư tự nhiên của các tộc người có mối quan hệ ràng

Trang 18

buộc, bởi có chung các yếu tố như: chung nơi cư trú, cùng tôn giáo, tín ngưỡng,chung văn hóa, biểu hiện rõ nét trong ngôn ngữ và tập quán thống nhất của cộngđồng và chung huyết thống Mỗi thôn buôn đều có quy định rõ ràng về đất đaicủa mình Ranh giới thường căn cứ vào sông suối, mảnh đất, vạt ruộng mà cưdân trong thôn, bản canh tác từ lâu đời… Có thể có những đường ranh giới chỉmang tính ước lệ, nhưng đều được các cộng đồng thôn bản bên cạnh thừa nhận

và tôn trọng Ranh giới này thường do người già và người có công khai phá vùngđất đó hoạch định Cương vực của thôn không phải chỉ là khu vực đất cư trú,thường bao gồm: đất ở, đất canh tác, là những phần rừng đã được khai phá đưavào canh tác: nương rẫy đang gieo trồng, ruộng bãi…; đất dự trữ là những cánhrừng sẽ được khai phá trong thời gian những mùa rẫy sắp tới và những rẫy cũđang bỏ hoá; đất cấm canh tác là những rừng đầu nguồn nước, rừng trên chópnúi để giữ nước, chống xói mòn và những khu rừng làm nơi chôn cất người chết,rừng thờ cúng, rừng thiêng, rừng sử dụng vào mục đích lấy gỗ, lâm sản, săn bắn;bến nước, nơi đánh bắt cá… Các dân tộc thiểu số thường có có tập quán quản lýcộng đồng với đất đai và tài nguyên thiên nhiên trong địa phận thôn buôn Trướcđây, với tập quán làm nương rẫy phổ biến thì tài nguyên quan trọng đối với cộngđồng là rừng và đất rừng Tuy có vài khía cạnh khác nhau, nhưng nét đặc trưngchung nhất trong việc quản lý đất đai, tài nguyên của các dân tộc thiểu số là quản

lý theo cộng đồng thôn buôn, bản Theo các quan niệm truyền thống của đồngbào thì chế độ sở hữu và quyền sử dụng đất đai, tài nguyên rừng trong thôn là sởhữu cộng đồng, của tất cả các thành viên trong thôn bản, mọi thành viên trongcộng đồng đều được bình đẳng trong việc khai thác sử dụng theo luật tục/quyước của thôn do sự điều khiển của già làng, trưởng bản, người ngoài cộng đồngkhông được vi phạm

Trang 19

Chẳng hạn người Thái vùng Tây Bắc: Có tập quán phân loại rừng núithành các khu vực, nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống cộngđồng: rừng phòng hộ nằm trên các khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khaithác; rừng dành cho việc khai thác tre gỗ dựng nhà và các nhu cầu khác thì tuyệtđối không được phát nương làm rẫy, thường là vùng núi cao Nhiều nơi quy định

“rừng măng cấm”- rừng chuyên để lấy măng Rừng “gò săn” là khu vực rừngnguyên sinh chuyên để dành cho tập quán săn thú tập thể - không được chặt câylàm động thú rừng Rừng núi dành cho phát nương làm rẫy, có diện tích khárộng Núi rừng phục vụ cho cuộc sống tâm linh - “rừng thiêng” rừng ma

Ở Tây Nguyên: Người Ê Đê và Mnông có luật tục rất phong phú, điềuchỉnh nhiều lĩnh vực: Tổ chức và quản lý cộng đồng xã hội; ổn định trật tự anninh và đảm bảo lợi ích cộng đồng; quan hệ dân sự quản lý sử dụng đất đai, bảo

vệ sản xuất, môi trường: duy trì và giáo dục nếp sống văn hóa, tín ngưỡng…Cũng như vậy, luật tục quy định của người Tà Ôi, Vân Kiều ở miền Trung,người Stiêng ở Đông Nam Bộ đều quan niệm đất đai, tài nguyên rừng là tài sảnchung của tất cả cộng đồng không phải của riêng ai Quan niệm truyền thống vềquyền sở hữu đất đai: đất rẫy thuộc quyền của người khai phá đầu tiên Khikhoảnh rẫy đó được định canh vẫn thuộc sở hữu của người chủ rẫy đầu tiên, nếu

họ chết đi, đất đó được chuyển cho con cháu họ Cộng đồng buôn làng khẳngđịnh quyền sở hữu của họ Những tập tục đó là một phần luật tục cổ truyền củacộng đồng dân tộc giúp họ quản lý cộng đồng trong quá trình bảo tồn và pháttriển Ở đây, vai trò của già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ được đề cao Họ

là những người có uy tín, có kinh nghiệm trong ứng xử xã hội, sản xuất, và xử lývướng mắc trong cộng đồng Họ không chỉ giữ vai trò quan trọng duy trì trật tựđối với công việc chung của dòng họ mà còn đối với cuộc sống của mỗi gia đình

