TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHHOÀNG NGHĨA AN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HOÀNG NGHĨA AN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Hoàng Nghĩa An
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Mã số:60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục; sự nỗ lực cố gắng của bản thân, sự động viên của gia đình bạn bè và đồng nghiệp; với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:
* Hội đồng Khoa học chuyên ngành QLGD, Phòng đào tạo Sau Đại học - Trường Đại Học Vinh và các thầy cô giáo đã giảng dạy, động viên, giúp đỡ tôi trong trong quá trình học tập và nghiên cứu.
* Sở GD & ĐT Nghệ An; Huyện uỷ, UBND huyện Hưng Nguyên, Hội Khuyến học, Phòng GD& ĐT, Ban Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên và các đơn vị có liên quan trong quá trình nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và cung cấp tài liệu, số liệu cho luận văn.
* Khoa Giáo dục - Trường Đại Học Vinh; bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu.
* Đặc biệt, tác giả biết ơn sâu sắc PGS TS Nguyễn Ngọc Hợi- Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận đựơc sự chỉ dẫn và góp ý của quí thầy cô giáo và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng năm 2014
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu ……….4
6 Phương pháp nghiên cứu……….4
7 Những đóng góp của luận văn……….5
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÍ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 6
1.1.2 Nghiên cứu trong nước 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16
1.2.1 Trung tâm học tập cộng đồng……….16
1.2.2 Quản lý và quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng 18
1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả hoạt động các Trung tâm học tập cộng đồng 24
1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng 27
1.3 Trung tâm học tập cộng đồng với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập trong bối cảnh hiện nay 28
1.3.1 Vai trò và vị trí của các Trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh hiện nay 28
Trang 5cộng đồng trong bối cảnh hiện nay 30
1.3.3 Những thách thức đối với đội ngũ cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh hiện nay 32
1.4 Một số vấn đề về quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay 33
1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay 33
1.4.2 Nội dung, phương pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay 34
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay 35
Kết luận chương 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN 38
2.1 Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 38
2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên 39
2.1.2 Vài nét về điều kiện kinh tế - xã hội huyện 39
2.1.3 Khái quát về công tác giáo dục và Đào tạo ……… 43
2.2 Thực trạng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 44
2.2.1 Về tổ chức của các Trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 44
2.2.2 Về chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 52
2.3 Thực trạng quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 60
2.3.1 Những giải pháp đã thực hiện về quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hưng Nguyên 60
Trang 6hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hưng Nguyên, tỉnh
Nghệ An 68
2.4 Đánh giá về thực trạng quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An ……….70
2.4.1 Nguyên nhân thành công 70
2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế và thiếu sót 71
Kết luận chương 2 72
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN 74
3.1 Nguyên tắc đề xuất một số giải pháp 74
3.2 Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 75
3.2.1 Xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ đa dạng, hiệu quả 75
3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý của các BGĐ TTHTCĐ 84
3.2.3 Xây dựng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên của TTHTCĐ đa dạng, hiệu quả 93
3.2.4 Tăng cường công tác lãnh đạo của xã, chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT, sự phối hợp của các ban, ngành ở địa phương 99
3.2.5 Mối quan hệ giữa các giải pháp 105
3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 107
3.3.1 Mục tiêu thăm dò 107
3.3.2 Phương pháp và đối tượng thăm dò 107
3.3.3 Kết quả thăm dò 107
Kết luận chương 3 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
1.Kết luận: 120
2 Kiến nghị 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
Trang 7TT NỘI DUNG TRANG
1 Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý TTHTCĐ ở Nhật Bản 8
2 Sơ đồ 1.2 Mô hình quản lý và tác động của TTHTCĐ ở Thái Lan 10
3 Sơ đồ 1.3 Hệ thống quản lý TTHTCĐ tại địa phương ở Việt Nam 14
4 Sơ đồ 1.4: Chức năng quản lý và chu trình quản lý 22
5 Bảng 2.1 Thời gian thành lập các TTHTCĐ trên địa bàn huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 44
6 Bảng 2.2 Cơ cấu độ tuổi của CBQL các TTHTCĐ huyện Hưng
7 Bảng 2.3 Cơ cấu đội ngũ CBQL các TTHTCĐ huyện Hưng Nguyên 47
8 Bảng 2.4 Mức độ phù hợp giữa chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc
gắn với các chức danh khác 48
9 Bảng 2.5 Thực trạng những thuận lợi trong công tác quản lý
TTHTCĐ ở huyện Hưng Nguyên 50
10 Bảng 2.6: Thực trạng những khó khăn trong công tác quản lý
TTHTCĐ ở huyện Hưng Nguyên 51
11 Bảng 2.7: Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của các BGĐ TTHTCĐ 61
12 Bảng 2.8 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng của các BGĐ TTHTCĐ 62
13 Bảng 2.9: Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho các BGĐ TTHTCĐ 63
14 Bảng 2.10: Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp nhằm
nâng cao năng lực quản lý cho các BGĐ TTHTCĐ 6415
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ các biện pháp thực hiện nhằm nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên,
hướng dẫn viên
67
Trang 817 Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp thứ nhất 108
18 Bảng 3.2: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp trong giải pháp thứ nhất 109
19 Bảng 3.3: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp thứ hai 110
20 Bảng 3.4: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp trong giải pháp thứ hai 112
21 Bảng 3.5: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp thứ ba 113
22 Bảng 3.6: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp trong giải pháp thứ ba 114
23 Bảng 3.7: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp thứ tư 115
24 Bảng 3.8: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp trong giải pháp thứ tư 116
25 Bảng 3.9 Tương qua mức độ cần thiết và tính khả thi của 4 giải pháp 118
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BCH: Ban Chấp hành
Trang 9CBQL: Cán bộ quản lý
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
GD & ĐT: Giáo dục & Đào tạo
GDTX: Giáo dục thường xuyên
Trang 10XHH : Xã hội hóa
XHHT : Xã hội học tập
Trang 11MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài
Những tiến bộ có tính chất nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã làm biến đổi nhanh chóng
-và sâu sắc đời sống vật chất -và tinh thần của xã hội loài người, lượng kiếnthức mà nhân loại tạo ra ngày càng lớn, cả về khoa học tự nhiên, công nghệ,cũng như khoa học xã hội Kinh tế, xã hội có nhiều biến động, theo xu hướngtoàn cầu hóa và hình thành nền kinh tế tri thức Đó là cơ hội và cũng là tháchthức lớn, đòi hỏi tất cả các Quốc gia phải cải cách mạnh mẽ nền giáo dụcnhằm đáp ứng một cách hiệu quả hơn những nhu cầu phát triển của thời đại.Tuy nhiên, với lượng thời gian nhất định ngồi trên ghế nhà trường, người họcnói chung không thể tiếp thu hết lượng kiến thức đồ sộ của nhân loại, mà cần
có một giải pháp tổng thể để người học có thể tự học và học suốt đời để đápứng các yêu cầu cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng, đó cũng là
xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới hiện nay
Ở nước ta, chủ trương phát triển giáo dục thường xuyên, đào tạo tại
cơ sở, học tập suốt đời đã được thể hiện từ khá sớm trong đường lối pháttriển giáo dục của Đảng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III(năm 1960) nêu rõ “Cần sử dụng rộng rãi các hình thức học buổi tối, hàmthụ và mở lớp tại các cơ sở sản xuất” [16], đến Nghị quyết Hội nghị Trungương 4 (khóa VII) đã khẳng định: “Cần phải thực hiện một nền giáo dụcthường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi vàtrách nhiệm của mỗi công dân” [1] Tư tưởng về “Xây dựng xã hội học tập”bắt đầu được thể hiện trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX:
"Thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”[19], Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Chuyển dần
mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội họctập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc
Trang 12học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người vànhững hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tậpthường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảmbảo sự công bằng xã hội trong giáo dục" [20] Đến Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ: ‘‘Hoàn thiện cơ chế,chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viêncác nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng;khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội họctập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời” [21].
