Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak
Trang 1Do vậy chúng ta cần có cái nhìn toàn diện hơn về cạnh tranh, hiểu nómột cách sâu sắc để từ đó tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn nhất trên conđường chinh phục thị trường.
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak là một doanh nghiệpmới tham gia vào ngành xây dựng gặp không it khó khăn trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Sau một thời gian thực tập tại công ty, qua việc tìm hiểu hoạt động sảnxuất kinh doanh trong những năm gần đây em đã hiểu phần nào hoạt động của công
ty Là một doanh nghiệp mới được thành lập nên các hoạt động nhằm đẩy mạnhnăng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và bất động sản Lanmakngày nay vẫn chưa được hoàn thiện và có sức cạnh tranh mạnh Vì lẽ đó em quyết
định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak”
Trang 2Nội dung chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak
Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ nghiên cứu còn hạn chế nênchuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi còn những thiếu sót và nhượcđiểm Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của cô và các bạn để
em có thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp hơn
Em xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới PGS.TS Lê Thị Anh Vân,
các cô chú và anh chị trong công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sảnLanmak đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình làm chuyên đề!
Trang 3
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giànhlấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩmmới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh Không có cạnh tranh
sẽ không có sinh tồn và phát triển Đó là quy luật tồn tại của muôn loài Trongcạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năngcạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khảnăng cạnh tranh yếu Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh haysức cạnh tranh
Trong thực tế tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về năng lực cạnhtranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia,năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch
vụ nhưng chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau
Theo quan điểm của hội đồng về sức cạnh tranh của Mỹ thì sức cạnhtranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ của một nền sản xuất có thểvượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi mức sống của dân chúngđược nâng cao một cách vững chắc, lâu dài
Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại thì năng lực cạnh tranh
là năng lực của một doanh nghiệp hay một ngành thậm chí một quốc giakhông bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về kinh tế
Một định nghĩa tương tự trong từ điển thuật ngữ kinh tế học thì nănglực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh
Trang 4tranh trên thị trường, kể cả kinh doanh giành lại một phần hay toàn bộ thịtrường đồng nghiệp.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh của tổ chức hợp tác và phát triển kinhtế(OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh nghiệp,ngành và quốc gia thì năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp,ngành, quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điềukiện cạnh tranh quốc tế
Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanhnghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chấtlượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao
và phát triển bền vững
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay khi mà xu thế nền kinh tế thế giới đang mởcửa hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, để cóthể tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lựccạnh tranh của mình Một doanh nghiệp muốn có được năng lực canh tranhtốt phải trải qua quá trình xây dựng, phát triển và tạo dựng môi trường bêntrong và bên ngoài tốt từ đó tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế xã hội, nó luôn tồntại và hoạt động trong môi trường kinh tế xã hội Do đó doanh nghiệp cầnnhận thức những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp mà có các biện pháp hạn chế hoặc loại trừ những ảnh hưởngtiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tiêu cực để nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mình Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cóthể chia làm hai nhóm: những nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài
Trang 51.2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp được coi là yếu tố quantrọng hàng đầu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp nếu có tổ chức tốt thìdoanh nghiệp đó sẽ có khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.Nếu một doanh nghiệp có tất cả các yếu tố khác tốt, nhưng tổ chức, quản lýtồi thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó chắc chăn khôngđạt hiệu quả Năng lực trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiệntrên các mặt:
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện ở những kiến thức,
