DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng LNXH Lâm nghiệp xã hội BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng VHXH Văn hóa xã hôi FAO Tổ c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ
Trang 2Vinh, tháng 5 năm 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ
- -ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐỒNG VĂN,
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người thực hiện: Trần Nam Thái
Lớp: 47k3 - KN & PTNT
Người hướng dẫn: KS Nguyễn Thị Hương Giang
Trang 3Vinh, 5/2010
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hững dẫn của giảngviên K.S Nguyễn Thị Hương Giang, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn nàyhoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong nghiên cứu và bảo vệ trong một côngtrình khoa học nào, các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Vinh, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Trần Nam Thái
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một công trình ngiên cứu khoa học nhỏ của tân kỹ sư tương lai Thành quả này được đúc rút từ các kiến thức mà thầy cô đã truyền thụ trong những năm ngồi trên ghế nhà trường Trong thời gian thực tập tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tổ chức giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khao học K.S Nguyễn Thị Hương Giang đã tận tình hưỡng dân tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô trong tổ bộ môn Khuyến nông cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Nông - Lâm -Ngư, các khoa dạy môn đại cương đã nhiệt tình dạy dỗ chỉ bảo tôi trong suốt
4 năm qua.
Cho tôi gửi lời biết ơn đến bác Nguyễn Minh Hải ( Kiểm lâm xã Đồng Văn) Các bác, các cô, các anh,chị trong Phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tân kỳ, Kiêm Lâm huyện cùng bà con cô bác xã Đồng Văn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cãm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh Viên
Trần Nam Thái
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng
LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng
LNXH Lâm nghiệp xã hội
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
VHXH Văn hóa xã hôi
FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
TK Tiểu khu
THCS Trung học cơ sở
TDTT Thể dục thể thao
VACR Vườn ao chuồng rừng
DCS Đất đồi núi chưa sử dụng
RPH Rừng phòng hộ
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
UBND Ủy ban nhân dân xã
ĐDSH Đa dạng sinh học
PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
NLN Nông lâm ngư
ĐTV Động thực vật
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TNR Tài nguyên rừng
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SWOT The Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats
Trang 6Bảng 4.1 Bảng tổng hợp hiện trạng đất lâm nghiệp của xã Đồng Văn 35
Bảng 4.2 : Thống kê sự lựa chọn của các nhóm hộ điều tra với việc chọn cây trồng 49
Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu của nhóm hộ điều tra 53
Bảng 4.4 : Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp 54
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp số liệu điều tra
Bảng 4.6 : Thống kê mô tả thu nhập của nhóm hộ điều tra 56
Bảng 4.7 : Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra 57
Bảng 4.8 : Diện tích Rừng thiêng của các dòng họ trong nhón hộ điều tra 58 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Vị trí của xã Đồng Văn trong huyên Tân kỳ - Tỉnh Nghệ An 25
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố các loại rừng trong khu vực rừng phòng hộ 37
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố các loại rừng trong khu vực rừng sản xuất 37
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố các loại rừng trong khu vực người dân quản lý 40 Hình 4.5: Bản đồ hiện trạng rừng xã Đồng Văn – Huyện Tân kỳ 41
Hình 4.6: Sơ đồ hóa tổ chức lực lượng PCCCR 45
Hình 4.7 : Bản đồ quy hoạch rừng của xã Đồng Văn 51
Hình 4.8 :Sơ đồ venn về mối quan hệ giữa cộng đồng với tổ chức làng của Xã Đồng Văn 42
Hình 4.9 : Tỉ lệ lao động và không lao động của nhóm hộ điều tra 54
Hình 4.10 : Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp 55
Hình 4.11 : Biểu đồ thể hiện thu nhập của nhóm hộ điều tra 56
DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 3.1: Một số cảnh của rừng Đồng Văn 28
Ảnh 3.2: Một số loài động vật ( ảnh có tính chất minh họa) 29
Ảnh 3.3 Một tảng đá hoa cương nằm trong vườn nhà dân 30
Ảnh 4.4: Một số hình ảnh trong Rừng thiêng của dòng họ Vi Ngọc 61
Trang 7MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu tổng quát 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 A - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 1.1 Các khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng 4
1.1.1 Các khái niệm về cộng đồng 4
1.1.2 Các khái niệm về lâm nghiệp xã hội 4
1.1.3 Các khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng 6
1.1.4 Các hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng 7
1.1.5 Cơ sở pháp lý liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng 8
1.1.6 Cơ chế quản lý lâm nghiệp cộng đồng 10
1.1.7 Những nguyên tắc/điều kiện cơ bản trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng 11
1.1.8 Rừng truyền thống 17
B - CƠ SỞ THỰC TIỄN 18 1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 18
1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
2.2 Nội dung nghiên cứu 22
2.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 23
2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 23
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 23
2.4 Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 24
2.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24
Trang 8Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25
3.1 Điều kiện tự nhiên 25
3.1.1 Vị trí địa lý 25
3.1.2 Địa hình địa thế 25
3.1.3 Đất đai 26
3.1.4 Khí hậu thủy văn 26
3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 27
3.1.5.1 Tài nguyên thực vật 27
3.1.5.2 Tài nguyên động vật 29
3.1.5.3 Tài nguyên khoáng sản 30
3.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội 30
3.2.1 Về giáo dục đào tạo 30
3.2.2 Lĩnh vực y tế 31
3.2.3 Lĩnh vực văn hóa – thể thao 31
3.2.4 Dân số lao động việc làm 31
3.2.5 Lĩnh vực an ninh quốc phòng 32
3.3 Tình hình kinh tế 32
3.4 Cơ sở hạ tầng 33
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1 Thực trạng quản lý và bảo vệ rừng tại xã Đồng Văn 35
4.1.1 Thực trạng tài nguyên rừng 35
4.1.2 Công tác quản lý rừng 42
4.1.2.1 Nguồn nhân lực 42
4.1.2.2 Cơ sở vật chất 42
4.1.2.3 Công tác quản lý rừng 43
4.1.3 Công tác phát triển rừng 48
4.1.3.1 Các dự án bảo vệ và phát triển rừng tại xã Đồng Văn 48
4.1.3.2 Về địa điểm, diện tích, loài cây, và thời gian trồng rừng 48 4.2 Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra 52
4.2.1 Đặc điểm chung 52
4.2.2 Tổ chức cộng đồng 52
4.2.3 Lao động và nhân khẩu 53
4.2.4 Cơ cấu sử dụng đất 54
4.2.5 Thu nhập và cơ cấu thu nhập 55
4.3 Công tác quản lý, bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc 58
4.3.1 Thực trạng công tác quản lý rừng truyền thống 58