Với tư tưởng đó, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đã có sựbiến đổi đáng kể với sự ra đời những mô hình tổ chức cơ sở giáo dục ởnhiều cấp độ khác nhau trong lĩnh vực Giáo dục thường xuyên và Dạynghề, trong đó có mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) LuậtGiáo dục (năm 2005) đã chính thức công nhận Trung tâm học tập cộngđồng là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dânđược tổ chức ở các xã, phường, thị trấn [25]
TTHTCĐ là mô hình giáo dục được xây dựng trên các địa bàn xã,phường, thị trấn, thoả mãn nhu cầu học tập suốt đời của người dân trongcộng đồng Phát triển mô hình TTHTCĐ là một xu thế tất yếu nhằm thựchiện các chương trình XMC, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và đào tạonguồn nhân lực cho địa phương, đáp ứng mục tiêu xây dựng xã hội học tập
Với sự quan tâm chỉ đạo về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước và sự nỗ lực của toàn xã hội, hệ thống TTHTCĐ ở nước ta đã có bướcphát triển rõ rệt và có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng xã hội họctập Tuy nhiên do là một mô hình tổ chức cơ sở giáo dục rất mới, nên để đápứng yêu cầu phát triển bền vững và hoạt động có hiệu quả thực sự, hệ thốngTTHTCĐ ở nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ Điều đóđặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để từngbước hoàn thiện hệ thống này
Trang 13Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An là huyện có bề dày truyền thốnglịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng, với 545 năm danh xưng huyệnnhà; là cội nguồn quê hương Quang Trung- Nguyễn Huệ, quê hương củaTổng Bí thư Lê Hồng Phong, quê ngoại của thân mẫu Bác Hồ, và là quêhương của nhiều địa danh và danh nhân yêu nước khác Hưng Nguyên cònnổi tiếng với nhiều làng học, làng văn hiến, có nhiều nhà khoa bảng và hiềntài đó làm rạng rỡ quê hương, đất nước, có nền văn hoá dân gian phongphú, đậm đà bản sắc dân tộc Truyền thống văn hoá và cách mạng quý báu
đó đang được hun đúc, phát huy trong quá trình đổi mới và phát triển.Trong thời gian qua, Hưng Nguyên là địa phương có phong trào xây dựng
“xã hội học tập” phát triển khá mạnh và đã quan tâm nhiều tới xây dựng hệthống TTHTCĐ
Mạng lưới TTHTCĐ của Hưng Nguyên được xây dựng sớm, gópphần đáng kể vào việc nâng cao dân trí và phát triển kinh tế - xã hội của địaphương Tuy nhiên, phần lớn TTHTCĐ trên địa bàn huyện vẫn đang hoạtđộng chưa thật hiệu quả: việc tổ chức học tập tại trung tâm còn đơn điệu vàthụ động, cơ sở vật chất và kinh phí duy trì hoạt động còn hạn chế, cơ cấu
tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành chưa được ổn định Đội ngũ cán bộquản lý các TTHTCĐ còn nhiều biến động và hầu hết chưa được đào tạo,thiếu hiểu biết sư phạm và nghiệp vụ quản lý nên đã ảnh hưởng trực tiếp và
rõ rệt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ Việc xác địnhchủ thể quản lý TTHTCĐ, đối tượng quản lý TTHTCĐ, mô hình quản lýTTHTCĐ, những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý TTHTCĐ… chưađược nghiên cứu để làm cơ sở lý luận, chỉ đạo hoạt động quản lý TTHTCĐ
Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu
quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu
Trang 142 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất một số giải phápquản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các TTHTCĐ trên địa bàn huyệnHưng Nguyên, đáp ứng yêu cầu xây dựng XHHT trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả hoạt
động của các TTHTCĐ hiện nay
3.2 Đ i t ối tựợng nghiên cứu ựợng nghiên cứu ng nghiên c u ứu
Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các TTHTCĐtrên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Hưng Nguyên sẽ đạtkết quả cao hơn, nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý mangtính khoa học và khả thi cao
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động của cácTTHTCĐ trong giai đoạn hiện nay
5.1 Đánh giá thực trạng vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các TTHTCĐ ở huyện Hưng Nguyên
5.1 Đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động củacác TTHTCĐ ở huyện Hưng Nguyên
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3 Phương pháp thực nghiệm
6.4 Phương pháp thống kê toán học xử lý số liệu
7 Những đóng góp của luận văn
Trang 158 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả hoạtđộng các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động của các Trung tâm học tậpcộng đồng ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Chương 3 Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động củacác Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Trang 161.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, TTHTCĐ phát triển sớm ở nhiều quốc gia, như NhậtBản, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc … với nhiều hình thức đa dang, hoạtđộng phong phú gắn liền với thực tiễn của mỗi đất nước Trong khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Thái Lan là hai nước có sự pháttriển mạnh mẽ nhất về TTHTCĐ
1.1.1.2 Trung tâm học tập cộng đồng ở Nhật Bản:
Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới có các trung tâm học tập cộngđồng(1946) Mô hình TTHTCĐ ở nước Nhật bắt đầu xuất phát từ việc mởcác lớp xóa mù chữ cho con cháu trong làng, trong xã, gọi là “Têrakôya” có
từ khoảng thế kỷ XVII, phổ biến vào thế kỷ XIX (Têrakôya theo chiết tự cónghĩa “Trường đạo”) và mô hình giáo dục Tê-ra- kô-ya được phổ cập nhanhchóng trên toàn quốc Việc mở rộng các mô hình Tê-ra-kô-ya trên khắp đấtnước đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản lúcbấy giờ Trên cơ sở đó, sau chiến tranh thế giới thứ II, Bộ Giáo dục NhậtBản xây dựng một mô hình giáo dục mới, gọi là Kô-min-kan (chúng ta gọi
là Trung tâm học tập cộng đồng), hoạt động của các Kô-min-kan liên quansâu sắc đến việc xây dựng đất nước Nhật Bản sau chiến tranh và trở thànhnền móng vững chắc trong việc xây dựng cộng đồng Nhật Bản ngày nay
