Những vấn đề đặt ra trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 53 - 56)

c. Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng

2.6 Những vấn đề đặt ra trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên

Nguyên

Thời gian trước đây dân số ít, nhu cầu sinh kế của người dân chưa lớn, chưa đa dạng vì thế nguồn tài nguyên rừng về cơ bản có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số việc quản lý tài nguyên rừng có sự trợ giúp đắc lực của các định chế, luật tục truyền thống trong cộng đồng và trong một thời gian dài trước đây chúng đã phát huy hiệu quả tốt do vậy mà tài nguyên rừng được bảo vệ một cách tương đối tốt. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người dân tăng cao, sự phát triển mạnh về dân số, vấn đề di dân tự do, khai phá đất rừng trồng cây công nghiệp đã làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng tài nguyên rừng. Chính điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, các tác dụng có lợi khác của tài nguyên rừng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến

nhận thức, cách đối xử của người dân với tài nguyên rừng. Có thể nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản tác động làm suy giảm tài nguyên rừng về số và chất lượng:

- Rừng và đất rừng thuộc quyền quản lý của Doanh nghiệp nhà nước (180.355 ha), Ban quản lý rừng phòng hộ (196.863 ha) của UBND (301.531 ha), nhưng trong thực tế trước áp lực về tạp quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số và nhu cầu về lương thực nên nhiều diện tích rừng bị phá để lấy đất canh tác.

- Đất canh tác nương rẫy chưa được quy hoạch sử dụng triệt để và chưa đúng mục đích;

- Cộng đồng dân cư sống trong rừng, gần rừng, đặc biệt là người dân tộc thiểu số sinh kế phụ thuộc lớn vào tài nguyên rừng, nhưng lại thiếu các hướng dẫn quản lý sử dụng rừng hợp lý nên đã có những tác động tiêu cực vào vốn rừng;

- Vấn nạn khai thác gỗ, săn bắn trái phép vẫn đang diễn ra;

- Diện tích rừng qua khai thác chưa được tái đầu tư đúng mức để phục hồi, nuôi dưỡng một cách đầy đủ và đúng qui trình kỹ thuật;

- Khó khăn lớn nhất là luật pháp, chính sách chưa phù hợp, chưa công nhận cộng đồng là một chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân để được hưởng các quyền lợi về giao đất giao rừng, về vay vốn tín dụng ...Song việc này đang được nhà nước quan tâm và giải quyết trong một tương lai không xa.

- Các phương pháp luận, các quy trình các hướng dẫn và các thành quả về quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng, xây dựng kế hoạch thôn bản, về xây dựng quy chế, về chính sách hưởng lợi của các dự án (Sông sê san, ) là rất khác

nhau và chỉ có tác dụng đối với từng địa phương, chưa được thể chế hoá trên phạm vi toàn quốc để tạo ra một cái khung áp dụng trên diện rộng.

Mặt khác những phương pháp luận, các quy trình, hướng dẫn nêu trên nhìn chung là phù hợp, nhưng việc triển khai thực hiện trong thực tế chưa tốt không theo đúng phương pháp, theo đúng các bước tiến hành. Ví dụ người dân chưa thật sự tham gia, hay chưa tham gia đầy đủ vào tiến trình giao đất giao rừng, do hạn chế về ngôn ngữ, về dân trí, do triển khai quá vội, do thiếu cán bộ có kỹ năng tiếp cận với dân ...

- Nhiều vấn đề về chính sách chưa được thống nhất như: đối tượng rừng giao cho cho cộng đồng, điều kiện cộng đồng được giao đất giao rừng; thời hạn, hạn mức giao; tỷ lệ hưởng lợi, trong khi sản phẩm từ rừng bán rất ít. Hỗ trợ dân sau khi giao đất giao rừng gồm rất nhiều nội dung, có làm như đã trình bày ở trên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu để cộng đồng có đủ điều kiện quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và sử dụng rừng có hiệu quả.

- Một số quy trình kỹ thuật, quy chế của Nhà nước chỉ phù hợp với các doanh nghiệp, không áp dụng được đối với cộng đồng ví dụ phương pháp đo đếm, đánh giá tài nguyên; quy trình lâm sinh; quy trình, quy chế khai thác gỗ (đường kính tối thiểu khai thác quá lớn, luân kỳ khai thác quá dài, tiêu chuẩn rừng đưa vào khai thác cao...).

- Tổ chức và đội ngũ cán bộ địa phương chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lâm nghiệp xã và khuyến lâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w