Trang 20

Ở nhiều nơi, trưởng dòng họ lớn thường được coi là đại diện của cộng đồng.Giữa luật tục và vai trò của họ có mối quan hệ tương hỗ với nhau Quản lý cộngđồng theo luật tục thể hiện tính tự quản trong cộng đồng dân cư thôn rất cao, tồntại song song với quản lý của Nhà nước phong kiến và thuộc địa Sau Cách mạngtháng Tám năm 1945, những biến động lớn về chính trị, xã hội đã tác động lớnđến cộng đồng dân cư của cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi Nhìn chungcác tập quán, luật tục được thay thế bằng thể chế của Nhà nước Tuy nhiên, ởmột số cộng đồng một phần luật tục có liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh, quản

lý đất rừng và làm nương rẫy theo cộng đồng vẫn được duy trì và còn hiệu lực

Ở Việt Nam rừng và cộng đồng dân cư địa phương có mối quan hệ rất mậtthiết, có ảnh hưởng qua lại trực tiếp với nhau bởi các đặc điểm sau:

- Đặc điểm về tập quán Trên diện tích đất quy hoạch cho sản xuất Lâm

nghiệp có khoảng 24 triệu dân sinh sống với 54 dân tộc, chủ yếu sinh sống ởvùng núi Đời sống của đồng bào rất gắn bó với rừng, một số lượng không nhỏdân cư này có cuộc sống phụ thuộc vào rừng, từ đất rừng để làm nương rẫy, đếnkhai thác gỗ, củi thu hái lâm sản và săn bắt chim thú

- Đặc điểm về xã hội Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số

vùng núi thì tính cộng đồng thôn bản là một thể chế xã hội cơ bản đã có từ lâu vàđến nay vẫn còn tồn tại Mỗi làng bản có một lối sống riêng, một quy ước riêng

do cộng đồng tự xác lập, được các cộng đồng khác thừa nhận và tôn trọng Cáccộng đồng này có truyền thống riêng về sở hữu, sử dụng đất đai, trong đó tính sởhữu theo quản lý cộng đồng là một đặc điểm nổi bật Qua nhiều biến động vềchính trị xã hội, các truyền thông trên tuy có bị mai một, nhưng vẫn được duy trìtrong công tác quản lý rừng

Trang 21

1.3.2 Xu thế của quản lý rừng dựa vào cộng đồng của Việt Nam

Rừng cộng đồng đang tồn tại như một xu thế mang tính khách quan vàngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên rừng ởViệt Nam Tính đến nay diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng tham gia quản lýchiếm khoản 15,5% diện tích đất lâm nghiệp của cả nước (Trong đó được cấp cóthẩm quyền giao chiếm khoảng 51%) Vị trí pháp lý của cộng đồng dân cư làngbản, trước khi có Luật bảo vệ và phát triển rừng công bố năm 2004 Trong thờigian gần đây đã có một số Nghị quyết của Đảng và văn bản của Chính phủ đềcập đến một số nội dung có liên quan đến vị trí của cộng đồng dân cư làng bảnnhư

- Xác định nhiệm vụ nghiên cứu để xây dựng hương ước, lệ làng cổ làm

cơ sở cho việc ban hành hương ước, quy ước mới ở làng bản cho phù hợp vớipháp luật của Nhà nước

- Xác định thôn, làng, bản, ấp không phải là một cấp chính quyền, nhưng

là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trựctiếp và rộng rãi nhằm giải quyết công việc trong một bộ phận cộng đồng dân cư.Trưởng thôn, làng, bản, ấp là đại diện cho cộng đồng dân cư trực tiếp liên hệ, đềđạt nguyện vọng của cộng dân cư với cấp chính quyền cơ sở (uỷ ban nhân dânxã) Trưởng thôn, làng, bản, ấp do nhân dân bầu ra và được uỷ ban nhân dân xãcông nhận Nhà nước thừa nhận làng, bản là chủ rừng

Đối với diện tích rừng làng, rừng bản đã có trước ngày ban hành luật bảo

vệ và phát triển rừng, mà không trái với những quy định của luật bảo vệ và pháttriển rừng, luật đất đai Vị trí pháp lý của cộng đồng dân cư thôn hiện nay: vềcộng đồng dân cư tham gia được luật bảo vệ và phát triển rừng công bố ngày