Từ đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản xây dựng mô hình giáo dục có 4 tư
tưởng chỉ đạo thì hàng đầu đưa vào giáo dục nhà trường là tư tưởng giáo
dục suốt đời Nhật vốn có hai bộ phận của nền giáo dục là giáo dục nhà trường cho thanh niên và giáo dục xã hội gắn với giáo dục người lớn Năm
Trang 171946 Bộ Giáo dục Nhật Bản ra thông báo khẳng định: "Cần hình thành cácKô-min-kan tại mọi làng, xã như một ngôi nhà của công dân, nơi mà nhândân trong làng, xã có thể đến bất cứ lúc nào, có thể là nơi đọc sách, trao đổi,tranh luận, là nơi mà đôi lúc có thể tiếp nhận sự giúp đỡ của người khác vềcác vấn đề sinh sống của cá nhân hay các vấn đề liên quan đến công việc "
[22] Đến năm 1949, Bộ Luật Giáo dục của Nhật xác định: " Kôminkan
mang đến cho người dân tại các thành phố, thị trấn, làng mạc hoặc bất kỳmột khu vực nào khác những kiến thức đã được chỉnh sửa cho phù hợp vớicác nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động trí tuệ, văn hóakhác để làm giàu thêm nền văn hóa, cải thiện sức khỏe và trao dồi nhậnthức về đạo đức và thẩm mỹ của họ Bởi vậy, mục đích của Kôminkan làgóp phần cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường phúc lợi xã hội" [22]
Kôminkan của nước Nhật được thành lập do yêu cầu của dân và đượccoi như một bộ phận của hệ thống giáo dục người lớn, vì vậy được ngườidân tham gia quản lý và luôn có sự quan tâm thường xuyên của nhà nước.Kominkan hình thành, phát triển và hoạt động ban đầu tương tự như tổ chứccác TTHTCĐ của Việt Nam Kominkan phát triển rộng khắp, đã có vị trí, vaitrò trong xã hội Nhật Bản suốt trong 60 năm qua Tuy có khác biệt là từ khihình thành nó đã là một bộ phận của hệ thống giáo dục Trong quá trình pháttriển, sau khi đã khẳng định được vị thế và tác dụng đối với xã hội trong việcnâng cao dân trí, Kominkan được giao về cho chính quyền các địa phương tổchức và quản lý, nhà nước hỗ trợ kinh phí, giai đoạn này cộng đồng tham giahọc tập đều được miễn phí, cũng giống như cách tổ chức hoạt động củaTrung tâm học tập cộng đồng của Việt Nam hiện nay Từ năm 1989, khichuyển sang giai đoạn mới, hoạt động của Kominkan chủ yếu mang tính dịch
vụ, người tham gia học đều phải trả tiền Trong 60 năm phát triển và hoạtđộng, Kominkan đã rút ra được những bài học kinh nghiệm là: muốn có đỉnhcao khoa học, công nghệ thì phải có cái gốc về dân trí của cộng đồng một
Trang 18cách vững chắc Với mục tiêu ấy, Kominkan đã góp phần quyết định chochiến lược nâng cao dân trí của Nhật Bản.
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý TTHTCĐ ở Nhật Bản
Hiện nay Nhật Bản có trên 18.000 Koominkan, đạt trên 90% tổng sốthành phố, thị trấn, làng xã của nước Nhật
1.1.1.2.Trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Lan
Thái Lan là một nước có nhận thức sớm về vai trò của giáo dục khôngchính quy và cũng có cơ sở hạ tầng của giáo dục không chính quy tương đốitốt Năm 1998, Thái Lan đã có 35.000 Trung tâm đọc sách Hiện nay, các cơ
sở giáo dục không chính quy của Thái Lan được tổ chức theo hệ thống từTrung ương tới địa phương gồm các Trung tâm nguồn ở cấp vùng (gồm 7Trung tâm), các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp tỉnh (gồm 76 Trungtâm), các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp huyện (gồm 877 Trungtâm) và Trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã (gồm 8.577 Trung tâm)
Bộ Giáo dục- Khoa
Thể thao và Công nghệ
Chính quyền quận/ huyện
Hội đồng giáo dục quận/ huyện
Trang 19Với cách tổ chức hệ thống như vậy, các TTHTCĐ ở Thái Lan được
hỗ trợ điều phối các hoạt động về tài chính, được điều phối về cán bộ quản
lý, nhân viên, giáo viên và được tập huấn cán bộ, hỗ trợ học liệu từ cácTrung tâm nguồn, các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp tỉnh và cấphuyện TTHTCĐ tổ chức ở cấp xã được đánh giá là thực sự cần thiết đểcung cấp kiến thức và thông tin cho mọi người dân sống trong cộng đồng
Các TTHTCĐ ở Thái Lan thực hiện 3 chức năng chủ yếu là:
- Giáo dục cơ sở (xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở),
- Giáo dục nghề nghiệp (mở lớp huấn luyện kỹ năng ngắn ngày vàgiáo dục nghề cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông);
- Thông tin, tư vấn (qua các hoạt động và qua tài liệu)
Kết quả nghiên cứu về mô hình TTHTCĐ ở Thái Lan đã khẳng địnhcác nguyên tắc cơ bản để điều hành và quản lý hoạt động của TTHTCĐ là:
- TTHTCĐ là của dân, do dân và vì dân Người đứng đầu trung tâmphải có định hướng cụ thể để phát triển trung tâm, đảm bảo để mọi ngườiđều có cơ hội học tập
- TTHTCĐ hoạt động theo cơ chế mở Mọi người trong cộng đồng cóthể đến học bất cứ lúc nào
- TTHTCĐ phải trở thành cầu nối thông tin giữa mọi người, gắn đượcviệc học chữ với việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày
- TTHTCĐ phải có mạng lưới liên kết với các cơ sở giáo dục, với các
tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất và các chuyên gia trên các lĩnh vực
(Xin xem mô hình quản lý và tác động của TTHTCĐ ở Thái Lan
tại Sơ đồ 1.2 dưới đây)
Trang 20Sơ đồ 1.2: MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TTHTCĐ Ở THÁI LAN
1.1.1.3 Trung tâm học tập cộng đồng ở Ấn Độ
Từ năm 1988, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thành lập hàng loạt cácJana Shikshan Nilayams (viết tắt là JSNs - tiếng Ấn Độ có nghĩa là Trungtâm học tập) trong cả nước với mô hình cứ 4-5 làng (khoảng 5.000 dân) cómột Trung tâm nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục sau xoá mù chữ
và GDTX Tới những năm 1990-1991, chính sách giáo dục quốc gia của Ấn
Độ đề ra thêm nhiều chương trình để đẩy mạnh giáo dục sau xóa mù chữ vàGDTX, trong đó có chương trình thành lập các Trung tâm GDTX(Continuing Education Centres - CECs) Các Trung tâm GDTX này khôngchỉ phục vụ cho những người mới biết chữ mà cho cả trẻ em, thanh niên thấthọc và tất cả thành viên trong cộng đồng có nhu cầu học tập suốt đời
