Dân số dân tộc lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 29 - 30)

Tổng dân số Tây Nguyên là trên 4.675 triệu người, trong đó người Kinh chiến 3.097 triệu người và người dân tộc thiểu số là 1.568 triệu người. Toàn vùng có 3.5 triệu người sống ở nông thôn. Mật độ dân số trung bình là 84 người/ km2.

Theo số liệu thống kê năm 2003 Tây Nguyên có trên 40 dân tộc sinh sống khi đó tổng dân số của Tây Nguyên là 4.618.805 người được phân theo nhóm các dân tộc chiếm số lượng lớn như sau:

• Người Kinh: 2.965.273 người chiếm 64.2% • Ngườn Gia Rai 364.886 người chiếm 7.9% • Người Ê Đê 263.272 người chiếu 5.7% • Người Ba Na 180.133 người chiếm 3.9% • Người Cơ Ho 29.327 người chiếm 2.8 % • Các dân tộc khác 715.914 người chiếm 15.2%

Người Kinh chiếm đa số (64.2%) tổng dân số vùng Tây Nguyên, sống tập trung ở các thị xã và thành phố nơi có các điều kiện dễ tiếp cận thị trường và giao thông để phát triển thương mại và dịch vụ nên được hưởng nhiều lợi ích từ thị trường mang lại. Đối với nhóm dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên và dân tộc bản địa một phần đáng kể cuộc sống truyền thống của họ phụ thuộc vào các hoạt động liên quan đến rừng. Đặc biệt lâm sản ngoài gỗ lấy từ rừng cho mục đích sử dụng tại chỗ và để trao đổi với các nhóm dân tộc khác kể các các nhóm ở đồng bằng khi chưa có thị trường việc khai thác tài nguyên rừng chỉ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Khi đó các diện tích rừng để làm nương rẫy được bỏ hoang tới

20 năm sau khi canh tác 1 – 2 vụ. Cây ngăn ngày nên năng suất cây trồng thời kỳ đó khá ổn định. Hầu hết các nhóm dân tộc này sử dụng giống lúa nương bản địa trên các diện tích thích hợp hoặc canh tác lúa nước bằng cách duy trì các hệ thống thủy lợi rất nhỏ.

Tổng số lao động có khoảng 2.4 triệu người chiếm 51.6% tổng số dân vùng Tây Nguyên, trong đó khoảng 80.7% dân số là lao động nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tuy nhiên, lực lượng lao động thuần túy là lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít. Ở Tây Nguyên phần lớn nông dân làm việc trên đất trang trại của gia đình, chiếm khoảng 72%, bình quân 1 lao động có 3,1 ha đất nông - lâm nghiệp. Chỉ có khoảng 11% lực lượng lao động đi làm thuê nhận lương vì vậy đây có thể là chỉ tiêu để đánh giá lao động ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là lao động phổ thông và không được đào tạo. Đất đai ở vùng Tây Nguyên đủ rộng để thu hút lao động tại chỗ do đó tỷ lệ thất nghiệp ở vùng Tây Nguyên rất thấp, tuy vậy vấn có khoảng 20% thời gian lao động nông thôn chưa được sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 29 - 30)