Trang 22

14/12/2004 đã thừa nhận như một đơn vị chủ rừng và được thể hiện trong luật vềquyền , nghĩa vụ của cộng đồng được giao rừng, cụ thể:

- Điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn Có cùng phong tục, tậpquán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hóa,tín ngưỡng, có khả năng quản lý rừng, có nhu cầu được giao rừng và phải phùhợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt, phù hợpvới quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt, phù hợp vớikhả năng qũy đất của địa phương

- Các khu rừng được xem xét giao cho cộng đồng thôn gồm có 3 loại:+ Các khu rừng hiện do cộng đồng thôn đang quản lý có hiệu quả

+ Các khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng và lợiích khác của cộng đồng mà không thể giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý

+ Các khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện, không thể giaocho tổ chức hộ gia đình, cá nhân quản lý

1.3.3 vai trò của cộng đồng dân cư trong quản lý và bảo vệ rừng

a Vai trò xã hội của làng bản đối với quản lý bảo vệ rừng

Trên thực tế có một số loại rừng, như rừng bảo vệ nguồn nước, rừngphòng hộ bản làng, rừng ma, rừng thiêng, đang do cộng đồng quản lý và chínhquyền địa phương chưa làm thủ tục giao quyền sử dụng lâu dài cho các cộngđồng Tuy nhiên mọi sự tác động của Nhà nước và các tổ chức nhà nước vào cácloại rừng này đều phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cộng đồng

b Những mô hình quản lý rừng /làng/bản hiện nay

Trang 23

Trên thực tế việc quản lý rừng làng/bản ở Việt Nam hiện nay đang có 3

- Mô hình 2: Cộng đồng dân cư ở làng/bản nhận khoán bảo vệ cho các chủrừng Nhà nước và đã liên kết để nhận khoán bảo vệ rừng đã giao cho các tổ chứcNhà nước quản lý, cùng hưởng lợi, bằng nhiều hình thức liên kết khác nhau (nhưnhóm: hộ gia đình, nhóm đồng sở thích hoặc toàn bộ cộng đồng dân cư thônbản) Đến năm 2001, diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc loại hình quản lýnày vào khoảng 936.327 ha (Trong đó ở rừng phòng hộ 494.242 ha, rừng đặcdụng 32.298 ha và rừng sản xuất 402.795 ha)

Trên thực tế, đối với loại mô hình này cộng đồng dân cư làng/bản cũng chỉ

là người làm thuê, được thù lao một số tiền ít ỏi, không được hưởng lợi gì đáng

kể ở rừng, nên tính tích cực của họ chưa được phát huy Trong tương lai, môhình này cần phải được cải tiến theo hướng giao cho cộng đồng dân cư làng/bảntrực tiếp quản lý và hưởng lợi ở những khu rừng gắn liền với nơi cư trú của dâncư

- Mô hình 3: Rừng và đất lâm nghiệp được chính quyền địa phương (cấptỉnh) giao cho các làng/bản quản lý (đang có tính chất thí điểm) Ở nhiều tỉnh

Trang 24

(nhất là các tỉnh đang có các dự án hợp tác với nước ngoài về lâm nghiệp xãhội/lâm nghiệp cộng đồng) đã thí điểm giao đến cộng đồng dân cư làng/bản một

số diện tích rừng và hướng dẫn họ quản lý, có những chính sách họ hưởng lợi cụthể Các báo cáo nghiên cứu điểm về lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) đã đánh giánhững kết quả bước đầu của mô hình quản lý rừng này và xác nhận đây là một

mô hình quản lý lâm nghiệp có hiệu quả, phù hợp với tình hình quản lý lâmnghiệp hiện nay của Việt Nam và chắc chắn sẽ được phát triển nhiều hơn trongtương lai và sẽ thuận lợi hơn khi Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) có hiệulực thi hành

1.3.4 Kinh nghiệm quản lý rừng ở Việt Nam

a Xã Phúc Sen - Cao Bằng

Xã Phúc Sen là một xã vùng cao với dân số 2.027 người, trong đó đa số làngười dân tộc Nùng An, sống ở 12 bản Người dân sống bằng nghề nông và ítliên hệ với thị xã Cao Bằng, nơi cách xã Phúc Sen khoảng 40 km Xã Phúc Sen

có diện tích 1.300 ha trong đó 23 ha là khu dân cư, 267 ha là đất nông nghiệp và1.010 ha là đất rừng Trước đây, nhân dân xã Phúc Sen đã phải đương đầu vớitình trạng rừng bị tàn phá nghiêm trọng và người dân có mức sống rất thấp từnăm 2003 thực hiện áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng cuộc sốngcủa người dân nơi đây đã có nhiều đổi khác Việc giao đất được thực hiện chủyếu thông qua việc thảo luận với dân làng ngay tại hiện trường Mỗi làng đượcgiao quản lý hai hay ba ngọn núi đá vôi riêng biệt hay một nửa sườn núi Thôngqua việc bàn bạc và dàn xếp với dân làng, xã đã giao rừng trên cơ sở vị trí đấtrừng, khả năng quản lý rừng và mức độ phụ thuộc vào các khu rừng đó củangười dân Sau đó các bản làng lại giao lại cho các hộ dân sử dụng và quản lý

