Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 62 - 64)

c. Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng

3.1.2. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: - Thay đổi độ che phủ rừng

- Diện tích chặt phá rừng

a. Thay đổi độ che phủ rừng

Tìm hiểu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, ở đâu rừng được giao cho dân, cho cộng đồng và gắn lợi ích thiết thực của dân với rừng thì ở đó rừng được bảo vệ tốt hơn. Có nhiều chủ trang trại còn mạnh dạn bỏ vốn đầu tư trồng được hàng chục héc-ta rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Hành lang pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ rừng của nước ta không thiếu, nhưng điều cốt yếu là tổ chức thực hiện thế nào cho có hiệu quả lại tùy thuộc vào cách làm của mỗi địa phương. Chính phủ đã ban hành các nghị định, quyết định chỉ đạo khá chặt chẽ công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng, như: Nghị định số 163 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Quyết định số 178 về quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình và cá nhân được giao đất, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định số 304 về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

Về việc giao khoán rừng tới từng hộ dân, Đắc Lắc là tỉnh sớm triển khai mô hình này, và đã thực hiện thí điểm đạt hiệu quả ở huyện Ea H’leo trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắc Lắc mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng là mô hình cần nhân rộng,

bởi tính hiệu quả cao, rừng thực sự có chủ. Điều đó được thể hiện trong diện tích che phủ rừng tăng lên qua các năm như bảng sau.

Bảng 3.1. Diện tích che phủ rừng các tỉnh Tây Nguyên

Đơn vị: % Độ che phủ rừng 2005 2007 Tây Nguyên 54,4 55,4 Kon Tum 65.1 65,2 Gia Lai 48.6 48,9 Đắk Lắk 45.5 46,1 Đắk Nông 56.4 56,8 Lâm Đồng 61.5 61,9 Nguồn: Tổng cục thống kê

b. Hiện tượng chặt phá rừng đã giảm

Cùng với việc gia tăng thu nhập thì nhờ các hoạt động tuyên truyền giáo dục không những đã giúp người dân có nhận thức cao hơn về hoạt động quản lý và bảo vệ rừng Rừng ở Tây Nguyên không chỉ lớn về diện tích mà còn có giá trị đặc biệt về chất lượng. Năm 1980, tổng diện tích rừng của Tây Nguyên có 3.868.400 ha, chiếm 70,66% tổng diện tích tự nhiên. Nhưng từ năm 1980 đến 1995, trung bình mỗi năm Tây Nguyên "xóa sổ" 120 nghìn ha rừng. Theo kết quả rà soát và đánh giá hiện trạng rừng tại vùng Tây Nguyên năm gần đây thì độ che phủ rừng của khu vực này hiện nay đạt khoảng 55,6% so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 38%. Hiện nay khu vực Tây Nguyên hiện nay gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai có trêm 3,7 triệu ha diện tích đất lâm nghiệp, trong đó có 3,27 triệu ha rừng. Rừng giàu và trung bình giảm 75%, rừng nghèo tăng 109%. Từ năm 1995 đến nay, mỗi năm không dưới 45 nghìn ha

rừng bị phá. Tuy nhiên từ khi triển khai mô hình thì thực trạng chặt phá rừng đã giảm. Một mặt là do người dân đã ý thức được vai trò của rừng, hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy không còn xảy ra nhiều như trước. Mặt khác, khi họ đã là chủ thể quản lý rừng thì họ sẽ phải bảo vệ khu rừng của mình. Sau đây là bảng số liệu về diện tích rừng bị chặt phá:

Bảng 3.2. Diện tích rừng bị chặt phá của các tỉnh Tây Nguyên

Đơn vị: ha Diện tích rừng bị chặt phá 2005 2006 2007 Tây Nguyên 1008,9 996,3 460,8 Kon Tum 60,00 97,7 59,1 Gia Lai 212,9 176,6 18,8 Đắk Lắk 91,3 70,0 28,9 Đắk Nông 337,0 312,0 191,0 Lâm Đồng 304,7 343,0 163,0 Nguồn: tổng cục thống kê 2007

Kết quả điều tra cho thấy, diện tích chặt phá rừng của các tỉnh thuộc Tây Nguyên đã giảm theo các năm từ khi áp dụng mô hình. Gia Lai là tỉnh có tốc độ giảm lớn nhất 53,18% cao hơn khá nhiều so với toàn bộ Tây Nguyên 27,5%. Ngược lại Tỉnh Kon Tum là địa phương có tốc độ giảm ít nhất 11,66%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên.doc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w