Các Trung tâm GDTX (CECs) ở Ấn Độ thực hiện các nhiệm vụ chủyếu là: Mở các lớp buổi tối để củng cố kỹ năng biết chữ; Tổ chức đọc sách
Trung tâm nguồn (cấp vùng) Trung tâm GDKCQ
cấp huyện
Trung tâm học tập cộng đồng
Các giáo viên, Cộng tác viên
Các
chuyên gia
Các thành viên trong cộng đồng
Trang 21hoặc cho mượn sách; Tổ chức thảo luận những vấn đề của cộng đồng; Tổchức huấn luyện ngắn ngày về kỹ thuật sản xuất và đời sống; Tổ chức cáchoạt động thể thao, văn hóa, giải trí; Tổ chức thông tin tuyên truyền
Về mặt tổ chức và quản lý, các Trung tâm GDTX của Ấn Độ đượcthành lập theo quy mô cấp xã (dân số khoảng 1500-2000 người trong đó cókhoảng 500 người mới biết chữ), và chủ yếu do cộng đồng tự cam kết thànhlập và quản lý
1.1.1.4 Trung tâm học tập cộng đồng ở Myanmar
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng bắt đầu được xây dựng tạiMyanmar từ năm 1994 với sự giúp đỡ của UNDP, UNESCO và các tổ chứcphi chính phủ khác Tính đến năm 2007, Myanmar đã có 480 Trung tâm
Mục đích của các TTHTCĐ tại Myanmar là: Khuyến khích sự thamgia của cộng đồng trong việc hạn chế tỷ lệ bỏ học và nâng cao tỷ lệ đếntrường tiểu học của trẻ em; Tập trung vào hoạt động tăng thu nhập và nângcao chất lượng cuộc sống của người dân; tạo cơ hội cho người dân đượctiếp cận với thông tin Ở Myanmar, TTHTCĐ có thể vừa là một trung tâmthông tin, trung tâm huấn luyện nghề nghiệp vừa là một câu lạc bộ để traođổi, thảo luận, một thư viện, nơi đọc sách báo hoặc trung tâm văn hoá, vuichơi, giải trí của cộng đồng, có vai trò to lớn trong việc tạo cơ hội học tậptiếp tục cho trẻ em và người lớn
Về măt tổ chức và quản lý, TTHTCĐ tại Myanmar được xác định làmột cơ sở giáo dục tại làng xã, nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy,được nhân dân địa phương thành lập và quản lý, nhằm cung cấp cho nhândân những cơ hội học tập đa dạng để cải thiện chất lượng cuộc sống và pháttriển cộng đồng
1.1.1.5 TTHTCĐ ở các nước khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trong khuôn khổ Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương về Giáo
Trang 22dục cho mọi người (APPEAL), Dự án phát triển TTHTCĐ đã được triểnkhai từ năm 1998 Đến năm 2005, chương trình phát triển TTHTCĐ củaUNESCO đã được triển khai tại 20 quốc gia trong khu vực Châu Á - TháiBình Dương
Ở các quốc gia này, TTHTCĐ đã phát huy vai trò phục vụ cho các đốitượng người lớn, thanh thiếu niên thuộc mọi đối tượng trong cộng đồngthông qua các hoạt động xóa mù chữ và GDTX TTHTCĐ giúp người học
có được thông tin chủ yếu và những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sự phát
triển của cá nhân, gia đình và xã hội
Tóm lại, nghiên cứu sự phát triển mô hình tổ chức và quản lý của các
TTHTCĐ trên thế giới chúng tôi thấy TTHTCĐ ở các nước dù có tên gọikhác nhau nhưng đều thể hiện rõ là một cơ chế có hiệu quả để thực hiện xoá
mù chữ và GDTX và có vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục, y tế,nông nghiệp, phát triển cộng đồng - nhất là ở nông thôn Đúng như “ Khuyếnnghị của Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 gửi UNESCO 1996” đãkhẳng định: “Rõ ràng cộng đồng địa phương bao giờ cũng giữ vai trò quantrọng hàng đầu đối với bất kỳ một chiến lược cải cách nào.Vì vậy, một trongnhững giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng và để cộng đồng thamgia vào quá trình cải cách giáo dục cần thiết phải xây dựng và phát triển các
cơ sở giáo dục cộng đồng TTHTCĐ đã và đang được phát triển ngày càngrộng khắp ở các nước như một hệ thống cơ sở tổ chức học tập cho cộng đồngphù hợp với xu thế giáo dục mới Sự ra đời và phát triển của mô hìnhTTHTCĐ ở Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Mô hình Trung tâm học tập cộng đồng của Việt Nam bắt đầu đượcthử nghiệm từ năm 1997, do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam thiết kế với
sự hỗ trợ kinh nghiệm của một số tổ chức nước ngoài như UNESCOBangkok, hiệp hội các câu lạc bộ UNESCO Nhật Bản và UNICEF Việt
Trang 23Nam Sự nỗ lực của các tổ chức xã hội (trước hết là Hội Khuyến học ViệtNam) và ngành Giáo dục – Đào tạo, đặc biệt là sự thừa nhận vai trò, vị trínhư một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân [25], đã làmcho hệ thống TTHTCĐ phát triển rất nhanh Từ 10 TTHTCĐ được thửnghiệm trong những năm 1997-2000 tại một số tỉnh đại diện cho các vùngmiền trong cả nước (gồm: Hà Nội, Hoà Bình, Lai Châu, Thái Bình, BắcGiang, Vĩnh Phúc, Kon Tum và Lao Cai), năm 2001 cả nước đã có 125TTHTCĐ, đến năm 2005 có 5.331 TTHTCĐ và tại thời điểm tháng 6/2009
đã có 9.551 TTHTCĐ (chiếm 86,41% so với tổng số 11.059 xã, phường, thịtrấn của cả nước) Mô hình TTHTCĐ đã được thực tiễn chấp nhận và đượctriển khai đều khắp trên cả nước trong đó có 29 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ100% và 39 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ trên 95% đơn vị cấp xã đã thành lậpTTHTCĐ
Về mặt tổ chức và quản lý, mô hình TTHTCĐ của Việt Nam đượcthiết kế và phát triển trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trênthế giới (như đã trình bày ở trên), đồng thời có sự kế thừa và phát huy cácyếu tố tích cực của các mô hình thiết chế văn hoá - giáo dục tại cộng đồng
đã có từ trước đây ở trong nước (như Nhà Rông, Đình làng, ) Do đó,TTHTCĐ đang được xây dựng và phát triển ở Việt Nam vừa có sự phù hợpvới những điều kiện, hoàn cảnh mới và mang ý tưởng của thời đại, vừa cóyếu tố truyền thống
(Xem sơ đồ quản lý TTHTCĐ ở địa phương tại Sơ đồ 1.3 dưới đây)
Trang 24Sơ đồ 1.3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ TTHTCĐ TẠI ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
Sau hơn mười năm phát triển, hệ thống TTHTCĐ ở Việt nam đã đượcđánh giá là một mô hình cơ sở giáo dục mới với những điểm mạnh, điểmyếu và đang đứng trước những cơ hội và thách thức khá rõ rệt Cụ thể là:
- TTHTCĐ ở nước ta có những điểm mạnh chủ yếu sau:
+ Đã tạo ra cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho ngườidân ngay tại cộng đồng do được tổ chức ngay tại cơ sở làng xã, với phươngchâm “cần gì, học nấy”;
+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở cộngđồng cả về nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thực hiện dân quyền, ổn định
và nâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường dân cư;
+ Góp phần phát triển cộng đồng bền vững thông qua việc đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế địa phương, thực hiện cácmục tiêu phát triển văn hóa - xã hội của địa phương và nâng cao nhận thức,
kỹ năng của người dân trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường
Sở GD&ĐT tỉnh
UBND cấp xã
UBND cấp huyện
Phòng GD&ĐT cấp huyện
Trung tâm GDTX cấp huyện
Trung tâm HTCĐ
Trang 25+ Việc giám sát, đánh giá chưa được quan tâm và còn nhiều bất cập
- Những cơ hội đang mở ra đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay là:
+ Người dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng và có nhu cầuhọc tập thường xuyên, học tập suốt đời;
+ Đảng và Nhà nước đã quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách(TTHTCĐ đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục; Đã có “Quy chế tổchức và hoạt động” cụ thể; Đã được Nhà nước hỗ trợ ban đầu và hỗ thợthường xuyên về kinh phí );
+ Việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân ở cơ sở ngày càng đượccác ban, ngành, đoàn thể, chương trình, dự án coi trọng;
+ Vấn đề học tập thường xuyên, học tập suốt đời ngày càng được các
tổ chức quốc tế quan tâm
- Những thách thức đang đặt ra đối với hệ thống TTHTCĐ hiện
nay:
+ Nhận thức của xã hội, các cấp chính quyền và người dân đối với vịtrí, vai trò của THHTCĐ còn chưa đầy đủ, sự quan tâm chỉ đạo của nhiềuđịa phương và sự tích cực chủ động tham gia của nhiều người dân còn hạnchế; Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức hoạt độngtại các TTHTCĐ chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả;
Trang 26+ Cơ sở pháp lý, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáoviên của THTCĐ chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và chưa phù hợp;
+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của TTHTCĐ còn thiếu về sốlượng, hạn chế về chất lượng;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập tại TTHTCĐ còn thiếuthốn, chưa phù hợp; Kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ nhưng chưa đáp ứngđược nhu cầu, trong khi khả năng huy động xã hội hóa còn rất hạn chế
Từ những đánh giá (qua việc phân tích SWOT) đối với hệ thốngTTHTCĐ trên đây, có thể thấy rằng : với đặc điểm là một mô hình cơ sởgiáo dục mới, bên cạnh việc phát triển khá nhanh về số lượng, hệ thốngTTHTCĐ ở nước ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện Vì vậy việc nghiêncứu các giải pháp để nâng cao chất lượng các TTHTCĐ (trong đó có vấn đề
“phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ” - nhằm giải quyết mộttrong những khó khăn/thách thức đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay) làmột vấn đề cần thiết không chỉ đối với một địa phương mà đối với cả nước
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Trung tâm học tập cộng đồng:
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định sự cần thiết phải xây dựng vàphát triển TTHTCĐ như một công cụ cần thiết để xây dựng xã hội học tập từ
cơ sở, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã,thị trấn ban hành theo Quyết định số 09/2008/BGD&ĐT ngày 24/3/2008của Bộ GD&ĐT đã ghi rõ:
“Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên trong
hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp
xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phát huy mạnh mẽ sựtham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và
Trang 27phát triển các trung tâm theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm Trungtâm HTCĐ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng”
Hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người
ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biếnkiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phầnxoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng caochất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiệnphổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến mọi người dân
Như vậy, TTHTCĐ là nơi học tập thường xuyên của nhân dân, họckhông chỉ vì bằng cấp, chủ yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sócgia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở địa phương Chính
vì thế hình thức học tập cũng rất linh hoạt, đa dạng, mềm dẻo đáp ứng yêucầu “cần gì học đó”, “học để làm ngay”, “vừa học vừa làm”,…rất phù hợpvới nguyện vọng và hoàn cảnh của người lao động, cán bộ đảng viên, thế hệtrẻ, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa
TTHTCĐ là cơ sở giáo dục được thành lập ở các xã, thị trấn hoạtđộng theo phương thức của GDTX; được thành lập theo quyết định củaUBND huyện, cán bộ của TTHTCĐ hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm Nhiệm vụ của TTHTCĐ:
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác XMC và giáo dục tiếp tụcsau khi biết chữ, củng cố chất lượng PCGD; tăng cường công tác tuyêntruyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức vàcải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợptriển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các
dự án, chương trình tại địa phương
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT, đọcsách báo, tư vấn, khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân phòng chống
tệ nạn xã hội
Trang 28+ Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hìnhthức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng.