kĩ năng cần thiết để quản lý và điều hành thực hiện các công việc đối nội vàđối ngoại của doanh nghiệp Năng lực của đội ngũ này không chỉ là nhữnghiểu biết, kĩ năng về chuyên môn nghiệp vụ một lĩnh vực mà còn có những tưduy sáng tạo, những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vựcliên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: pháp luật trong nước và quốc
tế, thị trường, ngành hàng, tri thức tâm lý xã hội học, có văn hóa, biết sáng tạo
và không bao giờ chịu bó tay trước mọi trở ngại…
Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơcấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộphận phòng, ban Sự sắp xếp, bố trí bộ máy tổ chức của doanh nghiệp theo cáchtinh giảm gọn nhẹ, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổiquyền lực được phân chia để mệnh lệnh truyền đạt được nhanh chóng, góp phầntạo ra năng suất cao… Nhờ sự bố trí, sắp xếp đó mà năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp đã ngày càng nâng lên
Năng lực quản lý doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch địnhchiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập kế hoạch, điều hành tác
Trang 6nghiệp, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và phương phápquản lý tốt… Điều này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn Vì vậy có những táctác động mạnh mẽ tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.2 Năng lực máy móc thiết bị công nghệ thi công
Máy móc thiết bị công nghệ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớnđến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việc xem xét các yếu tố có ảnhhưởng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có liên quan đến yếu tố máymóc, thiết bị, công nghệ người ta thường xem xét quy mô của cơ sở vật chất
kĩ thuật, trình độ trang bị máy móc, thiết bị, công nghệ cho quá trình sản xuất;mức độ hiện đại của các thiết bị công nghệ, trình độ cơ khí hóa và tự độnghóa Sử dụng công nghệ hiện đại giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất laođộng, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm tốt, do đó làm cho năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp tăng
1.2.1.3 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện quy mô vốn, khảnăng huy động và khả năng cân đối vốn, năng lực quản lý tài chính… trongdoanh nghiệp Để hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệpphải có lượng vốn nhất định bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các loại vốnkhác Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có mộtcách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sáchquản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước Vốn vừa mộtyếu tố sản xuất cơ bản vừa là đầu vào của doanh nghiệp, đồng thời vốn là tiền
đề đối với các yếu tố sản xuất khác Do đó, việc sử dụng vốn có ý nghĩa rấtlớn trong việc giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm Vốn là nguồn lựcdoanh nghiệp cần phải có trước tiên vì không có vốn không thể thành lậpđược doanh nghiệp và không thể tiến hành hoạt động được Một doanh nghiệp
Trang 7có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảohuy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy độnghợp lý Vì vậy doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực tài chính của mình thìcần phải không ngừng củng cố và phát triển nguồn vốn bằng nhiều cách thức,tăng vốn tự có, mở rộng quy mô vốn vay dưới nhiều hình thức.
1.2.1.4 Năng lực marketing của doanh nghiệp
Năng lực marketing của doanh nghiệp bao gồm một số yếu tố: khảnăng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (product,price, Place, Promotion) trong hoạt động marketing, trình độ nguồn nhân lựcmarketing Năng lực marketing là nhân tố có ý nghĩa quan trọng tác động tớinăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi và khả năng marketing tác độngtrực tiếp tới việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nắm bắt và đáp ứng tốt nhất nhucầu của khách hàng từ đó góp phần tăng doanh thu, tăng thị phần và nâng cao
vị thế của công ty Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình doanhnghiệp cần phải nâng cao năng lực marketing của doanh nghiệp
1.2.1.5 Năng lực lao động của doanh nghiệp
Lao động là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trò rấtquan trọng trong sản xuất vì nó sáng tạo ra các nguồn khác Điểm qua cáchình thái kinh tế xã hội của loài người ta vẫn thấy vai trò của lao động là quantrọng trong tổng hòa các yếu tố lao động, đất đai, tư bản, kĩ thuật Năng lựclao động của doanh nghiệp thể hiện về mặt số lượng và chất lượng Ngày nayvới xu hướng nền kinh tế tri thức vai trò của lao động trong doanh nghiệpngày càng tăng lên, lao động không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là lực lượngtrực tiếp sử dụng các phương tiện máy móc, thiết bị cho quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Không những thế lao động còn thamgia tích cực trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới, cónhững ý tưởng, sáng chế rút ngắn thời gian lao động, cải tiến kỹ thuật giảm
Trang 8giá chi phí của doanh nghiệp tăng năng suất lao đông… Vì vậy để nâng caonăng lực cạnh tranh của mình doanh nghiệp cần chú trọng bảo đảm cả chấtlượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao động.