4.3.2 Hiệu quả mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng 59
4.4 Phân tích so sánh về cơ hội và thách thức của công tác quản lý rừng với xã Đồng Văn 62
4.4.1 Phân tích (SWOT) 62
4.4.2 Đánh giá chung 63
Trang 9KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 66
Kết luận 66
Khuyến nghị 67
Tài liệu trong nước 69
Tài liệu tiếng anh 70
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu bậc nhất mà thiên nhiên ban tặngcho con người Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn Ông cha ta đãnhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.Trước hết, rừng lànguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống Nói đến rừng là người tanghĩ ngay đến gỗ Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết)
là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm Ngày nay,với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đó chế ra nhiều nguyên liệu tổnghợp từ các sản phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗtrong đời sống Tre, nứa, trúc, mai, vầu …cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sảnxuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác Rừng còn cung cấp cho ta nhữngsản vật quý hiếm Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và
sự sống cho con người Rừng cũng giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống.Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồndưỡng khí duy trì sự sống cho con người
Rừng có vai trò to lớn như vậy nhưng ngày nay, cùng với việc phát triển kinh
tế, xã hội rừng đang bị tàn phá nặng nề, gây nhiều tổn thất nghiêm trọng Trongnhững năm gần đây, công tác quản lý rừng đang ngày càng được chú trọng Cácchính sách, thể chế, các nghị định của nhà nước được đưa ra Cộng đồng dân cưngày càng hiều được vai trò và tầm quan trọng của rừng trong đời sống của họ
Trang 10Cộng đồng người dân bản địa có vai trò rất quan trong trong công tác quản lý
và và bảo vệ rừng,họ là người sống gần gũi với rừng nhất, rừng cho họ rất nhiều cácnguồn lợi của rừng mang lại cho họ cuộc sống hàng ngày, từ lương thực thực phẩmcho đến thuốc chữ bệnh cũng lấy từ rừng Hơn ai hết chính họ hiểu được các giá trịcủa rừng nếu rừng bị mất đi Do đó việc kết hợp người dân trong công tác quản lý vàbảo vệ rừng là rất quan trong
Trên thế giới nhiều quốc gia vùng lãnh thổ việc quản lý rừng dựa vào cộngđồng mang lại nhiều hiệu quả to lớn như: Mô hình rừng cộng đồng ở Nepan - cộngđồng người dân kết hợp với các công ty có liên quan đến rừng thành một Liên đoàncủa Cộng đồng người sử dụng rừng Federation of Community Forest Users, Nepal(FECOFUN)
Ở Việt Nam, công tác quản lý và bảo vệ rừng còn có nhiều vấn đề bàn luận,có nơi thực hiện tốt công tác này, có nơi làm sai.Hàng ngày trên các phương tiệntruyền thông vẫn đưa tin về những vụ chặt phá rừng dầu nguồn, những vụ lâm tặchoành hành, những vụ mà chính các ban ngành nhà nước làm sai v.v Nhưng bêncạnh đó là những nơi trên cả nước làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triểnrừng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hưỡng dẫn cụ thể cho công tácquản lý và bảo vệ rừng như: Luật đất đai (sửa đổi) năm 1993, Nghị định 02/CP năm
1994 và Nghị định 163 / CP năm 1999 ;Thông tư 56/TT năm 1999 của Bộ NN &PTNT; Quyết định 08/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quy chế quản lý rừng; Quyết định178/2001/QĐ TTg năm 2001 về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ khi tham gia quản lýrừngTheo Luật Đất đai mới năm 2003 v.v
Nghệ an là một tỉnh miền Trung, đồi núi nhiều, nhiều đồng bào dân tộc nhưThanh, Thái, Thổ… sinh sống Ở Nghệ an có vườn quốc gia Pù Mát lớn nhất ViệtNam Đây là khu rừng có tính đa dạng sinh học cao và được bảo vệ nghiêm ngặt.Các dự án của nhà nước và tư nhân đang phủ xanh rất nhiều cánh rừng hoang.Nhưng bên cạnh đó thì tại một số nơi vẫn chưa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo
Trang 11vệ rừng, như ở Yên Thành, Tương Dương, Kỳ Sơn đang làm cho rừng ngày càngmất đi tính đa dạng sinh học.
Cách đây vài năm khi mà chủ trương, chính sách của nhà nước còn lỏng leothì hàng trăm hecta rừng nguyên sinh bị đốn hạ, Tân kỳ cũng không phải là ngoại lệ,Suốt dọc tuyến đưởng 15A, các xã trong huyện xuất hiện những quả đồi trọc bị xóimòn Nhưng hiện nay thì không con nữa, các khu rừng đang tái sinh trở lại, các cánhrừng nguyên liệu xanh bạt ngàn Nhũng cánh rừng tự nhiên còn sót lại đang đượcchính quyền và người dân ra sức bảo vệ Công tác quản lý và bảo vệ rừng đượcchính quyền và người dân thực hiện tốt Đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng dân
cư trong công tác quản lý rừng làm cho rừng tại Tân kỳ đang dần được phục hồi
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành đề tài: “ Điều tra, đánh giá thực trạng
quản lý rừng dựa vào cộng đồng” tại xã Đồng văn, Huyện Tân kỳ, Tỉnh Nghệ an”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng quản lý rừng dựa vào cộng đồng nhằm góp phần tăng cườnghiệu quả quản lý rừng đặc biệt là quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bànhuyện Tân kỳ
2.2 Mục tiêu cụ thể
i) Đánh giá được tình hình quản lý tài nguyên rừng tại địa điểm nghiên cứuii) Xác định thực trạng việc triển khai và vận dụng hệ thống chính sách chươngtrình liên quan đến quản lý rừng cộng đồng trong phạm vi xã Đồng văn.iii) Xác định được các điểm thuận lợi và những khó khăn, tồn tại trong việc thựchiện hệ thống chính sách, chương trình liên quan đến quản lý rừng cộngđồng
iv) Xác định những thay đổi do việc triển khai các chính sách và chương trìnhquản lý rừng đến đời sống, sinh kế của người dân địa phương, đặc biệt là cácnhóm dân tộc thiểu số
Trang 12v) Đánh gíá được hiệu quả của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng và khảnăng nhân rộng của nó
vi) Tìm hiểu các quy ước, hương ước, các luật tục của người dân địa phương vềvấn đề bảo vệ rừng
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU A- CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Các khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng
1.1.1 Các khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng trong khái niệm QLRCĐ, được giới hạn là tập hợp của các cánhân trong một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất,sinh hoạt và đời sống VHXH (Nguồn FAO, 2000)
“Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống trong một xã hội có nhữngđặc điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau” (N H Quân,2000)
Các loại hình cộng đồng:
- Cộng đồng các dân tộc: nước ta có 54 dân tộc, mỗi cộng đồng dân tộc đều cónhững đặc điểm riêng về mặt văn hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói tập quántruyền thống và hệ thống sản xuất
- Cộng đồng làng bản: Hiện nay cả nước có khoảng 50.000 làng, bản tập hợplại trong khoảng gần 9.000 xã
- Các cộng đồng khác: Hội đoàn, Tôn giao, Người Việt
1.1.2 Khái niệm về lâm nghiệp xã hội
Theo tổ chức FAO (1978), LNXH là:
- Hoạt động có liên quan chặt chẽ đến việc huy động nhân dân địa phươngvào nghề rừng
Trang 13- Tập hợp các hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau, do người dân sống ởcộng đồng địa phương thực hiện nhằm nâng cao đời sống cho chính họ.
