Các mô hình được triển kha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 46 - 50)

c. Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng

2.5.2 Các mô hình được triển kha

Dự án có 4 hợp phần chính: (1) Mô hình nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rừng tự nhiên; (2) Mô hình các tổ tuần tra của thôn, bản; (3) Mô

hình tuyên truyền cộng đồng trong bảo tồn thiên nhiên; (4) Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng.

Mô hình nhóm tuần tra địa phương

Mô hình này nhằm phục vụ cho việc thiết lập một số nhóm tuần tra địa phương phối hợp với các phòng ban liên quan để đạt hiệu quả cao trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Mười nhóm tuần tra của 10 thôn trong xã Phong Mỹ được thành lập với thành phần chính là cán bộ công an và dân phòng địa phương. Nhóm tuần tra địa phương chịu trách nhiệm tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phòng chống cháy rừng. Các nhóm sẽ đi tuần ít nhất một tuần một lần; phối hợp với ban quản lý Rừng và khu Bảo tồn cũng như Ủy ban nhân dân xã trong các hoạt động tuần tra nếu cần thiết. Ngoài ra, các nhóm này còn ngăn chặn các hoạt động phạm pháp như đốt rẫy, khai thác các sản phẩm rừng mà không có giấy phép và phối hợp với các nhóm của vùng lân cận thực hiện hoạt động bảo vệ liên thôn. Hàng tháng, các nhóm này sẽ viết báo cáo về các hoạt động của họ và hiện trạng tài nguyên rừng cho Ủy ban nhân dân xã và ban quản lý rừng địa phương.

Thành viên của nhóm tuần tra được trang bị đồng phục, áo mưa, giầy, dao đi rừng, đèn pin, võng ... và 50,000 đồng trợ cấp hàng tháng trong mùa cao điểm (mùa nắng và nóng, thường vào 6 tháng từ tháng 4 đến tháng 9). Ngoài ra, các nhóm có thể được nhận trợ cấp thêm từ các nguồn bên ngoài theo quyết định Ủy ban nhân dân hoặc ban quản lý Khu bảo tồn cũng như các khoản tiền thưởng trích từ mỗi hoạt động cụ thể trong phạm vi cho phép của Nhà nước (nếu có). Tuy nhiên, các thành viên của nhóm tuần tra địa phương vẫn gặp phải một số khó khăn, ví dụ như khi phạt những người sống cùng làng, thiếu hỗ trợ về tài

chính, đời sống khó khăn. Do đó, chính quyền vẫn chưa khuyến khích được người dân tham gia các nhóm này. Mặc dù số lượng người tham gia không nhiều (5 người/thôn), sự hiệu quả cũng như ảnh hưởng từ các nhóm tuần tra này đa thực sự mang lại ý nghĩa tích cực như: (i) hạn chế vi phạm trong việc khai thác các sản phẩm từ rừng và săn bắt thú trong khu vực rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý, do đó bảo vệ tốt hơn khu vực rừng được giao; (ii) tạo ra sinh kế cho người tham gia giúp tăng thêm thu nhập và xoá nghèo.

Mô hình giáo dục cộng đồng

Mô hình này nhằm thực hiện tốt hơn việc giáo dục về quản lý và bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên ở địa phương thông qua các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại các buôn. Tại đây thì các già làng trưởng bản sẽ là những người tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho người dân trong buôn của mình. Các nhóm này thường tổ chức các hoạt động chính như xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục về bảo tồn. câu lạc bộ tình nguyện tổ chức các hoạt động như thi kiến thức, chiếu phim, báo cáo qua ảnh cho học sinh tại các trường học ở thôn bản; các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, thông qua hoạt động sinh hoạt của cộng đồng thôn bản, tập trung vào giới trẻ với các hoạt động như tuyên truyền về bảo vệ rừng, phong trào ca hát, khám phá rừng với người dân trong thôn. Trong khi đó, câu lạc bộ Thiên nhiên cho sự sống ở Quảng Điền lại tập trung vào việc phát triển mô hình sản xuất, quỹ vay vốn, tuyên truyền về quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hội làng, các quy định về bảo vệ rừng cho người dân địa phương. Việc tổ chức các hoạt động đó phần nào góp phần giải quyết vấn đề sinh kế và giảm áp lực đối với rừng, mô hình này đa thực sự có những tác động trực tiếp đến người dân và khu vực nghiên cứu, đó là: (i) Nâng cao nhận thức của

lực, kỹ năng cũng như tích cực tham gia bảo vệ rừng nhằm cải thiện đời sống và bảo vệ thiên nhiên ở địa phương.

Mô hình sản xuất ở vài cấp đa góp phần nâng cao năng lực của người dân trong việc giải quyết vấn đề sinh kế của bản thân. Ví dụ như, hỗ trợ 3000 cây ca cao con cho người dân để làm vườn trường mẫu giáo thôn, 200 cây cao su được trồng thí điểm ở khu vực rừng được giao và 200 cây giống tiêu đã được giao cho 5 hộ trồng trong vườn nhà. Hoạt động quan trọng nhất mà mô hình hỗ trợ là tổ chức các lớp tập huấn về tái trồng rừng, chăn nuôi và chăm sóc cây trồng (cao su…)

Nói cách khác, mô hình tuyên truyền cộng đồng bước đầu đã tạo ra một mạng lưới tuyên truyền trong cộng đồng về bảo tồn và quản lý rừng tại khu các khu rừng và đã thu hút được sự chú ý của người dân, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp, các phòng ban, các cơ quan chuyên môn và sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội. Mô hình này cũng không chỉ giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương mà của cả những người dân vùng lân cận. Tuy nhiên, các câu lạc bộ đó sẽ gặp nhiều khó khăn do các hoạt động của họ sẽ không còn được hỗ trợ tài chính sau khi dự án kết thúc. Ngoài ra, những khó khăn về đời sống cũng như sự hỗ trợ chưa thích hợp cũng là những lý do của việc tham gia thiếu nhiệt tình. Đây cũng là một thách thức đối với dự án khi xây dựng mô hình này.

Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Với mục đích giúp cộng đồng địa phương quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và cải thiện mức sống, mô hình khu du lịch sinh thái tại buôn Đôn nơi có vườn quốc gia York Don, khu rừng khộp Cư Min được

xây dựng trên 200 ha của khu vực rừng tự nhiên đa được giao với một ban quản lý gồm 5 thành viên do cộng đồng bầu ra. Ban quản lý có trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng của mô hình du lịch này, tổ chức các hoạt động du lịch để tạo thu nhập cho hoạt động của chính mình và đóng góp cho việc phát triển du lịch ở địa phương. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này chỉ đủ để duy trì hoạt động của ban quản lý và trả khoản vay sử dụng cho việc xây dựng một số cơ sở hạ tầng cần thiết ở khu du lịch. Nguồn thu nhập chính là từ bán vé, trông xe và dịch vụ ăn uống cho học sinh, sinh viên trong ba tháng hè. Mô hình này đã thu hút 100% hộ dân tham gia. Ngoài việc giám sát các hoạt động của Ban quản lý (thu và chi, bảo vệ khu du lịch...), người dân trực tiếp tham gia vào việc quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên, một phần là để hưởng lợi từ 200 ha diện tích rừng tự nhiên được giao và một phần là để quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Ban đầu, mặc dù người dân vẫn chưa được hưởng lợi từ mô hình này do các hoạt động này chưa tạo đủ nguồn thu nhập chính, song họ nâng cao được nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, phát triển văn hoá bản địa. Do đó, họ có cơ hội để tăng thu nhập trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w