+ Quản lý tài chính, CSVC, trang thiết bị của trung tâm theo quiđịnh của pháp luật
1.2.2 Quản lý và quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng vớilịch sử phát triển của loài người Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặcbiệt, điều khiển các hoạt động lao động khác, nó có tính khoa học và nghệthuật cao, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của
xã hội Khi đề cập đến cơ sở khoa học của quản lý, Các Mác viết: “Bất cứ laođộng nào có tính xã hội, cộng đồng được thực hiện ở quy mô nhất định đềucần ở chừng mực nhất định sự quản lý, giống như người chơi vĩ cầm mộtmình thì tự điều khiển còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”
Như vậy, lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau Khi laođộng xã hội đạt đến một quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao
Trang 29động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một hoạt động đặc biệt Từ
đó trong xã hội hình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ phậnkhác chuyên hoạt động quản lý Cũng do đó, trong xã hội dần hình thànhnghề quản lý và những người chuyên làm công việc quản lý
Về khái niệm “quản lý”, theo cách giải thích của tiếng Việt thì “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Là tổ chức vàđiều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nội dung,thuật ngữ “quản lý", có thể nêu một số định nghĩa như sau:
- Các nhà nghiên cứu trên thế giới nêu ra những quan niệm khác nhau:Fredehick Winslow Taylor - một nhà nghiên cứu về quản lý nổi tiếngcủa phương Tây cho rằng: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái
gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất[33]
M.I.Kônđakôp- một nhà nghiên cứu của Liên xô (cũ) viết : “Quản lý làmột hiện tượng xã hội đồng thời là một dạng lao động đặc biệt, mà nét đặctrưng là tích tích cực sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức đã có đểđạt mục đích đặt ra một cách có kết quả, là sự cải biến hiện thực.” [33]
- Các tác giả của Việt Nam cũng nêu ra rất nhiều định nghĩa về “quảnlý”, trong đó đáng chú ý là định nghĩa của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc vàNguyễn Quốc Chí: Hoạt động quản lý là “tác động có định hướng, có chủđích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bịquản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đượcmục đích của tổ chức” [15]
Cũng theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý:
“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng cáchoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểmtra [15]
Trang 30- Theo tác giả Nguyễn Xuân Đường: “Quản lí là tổ chức, điều khiểnhoạt động của một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiệnnhững nhiệm vụ và mục đích chung Quản lí giữ vai trò rất quan trọng đốivới mọi hoạt động của xã hội” [16]
Qua những định nghĩa trên, có thể hiểu “quản lý” bao gồm các yếu tố như:+ Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động “quản lý” (chủ thể chỉ
có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức do con người lập lên)
+ Khách thể quản lý (hay còn gọi là đối tượng quản lý) chịu tác động củachủ thể quản lý (đó là một hoặc những sự vật, sự việc )
+ Mục tiêu và một quỹ đạo đã định ra cho cả đối tượng và chủ thể quản
lý Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động quản lý
Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ, tác động qua lại vớinhau Chủ thể quản lý làm nảy sinh các tác động quản lý Khách thể quản lýthì sản sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đápứng nhu cầu của con người, thoả mãn mục đích của quản lý
Quản lý ngày nay được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế
xã hội: vốn, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và quản lý.Trong đó quản lý giữ vai trò quyết định sự thành công
Cũng có thể khái quát: Quản lý là phương pháp mà thông qua ngườikhác để đạt được mục tiêu của mình Đó là cách thức tác động của chủ thểquản lý lên khách thể quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức nhânlực, tài lực, vật lực và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay người quản
lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức đểđạt được mục đích trong điều kiện môi trường luôn biến động
Như vậy có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lýthông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục đích quản lý
Trang 311.2.2.2 Quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
Để làm rõ hơn khái niệm và các nội dung liên quan đến quản lý nângcao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ, chúng ta điểm qua về khái niệmquản lý giáo dục:
Xét về lịch sử phát triển của xã hội thì khoa học quản lý giáo dục rađời sau khoa học quản lý kinh tế Do đó đã có thời kỳ người ta vận dụng lýluận quản lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục (trường học) và coi quản
lý cơ sở giáo dục như quản lý một loại “xí nghiệp đặc biệt” Thực ra, quản
lý giáo dục không thể đồng nhất với quản lý kinh tế Trong cuốn sách nổitiếng “Con người trong quản lý xã hội”, viện sĩ Liên Xô (cũ) V.G.Aphanaxep đã chia đời sống xã hội ra ba lĩnh vực: đời sống kinh tế, đời sống
xã hội - chính trị và đời sống tinh thần; từ đó có ba “hình thức quản lý xã hội
cơ bản” là “quản lý sản xuất, quản lý kinh tế”, “quản lý xã hội – chính trị”và“quản lý đời sống tinh thần” Giáo dục nằm trong lĩnh vực đời sống tinhthần Như vậy, nếu xét về sự phân loại khoa học thì khoa học quản lý giáodục được coi là một bộ phận nằm trong quản lý xã hội
Từ đó, có thể nêu ra một vài khái niệm về quản lý giáo dục:
- Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, là sự tác động
có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sưphạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn
- Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản
lý hoạt động giáo dục của người làm công tác giáo dục
Quản lý giáo dục cũng có những chức năng cơ bản là: Kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trình giáo dục Các chức năng quản
lý tạo thành quá trình quản lý và chu trình quản lý (xem sơ đồ 1.4)
Trang 32Sơ đồ 1.4: Chức năng quản lý và chu trình quản lý.