Theo tác giả Simon (1994), LNXH là Một chiến lược:Giải quyết các vấn đềcủa người dân địa phương và duy trì môi trường của khu vực Sản phẩm chính củanó không chỉ là gỗ đơn thuần mà có nhiều loại hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu củangười dân rừng khu vực bao gồm: Chất đốt, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc,nước, cảnh quan du lịch
Theo các Nhà khoa học lâm nghiệp Trung quốc(1993) LNXH là một hệthống liên kết hữu cơ giữa con người/rừng/Xã hội để cùng tồn tại và phát triển, tức
là làm cho rừng phát huy đầy đủ các chức năng cơ bản của nó vì lợi ích của conngười:
- Cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ / Chức năng sinh thái môi trường/ Chứcnăng cung cấp các loại vật liệu sống khác/ Chức năng kinh tế, xã hội, văn hóa Nóicách khác, Lâm nghiệm xã hội là những hành vi của con người tiến hành các hoạtđộng, kinh doanh, quản lý, lợi dụng, bảo vệ rừng để đạt được mục đích tồn tại vàphát triển Xuất phát điểm của các khái niệm trên đều dựa trên hai quan điểm chính:
i) Quan điểm thứ nhất:
LNXH là một phương thức tiếp cận có sự tham gia trong quản lý rừng, sửdụng tài nguyên rừng và đất rừng Quan điểm này nhấn mạnh đến sự tham gia củangười dân địa phương: Người dân tham gia với vai trò chủ đạo và quyết định xuyênsuốt quá trình hoạt động Lâm nghiệp, cụ thể: Từ nhận biết vấn đềà lựa chọn vàquyết định chiến lược à lập kế hoạch thực hiện à tổ chức thực hiện à giám sát vàđánh giá
ii) Quan điểm thứ hai:
LNXH được coi như là lĩnh vực quản lý tài nguyên: Là một lĩnh vực chuyênmôn tách biệt nhằm giải quyết các vấn đề mà lâm nghiệp truyền thống không tháo
gỡ được, đó là:
- Nạn phá rừng ngày càng gia tăng, nhất là các nước đang phát triển
Trang 14- Tài nguyên rừng suy thoái ảnh hưởng đến môi trường.
- Đời sống của người dân vùng cao không những không được cải thiện màngày càng giảm sút
- Sự phân hóa giàu- nghèo ngày càng cao
- Không huy động được lực lượng xã hội tham gia vào quản lý, bảo vệ vàphát triển rừng, đặc biệt là lực lượng người dân nông thôn, miền núi Quan điểm nàynhấn mạnh những hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng và đất rừng tức là nhấnmạnh vào đối tượng tác động là rừng và đất rừng cùng với các chức năng của nó
1.1.3 Các khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng
Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) không chỉ giới hạn trong việc trồng câyrừng trang trại, khu nhà ở hay ven đường mà còn cả tập quán du canh, việc sửdụng, quản lý rừng tự nhiên và việc cung cấp các sản phẩm cây trồng từ nhiềunguồn khác nhau
Lâm nghiệp cộng đồng cũng đề cập đến sự xác định nhu cầu của địa phương,tăng cường quản lý sử dụng cây cối để cải thiện mức sống của người dân theo mộtphương thức bền vững, đặc biệt là cho người nghèo (FAO, 2000)
Theo Arnold (1992) đưa ra: Lâm nghiệp cộng đồng là một thuật ngữ bao trùmhàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng như cácsản phẩm và lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên
Một số người quan niệm: Lâm nghiệp cộng đồng được gọi là LNXH, vì họquan niệm LNXH như sau: Wietsum (1994) nêu khái niệm:“Lâm nghiệm xã hội cóthể được xem xét như là một chiến lược phát triển hoặc can thiệp của các Nhàlâm nghiệp và các tổ chức phát triển khác với mục đích khuyến khích sự tham giatích cực của người dân địa phương vào các hoạt động quản lý rừng ở mức độ nhỏkhác nhau, như là một biện pháp nâng cao điều kiện sống của người dân địaphương.”
Simon (1994) đã nêu khái niệm“Lâm nghiệm xã hội là một chiến lược mà
Trang 15nó tập Trung vào giải quyết các vấn đề của người dân địa phương và duy trì môitrường của khu vực Vì vậy sản phẩm chính của lâm nghiệp không chỉ là gỗ đơnthuần mà lâm nghiệp có thể trực tiếp sản xuất nhiều loại hàng hóa phụ thuộc vàonhu cầu của người dân trong khu vực bao gồm: Chất đốt, lương thực, thực phẩm,thức ăn gia súc, nước, cảnh quan du lịch
Lâm nghiệp cộng đồng: LNCĐ là quá trình Nhà nước giao rừng và đất rừng cho
cộng đồng để họ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng theo hướng bền vữngnhằm góp phần cải thiện sinh kế của cộng đồng ngày một tốt hơn
1.1.4 Các hình thức quản lý, sử dụng tài nguyên rừng
Theo Simon (1999) hình thức quản lý, sử dụng tài nguyên rừng (TNR) có 4 hìnhthức lợi dụng và kinh doanh rừng
(1) Khai thác gỗ: là hình thức lợi dụng rừng đầu tiên, đó là khai thác gỗ từ rừng
tự nhiên Vì hình thức này không trồng lại rừng, nên khi khai thác kết thúc thì TNRcũng bị suy thoái
(2) Quản lý rừng gỗ: Khác với hình thức (1), hình thức này trồng lại rừng sau khai
thác, có quy hoạch và thiết kế khai thác hợp lý để đảm bảo tính ổn định lâu dài chokinh doanh gỗ Thường áp dụng phương thức khai thác trắng, sau đó tái sinh nhântạo để tạo nên rừng thuần loài Nhược điểm:
- Phá vở tính đa dạng sinh học, rừng dễ bị sâu bệnh
- Giảm thiểu chức năng bảo vệ môi trường của rừng
- Giảm sút chức năng sản xuất của đất đai, không thể tối đa hóa trong việc lợi dụngtài nguyên
(3) Quản lý nguồn tài nguyên rừng: là hệ thống quản lý dựa trên tiềm năng và sự
khác biệt về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương Đặc điểm:
- Không chỉ lợi dụng gỗ mà còn các sản phẩm ngoài gỗ
- Chuyển một phần lợi ích kinh tế của xí nghiệp (cơ quan quản lý) sang lợi ích và
Trang 16nhu cầu của người dân.