Trang 25

dựa trên các quy định riêng của từng bản, làng Trong diện tích do bản quản lý,người dân được phép lấy củi sau khi đã được phép của lãnh đạo trong bản Nếuxảy ra tình trạng chặt cây trái phép, thì người vi phạm bị phạt 5kg gạo cho 1kgcủi chặt trái phép Sau hơn 5 năm thực hiện mô hình quản lý rừng dựa vào cộngđồng đã mang lại cho người dân cũng như những khu rừng nơi đây những thayđổi đánh kể các khu rừng già bị chặt phá trước dây đã phục hồi bình tốt che phủmột diện tích trên 71 ha Khoảng 176 ha đã tái sinh tốt và bình quân một ha có

412 cây con được trồng bổ sung Đời sống của người dân trong bản được nângcao nhờ các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ

b Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao nằm phía Tây Bắc Việt Nam Tổng diện tích tựnhiên toàn tỉnh là 1.421.000 ha Trong đó đất lâm nghiệp có 1.034.100 ha, đấtnông nghiệp có 147.360 ha, đất khác và núi đá chiếm 239.530 ha Trong điềukiện khi mà tài nguyên rừng đã cạn kiệt, nền nông nghiệp đang đứng trướcnhững thử thách mới Sơn La đã áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộngđồng với chủ trương giao đất giao rừng Lâm Nghiệp đang dần chuyển hướngquản lý từ nhà nước sang cộng đồng với nhiệm vụ là xây dựng hệ thống rừng đặcdụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp Bìnhquân mỗi năm tỉnh đã trồng 4000 – 5000 ha rừng tập trung, hơn 1 triệu câyphong trào, khoanh nuôi tái sinh 30.000 ha, bảo vệ 162.000 ha rừng hiện còn,đưa độ che phủ rừng lên 11,5% 25.000 hộ nông dân đã nhận khoán bảo vệ rừng

Bộ mặt nông thôn đang từng bước được cải thiện về thu nhập : có 1,72% số hộgiàu, 8,3% hộ khá, 70,3% hộ trung bình, còn 19,5% hộ nghèo Đổi mới sinh hoạtcủa hộ gia đình: nhà kiên cố 10,45%, nhà bán kiên cố 31,36%, được dùng điện28,25%, dùng nước giêng 17,15%

Trang 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lâm nghiệp vùng Tây

Trang 27

2.1.1 Vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội

Tây Nguyên là vùng cao nguyên nằm ở phía tây của Trung Bộ, giáp vớicác tỉnh Nam lào và đông bắc Campuchia, bao gồm 5 tỉnh xếp theo thứ tự vị tríđịa lý từ bắc xuống nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và LâmĐồng Tây Nguyên có vị trí địa pý cực kỳ quan trọng về mặt sinh thái, về phòng

hộ vì có thể coi Tây Nguyên nhưu một phần nóc mái nhà của các tỉnh DuyênHaie miền trung và Đông Nam Bộ, nơi bắt nguồn của 4 hệ thống sông lớn: Sông

Sê San, Srê Pốk đổ vào sông Mê Kông Sông Ba và Đồng Nai đổ ra biển vùngDuyên hải miền trung Tây Nguyên còn có hệ thống đường giao thông thuận lợi

và mối quan hệ kinh tế - xã hội bền chặt giữa các vùng này Do vậy, Tây Nguyên

có điều kiện để mở rộng mối bang giao với nhiều vùng trong cả nước và quốc tế,đồng thời là địa bàn chiến lược quan trọng đảm bảo an ninh quốc phòng của đấtnước