1.2.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.2.2.1 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Các nhân tố kinh tế: mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội vì vậyhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng củanhững tác động tích cực, cũng như những biến đổi bất thường của nền kinh tế vĩ
mô Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cũng như nâng cao năng lựccạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần phải thấy rõ tác động của nhân tố kinh tế
để có biện pháp điều chỉnh phù hợp Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp gồm có: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãisuất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhaucủa nền kinh tế trong giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởngđến mức đầu tư của mỗi doanh nghiệp Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếcao và ổn định thì tạo cơ hội đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Ngược lại khi kinh tế ở tình trạng suy thoái, khủng hoảng làm mức thunhập của người dân giảm khi đó việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặpkhó khăn, cạnh tranh trở nên mãnh liệt hơn Lãi suất cho vay của ngân hàng ảnhhưởng đến nguồn cung vốn cho các doanh nghiệp Nếu lãi suất cao làm chi phícho vốn vay của doanh nghiệp tăng làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp từ đó ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chínhsách tiền tệ và tỉ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp khi mà ngày nay nền kinh tế đang mở cửa hội nhập và quốc tế hóa, ảnhhưởng nhất vẫn là các doanh nghiệp có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hànghóa nguyên vật liệu từ nước ngoài Lạm phát ảnh hưởng giá cả, tiền công, các
Trang 9doanh nghiệp giảm nhiệt tình đầu tư vì việc đầu tư trỏ nên mạo hiểm Như vậylạm phát cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc về pháp luật và chính trị: pháp luật và chính trị làtiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thốngchính sách hoàn thiện có sửa đổi bổ sung phù hợp là cơ sở để hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp được ổn định và ngược lại Mức độ ổn định về chínhtrị luôn là môi trường hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư
Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng bao gồm toàn bộ cơ sỏ vật chất, kỹthuật và hạ tầng xã hội Bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệthống thông tin, hệ thống giáo dục đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tácđộng mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá
cả sản phẩm Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nângcao năng lực cạnh tranh cần có hệ thống hạ tầng đa dạng và có chất lượng
Các nhân tố về khoa học công nghệ: Trong thời đại ngày nay, nắmbắt khoa học công nghệ là một đảm bảo cho thành công Khoa học công nghệ
là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho các doanh nghiệp Khoa học công nghệcũng tham gia quá trình thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin trong nền kinh tế.Thiếu khoa học công nghệ thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trởnên gặp khó khăn, chậm chạp, khó có thể kiểm soát được
Các nhân tố về văn hóa, xã hội: Nhân tố về văn hóa, xã hội ở đây làphong tục tập quán, lối sống thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng tôn giáo…
Đó là cơ sở hình thành những đặc điểm thị trường mà doanh nghiệp phải thỏamãn Do vậy doanh nghiệp cần phải có chính sách hợp lý phù hợp với điều kiệnvăn hóa của thị trường để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhằm tăngnăng lực cạnh tranh
Các nhân tố tự nhiên: Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyênthiên nhiên của đất nước, sự ô nhiễm môi trường, khí hậu, thời tiết… các
Trang 10doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến năng lượng, lãng phí tài nguyên thiênnhiên cùng các nhu cầu ngày càng lớn đối với khiến cho công chúng cũngnhư các doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động.
1.2.2.2 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ: Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong một ngành nào đó thì sự bình đẳng tương đối về quy mô
và sức mạnh giữa một số lớn các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong những ngành chỉ có một vài doanh nghiệp thống lĩnh thì năng lực cạnh tranh sẽ yếu bởi vì các doanh nghiệp thống lĩnh đóng vai trò chỉ đạo giá còn các doanh nghiệp nếu không phải là người thống lĩnh thì năng lực cạnh tranh sẽ kém hơn Nhưng nếu ngành mà chỉ bao gồm một số doanh nghiệp có quy mô và thế lực tương đương nhau thì cường độ năng lực cạnh tranh sẽ cao vì các doanh nghiệp đều muốn giành vị trí thống lĩnh Khi các ngành đó tăng trưởng chậm hoặc trì trệ của nhu cầu về sự mở rộng của một số đối thủ cạnh tranh sẽ phải trả giá bởi các đối thủ khác làm mức độ cạnh tranh trong trở nên gay gắt hơn
Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng bao gồm các công ty hiện nay không ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai Sự xuất hiện của đối thủmới đặt ra nhiều thách thức cho các đối thủ hiện tại Khi các các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào kinh doanh trong ngành, số lượng các doanh nghiệp trong ngành sẽ tăng lên, nếu quy mô thị trường không thay đổi khi
đó các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, các đối thủ cạnh tranh mới có thể làm giảm thị phần bằng cách chia nhỏ chiếc bánh ra thành các phần nhỏ khác nhau
Nhà cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp: Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến chi phí
Trang 11sản xuất từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu việc cung ứng đầu vào gặpkhó khăn, các yếu tố chi phí lên cao làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có ba nhà cung ứng cơ bản bao gồm: nhà cung cấp tài chính, nhà cung cấp lao động và nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị.