Nội dung quản lý giáo dục là quản lý các yếu tố cấu thành quá trìnhgiáo dục tổng thể, gồm có: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phươngpháp giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, kết quả giáo dục, đồngthời quản lý các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục, môi trường giáodục, các lực lượng giáo
Từ các định nghĩa và phân tích trên, ta thấy quản lý giáo dục lànhững tác động có phương hướng, có mục đích rõ ràng của chủ thể quản lýlên đối tượng quản lý nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người
Do đó, muốn quản lý giáo dục nói chung và quản lý một loại hình cơ sởgiáo dục cụ thể nói riêng một cách khoa học và hiệu quả thì chủ thể quản lýphải nắm được các quy luật khách quan đang chi phối sự vận hành của đốitượng quản lý
TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dụcquốc dân, do đó quản lý TTHTCĐ trước hết cũng là một dạng “quản lý cơ
sở giáo dục” Lý luận quản lý giáo dục đã quan tâm và có nhiều thành tựunghiên cứu về quản lý cơ sở giáo dục, chủ yếu dưới góc độ “quản lý trườnghọc” Theo đó, việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy của thầy,hoạt động học của trò và các hoạt động khác trong nhà trường, tức là làm
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨCKIỂM TRA
CHỈ ĐẠO
THÔNG TIN QUẢN LÝ
Trang 33sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mụctiêu giáo dục nhà trường đề ra Công tác quản lý trường học bao gồm quản
lý sự tác động qua lại giữa trường học với xã hội đồng thời quản lý chính nhàtrường Quản lý giáo dục ở nhà trường nói chung, ở TTHTCĐ nói riêng nhưmột hệ thống bao gồm các thành tố:
- Thành tố tinh thần gồm: mục đích, nội dung và biện pháp giáo dục
- Thành tố con người gồm: người dạy và người học
- Thành tố vật chất gồm: CSVC và các phương tiện, trang thiết bị phục
vụ cho giảng dạy và học tập
Vấn đề đặt ra là quản lý phải làm sao cho các thành tố nêu trên vậnhành liên kết chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn Để quản lý
cơ sở giáo dục có hiệu quả, chủ thể quản lý (hiệu trưởng nhà trường/giámđốc trung tâm) cần thực hiện tốt các chức năng quản lý : chức năng kếhoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra Điềuquan trọng hơn nữa là người hiệu trưởng nhà trường/giám đốc trung tâmphải biết vận dụng các chức năng quản lý nói chung vào quản lý một cơ sởgiáo dục cụ thể sao cho phù hợp với những quy luật, những nội dung giáodục và những đặc thù của cơ sở giáo dục đó
TTHTCĐ là loại hình cơ sở giáo dục có nhiều nét đặc thù so với cácloại hình trường học và trung tâm giáo dục khác Đó là trung tâm học tập tựchủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý hỗ trợ của Nhà nước, đồng thờiphát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của người dân trong cộng đồngdân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước vànhân dân cùng làm Do đó, quản lý ở các TTHTCĐ có nhiều điểm khác và
có phần phức tạp hơn so với việc quản lý ở các cơ sở giáo dục đã ổn địnhtrước đây
Trước hết quản lý TTHTCĐ cũng nhằm đạt được mục tiêu phát triểnnhân cách người học và làm cho Trung tâm phát triển ngày càng vững chắc
Trang 34Tuy nhiên, nếu như quản lý ở các nhà trường truyền thống có thể căn cứ vàocác đặc điểm lứa tuổi, các chương trình giáo dục và giảng dạy cụ thể theotừng năm học để xác định và đánh giá việc thực hiện mục tiêu thì quản lý ởTTHTCĐ chỉ có thể dựa trên việc thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu củangười dân trong cộng đồng và những bước phát triển ngày càng bền vữngcủa cộng đồng để làm tiêu chuẩn phấn đấu và định giá thành công.
Về chu trình quản lý, các tác động quản lý đối với TTHTCĐ vẫn dựatrên việc thực hiện các chức năng quản lý đối với một cơ sở giáo dục nhưchức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo điều hành,chức năng kiểm tra, đánh giá và phải coi trọng công tác thông tin quản lý.Tuy nhiên, phải có cách quản lý phù hợp với những điều kiện của TTHTCĐnhư: Đối tượng người dạy – người học rất đa dạng và không cố định; Việc
tổ chức các hoạt động giáo dục không theo một nội dung và chương trình cósẵn mà phải là công cuộc vận động, tìm hiểu nhu cầu của người dân; Cơ sởvật chất của trung tâm không phải là được trang bị riêng biệt mà là sự tổnghợp của các ban ngành, chính quyền địa phương…
Trong điều kiện hệ thống TTHTCĐ ở nước ta mới được hình thành
và đang trong giai đoạn vừa phát triển, vừa hoàn thiện mô hình tổ chức nhưhiện nay, các cấp quản lý và các cán bộ quản lý, chỉ đạo, trước hết là độingũ cán bộ quản lý ở các TTHTCĐ phải luôn chủ động, tự giác và khôngngừng sáng tạo mới có thể đảm nhiệm tốt trách nhiệm trước cộng đồng vàlàm cho TTHTCĐ phát triển bền vững, hoạt động có hiệu quả
1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
1.2.3.1 Hiệu quả
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả được hiểu là: kết quảnhư yêu cầu của việc làm mang lại Nhưng theo từ điển Lepetit Lasousseđịnh nghĩa "Hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụnhất định" [39]
Trang 35Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: Hiệu quả làmục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phíđầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí,
là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào
Cũng có quan điểm cho rằng: Hiệu quả được xem là đại lượng chobiết giá trị của kết quả đạt được ở đầu ra so với mục tiêu và so với giá trịcủa nguồn lực đầu vào của chu trình hoạt động
Như vậy, xác định hiệu quả một hoạt động kinh tế thường cho chúng
ta những con số chính xác và cụ thể, nhưng với bất kỳ hoạt động xã hội nàonói chung và hoạt động giáo dục nói riêng, để tính được hiệu quả đạt đượcrất khó khăn và phức tạp Bởi loại hoạt động này chủ yếu mang tính chấtđịnh tính chứ không phải định lượng Do đó, cách tính hiệu quả của mộthoạt động xã hội tốt nhất chúng ta phải vận dụng phương pháp tính hiệu quảkinh tế (tất nhiên chỉ tương đối) Theo cách tiếp cận này," hiệu quả chính làchỉ số so sánh giữa kết quả thu về với chi phí, công sức bỏ ra" [40]
Trong một số trường hợp cụ thể, chỉ số so sánh này có thể lượng hoámột cách cụ thể (định lượng) Ví dụ: Khi đánh giá hiệu quả đầu tư trong sảnxuất kinh doanh, hiệu quả cao hay thấp được đánh giá định lượng cụ thể,chính xác bằng cách so sánh chi phí đầu tư và kết quả thu về trên một đơn
vị tiền tệ xác định Nhưng một số trường hợp khác, chỉ số này khó có thểlượng hoá bằng những con số cụ thể đánh giá có tính chất định tính
Trong Giáo dục, khi đánh giá hiệu quả của một nhà trường hay củamột cơ sở giáo dục thường được xem xét dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: Chấtlượng đào tạo; Mức độ đáp ứng mục tiêu kinh tế xã hội; Hiệu suất sử dụngcác nguồn lực trong đào tạo Trong đó hiệu suất sử dụng các nguồn lựctrong đào tạo được xem như điều kiện cần để có hiệu quả Các tiêu chí cụthể được xem xét gồm: chi phí đào tạo; sử dụng nguồn nhân lực trong đàotạo; sử dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ đào tạo
Trang 36Theo UNESCO: " Một hệ thống GD được gọi là có hiệu suất cao nếuvới một đầu vào xác định lại thu được đầu ra tối đa, hoặc thu được một đầu
ra xác định với một đầu vào nhỏ nhất có thể Tuy nhiên, đo lường hiệu suấtcủa GD cũng là vấn đề lớn do những khó khăn trong việc đo lường đầu racũng như lượng hóa mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra" [23]
1.2.3.2 Hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng
Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên trong
hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồngnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tậpthường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinhnghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăngnăng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống củatừng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương,chính sách, pháp luật đến với mọi người dân Vì vậy, hiệu quả hoạt độngcủa các TTHTCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống cho mỗi người dân và góp phần phát triển kinh tế, xã hộicủa phường, xã, thị trấn
Cũng như các cơ sở giáo dục khác, hiệu quả hoạt động củaTTHTCĐ phải được xem xét trên các tiêu chí cơ bản: Chất lượng đào tạo;Mức độ đáp ứng mục tiêu kinh tế xã hội; Hiệu suất sử dụng các nguồn lựctrong đào tạo Cụ thể, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộngđồng cần được xem xét trên các mặt sau đây:
Trang 37+ Trung tâm học tập cộng đồng đã góp phần củng cố kết quả xoá mùchữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.