2.1.2 Địa hình và địa thế

Địa hình Tây Nguyên đa dạng và phong phú, là cao nguyên hợp nhất bởimột loạt cao nguyên liền kề đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m,cao nguyên Kon Plong, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m,cao nguyên Mdrak cao khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông caokhoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500 và Di Linh cao khoảng 900 -1000m, với nhiều dạng địa hình: Núi cao, núi trung bình, núi thấp, các caonguyên, sơn nguyên và thung lũng nhỏ hẹp nằm dọc theo các triền sông lớn Tâynguyên còn có nhiều dải núi cao như Ngọc Linh, cao tới 2.584m ở phía bắc tỉnhKon Tum và các dãy núi cao tới 2000m ở phía nam tỉnh Lâm Đồng Mật độ sôngsuối của Tây Nguyên thưa, chỉ có 4 hệ thống sông lớn đây là nguồn lực để phát

Trang 28

triển các nhà máy thủy điện lớn như Yaly, Ya Dring, Thác Mơ, Hàm Thuận, Đa

My, Đa Nhim và Trị An

2.1.3 Điều kiện khí hậu

Tây Nguyên thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa cao nguyên, mưa nhiều,chế độ nhiệt tương đối điều hòa, bức xạ mặt trời dồi dào và ít chịu tác động cảucác hiện tượng thời tiết tiêu cực như bão, gió mùa đông bắc và sương muối…những khó khăn của Tây Nguyên là có một mùa khô kéo dài, có gió địa hìnhmạnh, nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô đã hạn chế lớn đối vớisản xuất và đời sống của dân cư trong vùng Khí hậu Tây Nguyên được chiathành ba tiểu vùng, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum vàGia Lai); Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông) vàNam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng) điều đặc biệt đáng quan tâm

là nhiệt độ giảm dần theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm0.60C Những vùng có độ cao trên 1000m thời tiết quanh năm mát mẻ như ĐàLạt; Ngọc Linh;KonPlong…khí hậu nổi lên như một yếu tố trội quyết định tính

đa dạng và phong phú tài nguyên rừng chỉ xét riêng về khí hậu, Tây Nguyên córất nhiều thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi nhiệt đới vàmột số loại cây con có nguồn gốc ôn đới đồng thời Tây Nguyên còn là nơi cónhiều thuận lợi phát triển du lịch cảnh quan sinh thái và nghỉ dưỡng

2.1.4 Tài nguyên rừng

Thảm thực vật rừng Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú, nơi hội tụ củanhiều luồng thực vật: từ Malaysia - Indonesia đặc trưng bằng các loài cây họ

Trang 29

- Quy Châu tiêu biểu với các loài thông và luồng thực vật bản địa phía bắc ViệtNam với các loài re, giẻ…đã tạo nên hệ thực vật rừng Tây Nguyên có tính đadạng sinh học cao thuộc loại bậc nhất đất nước theo tư liệu của nhiều nguồn đãthống kê, tây nguyên có trên 4500 loài thực vật thuộc 1200 chi của 224 họ; riêngcác loài cây gỗ có trên 700 loài thuộc 90 họ của hai ngành thực vật hạt trầm vàhạt kín.

Bản 2.1 Diện tích đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên

Đất khác

Độ che phủ rừng (%)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2005

Tây nguyên có diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 80% diện tích đất tựnhiên và độ che phủ của rừng cao nhất cả nước hiện này (bảng 2.1)

Trang 30

Tài nguyên rừng của tây nguyên có thể chia thành các kiểu rừng chính nhưsau:

- Rừng thường xanh: thường thấy ở những nơi có lượng mưa trung hàngnăm từ 1200 - 2500mm và có khoảng từ 1 - 3 tháng khô Rừng thường xanh có

tổ thành loài cây phức tạp, đa dạng, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao,được thị trường ưa chuộng Các loài cây thường gặp là các loài cây họ dầu (nhưkiền kiền, sa ben, trò chỉ…)

- Rừng nửa rụng lá: loại rừng này thường thấy trên rừng đất Bazan thuộcvùng núi phía tây Rừng này có tầng tán trên cùng chủ yếu là các loài cây rụnglá

- Rừng rụng lá (rừng khộp) loại rừng này thường thấy ở các khu vực cólượng mưa nhỏ hơn 1.800mm và có từ 5 - 7 tháng hạn Rừng khộp phân bố trêncác loại đất xám bạc mầu

- Rừng thông: rừng thông phân bố trên độ cao từ 800 - 1800m chiếm phầnlớn cao nguyên Đà Lạt, chủ yếu là rừng thông nhựa mọc thuần loại hoặc hỗn loạivới các loại cây lá rộng khác

- Rừng tre nứa: rừng tren nứa trải rộng ở các khu vực gần các khu dân cư

và thung lũng Rừng tre nứa dường như là kết quả của việc phá rừng nhiều lần vàviệc đốt nương làm rẫy ở các khu rừng gỗ

