Kết quả thực hiện mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 50 - 53)

c. Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng

2.5.3 Kết quả thực hiện mô hình

Để thực hiện chính sách quốc gia về xã hội hoá lâm nghiệp và hài hoà hoá giữa bảo tồn và phát triển, xây dựng mô hình quản lý phù hợp và bền vững với sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt là cộng đồng địa phương trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, trên cơ sở để xuất của chi cục lâm nghiệp các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Căn cứ Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc

nhằm xây dựng mô hình hợp tác giữa cộng đồng và các đơn vị liên quan cũng như thúc đẩy ứng dụng kiến thức bản địa vào phát triển quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng. QÐ 304 về công tác giao rừng, khoán bảo vệ rừng trên địa bàn Tây Nguyên đã triển khai được hơn hai năm. Ðối tượng được hưởng lợi theo Quyết định này là các hộ gia đình và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất ở các tỉnh Ðắk Lắk, Lâm Ðồng, Ðắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Qua khảo sát, để đáp ứng nhu cầu nói trên cần 262.492 ha, tương ứng với 10.687 hộ. Song căn cứ vào thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất với các địa phương chỉ tập trung thực hiện thí điểm đối với các hộ thiếu đất sản xuất theo Quyết định 132, 134 và số lượng cần là 109.324 ha, trong đó giao rừng là 37.437 ha, khoán rừng là 71.851 ha cho 5.940 hộ. Theo lãnh đạo Bộ NN và PTNT: Năm tỉnh Tây Nguyên đã giao và khoán bảo vệ rừng được gần 68 nghìn ha cho 4.442 hộ và giúp đỡ cho các hộ nhận khoán bằng hình thức hỗ trợ, như: hỗ trợ gạo, cây giống trồng rừng, tiền công nhận khoán. Tỉnh Lâm Ðồng là địa phương thực hiện tốt nhất, đạt 100% kế hoạch với 1.672 hộ đã nhận khoán bảo vệ 21.569 ha.

Đắk Lắk đã thực hiện việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình hưởng lợi 26.575 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên là 17.438 ha. Cụ thể, giao hộ gia đình 1081hộ, giao cho nhóm hộ 55 nhóm (598 hộ), giao cho cộng đồng 20 cộng đồng (1.811hộ)

Gia Lai chỉ mới tiến hành xây dựng phương án triển khai thí điểm theo hai đợt, trong đó dự kiến giao rừng cho 957 hộ ở 44 thôn, làng với diện tích 1.467 ha, khoán rừng cho 1.561 hộ ở 140 thôn, làng và 66 cộng đồng với diện tích 40.522 ha. Và đến nay chỉ mới giao được hơn 4.392 ha cho 185 hộ, khoán rừng

cho 292 hộ... với kết quả này, tỉnh Gia Lai là tỉnh đạt tỷ lệ quá thấp so với yêu cầu đề ra.

Bảng 2.5 Diện tích rừng được giao tại các tỉnh Tây Nguyên

Đơn vị: ha

Tên tỉnh Diện tích rừng được giao

Gia Lai 4.932

Lâm Đồng 21.569

Đắk Lắk 26.575

Đắk Nông 9.732

Kon Tum 8.657

Nguồn: Cục Lâm Nghiệp, 2005

Nhìn chung việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình chủ yếu để quản lý bảo vệ, diện tích rừng đã giao ít bị phá, bị cháy, việc đầu tư trồng thêm rừng rất hạn chế. Các hộ không tham gia dự án là những hộ không có thời gian và lao động. Có 4.442 hộ tham gia dự án sau khi dự án triển khai, nhưng việc nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc quản lý rừng bền vững đa góp phần quan trọng trong việc thực thực hiện việc giao đất giao rừng. Rừng tại nơi dự án triển khai mô hình chủ yếu là rừng nghèo và trung bình.

- Tổ chức các cuộc họp cấp xã, thôn, bản buôn để vừa nhằm mục đích giáo dục tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc quản lý rừng cho người dân, vừa để người dân được quyền đưa ra những ý kiến và bình bầu ra một lực lượng tuần tra kiểm tra hoạt động quản lý rừng của cộng đồng. Có 1.500 bản quy ước ở thôn, buôn của tỉnh Ðắk Lắk đều đề cập đến rừng,

phát triển và bảo vệ rừng. Tỉnh Lâm Ðồng đã có 225 thôn, buôn triển khai quy ước bảo vệ phát triển rừng (BVPTR) với sự tham gia của người dân. Xây dựng quy ước BVPTR là một chính sách phù hợp với việc đổi mới cơ chế quản lý theo hướng xã hội hóa nghề rừng, nó phát huy vai trò tự nguyện và tính dân chủ trong dân, được cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở quan tâm, ủng hộ và nó mang lại lợi ích thiết thực, làm cho mọi người phấn khởi khi tham gia bảo vệ rừng, nhất là sau khi được giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án và thực hiện giao đất, giao rừng cho cộng đồng tại các buôn, làng và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Sau đó lập biên bản bàn giao rừng cho cộng đồng và những hợp đồng giao khoán cho cộng đồng. tức những khu rừng giao cho cộng đồng sẽ được chính thức hóa và hợp pháp hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w