- Quản lý trên quy mô linh hoạt tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở từngvùng khác nhau
(4) Quản lý hệ sinh thái rừng: là hình thức quản lý phức tạp nhất, nó không chỉ
tính đến vai trò của cây gỗ, cây bụi, thảm tươi mà còn cả khu hệ động vật, vi sinhvật rừng hệ sinh thái rừng Hình thức này đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích về môitrường và lợi ích kinh tế được xem như là sản phẩm phụ trong kinh doanh rừng
1.1.5 Cơ sở pháp lý liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng
Cộng đồng quản lý rừng là một thực tiễn với nhiều hình thái và cách thức hoạtđộng khác nhau, nó đòi hỏi phải có khung pháp lý và hệ thống chính sách phù hợp.Khuôn khổ luật pháp và chính sách của Chính phủ dần được hình thành và tạo ra cơsở pháp lý quan trọng cho việc phát triển Ở các địa phương thực hiện nhiều mô hìnhquản lý rừng cộng đồng nhưng ở mức độ tự phát hoặc mang tính chất thí điểm Bộ
NN & PTNT thành lập Tổ công tác Quốc gia về LNCĐ để triển khai một số nghiêncứu và tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về LNCĐ Nhiều chương trình, dự án quốc tếquan tâm đến phát triển LNCĐ Nhưng về cơ bản LNCĐ chưa được thể chế hóa rõràng Luật đất đai (sửa đổi) năm 1993, Nghị định 02/CP năm 1994 và Nghị định
163 / CP năm 1999 về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rõ ràng cho đối tượngcộng đồng Luật Dân sự năm 1995 không quy định cộng đồng dân cư là một chủ thểkinh tế có tư cách pháp nhân Trong giai đoạn này nhiều địa phương đó vận dụngmột số văn bản của Nhà nước và của ngành cho phát triển LNCĐ như Nghị định 01/
CP năm 1995 về giao khoán đất lâm nghiệp, Nghị định số 29/CP năm 1998 về Quychế thực hiện dân chủ ở xã, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện tráchnhiệm của Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT năm
1999 của Bộ NN & PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừngtrong cộng đồng, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quy chế quản lý rừng,Quyết định 178/2001/QĐ TTg năm 2001 về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ khi tham
Trang 17gia quản lý rừng Theo Luật Đất đai mới năm 2003, cộng đồng dân cư thôn đượcNhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách làngười sử dụng đất Luật BV & PTR năm mới 2004 có một mục riêng quy định vềgiao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thônđược giao rừng Luật Dân sự (sửa đổi) tháng 7 năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữuchung của cộng đồng Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tàisản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên rừng cộng đồng đónggóp và cùng quản lý, sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng.
Như vậy, đến nay Việt Nam đó có khung pháp lý và chính sách cơ bản chophát triển LNCĐ, được thể hiện trong 2 bộ luật lớn, đó là Luật Đất đai năm 2003,Luật BV & PTR năm 2004 và các văn bản chính sách khác Khung pháp lý và chínhsách này thể hiện các điểm căn bản sau đây:
- Thứ nhất: Cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách
pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ Tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng vàđối tượng rừng được giao hay nhận khoán
- Thứ hai: Cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng
lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khurừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý sử dụng có hiệu quả; Khu rừng giữnguồn nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộng đồng; Khu rừng giáp danhgiữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cầngiao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng
- Thứ ba: Cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo
quy định của pháp luật như: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dàiphù hợp với thời hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích kháccủa rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; Đượcsản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; Được hưởng thành quả laođộng, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao ; Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗtrợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng
Trang 18lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại ; Được bồi thườngthành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển Nhà khi rừng nước cóquyết định thu hồi rừng
- Thứ tư: Cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy
định của pháp luật như: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức bảo vệ
và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tàinguyên và các hoạt động liên quan đến khu vực; thực hiện nghĩa vụ chính trị và cácnghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết địnhthu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng; Không được phân chia rừng cho cácthành viên rừng cộng đồng dân cư thôn; Không được chuyển đổi, chuyển nhượng,tặng cho, cho thuê, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừngđược giao
1.1.6 Cơ chế quản lý lâm nghiệp cộng đồng
Quản lý LNCĐ bao gồm 11 nội dung sau:
(1) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
(2) Giao đất, giao rừng cho cộng đồng
(3) Lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng
(4) Thiết lập hình thức quản lý rừng cộng đồng
(5) Xây dựng quy ước bảo vệ rừng cộng đồng
(6) Thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
(7) Thủ tục khai thác chính lâm sản từ rừng cộng đồng
(8) Thủ tục khai thác gỗ làm Nhà từ rừng cộng đồng
(9) Phát triển nguồn nhân lực
(10) Xây dựng quỹ bảo vệ vàphát triển rừng của thôn
(11) Giám sát và đánh giá
Để thực hiện các hoạt động này có 6 nhóm chủ thể chính cùng phối hợp thamgia như:
Trang 19- Cộng đồng dân cư thôn: Ở Việt Nam, thôn bản không phải là một đơn vịhành chính, nhưng lại được định nghĩa như một đơn vị địa lý - nhân văn Tổ chứccộng đồng thôn bản không phải là tổ chức Nhà nước, nhưng được Nhà nước côngnhận và mang tính tổ chức truyền thống, bao gồm: Lãnh đạo thôn(Trưởng thôn); Giàlàng trưởng bản; Hộ gia đình và cá nhân, Ban quản lý rừng của thôn bản; Các đoànthể và tổ chức quần chúng; Nhóm hộ, nhóm sở thích hay tổ quần chúng bảo vệ rừng;Khuyến nông lâm viên thôn bản
- Tổ chức lâm nghiệp xã: Ban lâm nghiệp xã được thành lập ở một số địa phươngdưới sự điều hành chuyên môn của Kiểm lâm huyện, thực hiện các nhiệm vụ liênquan đến quản lý rừng cộng đồng như:Tuyên truyền pháp luật và chính sách, theodõi diễn biến tài nguyên rừng, hướng dẫn bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng,tham mưu và hỗ trợ UBND xã về giao đất giao rừng, quản lý rừng và ngăn chặn,xửlý vi phạm
- Các cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã : Chính quyền có vai trò quản lý Nhànước về lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủtướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp vềrừng và đất lâm nghiệp Trong Quyết định 245 nêu rõ 8 nội dung quản lý Nhà nước
về lâm nghiệp của xã, trong đó có LNCĐ
- Các cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp cấp tỉnh và huyện: Các cơ quan cấp tỉnhnhư Sở NN&PTNT,Chi Cục Kiểm lâm ; cấp huyện như Phòng NN&PTNT và HạtKiểm lâm có vai trò hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy cộng đồng quản lý rừng
- Các tổ chức lâm nghiệp Nhà nước: Lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừngphòng hộ và rừng đặc dụng là các tổ chức ký hợp đồng giao khoán rừng với cộngđồng, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư vốn cho xây dựng và phát triển rừng Các tổchức khuyến lâm và chuyển giao công nghệ Nhà nước như các Trung tâm khuyếnnông, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về đào tạo,khuyến lâm và chuyển giao kỹ thuật