+ Trung tâm học tập cộng đồng đã góp phần ổn định chính trị - xãhội, xây dựng khối đại đoàn kết trong nội bộ nhân dân, góp phần nâng caonhận thức về Hiến pháp và pháp luật
+ Các Trung tâm học tập cộng đồng đã góp phần giúp người lao độngbiết cách xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống
-Về huy động và sử dung các nguồn lực cho hoạt động của cácTTHTCĐ: cần quan tâm đến việc tận dụng tối đa các phòng học, phươngtiện dạy học có sẵn tại địa phương Ngoài nguồn kinh phí của chính quyềnđịa phương, cần tận dụng nguồn kinh phí xã hội hóa Nguồn lực thực tế nằmchính trong cộng đồng, vì vậy, các TTHTCĐ cần chủ động huy động, sửdụng hiệu quả và làm tốt công tác quản lý nguồn lực phục vụ nhu cầu họctập suốt đời của nhân dân
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn đánh giáhiệu quả hoạt động của TTHTCĐ, gần đây nhất là Công văn số 2553/BGDĐT-GDTX ngày 18/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫnđánh giá Trung tâm học tập cộng đồng Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT đã ban hành
bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động của TTHTCĐ
1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
Trang 38đặt ra Tuy nhiên để có được những giải pháp đó, cần phải dựa trên những cơ
sở lý luận và thực tiễn khách quan khoa học và chính xác
Trong QLGD, giải pháp là những cách thức tác động của chủ thểquản lý hướng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của hệ thống giáodục, làm cho cả hệ thống đó vận hành đạt kết quả cao nhất
1.2.4.2 Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
Giải pháp quản lý TTHTCĐ là những cách thức tác động của chủ thểquản lý hướng vào việc giải quyết những nội dung đặt ra của việc quản lýTTHTCĐ, là cách giải quyết những khó khăn, tồn tại và bất cập trong hoạtđộng của TTHTCĐ nhằm đưa TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả; cho mọingười dân ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, ápdụng những kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm vào sản xuất và đời sống,góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm,nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng
Các giải pháp quản lý TTHTCĐ vừa phải đảm bảo thực hiện đượccác chức năng quản lý và chu trình quản lý vừa phải đảm bảo đúng với vịtrí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho mọi người, ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên,học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trongsản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất laođộng, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng ngườidân trong cộng đồng
1.3 TTHTCĐ với nhiệm vụ xây dựng “Xã hội học tập” trong bối cảnh hiện nay
1.3.1 Vai trò và vị trí của các Trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh hiện nay
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng(TTHTCÐ) đã được quy định rất rõ trong "Quy chế Tổ chức và hoạt độngcủa trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn" (Ban hành kèm
Trang 39theo Quyết định số: 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cụ thể:
Điều 2 Vị trí của trung tâm học tập cộng đồng
1.Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên trong
hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp
xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phải phát huy mạnh mẽ
sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng
và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm
2 Trung tâm học tập cộng đồng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 3 Chức năng của trung tâm học tập cộng đồng
Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân.
Như vậy, TTHTCĐ là nơi học tập thường xuyên của nhân dân, họckhông chỉ vì bằng cấp, chủ yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sócgia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở địa phương Chính
vì thế hình thức học tập cũng rất linh hoạt, đa dạng, mềm dẻo đáp ứng yêucầu “cần gì học đó”, “học để làm ngay”, “vừa học vừa làm”,…rất phù hợpvới nguyện vọng và hoàn cảnh của người lao động, cán bộ đảng viên, thế hệtrẻ, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa
Với phương châm “ Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dânbằng hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dụccho mọi người, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”, TTHTCĐtrong thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc xây dựng xã hội học
Trang 40tập, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng, đặc biệt là những người nôngdân, người lao động nghèo, không có điều kiện để đến các trường học chínhqui TTHTCĐ chính là một thiết chế giáo dục quan trọng để xây dựng xãhội học tập từ cơ sở.
1.3.2 Yêu cầu về phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh hiện nay
Mỗi TTHTCĐ có đội ngũ cán bộ quản lý gồm 3 người: một cán bộquản lý cấp xã kiêm Giám đốc trung tâm, một cán bộ của Hội khuyến học
và một lãnh đạo Trường Tiểu học hoặc Trung học cơ sở trên địa bàn kiêmPhó Giám đốc Các cán bộ quản lý TTHTCĐ được bố trí theo chế độ kiêmnhiệm, được hưởng phụ cấp từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước
- Giám đốc TTHTCĐ là người quản lý, điều hành mọi hoạt độngcủa trung tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý cấptrên về mọi hoạt động của trung tâm; Giám đốc TTHTCĐ do Chủ tịchUBND huyện ra Quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã
Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc TTHTCĐ: Lập kế hoạch tổchức thực hiện các nhiệm vụ của TTHTCĐ Tuyên truyền vận động mọithành viên trong cộng đồng tham gia các hoạt động của TTHTCĐ Huyđộng các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển cáchoạt động của TTHTCĐ Quản lý tài chính, cơ sở vật chất của TTHTCĐ.Xây dựng nội quy hoạt động của TTHTCĐ Kiểm tra, đánh giá và báo cáođịnh kỳ kết quả hoạt động của trung tâm với UBND cấp xã và cơ quan quản
lý cấp trên Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởngcác chế độ phụ cấp trách nhiệm và khen thưởng theo qui định hiện hành củaNhà nước
- Phó Giám đốc TTHTCĐ là người có phẩm chất chính trị, có nănglực quản lý do Chủ tịch UBND huyện ra quyết định theo đề nghị của Giámđốc TTHTCĐ