Nhà cung cấp tài chính: bất kì doanh nghiệp nào trong khoảng thời gian nhất định đều phải vay vốn dù có lãi hay thua lỗ, các doanh nghiệp vay vốn trên thị trường tài chính bằng phương thức vay ngắn hạn hay dài hạn
Nhà cung cấp lao động: việc thu hút được lao động có tay nghề, trình độ tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả
Nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị: gây ảnh hưởng tới chất lượng, giá cảcác nguyên vật liệu, thiết bị cũng như các dịch vụ đi kèm
Khách hàng: Khách hàng là một sự đe dọa cạnh tranh khi buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn
1.3 Tiêu thức đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thực tế rất khó để có thể đưa ra những đánh giá chính xác năng lựccạnh tranh của một doanh nghiệp Tuy nhiên sau đây là một số tiêu thức đolường năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp một cách tương đối:
Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần là phần thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnhhay nói cách khác đó là thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp được tiêuthụ rộng rãi mà không gặp khó khăn nào
Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Tiêuchí này được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm của doanhnghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng doanh thu hay sản lượngtiêu thụ trên thị trường
Hiệu quả sản xuất kinh doanh: tiêu chí này được thể hiện thông quachỉ tiêu tỉ suất lợi nhuân Tỷ suất lợi nhuận: Là tiêu chuẩn cơ bản để xác lập
Trang 12vị trí và khả năng của doanh nghiệp trên thị trường Tỷ suất lợi nhuận theodoanh thu, theo nguồn vốn chủ sở hữu… Đối với doanh nghiệp thì lợi nhuậnkhông chỉ là mục tiêu của chủ đầu tư mà còn là tiền đề cho sự tồn tại và pháttriển Do vậy, đây là tiêu chí thể hiện mức độ đạt được mục tiêu hoạt động,phản ánh mặt chất lượng của năng lực cạnh tranh.
Uy tín danh tiếng của doanh nghiệp: uy tín và danh tiếng của doanhnghiệp cũng là yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế và góp phần nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 13CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NẶNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẤT ĐỘNG SẢN LANMAK
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Lanmak
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bấtđộng sản Lanmak
Tên giao dịch Tiếng Anh: Lanmak Property Investment ConstructionJoint Stock Company
Trụ sở chính: P101- B3- Làng quốc tế Thăng Long- Dịch Cầu Giấy- Hà Nội
vọng-Điện thoại: 0437930010/37932208
Fax: 0437545958
Email: contact@lanmak.vn
Website: www.lanmak.vn
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103017609 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu 05/2007
Tháng 07/2009 Chi nhánh khu vực phía Bắc- Tổng công ty xây dựng HàNội chính thức sát nhập vào Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sảnLanmak Tổng giá trị vốn góp từ chi nhánh phía Bắc là: 5.363.025.314 đồng
Trang 14vật chất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảmbảo công ăn việc làm cho lao động ổn định, cải thiện đời sống công nhânviên toàn công ty Tuân thủ các quy định của luật pháp, chính sách của nhànước, bảo vệ doanh nghiệp, môi trường giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quyđịnh của luật pháp trong phạm vi quản lý của Công ty Khảo sát, thâm nhập
và khai thác thị trường trong và ngoài nước Lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư
và phát triển kinh doanh
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3.1 cơ cấu bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cạnhtranh của công ty Cơ cấu tổ chức thống nhất, chặt chẽ không chỉ tạo thànhthế mạnh trong quá trình tồn tại của doanh nghiệp, mà còn nâng cao khả năngcạnh tranh của công ty Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vàngười đứng đầu là đại hội đồng cổ đông, các phòng ban chức năng, các đơn vịtrực thuộc công ty được sắp xếp, bố trí theo chức năng, sản phẩm Theo kiểu
cơ cấu này tổng giám đốc đóng vai trò chỉ đạo và triển khai thực hiện các kếhoạch do hội đồng quản trị đưa ra và được sự giúp đỡ của các phòng ban chứcnăng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc nghiên cứu, bàn bạc tìm
ra phương án tối ưu cho các vấn đề phức tạp Các phòng ban chức năng cótrách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống Cơ cấu tổ chức của công tyđược thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 15Sơ đồ 2.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THI CÔNGXÂY LẮP
PHÒNG
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP
CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG
CƠ GIỚI
TRUNG TÂM
