0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN.DOC (Trang 56 -62 )

c. Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng

3.1.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội:

Sau khi mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng được triển khai theo nghị định 304 của chính phủ đã có những tác động tích đến quá trình phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh Tây Nguyên, nhất là những vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

a. Tác động đến thu nhập và sinh kế người dân:

+ Theo QÐ 178, quyền người dân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, được hưởng lợi từ những diện tích nhận khoán. Các sản phẩm người nhận khoán được hưởng là gỗ cho nhu cầu làm nhà mới, sửa chữa nhà cũ, gỗ đến chu kỳ khai thác sau khi đã đóng thuế và nhữnglâm sản phụ trên diện tích nhận khoán (trừ những động, thực vật nằm trong danh mục động, thực vật quý hiếm theo quy định của Chính phủ, Công ước quốc tế CITES).

Ngoài ra người nhận khoán còn có quyền sử dụng một phần (10%) diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất. Sau QÐ 178, QÐ 304 quy định cụ thể hơn đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo, người nhận khoán rừng được hưởng lợi toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng được giao, ngoài ra còn được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến lâm, khuyến nông, hỗ trợ lương thực, năm triệu đồng làm nhà ở, năm triệu đồng để khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 400 nghìn đồng xây dựng bể nước sinh hoạt cùng nhiều chính sách ưu đãi khác. Ðây là một bước tiến nhằm gắn bó người Tây Nguyên với rừng. Quyết tâm này của Chính phủ cũng nhằm lấy lại mầu xanh cho rừng.

+ từ hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

Việc tạo nguồn thu từ lâm sản được tiến hành dựa vào quy chế lợi ích được ban hành trước khi giao đất lâm nghiệp (mức độ hưởng lợi dựa trên tỷ lệ %

phát triển vốn rừng). Kế hoạch hoạt động do thôn xây dựng với sự đồng thuận của các ban ngành liên quan. Trong tương lai, người dân địa phương có thể thu lợi nhiều khi mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng được triển khai tốt hơn. Sau khi nhận thức được điều này, cộng đồng tích cực hơn trong việc nhận rừng để tạo nguồn thu trong tương lai. Việc khai thác lâm sản trái phép không còn tồn tại do rừng được cộng đồng kiểm soát và điều đó đa làm cho rừng phát triển tốt hơn. Nó không chỉ đẩy nhanh thời gian khai thác rừng mà còn đẩy nhanh thời gian phục hồi rừng góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái. Hoạt động săn bắt động vật hoang dã, phá rừng làm nương rẫy và cháy rừng không xảy ra thường xuyên như trước đây. Ta có thể thấy được hiệu quả của việc khai thác này qua sơ đồ sau phân chia lợi ích từ hoạt động khai thác gỗ của bon Bu Nơr, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

3.1 Mô hình phân chia lợi ích từ khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại thôn Bunor Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng Cộng đồng được hưởng phần tăng trưởng 5 năm Lượng gỗ khai thác: Số cây: 460 cây (396sóng, 64 cam) - 476 m3 Tổng thu: 668,122,000 VND

Tổng thu nhập sau thuế, chi phí: 423,507,466

Thuế tài nguyên 15 – 25%:

103,127,754

UBND xã Quảng Tâm 10%: 42,350,747 Cộng đồng Bu Nor 90%: Toàn bộcác hộ: 338,215,84 4 Mỗi hộ: 3,773,829 BQL rừng 6,000,000 Quỹ thôn 10%: 36,940,875 Chi phí: 141,486,780 -Dân chặt, vệ sinh: 17,700,000 - Vận xuất: 123,786,780