- Rừng trồng: rừng trồng đều có ở 6 tỉnh, bao gồm rừng trồng của cácchương trình 327, 661, rừng trồng do các lâm trường quốc doanh tự bỏ vốn ratrồng, rừng trồng của các dự án thuộc ngành công nghiệp giấy và các dự án quốctế

Trang 31

2.1.5 Dân số dân tộc lao động

Tổng dân số Tây Nguyên là trên 4.675 triệu người, trong đó người Kinhchiến 3.097 triệu người và người dân tộc thiểu số là 1.568 triệu người Toànvùng có 3.5 triệu người sống ở nông thôn Mật độ dân số trung bình là 84 người/

km2

Theo số liệu thống kê năm 2003 Tây Nguyên có trên 40 dân tộc sinh sốngkhi đó tổng dân số của Tây Nguyên là 4.618.805 người được phân theo nhómcác dân tộc chiếm số lượng lớn như sau:

• Người Kinh: 2.965.273 người chiếm 64.2%

• Ngườn Gia Rai 364.886 người chiếm 7.9%

• Người Ê Đê 263.272 người chiếu 5.7%

• Người Ba Na 180.133 người chiếm 3.9%

• Người Cơ Ho 29.327 người chiếm 2.8 %

• Các dân tộc khác 715.914 người chiếm 15.2%

Người Kinh chiếm đa số (64.2%) tổng dân số vùng Tây Nguyên, sống tậptrung ở các thị xã và thành phố nơi có các điều kiện dễ tiếp cận thị trường vàgiao thông để phát triển thương mại và dịch vụ nên được hưởng nhiều lợi ích từthị trường mang lại Đối với nhóm dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên và dântộc bản địa một phần đáng kể cuộc sống truyền thống của họ phụ thuộc vào cáchoạt động liên quan đến rừng Đặc biệt lâm sản ngoài gỗ lấy từ rừng cho mụcđích sử dụng tại chỗ và để trao đổi với các nhóm dân tộc khác kể các các nhóm ởđồng bằng khi chưa có thị trường việc khai thác tài nguyên rừng chỉ phục vụ chonhu cầu tại chỗ Khi đó các diện tích rừng để làm nương rẫy được bỏ hoang tới

Trang 32

20 năm sau khi canh tác 1 – 2 vụ Cây ngăn ngày nên năng suất cây trồng thời kỳ

đó khá ổn định Hầu hết các nhóm dân tộc này sử dụng giống lúa nương bản địatrên các diện tích thích hợp hoặc canh tác lúa nước bằng cách duy trì các hệthống thủy lợi rất nhỏ

Tổng số lao động có khoảng 2.4 triệu người chiếm 51.6% tổng số dânvùng Tây Nguyên, trong đó khoảng 80.7% dân số là lao động nông nghiệp baogồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp Tuy nhiên, lực lượng lao động thuần túy làlâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít Ở Tây Nguyên phần lớn nông dân làm việc trên đấttrang trại của gia đình, chiếm khoảng 72%, bình quân 1 lao động có 3,1 ha đấtnông - lâm nghiệp Chỉ có khoảng 11% lực lượng lao động đi làm thuê nhậnlương vì vậy đây có thể là chỉ tiêu để đánh giá lao động ở vùng Tây Nguyên chủyếu là lao động phổ thông và không được đào tạo Đất đai ở vùng Tây Nguyên

đủ rộng để thu hút lao động tại chỗ do đó tỷ lệ thất nghiệp ở vùng Tây Nguyênrất thấp, tuy vậy vấn có khoảng 20% thời gian lao động nông thôn chưa được sửdụng

2.2 Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Bảng 2.2 cho thấy nền kinh tế các tỉnh Tây Nguyên đã tăng trưởng liên tụcvới tốc độ khá cao nhưng không ổn định và xu hướng giảm Tăng trưởng bìnhquân giai đoạn 1996 - 2000 là 12.9% và giai đoạn 2001 - 2005 là 8.63%, cao hơn

so với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và so với bình quân trung của cả nướccùng thời kỳ

Bảng 2.2 Tốc độ và xu hướng tăng trưởng GDP vùng Tây Nguyên

Trang 33

Tỉnh Tốc độ tăng trường

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Bình quân 17.5 14.8 6.1 15.1 11.0 6.7 5.8 13.4 12.28 13.36 Kon Tum 9.5 9.9 7.4 12.6 13.6 11.9 11.5 11.1 11.6 11.9 Gia Lai 14.4 15.0 11.4 8.6 8.2 7.9 9.9 11.9 13.0 15.05 Đắk Lắk 12.1 16.8 9.8 17.7 16.1 8.2 6.5 7.5 10.43 8.37 Đắk Nông 21.5 14.0 14.8 23.5 7.9 -4.3 12.4 12.8 10.5 13.9 Lâm Đồng 30.0 18.5 - 13.0 13.3 9.0 9.8 -11.5 23.5 15.8 17.6

