Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 67 - 74)

c. Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng

3.3.1 Một số giải pháp

a. Giải pháp về quản lý:

- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các ba quản lý dự án cũng như lực lượng kiểm lâm, tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. đặc biệt là đầu tư về vốn và kỹ thuật để thực hiện việc rà soát và đánh giá rừng một cách chính xác và minh bạch.

- Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác quản lí bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng trong thời gian tới cần rà soát lại toàn bộ quỹ đất đai, quỹ rừng, xem nơi nào đã thực hiện giao khoán có chủ rừng quản lí, nơi nào chưa giao khoán rừng để cấp có thẩm quyền sớm thực hiện, nhất thiết không để rừng và đất rừng vô chủ, bị lợi dụng lấn chiếm hoặc khai thác bừa bãi. Kiểm tra toàn bộ công tác lâm sinh một cách chặt chẽ từ khâu sản xuất giống, kỹ thuật

ươm trồng đến chăm sóc, sử dụng nguồn vốn, đặc biệt đối với những đơn vị sử dụng ngân sách, tránh tình trạng làm ẩu, nghiệm thu ẩu để lấy tiền Nhà nước. Giám sát nghiêm ngặt việc đóng búa rừng, khai thác rừng phải được thực hiện đúng quy trình quy phạm, vì đây là công việc trong rừng, thậm chí rừng sâu, hoạt động khá độc lập khó kiểm soát dễ phát sinh sai phạm. Mặt khác cần giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động của các trạm kiểm lâm, trạm phúc kiểm. Bố trí những cán bộ có phẩm chất, có bản lĩnh, trách nhiệm cao ở các vị trí này để chặn đứng những hoạt động phạm pháp của bọn lâm tặc.

- Lồng ghép các dự án trồng trọt, chăn nuôi, khai thác vào mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng để một mặt nâng cao đời sống người dân mặt khác làm giảm áp lực về sử dụng rừng, góp phần giảm bớt tình trạng chặt phá rừng.

b. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và phát huy nội lực cho cộng đồng

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục luật pháp, chính sách của nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nhận thức vai trò của bảo vệ và phát triển rừng.

- Phát huy cao nhất những mặt tích cực của các luật tục và quy chế truyền thống của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng.

c. Giải pháp liên quan đến quan đến chính sách

- Nhà nước cần phải chính thức công nhận cộng đồng thôn bản là pháp nhân, một tổ chức dân sự được trực tiếp nhận đất và nhận rừng.

- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần xây dựng một văn bản dưới luật ban hành quy định việc giao nhiệm vụ cho các cộng đồng thôn bản, buôn quản lý rừng. Cần có chính sách quy định lợi ích của người dân và cộng đồng khi họ tham gia quản lý rừng.

d. Giải pháp liên quan đến công tác quy hoạch giao đất giao rừng

- Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần hoàn chỉnh việc xây dựng quy hoạch tổng thể Nông – Lâm nghiệp, trong đó xác định rõ việc phân loại và hướng quy hoạch các loại rừng chủ yếu.

- Ưu tiên việc giao đất giao rừng cho cộng đồng cho các vùng sâu, vùng xa, những vùng có truyền thống cộng đồng cao và có tác dụng bảo vệ rừng đầu nguồn.

e. Giải pháp khuyến khích, hỗ trợ và dịch vụ cho phát triển quản lý rừng cộng đồng

- Hoàn thiện hệ thống khuyến nông – khuyến lâm từ tỉnh xuống đến cấp thôn bản nhằm chuyển giao kiến thức quản lý tài nguyên rừng đến tận người dân.

- Khuyến khích phát triển hệ thống hỗ trợ dịch vụ cây con, hạt giống, phân bón đến tận cấp thôn, bản.

- Củng cố cộng đồng và các quy chế quản lý bảo vệ rừng.

- Cần có các đầu tư nghiên cứu điểm về quản lý rừng cộng đồng từ đó làm cơ sở nhân rộng.

- Các dự án và chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp cần lôi kéo sự tham gia cùng quản ký cả cộng đồng. các hợp đồng khoán bảo vệ rừng nên dựa trên cộng đồng là chủ yếu.

- Nên phát triển hệ thống tín dụng dựa trên cơ sở cộng đồng để phát triển các nguồn tài nguyên rừng của thôn bản.

g. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ lâm nghiệp theo hướng tiếp cận lâm nghiệp xã hội.

- Đào tạo cán bộ thôn bản và khuyến lâm viên cơ sở vè kiến thức quản lý rừng cộng đồng.