Trang 20- Các tổ chức lâm nghiệp ngoài Nhà nước: Chương trình, Dự án quốc tế và Phichính phủ nước ngoài, các hội, hiệp hội, các tổ chức tư vấn và dịch vụ tư nhân rừngnước cung cấp các dịch hỗ trợ, ký hợp đồng về đào tạo, khuyến lâm và chuyểngiao kỹ thuật
1.1.7 Những nguyên tắc/ điều kiện cơ bản trong quản lý rừng cộng đồng a) Những nguyên tắc
Những nguyên tắc của quản lý rừng dựa vào cộng đồng bao gồm những nội dungsau:
a) Tăng quyền lực (trao quyền): Trao quyền lực cho cộng đồng địa phương, lànhững người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động tiêu cực/tích cực gây ra bởicác hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng Nguyên tắc này chủ yếu đượcthực hiện thông qua các cơ chế, chính sách của các cơ quan quyền lực nhà nướcnhằm tăng quyền lực cho cộng đồng tại địa phương
b) Công bằng: Nguyên tắc công bằng phải gắn liền với nguyên tắc quyền lực Sựcông bằng có nghĩa là có sự bình đẳng giữa mọi người và mọi tầng lớp đối với cơhội tham gia vào hoạt động quản lý và bảo vệ rừng
c) Tính hợp lý: Quản lý rừng dựa vào cộng đồng nhằm thúc đẩy những kỹ thuật vàthực hành để phù hợp với những nhu cầu về kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng
và sinh thái
d) Tôn trọng những tri thức truyền thống/bản địa: Quản lý phải thừa nhận giá trị củatri thức và hiểu biết bản địa Điều này khuyền khích việc chấp nhận và sử dụngnhững trì thức truyền thống/bản địa trong những quá trình quản lý (Ví dụ như cáchương ước, nội quy, quy định đã có từ lâu đời)
e) Bình đẳng giới: Quản lý rừng dựa vào cộng đồng phải thừa nhận vai trò độc đáo
và sự đóng góp của nam/nữ giới - thúc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sựtham gia quản lý tài nguyên
b) Những điều kiện
Trang 21Điều kiện 1: Cộng đồng được giao quản lý rừng, đất lâm nghiệp và được UBND huyện ra quyết định hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở thực hiện những quy định sau:
i) Cộng đồng được giao quản lý rừng trên cơ sở: Phương án bảo vệ và
phát triển rừng xã và phương án giao rừng cho cộng đồng đã đượcUBND xã phê duyệt
ii) Cộng đồng được giao quản lý trên cơ sở đang cùng sinh sống trong
phạm vi một thôn; có truyền thống gắn bó với rung về đời sống, vănhóa, tín ngưỡng; Cộng đồng có khả năng quản lý rừng
iii) Cộng đồng được giao các khu rừng hiện đang quản lý, sử dụng có hiệu
quả; khu rừng giữ nguồng nước phục vụ trực tiếp cho sản suất sinhhoạt; khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã không thể giao cho các tổchức khác, hộ gia đình, cá nhân
iv) Cộng đồng được giao các loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ
nhỏ lẻ, phân tán; rừng ma, rừng thiêng, rú mồ…
Điều kiện 2: Cộng đồng được lập kế hoạch quản lý rừng và có khả năng tổ chức thực hiện kế hoạch.
i) Kế hoạch quản lý rừng do chính cộng đồng lập với sự hỗ trợ của tư
vấn địa phương
ii) Kế hoạch quản lý rừng bao gồm kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng
năm
iii) Nội dung của kế hoạch thể hiện các mục tiêu quản lý, các hoạt động từ
trồng rừng đến chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ và khai thác Mỗi hoạtđộng cần được mô tả về : Đối tượng rừng, khối lượng, dự tính laođộng và chi phí cần thiết
iv) Khả năng tổ chức thực hiện kế hoạch của cộng đồng được thể hiện qua
việc: thành lập và mô tả các hoạt động của ban quản lý rừng cộng
Trang 22đồng; xây dựng các biện pháp lâm sinh; xây dựng các quy ước bảo vệ
và phát triển rừng và cơ chế giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch
Điều kiện 3: Cộng đồng được công nhận về quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ và phát triển rừng.
c) Được hưởng thành quả lao động, kết hợp với đầu tư trên diện tích rừngđược giao
d) Được hưỡng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước đểbảo vệ và phát triện rừng và được hưởng lợi ích do các công trình côngcộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại
e) Được bồi dưỡng thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và pháttriển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan khi nhà nước có quyết định thu hồirừng
2) Nghĩa vụ
a) Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định củaluật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liênquan , trình UBND huyện( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) công nhận
và tổ chức thực hiện
b) Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ khai báo cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đếnkhu rừng theo hưỡng dẫn của UBND xã hoặc phường, thị trấn
Trang 23c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của phápluật.
d) Giao lại rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi hoặc khi hết thời hạngiao rừng
e) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng, khôngđược chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh ,góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng được giao
Điều kiện 4: Cộng đồng đã xây dựng được phương án chia sẻ hưởng lợi, bao gồm:
1) Về lâm sản ngoài gỗ(LSNG)
Tùy theo khả năng cung cấp của rừng, cộng đồng quy định mỗi hộ gia đìnhđược phép khai thác một khối lượng hay một số lượng lâm sản ngoài gỗ cị thể sửdụng trong một tháng, một vụ hoặc một năm ( cây tre, số lượng măng (kg)…)
2) Về lâm sản gỗ
a, Gỗ được sử dụng vào các công trình chung của cộng đồng hặc hỗ trợ chocác công trình công cộng khác của xã hội do hội nghị của cộng đồng quyết định
về khối lượng gỗ và loài cây gỗ khai thác để sử dụng vào công trình đó
b, Gỗ được sử dụng cho nhu cầu của hộ gia đình trong nôi bộ cộng đồng.Khối lượng gỗ khai thác căn cứ vào khả năng cung cấp của rừng và nhu cầu của
hộ gia đình Loại gỗ khai thác gồm có gỗ gia dụng và gỗ làm nhà Cộng động tựchọn một trong các hình thức giải quyết như sau:
Một là: Giải quyết gỗ cho hộ gia đình có nhu cầu cần thiết và được sắp xếptheo thứ tụ ưu tiên như sau: Hộ gia đình bị thiên tai, sửa chữa nhà bị dột nát, làmnhà mới do tách hộ, hộ gia đình chính sách;…
Trang 24Hai là: Bán gỗ cho hộ gia đình trong thôn có nhu cầu; khối lượng gỗ, loại gỗ
và giá bán do cộng đồng quyết định, tiền bán gỗ được nộp vào quỹ bảo vệ vàphát triển rừng của cộng đồng;
Ba là: Các hình thức khác phù hợp với nguyện vọng của chung của cộngđồng
Hội nghị cộng đồng sẽ quyết định danh sách hộ gia đình được khai thác gỗtrong năm
3) Các lợi ích khác
Các sản phẩm thu được từ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; tiền thuđược từ dịch vụ du lịch, sau khi trừ chi phí phần còn lại nộp vào quỹ phát triểnrừng của cộng đồng
4) Công khai việc sử dụng và phân phối lâm sản.
Các quy định nêu trên được thống nhất trong hội nghị thôn và được ghi trongquy ước của cộng đồng hoặc được xây dựng thành phương án ăn chia sản phẩmtrong nội bộ cộng đồng
Điều kiện 5: Cộng đồng có những đóng góp hiệu quả trong quản lý rừng 1) Về kinh tế
a) Diện tích rừng của cộng đồng đã được trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng
bổ sung; chất lượng các loại rừng tốt; tổng kinh phí đầu tư bằng vốn củacộng đồng hoặc bằng các nguồn vốn khác
b) Khối lượng lâm sản khai thác từ rừng (gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ) cho tiêudùng, để bán
c) Thu nhập bằng tiền của cộng đồng từ khai thác lâm sản, thực hiện dự áncủa nhà nước và các tổ chức, từ các hợp đồng với chủ rừng khác
d) Cơ cấu thu nhập từ rừng nằm trong toàn bộ thu nhập của hộ gia đình
2) Về lâm sinh và bảo vệ môi trường
a) Bảo vệ nguồn nước
b) Bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai
Trang 25c) Duy trì tính đa dạng sinh học ( các loài cây quý hiếm được bảo vệ, đượctái sinh trong rừng tự nhiên; các loài cây bản địa được gây trồng lại).d) Cải thiện môi trường của thôn/bản.
e) Một số chỉ tiêu đánh giá gồm:
- Diện tích rừng tăng, độ che phủ của rừng tăng so với năm trước.