Nguồn:Tổng Cục Thống kê , năm 2005

Theo số liệu thống kê, GDP bình quân đầu người tính cho cả vùng TâyNguyên năm 1995 là 151 USD, năm 2000 là 172 USD và năm 2003 là 226 USD

So sánh với GDP bình quân trong cả nước, Tây Nguyên chỉ bằng 51.4% vàkhoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là tương đối lớn

Mặt khác tốc độ tăng trưởng GDP không đều và không tương xứng với tốc

độ tăng dân số nên hàng năm Nhà nước vẫn phải hỗ trợ từ 60 – 80 % tổng mứcchi ngân sách so với tổng nguồn thu của các tỉnh

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của các tỉnh được thể hiện trong bản 2.3 Xu hướng chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp vàxây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp Tuy nhiên tốc độ chuyểndịch chậm

Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế

Đơn vị: Tỷ lệ %

Trang 34

2 Công nghiệpvà XDCB 10.5 11 11.5 12.1 13.5 20.88

Nguồn:Tổng Cục Thống kê Việt Nam, năm 2005

2.2.3 Tình trạng đói nghèo và xã đặc biệt khó khăn

Theo số liệu thống kê năm 2005 được trình bày ở bảng 2.4 cho thấy bứctranh về hiện trạng đói nghèo của Tây Nguyên Số xã nghèo đói và khó khănngày một tăng lên, năm 2000 vả vùng có 181 xã đến năm 2008 đã tăng lên 240

xã chiếm 38.5% số xã phường trong vùng Trong đó, số xã nghèo đói và khókhăn nhiều nhất là ở Gia Lai (79 xã) và sau đến là Kon Tum (49 xã) Trongnhững năm qua, sự gia tăng dân số cơ học có điều kiện kinh tế khó khăn từ cácvùng, miền trên cả nước đến Tây Nguyên là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tìnhtrạng này, bình quân khoảng 115.000 người/năm, tương ứng với dân số của 18 -

20 xã So sánh với các vùng khác trên toàn quốc, Tây Nguyên hiện còn tỷ lệ hộđói nghèo ở mức cao

Trang 35

Bảng 2.4 Số xã, phường thuộc diện nghèo đói và đặc biệt khó khăn

Về đường không: có 3 sân bay nội địa thuộc cụm cảng hàng không miềnNam, đó là sân bay Plei Ku (Gia Lai), sân bay Ban Mê Thuột (Đắk Lắk) và sânbay Liên Khương (Lâm Đồng) tạo ra sự giao thông hàng hóa, vận chuyển hànhkhách quan trọng giữa Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước, thu hút cácnhà đầu tư và du khách đến với Tây Nguyên

Trang 36

Thủy lợi: hệ thống thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng đốivới việc sử dụng đất đai, nâng cao năng suất cây trồng, ổn định dân cư và quản

lý tài nguyên môi trường phát triển bền vững Theo báo cáo về công tác thủy lợinăm 2001, toàn vùng Tây Nguyên có hệ thống các công trình hồ chứa và trạmbơm đủ cung cấp nước tưới cho khoảng 183.849 ha đất canh tác cây nông nghiệp

và công nghiệp, so với năm 1995 gập 2,12 lần

2.3 Giới thiệu về mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên

Quan niệm về phát triển và giữ rừng gần đây mới được các cấp, các ngànhnhận thức rõ Mất rừng ở Tây Nguyên là đánh mất thế mạnh và ảnh hưởng tíchcực của nó đối với môi trường, sinh thái Ðiều dễ thấy trong những năm gần đây,khí hậu Tây Nguyên diễn biến bất thường: hạn hán, lũ quét, mùa khô đến sớm vàkéo dài, nhiệt độ trung bình hằng năm tăng lên Nhận thức rõ vai trò, tầm quantrọng của rừng đối với sự phát triển bền vững của vùng Tây Nguyên, trongQuyết định 168/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế -

xã hội Tây Nguyên 2001-2005 đã đặt ra yêu cầu "phát triển mạnh lâm nghiệpTây Nguyên là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài nâng độ che phủ lên 65% vàonăm 2010"

2.3.1 Mục tiêu của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Mục tiêu của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn cáctỉnh Tây Nguyên không nằm ngoài mục tiêu chung như chính phủ đã phê duyệt.các hoạt động chủ yếu của dự án bao gồm: trồng và chăm sóc rừng phòng hộ vàđặc dụng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, hỗ trợ trồng trọt

và cải thiện sinh kế người dân vùng dự án

Trang 37

- Khẳng định quyền quản lý, sử dụng đất ổn định lâu dài cho từng hộ giađình,cho từng cộng đồng

- Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý, sử dụng và phát triển bềnvững các dạng tài nguyên thiên nhiên

- Rừng và tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển, từ đó môi trườngsinh thái đượccải thiện

- Củng cố, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc

- Tạo cơ hội và điều kiện cho cộng đồng phát triển kinh tế,góp phần cảithiện chất lượng cuộc sống

2.3.2 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng của việc áp dụng mô hình quản

lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên theo quyết định số 304

a Đối tượng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng.