3.3.2 Kiến nghị

- Kiện toàn bộ máy điều hành và quản lý dự án, có mức hỗ trợ phù hợp hơn cho lực lượng quản lý và kiểm lâm để họ tăng cường trách nhiệm trong việc theo dõi, chỉ đạo và thực hiện dự án cũng như theo dõi diễn biến rừng trong phạm vi quản lý, tránh tình trạng một số nơi xảy ra tình trạng một số nơi xảy ra mất rừng không có người chịu trách nhiệm.

- Thuế tài nguyên nước hiện nay mới thể hiện được một phần bù đắp nhỏ, chưa phải là yếu tố chính kết cấu giá thành thuỷ điện. Vì vậy, đề nghị Chính phủ

và các Bộ, ngành liên quan xem xét tính toán lại, tạo cho Tây Nguyên và các vùng, miền khác tương tự, được hưởng lợi kinh tế từ lĩnh vực này. Đây cũng là yếu tố hết sức thiết thực khuyến khích các địa phương chăm lo quản lí bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Cần phải tăng cường kinh phí, chính sách hỗ trợ kịp thời cho những người nhận khoán. Hiện nay, cán bộ lâm nghiệp cấp huyện quá ít, cấp xã càng ít hơn nên công tác khuyến lâm chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, do vậy phải có phương án đưa cán bộ về những vùng cần phải hỗ trợ về kỹ thuật và các hình thức đầu tư nhằm giúp rừng lấy lại mầu xanh thật nhanh. - Phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của thôn; đáp ứng nhu cầu hưởng lợi của người dân đối với các nguồn lợi từ rừng.

- Phải có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan; được người dân đồng tình ủng hộ và tự nguyện thực hiện.

- Phải đảm bảo việc sử dụng rừng ổn định, lâu dài và bền vững

- Người dân phải được sự tham gia vào tiến trình giao đất giao rừng và các hoạt động liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và sử dụng rừng.

- Những quy định cho cộng đồng phải được tài liệu hoá, quy trình hoá, nhưng phải đơn giản, dễ hiểu.

- Phải chú ý tới truyền thống của cộng đồng về tập tục, về ranh giới..

- Đặc biệt phải có hỗ trợ cho cộng đồng sau khi giao đất giao rừng để họ có đủ điều kiện quản lý bảo vệ và sử dụng tốt rừng được giao như quy hoạch sử dụng đất, xây dựng kế hoạch thôn bản, xây dựng quy chế, hỗ trợ kỹ thuật, tài

chính, tuyên truyền, phổ cập, tổ chức dân, tăng cường hỗ trợ của các tổ chức có liên quan trên địa bàn...

Theo Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), tính từ năm 1990 đến nay, thế giới mất đi gần 3% diện tích rừng, có nghĩa là mỗi năm mất 13 triệu ha rừng do nạn chặt phá rừng tràn lan. Diện tích rừng còn lại hiện chỉ chiếm 36%, nhưng cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hằng năm có khoảng 6 triệu ha rừng có nguy cơ bị phá hủy. Hiện có 76 nước trên thế giới không còn rừng nguyên sinh.

Vì vậy muốn cứu những cánh rừng hay chính là cứu lấy trái đất con người cần có một chiến lược lâu dài về quản lý và bảo tồn chúng. Một hình thức quản lý đã và đang được Việt Nam cũng như một số nước khu vực Châu Á áp dụng là mô hình quản lý rừng dựa vào cộng động. Mô hình này đã bước đầu phát huy hiệu quả của nó trong việc nâng cao đời sống cho người dân và hạn chế được tình trạng khai thác tràn lan, quá mức, làm giảm áp lực khai thác lên các khu rừng.

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng. Xu hướng phát triển rừng cộng đồng là quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự quan tâm của các cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững.

Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng được thực hiện thí điểm ở Tây Nguyên sau hai năm triển khai đã mang lại khá nhiều tác động tích cực không những đến con người nơi đây mà còn tạo cho những cánh rừng nơi đây ngày càng hồi sinh. Tuy nhiên sau thời gian mô hình được thực hiện thí điểm ở Tây

Nguyên, đã giúp cho những nhà quản lý và hoạch định chính sách rút ra được khá nhiều kinh nghiệm để có thể tiêp tục triển khai mô hình ở những địa phương khác tốt hơn.

Đề tài: “nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên” nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng triển khai và áp dụng mô hình vào Việt Nam như thế nào, đồng thời đưa ra những khó khăn mà mô hình gặp phải để từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị hợp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w