- Diện tích rừng được bảo vệ không bị chặt phá.
- Khai thác đúng kỹ thuật, không làm giảm chất lượng rừng.
- Chất lượng rừng tăng ( nhiều loài cây có giá trị được tái sinh, trữ lượng
bình quân/ha của các loài rừng tăng )
- Tác dụng về nguồn nước của các suối, ao, hồ.
- Diên tích đất đai bị xói lở.
- Diện tích, loài cây áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, vừa bảo vệ đất
vừa đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập
3) Về xã hội
a) Giải quyết công ăn việc làm
b) Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng.c) Đóng góp vào xóa đói giảm nghèo
d) Đóng góp vào phúc lợi xã hội
e) Giảm bớt khó khăn trong đời sống, trong lao động của cộng đồng
Trang 26- Số lượng nhà, trường học, trạm xã, chuồng trại, cột điện,… được xâydựng mới, được sửa chữa bằng gỗ, tre nứa khai thác từ rừng cộng đồng.
- Giảm thiểu những khó khăn trong việc giải quyết gỗ củi, lâm sản đối vớicộng đồng
1.1.8 Rừng truyền thống
Loại hình rừng truyền thống được nghiên cứu tại cộng đồng người Thái xãĐồng Văn Kết quả cho thấy người dân cũng không biết những khu rừng thiêng nàynày có từ bao giờ Việc tổ chức bảo vệ và quản lý rừng dựa vào niềm tin và tínngưỡng của người dân vào ông bà tổ tiên, vào ma rừng, được truyền từ đời này sangđời khác
Theo quan niệm của người dân trong rừng có “ma” Họ tin rằng “ma” ở đây lànhững linh hồn của ông bà tổ tiên trú ngụ trong rừng, trong những tán cây to Nênngười dân coi rừng là nơi linh thiêng Họ tuyệt đối không tự tiện vào rừng chặt phá,bình thường không ai vào rừng, chỉ ở đi bên ngoài thôi Nếu muốn vào thì phải cóngười dòng họ dẫn vào và phải thắp hương báo cáo Theo một trưởng dòng họ ở đâythì cứ 3 tháng 1 lần thì người trong dòng họ phải vào trong rừng thắp hương quét dọn
lá cây trên các nấm mồ
Xuất phất từ những niềm tin, tín ngưỡng về như trên thì việc rừng thiêng đượcbảo vệ hàng trăm năm nay, những cây cổ thụ to vẫn hiên ngang đứng trong rừng.Một cành củi khô trong rừng người dân cũng không chặt về
Trong khi tìm hiểu về phương thức tổ chức, quản lý và bảo vệ “RừngThiêng” Tôi nhận thấy, do rừng được được phát triển và bảo vệ dựa vào vào niềmtin, tín ngưỡng của người dân, được truyền lại từ đời này qua đời khác, nên rừngđược quản lý một cách rất nghiêm ngặt, dựa trên những thể chế, những luật tục củacộng đồng
B - CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trang 27Hầu hết các quốc gia Asean đang có các chính sách phân cấp, phân quyềntrong quản lý tài nguyên rừng Họ sử dụng khá thành công cách tiếp cận có sự thamgia của người dân, chú ý đến tiến trình phát huy các kiến thức bản địa, nâng cao nănglực của các cộng đồng thiểu số để xây dựng các mô hình quản lý rừng cộng đồng.
Một số nước như Nepal, Bangladesh, Philippines, Thái Lan đã phát triển kháthành công các cách tiếp cận có sự tham gia và hình thành các định chế , phươngthức quản lý rừng dựa vào cộng đồng , nhóm sử dụng rừng ( Forest User Group –FUG), RECOFTC – Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực châu ÁThái Bình Dương đã hơn 20 năm phát triển các phương pháp luận tiếp cận có sựtham gia để quản lý rừng cộng đồng
Tháng 9/2001 tại Chiang Mai – Thái Lan đã tổ chức một cuộc hội thảo quốc
tế về lâm nghiệp cộng đồng , trong đó phản ánh nhu cầu phát triển phương thức quảnlý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam Nhưng vấn đề cầnquan tâm để phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực như:
- Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên rừng chocộng đồng
- Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan đểphát triển lâm nghiệp cộng đồng
- Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâmnghiệp cộng đồng
- Phát triển các cách tiếp cận và cả về kỹ thuật và xã hội để xây dựng kếhoạch quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng
Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về các khía cạnh cảitiến chính sách, thể chế, tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa, để phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng Đây là những kinh nghiệm tốt có thể
kế thừa và vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện tại Việt Nam
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trang 28Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) ở Việt Nam được hình thành từ lâu đời vàđang trở thành một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được Nhà nước quan tâm,khuyến khích phát triển LNCĐ đang là một thực tiễn sinh động mang lại hiệu quảquản lý trong rừng và phát triển cộng đồng vùng cao Tính đến tháng 6 năm 2001,các cộng đồng dân cư thuộc 1,203 xã, 146 huyện của 24 tỉnh đang tham gia quản lý2.348.288 ha rừng và đất chưa có rừng để quy hoạch trồng rừng, chiếm khoảng15,5% diện tích đất lâm nghiệp trong toàn quốc Xét về nguồn gốc hình thành, rừng
và đất rừng do cộng đồng quản lý và sử dụng hình được thành từ nhiều nguồn gốc vàphải cụ thể như sau:
Thứ nhất: Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời
với diện tích 214,000 ha, rừng đó 86,704 ha đất có rừng, 127,296 ha đất trống đồi núitrọc Đó là các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước, những khu rừng cung cấpsản lâm truyền thống cho cộng đồng
Thứ hai: Rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính
quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài với diện tích1.197.961 ha, bao gồm đất có rừng 669,750 ha, đất trống đồi núi tróc 528,211 ha
Thứ ba: Rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức
Nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, Ban quản lýcác dự án 327, 661 ) được các cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồngmới theo hợp đồng khoán rừng với diện tích 936,327 ha, bao gồm đất rừng phòng hộ494,292 ha, đất rừng đặc dụng 39,289 ha và đất rừng sản xuất 402,746 ha
Thứ tư: Rừng và đất rừng của hộ gia đình và các nhóm rừng là thành viên
cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành cụm nhóm cộng đồng nhóm hộ cùng quản lýnhằm tạo nên sức mạnh để bảo vệ, hỗ trợ, đổi công cho nhau trong các hoạt động lâmnghiệp Đây là hình thức quản lý linh hoạt, đa dạng và phong phú, hiện chưa cóthống kê đầy đủ về diện tích và nhóm cộng đồng Các loại rừng cộng đồng hìnhthành từ các nguồn gốc khác nhau nhưng đều được 3 chủ thể quản lý chính là cộngđồng dân cư thôn, dân tộc và nhóm hộ hoặc nhóm sở thích Đối với rừng do cộng
Trang 29đồng dân cư thôn và quản lý dân tộc thường các ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bàodân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trườngkém phát triển, trình độ quản lý cũng thấp Rừng làm nhóm hộ hoặc nhóm sở thíchcùng nhau liên kết để quản lý thường ở các vùng sản xuất và thị trường phát triển,đang tiếp dần cận đến sản xuất hàng hóa, trình độ sản xuất cao của các hộ nông dân,khả năng đầu tư lớn Chính từ cơ sở này mà LNCĐ ở Việt Nam đang dần hình thànhtheo 2 xu hướng phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là LNCĐ đáp ứng nhucầu sinh kế và LNCĐ cho sản xuất hàng hóa Nếu xét về khía cạnh quyền sở hữurừng, LNCĐ ở Việt Nam thừa nhận 2 khái niệm mô tả về sự tham gia rừng của cộngđồng trong quản lý, đó là: Quản lý rừng cộng đồng và Quản lý rừng dựa vào cộngđồng Quản lý rừng cộng đồng là cộng đồng quản lý rừng thuộc sở hữu của cộngđồng hoặc quyền sử dụng chung của cộng đồng, bao gồm những khu rừng cộng đồngthuộc nguồn gốc hình thành loại thứ nhất, thứ hai và rừng của hộ gia đình hoặc cảnhóm thuộc nguồn gốc hình thành thứ tư Rừng loại hình quản lý này,cộng đồng vừa
là chủ sở hữu vừa là chủ thể quản lý Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là khái niệmđể chỉ cộng đồng tham gia quản lý rừng thuộc nguồn gốc hình thành thứ ba Rừngtrường hợp này, cộng đồng là một rừng những chủ thể quản lý trực tiếp tham gia vàđược hưởng lợi
Theo quan điểm của đại đa số nhà nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực rừngcộng đồng dựa trên định nghĩa của FAO thì rừng cộng đồng có thể là những diện tíchrừng do cộng đồng dân cư thôn hoặc liên thôn, nhóm hộ gia đình hoặc nhóm sở thíchcùng quản lý, bảo vệ và sử dụng Trên cơ sở điều tra tại một số tỉnh trên cả nước cóthể phân chia thành 5 hình thức rừng cộng đồng sau:
1) Rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý
2) Rừng được nhà nước giao cho nhóm hộ quản lý
3) Rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục/ hương ước
4) Rừng giao cho cộng đồng liên thôn quản lý
5) Rừng giao cho nhóm sở thích (câu lạc bộ quản lý)
Trang 30Trong 5 hình thức trên thì hình thức 1, 2, 4 và 5 được nhà nước công nhậnchính thức và ở hình thức 3 rừng cộng đồng được quản lý theo hương ước, chưađược nhà nước chính thức công nhận nhưng mặc nhiên được thừa nhận.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu ở cộng đồng dân tộc Thái thuộc diện 135 của nhà nước ở xãĐồng Văn - huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ an
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
* Không gian
Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nghiên cứu tại 5 xóm đại diện chonơi cư trú, canh tác, quản lý tài nguyên của dân tộc Thái tại xã Đồng Văn - HuyệnTân kỳ Lấy kết quả nghiên cứu làm kết quả cho toàn xã.Tiêu chí chọn vùng nghiêncứu được chọn lựa qua khảo sát sơ bộ:
i) Cộng đồng dân tộc bản địa lâu đời tại địa phương
ii) Là cộng đồng dân cư tác động trực tiếp lên tài nguyên rừng
iii) Có nhu cầu quy hoạch đất lâm nghiệp và có chủ trương giao đất giao
rừng tại địa phương
Trang 31iv) Nơi có khả năng phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng
đồngv) Nơi có những khu rừng thiêng được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt vi) Nơi người dân hợp tác tốt với chính quyền địa phương
* Thời gian
Từ 20/2 đến 15/5
2.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, khóa luận tập trung nghiên cứu các nội dungchính dưới đây:
a) Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của xã Đồng văn
+ Vị trí địa lý + Thủy văn + Khí hậu
+ Đất đai + Địa hình địa thế
b) Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội
+ Tình hình nhân khẩu và lao động + Tình sản xuất nông nghiệp
+ Tình sản xuất lâm nghiệp + Cơ sở văn hóa - Giáo dục - Y tếc) Tìm hiểu thực trạng quản lý rừng tại địa phương
+ Thực trạng về tài nguyên rừng
+ Công tác quản lý rừng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng
d) Những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý rừng và quản lý rừng dựa vàocộng đồng
e) Dự báo: Nếu áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng thì diện tích(S)cộng đồng có khả năng quản lý là bao nhiêu? So sánh với các hình thức quản lýkhác (không dựa vào cộng đồng)
2.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Trang 32Để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu thì trong đề tài này cần trả lời các câuhỏi sau:
Câu hỏi 1) Thực trạng quản lý rừng tại điạ phương như thế nào?
+) Thực trạng tài nguyên rừng của xã Đồng văn
+) Công tác quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cồng đồng như thế nào
Câu hỏi 2) Trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại xã Đồng Văn có những khó
khăn và thuận lợi gì?
Câu hỏi 3) Hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đống? Làm
thế nào để bảo vệ và phát triển rừng?