TƯ VẤN THIẾT KẾ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
PHÒNG ĐẤU THẦU
& QUẢN LÝ CTXD
Trang 162.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng quản trị: là bộ phận có quyền hạn cao nhất, có quyền hạn cao
nhất, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đếnmục đích quyền lợi như chiến lược phát triển phương án đầu tư cũng như việcsắp xếp nhân sự của công ty
Trách nhiệm của ban tổng giám đốc:
Tổng giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, có trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu tráchnhiệm trước đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và pháp luật nhà nước vềcác quyết định trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Các phó tổng giám đốc: giúp việc cho tổng giám đôc điều hành quá
trình sản xuất kinh doanh Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết địnhtrong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đượctổng giám đốc phân công giao nhiệm vụ
Các phòng ban chức năng:
Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời có chứcnăng trợ giúp tham mưu cho ban lãnh đạo công ty
Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho tổng giám đốc các công tác
sau: giải quyết công việc hành chính văn phòng; lên kế hoach và tổ chức thựchiện các phương án sắp xếp, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sủ dụnglao động hợp lý; tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách của nhànước đối với người lao động; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sáchpháp luật, các chế độ đối với người lao động
Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác
quản lý nguồn vốn cụ thể như sau
Trang 17Trực tiếp xây dựng kế hoạch tài chính kế toán tháng, quý, năm; Lậpbáo cáo kế toán, quyết toán quý, năm; báo cáo thống kê tháng, quý, năm bảođảm tính trung thực và chính xác của các số liệu báo cáo
Chủ động lo nguồn vốn, đề xuất phương án huy động nguồn vốn đểđảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Quản lý sử dụng các nguồn vốn theođúng quy định của pháp luật; Kiểm tra việc sử dụng vốn bảo đảm không làmthất thoát vốn, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả
Xử lý và bảo quản các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.Phân tích tình hình tài chính của công ty để đề xuất những giải pháp kịpthời cho việc ra quyết định của lãnh đạo
Phòng đấu thầu và quản lý công trình xây dựng: là đầu mối tiếp nhận
thông tin, tìm kiếm, đấu thầu và triển khai thực hiện các công trình xây lắpcủa công ty
Đôn đốc kiểm tra và kết hợp các đơn vị làm thanh quyết toán các côngtrình và thu hồi vốn tồn đọng
Tiến hành thanh lý hợp đồng giữa công ty với chủ đầu tư sau khi côngtrình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và có đầy đủ hồ sơ được cấp cóthẩm quyền phê duyệt
Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị thi công của công ty,đề xuất các phương
án mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh
Phòng dự án đầu tư: là đầu mối tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, tiếp thị
các dự án bất động sản Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư
Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện các dự ánđầu tư
Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh khác theo ngành nghề đãđăng ký
Trang 18Các ban quản lý dự án: Tổ chức triển khai và quản lý các dự án đầu tư
của công ty theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo các dự án được triểnkhai nhanh nhất, an toàn nhất, chất lượng nhất và hiệu quả nhất
Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các chế độ Nhà nước đã được quy địnhđối với người lao động
Các đơn vị ngoài xây lắp:
Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, Tổng giám đốccông ty sẽ ban hành những quy định quản lý tài chính cụ thể đảm bảo các đơn
vị hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và mang lại hiệu quả caonhất cho công ty, cho các cổ đông và người lao động
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2007-2009
Trong những năm qua với sự đúng hướng và sự chỉ đạo sát sao của banlãnh đạo công ty, cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên, doanhthu của công ty tăng nhanh, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể Kếtquả kinh doanh của công ty từ năm 2007-2009 được thể hiện qua bảng sau:
Trang 19Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007-2009
Đơn vị: đồng
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Trang 20Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty có sự thay đổi về doanh thu và lợinhuận qua các năm.Theo bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty có sựbiến đổi bất thường không ổn định qua các năm, doanh thu của công ty năm
