Tiến trình triển khai mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 44 - 46)

c. Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng

2.5.1 Tiến trình triển khai mô hình

2.2.tiến trình triển khai mô hình CBFM tại Tây Nguyên Giao đất rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm Xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng

Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giám sát

Cơ chế hưởng lợi và phân chia lợi ích

Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng: xác định khu vực giao, phương thức giao và tổ chức quản lý Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia Lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Dựa vào mong muốn truyền thống của cộng đồng và luật pháp Cải cách thủ tục hành chính thích ứng với quản lý rừng dựa vào cộng đồng Chính sách hưởng lợi từ các rừng

Dựa vào quy ước của cộng đồng

Bước 1: Thực hiện triển khai việc giao đất giao rừng cho cộng đồng người dân

Giao đất giao rừng cho cộng đồng được thực hiện trên hai cơ sở quan trọng đó là bản quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia của người dân trong quá trình tiến hành xác định khu vực giao, phương thức giao và tổ chức quản lý

Bước 2: Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm:

dựa vào bản quy hoạch lâm nghiệp của xã, các thôn bản tiến hành lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng bằng phương pháp PRA. Nội dung của bản lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng bao gồm: đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân; xây dựng mục tiêu quản lý cho từng khu rừng cộng đồng được giao; các giải pháp kỹ thuật; xây dựng quy chế quản lý; xây dựng cơ chế nghĩa vụ và quyền hưởng lợi; lập kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá.

Bước 3: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

- Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản vừa là công cụ hữu hiệu để quản lý bảo vệ rừng, đồng thời cũng là một bước thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, cho nên được sự đồng tình ủng hộ, quan tâm của các cấp chính quyền và sự tham gia nhiệt tình của người dân và cộng đồng;

- Nơi nào cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được

người dân tự nguyện tham gia xây dựng quy ước thì nhận thức và trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng thôn, bản được nâng cao và ở nơi đó việc tổ chức thực hiện quy ước tốt;

- Xây dựng và thực hiện quy ước tạo điều kiện cho đồng bào, nhất đồng bào vùng sâu, vùng xa duy trì và phát huy bản sắc dân tộc tốt đẹp từ lâu đời trong cộng đồng.

Bước 4 : Xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát:

Đây là một bước khá quan trọng trong việc thực hiện mô hình CBFM bởi về bản chất thì việc quản lý là từ trên xuống tức là từ chính phủ đến cộng đồng dân cư. Cơ chế quản lý này thông qua khá nhiều khâu vì vậy phải có một kế hoach thực hiện giám sát việc quy hoạch, phân chia đất cũng như nguồn vốn, tài chính, kỹ thuật từ trên xuống một cách chặt chẽ tránh tình trạng tham ô, quan liêu, sử dụng đất sai mục đích.

Bước 5 : Cơ chế hưởng lợi và phân chia lợi ích

- Căn cứ trạng thái rừng khi giao, các chủ rừng phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án phân chia hưởng lợi sản phẩm từ rừng cụ thể cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng buôn, làng trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

- Căn cứ vào hiện trạng rừng khi giao khoán và mức tăng trưởng của rừng ( mức tăng trưởng rừng bình quân 1 năm ở các tỉnh Tây Nguyên từ 1,5- 2%), các chủ rừng xây dựng phương án phân chia hưởng lợi sản phẩm từ rừng cho từng đối tượng nhận khoán, tổng hợp trình Uỷ ban nhân cấp tỉnh phê duyệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w