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Dự báo: Nếu sử dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng thì diện tích (S)rừng tăng là? So sánh với các hình thức quản lý khác (không dựa vào cộng đồng)
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
i) Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn 40 hộ thuộc 5 xóm 135 Tương đương với
8 hộ/xóm
ii) Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp
Thu thập, phân tích và tổng hợp các kết quả đã có từ:
+ Các niên giám thống kê;
+ Các văn bản quy định pháp luật của các cấp
+ Các báo cáo của các cấp quản lý
+ Báo cáo của các dự án, đề tài nghiên cứu (có liên quan)
+ Các kết quả nghiên cứu điều tra đã được công bố
iii) Điều tra bổ sung trên thực địa theo các phương pháp
+ Điều tra trực tiếp trên thực địa theo phương pháp quan sát, chụp ảnh
Trang 33+ Sử dụng các công cụ trong PRA
+ Phỏng vấn trực tiếp và bằng bảng hỏi: người dân địa phương, các cán bộrừng phòng hộ, kiểm lâm, các cán bộ phát triển nông thôn,các hội, các bộchính quyền các cấp…
+ Phương pháp SWOT
+ Phương pháp chuyên gia
2.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Xử lý số liệu thu thập được bằng phần mền Microsoft Exel 2007, SPSS16.5 và phần MapInfo 9.5 để đọc dữ liệu số của bản đồ hiện trạng rừng do ban quảnlý rừng phòng hộ cấp
- Thống kê, tổng hợp và phân tích thong tin theo các chủ đề nghiên cứukhác nhau
- Sử dụng các hình ảnh, sơ đồ biểu thị kết quản nghiên cứu
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.Vị trí địa lý
Xã Đồng Văn nằm vào phía Tây Bắc của huyện Tân Kỳ
- Phía bắc: Giáp xã Tân Hợp và huyện Quỳ Hợp
- Phía đông: Giáp xã Tân Hợp
- Phía tây: Giáp xã Tiên Kỳ
- Phía nam : Giáp xã Tân An, xã Hương Sơn và xã Phú Sơn
Đồng
Văn
Trang 34Hình 3.1: Vị trí của xã Đồng Văn trong huyên Tân kỳ - Tỉnh Nghệ An
Địa hình xã Đồng Văn nói chung rất thuận lợi trong công tác tổ chức sản xuất
và quản lý bảo vệ rừng
3.1.3 Đất đai
Xã Đồng Văn có tổng diện tích tự nhiên : 8.494,81 ha
Đất Nông lâm nghiệp 6.990,52 ha chiếm 82% trong đó:
Đất nông nghiệp là: 1.208,52 ha
Trang 35Đất Lâm nghiệp là: 5754,9ha
Đất phi nông nghiệp: 594,83ha
Lèn đá vôi là 909,46ha trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 721,69ha, núi đákhông có rừng cây 187,77ha
3.1.4 Khí hậu thủy văn
a) Khí hậu:
Xã Đồng Văn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa mưa kéodài từ tháng 4 đến tháng 9 Mùa khô thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
- Nhiệt độ không khí bình quân: 230C
+ Cao tuyệt đối : 420C+ Thấp tuyệt đối: 7 – 80C
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1500 mm
+ Lượng mưa cao nhất 2500 mm ( Từ tháng 7- tháng 9)+ Lượng mưa thấp nhất 840 mm ( Từ tháng 12- đến tháng 3 năm sau)
- Độ ẩm không khí bình quân 86%
- Chế độ gió hàng năm có hai mùa gió chính:
+ Gió Tây Nam ( gió Lào) Bắt đầu thổi từ tháng 4 kết thúc vào tháng
8 Mạnh nhất vào các thánh 6,7,8 gây khô nóng ảnh hưởng tới công tác phòngcháy chữa cháy PCCC
+ Gió Đông Bắc: Thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thỉnh thoảngcó sương muối
Nhìn chung khí hậu xã Đồng Văn tương đối khắc nghiệt đối với cây trồng vậtnuôi và phát triển trồng rừng
b) Thủy văn
Xã Đồng Văn nhìn chung không có sông, chỉ có các khe lớn, hệ thống suốicủa xã Đồng Văn đều tập trung hợp gộp thành các khe lớn
+ Khe Lầy bắt nguồn tại TK 864;850 ( Xóm Văn Sơn)
+ Khe Diêm bắt nguồng tại TK 855;859 ( Xóm Bục + Vĩnh Thành)
Trang 36+ Khe Chính( Khe Chiềng) bắt nguồn tại Tân Hợp và TK 847;848 ( Thung Mòn) Các khe lớn thuận tiện cho việc tưới tiêu đồng ruộng sản xuất nông nghiệp và phục
vụ công tác PCCCR
3.1.5 Tài nguyên thiên thiên
Xã Đồng Văn có nguồn tài nguyên thiên nhiêu đa dạng nhất nhì huyện Tân
Kỳ Những khu rừng ở Đồng văn có sự đa dạng về loài Hiện tại đang được Banquản lý rừng phòng hộ quản lý khá nghiêm ngặt
3.1.5.1 Tài nguyên thực vật
Ở Đồng Văn có khá nhiều loài đặc hữu của rừng mưa nhiệt đới như Chò Chỉ(trên 100 tuổi), Kền kền, Táu (Táu mật và táu muối), Dổi, De, Vàng Tâm, Săng Vì,Trường Mật
Theo số liệu quy hoạch 3 loại rừng theo QĐ 38/CP của thủ tướng Chính Phủ cụ thểnhư sau:
Đồng Văn có Tổng diện tích đất Lâm nghiệp là 5754,9 ha
Trong đó: + Đất rừng phòng hộ 3140,5 ha
+ Đất rừng sản xuất 3389,9 haRừng phòng hộ dược phân bố trên các TK 846,847,850A
Rừng sản xuất được phân bố trên các TK 855,851,850B
Trang 37Ảnh 3.1: Một số cảnh của rừng Đồng Văn
3.1.5.2 Tài nguyên động vật
Do tình trạng săn bắt trộm trước đây làm cho nguồn đa dạng sinh học của cácloài đang bị suy kiệt Hiện tai xã đang làm tốt công tác bảo vệ rừng, tuyên truyêncho người dân không săn bắn các loại thú quý hiến nên các loài động vật ở ĐồngVăn đang hồi sinh cả về mặt số lượng lấn chất lượng Như các loài Khỉ, Lợn rừng,Hoẵng, Sơn Dương, Chồn, Tê Tê, Gà ri, Các loài rắn độc,Dơi…
Trang 38
( Nguồn Google pictures)
Ảnh 3.2:Một số loài động vật ( ảnh có tính chất minh họa)
3.1.5.3 Tài nguyên khoáng sản
Tại Đồng Văn có quặng chì đa kim và nguồn đá vật liệu xây dựng phong phú,đặc biệt là đá Hoa
Ảnh 3.3 Một tảng đá hoa cương nằm trong
vườn nhà dân
Trang 39Cương (Granit), với trữ lượng lớn, đã có khảo sát để khai thác nguồn tài nguyên quýgiá này.
3.2 Đặc điểm Văn hóa - xã hội
3.2.1.Về giáo dục đào tạo
Trong những năm qua, huyện Tân kỳ nói chung và xã Đồng văn nói riêngđược sự quan tân của chính quyền nên cơ sở vật chất ngành giáo dục được đầu tưxây dựng đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh Chất lượng dạy và họccó những chuyển biến tích cực, theo thống kê của xã thì công tác giáo dục có nhữngchuyển biến sau:
Hệ mầm non: Tỷ lệ huy động trẻ em đi học mãu giáo trong độ tuổi năm
2006 là 77% năm 2010 đạt 83% Chất lượng giáo viên ngày càng tăng lên, hàng năm
đề được tập huấn nâng cao trình độ Năm 2006 tỉ lệ giáo viên đạt chẩn và trênchuẩn là 83,3%, giáo viên chưa đạt chuẩn là 26,7% Đến năm 2010 tỷ lện đạt chuẩn
và trên chuẩn dật 100%
Bậc tiểu học: Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến trương đạt 97,5%, đến năm
2010 đạt 100% Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 1005, số họcsinh vòa lớp 6 đến năm 2010 là 95% Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn năm
2006 là 95,5%, giáo viện chưa đạt chuẩn là 4,5% Đến năm 2010 tỷ lệ giáo viên đạtchuẩn là 98%, giáo viên chưa đạt chuẩn 2%
Bậc THCS:Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là 95% năm 2010 Năm 2006 tỷ
lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 88%, đến năm 2010 giáo viên đạt chuẩn là100%
Nhìn chung do một xã vùng sâu, vùng xa của huyện còn gặp nhiều khó khănnên chất lượng học sinh còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của huyện, các bậcphụ huynh, đặc biệt là đồng bào dân tộc ngày càng quan tâm đến việc học tập củacon em nên tỷ lện bỏ học giữa chừng hàng năm từng bước giảm