Là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc những xã có rừng ở TâyNguyên, nhưng ưu tiên theo thứ tự sau:

Trang 38

- Những hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa cóhoặc thiếu đất sản xuất thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số132/2002/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2002 và Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ (Sau đây gọi tắt là cácQuyết định số 132, 134), nhưng địa phương chưa bố trí được quỹ đất sản xuấthoặc giải quyết bằng các biện pháp khác;

- Những hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa cóhoặc thiếu đất sản xuất thuộc đối tượng quy định tại các Quyết định số 132, 134nhưng tự nguyện nhận rừng, nhận khoán bảo vệ rừng để sản xuất, phát triển kinh

tế rừng;

- Những cộng đồng buôn, làng có hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuấtthuộc đối tượng quy định tại các Quyết định số 132, 134, có nguyện vọng và đủnăng lực quản lý các khu rừng được giao, khoán bảo vệ

b Đối tượng rừng được giao, khoán bảo vệ.

∆ Đối tượng rừng được giao.

- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc rừng giầu, trung bình, khôngđảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định (Tại điểm 2.2, Mục 2, Phần

II, Thông tư này) và rừng sản xuất là rừng trồng do Uỷ ban nhân dân cấp xã quảnlý;

- Những khu rừng trước đây là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nhưng saukhi rà soát lại theo tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quy định tạiQuyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam”. William D. Sunderlin & Huỳnh Thu Ba, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam
4. “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án 661 giai đoạn 1998 – 2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án 661 giai đoạn 1998 – 2005
5. “ Báo cáo quốc gia về Lâm nghiệp cộng đồng”. Bộ NN&PTNT, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quốc gia về Lâm nghiệp cộng đồng
6. “ Rừng Tây Nguyên và các vấn đề quan tâm”. Tạp chí lý luận của ủy ban dân tộc, 26/12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng Tây Nguyên và các vấn đề quan tâm
7. “ Để Tây Nguyên mãi xanh”. Sài Gòn times,09/04/09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để Tây Nguyên mãi xanh
8. “ Phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Miền Núi phía bắc Việt Nam”. PGS. TSKH Nguyễn Duy Chuyên, PGS. TS Vũ Nhâm, TS Bjorn Hasson, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Miền Núi phía bắc Việt Nam

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU (Trang 1)
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ (Trang 2)
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 31)
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế (Trang 31)
Theo số liệu thống kê năm 2005 được trình bày ở bảng 2.4 cho thấy bức tranh về hiện trạng đói nghèo của Tây Nguyên - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
heo số liệu thống kê năm 2005 được trình bày ở bảng 2.4 cho thấy bức tranh về hiện trạng đói nghèo của Tây Nguyên (Trang 32)
Bảng 2.4. Số xã, phường thuộc diện nghèo đói và đặc biệt khó khăn - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
Bảng 2.4. Số xã, phường thuộc diện nghèo đói và đặc biệt khó khăn (Trang 33)
2.5 Thực trạng triển khai và áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở vùng Tây Nguyên - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
2.5 Thực trạng triển khai và áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở vùng Tây Nguyên (Trang 44)
Bảng 2.5 Diện tích rừng được giao tại các tỉnh Tây Nguyên - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
Bảng 2.5 Diện tích rừng được giao tại các tỉnh Tây Nguyên (Trang 52)
3.1 Mô hình phân chia lợi ích từ khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại thôn Bunor - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
3.1 Mô hình phân chia lợi ích từ khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại thôn Bunor (Trang 59)
Bảng 3.1. Diện tích che phủ rừng các tỉnh Tây Nguyên - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
Bảng 3.1. Diện tích che phủ rừng các tỉnh Tây Nguyên (Trang 63)
rừng bị phá. Tuy nhiên từ khi triển khai mô hình thì thực trạng chặt phá rừng đã giảm - Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc
r ừng bị phá. Tuy nhiên từ khi triển khai mô hình thì thực trạng chặt phá rừng đã giảm (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w