Do vậy có thể thấy hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Ngoài ra cộng đồng dân tộc nơi đây còn được hưởng những hỗ trợ về mặt tài chính từ chính sách của đảng và nhà nước cũng như những dự án liên quan. Thu nhập của người dân Tây Nguyên tính theo đầu người đã tăng từ 390.000 ngàn đồng/tháng (2004) lên 552.000 ngàn đồng/tháng (năm 2006). Cuộc sống người dân đã trở nên bớt nghèo, một số hộ đã trở nên khấm khá hơn khi biết kết hợp giữa chăn nuôi và lâm nghiệp trên khu đất rừng và rừng được giao theo mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng. một ví dụ điển hình là một dự án chăn nuôi bò thịt dưới tán rừng ở xã Cư M'lan (huyện Ea Súp) do Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, Sở Khoa học - Công nghệ (Ðác Lắc) và UBND huyện Ea Súp phối hợp triển khai, bước đầu đã đạt được những mục tiêu đề ra, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân ở đây.

Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên mặc dù dự án chưa kết thúc nhưng đến nay đã có thêm 43 mô hình chăn nuôi bò dưới tán rừng trên địa bàn huyện Ea Súp được hình thành từ việc học tập và làm theo mô hình của dự án Cư M'lan. Ðiều này cho thấy hiệu quả thiết thực và sức lan tỏa mà dự án mang lại, thu nhập của các hộ tham gia dự án cao hơn trước đây khoảng 30%. Ngoài ra, dự án trang bị kiến thức chăn nuôi cho các hộ tham gia, từ đó tạo được niềm tin cho người dân trong vùng để họ sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi. Chính những hoạt động giao lưu buôn bán các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã góp phần làm cho GDP của

Tây Nguyên tăng lên 13,31% so với 10,05% của giai đoạn 2001- 2005. GDP/ đầu người 6,24 triệu đồng/người/năm tăng 15,83% so với 2001- 2005.

b. Mô hình góp phần phát triển bảo tồn văn hóa truyền thống Tây Nguyên

Nhà văn Nguyên Ngọc, tác giả của tác phẩm nổi tiếng viết về Tây Nguyên – Đất nước đứng lên - là người rất am hiểu về văn hóa truyền thống Tây Nguyên đã rất chí lý khi gọi văn hóa truyền thống Tây Nguyên là “văn hóa rừng”. Nguồn cội của nhiều lễ nghi, nhiều tập tục, nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên đều gắn với rừng, với không gian rừng. Vì thế đồng bào Tây Nguyên xưa kia rất yêu quý rừng, rất có ý thức bảo vệ rừng. Rừng không chỉ là nguồn sống của họ mà còn là cõi tâm linh thiêng liêng. Vì thế mà có Thần Cây, Thần Rừng, vì thế mà trước khi đi săn người ta phải cúng Thần Rừng, trước khi chặt cái cây về làm K’pan (ghế dài làm bằng cây gỗ liền) người ta phải cúng Thần Cây. Vì vậy việc bảo tồn và phát triển rừng cũng chính là bảo tồn và phát triển văn hóa Tây Nguyên. Mô hình CBFM là một mô hình có tính cộng đồng cao và dựa trên cơ sở văn hóa bản địa để áp dụng. Mô hình đã góp phần đáng kể trong việc bảo tồn văn hóa nơi đây.

c. Thay đổi nhận thức và hành vi của người dân:

Trước đây người dân tộc ở Tây Nguyên có thói quen đốt rừng làm nương rẫy từ lâu nên tình trạng chặt phá rừng xảy ra khá nghiêm trọng. Tuy nhiên sau khi mô hình này được áp dụng thì hiện tượng này đã giảm hẳn. Người dân đã biết gắn bó với mảnh đất, cây rừng của mình nhiều hơn. Bởi mô hình đã tạo ra không những lợi ích về kinh tế như hỗ trợ về vốn, cây trồng, kỹ thuật đối với người dân mà còn có những trách nhiệm và nhiệm vụ đi kèm. Trong đó yêu cầu người dân phải quản lý và bảo vệ khu rừng mà mình được giao

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN.DOC (Trang 56 -62 )

×