2008 so với năm 2007 tăng khoảng 66.994 triệu đồng tương ứng tăng hơn 4lần Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 thì tăng khoảng 3.256 triệu đồngtương ứng tăng 4,7% Sự biến đổi này là do năm 2008 công ty mở rộng quy
mô hoạt động, năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nênnhu cầu về xây dựng giảm Giá vốn hàng bán qua các năm cũng có sự biếnđổi không ổn định ta thấy, giá vốn hàng bán năm 2008 tăng gấp hơn 4 lần sovới năm 2007, giá vốn hàng bán năm 2009 so với năm 2008 1,5% sự biến đổibất thường là do năm 2008 doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, giá cácloại thiết bị vật tư tăng, công ty mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lýkhi mở rộng nên dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng gấp hơn 2 lần so với năm
2007, tuy nhiên đến năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10,2% sovới năm 2008 Sự tăng lên không ổn định qua các năm là do năm 2008 doanhnghiệp tiến hành mở rộng quy mô sản xuất Sự tăng lên của chi phí quản lýdoanh nghiệp chứng tỏ công ty chưa hiệu quả, công ty chưa có biện pháp hữuhiệu làm giảm các khoản chi phí này
Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều tăng nhanh, khôngnhững thế tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế còn cao hơn nhiều với tốc độtăng doanh thu Lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng khoảng
334 triệu đồng tương ứng gấp khoảng 7,79 lần Lợi nhuận sau thuế năm 2009
so với năm 2008 tăng khoảng 1566 triệu đồng tương ứng tăng gấp hơn 4,15lần Đồng thời với sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanhnghiệp cũng tăng lên Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp năm 2008 gấp khoảng
8 lần so với năm 2007, năm 2009 gấp khoảng 4 lần so với năm 2008
Trang 21Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng qua các năm qua chủ yếu là do công
ty nhận được các dự án lớn giá trị cao như: Gói thầu cung cấp và lắp đặt cáchạng mục thiết bị - Trung tâm điều hành khai thác và phát triển các dịch vụtin học viễn thông giá trị hợp đồng 64.833 tỷ đồng, dự án Nghi Sơn dâychuyền 2 giá trị hợp đồng 114 tỷ đồng, thi công xây lắp tòa nhà Viettel LạngSơn giá trị hợp đồng xấp xỉ 34 tỷ đồng… Chính các hợp đồng cho các dự ánlớn đó đã giúp công ty có sự tăng nhanh về doanh thu, khiến lợi nhuận cũngtăng nhanh Không những thế trong những năm qua doanh thu hoạt động tàichính của công ty cũng tăng: năm 2008 tăng 400% so với năm 2007, năm
2009 tăng 156% so với năm 2008 Lợi nhuận thuần của công ty có sự thay đổiđáng kể như vậy một phần cũng là do có sự gia tăng của doanh thu hoạt độngtài chính
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
2.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
2.2.1.1 Các nhân tố bên trong
2.2.1.1.1 Năng lực tổ chức, quản lý của công ty
Tuy là doanh nghiệp mới thành lập, đội ngũ lãnh đạo của công ty cổphần đầu tư và xây dựng Lanmak không những có trình độ chuyên môn cao100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty đều đạt trình độ chuyên môn là kĩ
sư hoặc cử nhân theo đúng chuyên môn hoạt động của mình và có khả nănggiao tiếp bằng tiếng Anh Không chỉ đáp ứng được yêu cầu chuyên mônnghiệp vụ mà đội ngũ lãnh đạo còn có trình độ quản lý cao, có cán bộ đạttrình độ MBA và những kinh nghiệm trong quản lý, nhạy cảm với những thayđổi của môi trường kinh doanh Đội ngũ lãnh đạo của công ty luôn tạo điềukiện phát triển tốt nhất cho mỗi cá nhân trong toàn công ty, luôn duy trì môitrường bình đẳng, không phân biệt đối xử với mọi người tạo điều kiện phát
Trang 22huy sở trường của từng người Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty còn có mốiquan hệ tốt với đối tượng hữu quan bên ngoài như:các cơ quan nhà nước, nhàđầu tư, cộng động địa phương, nhà cung ứng, các ngân hàng…
Là công ty cổ phần, đại hội đồng cổ đông thường họp thường niên mỗinăm một lần nhằm thông qua các chính sách quan trọng nhất của công ty:thông qua các báo cáo hàng năm, thông qua mức cổ tức thanh toán hàng năm,quyết định chia, tách, sát nhập hay chuyển đổi công ty… Dưới đại hội đồng
cổ đông là hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trong việc đề ra các kế hoạchsản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm cùng với đó đứng ra tổ chức chỉđạo và triển khai các kế hoạch Bộ máy công ty các phòng ban được bố trítheo chức năng, sản phẩm Cơ cấu đó có ý nghĩa quan trọng đảm bảo hiệu quảquản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, đồng thời vừa phát huy năng lựcchuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo được quyền chỉ huytrong toàn hệ thống Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời là
cổ đông của công ty gắn quyền lợi và trách nhiệm của toàn thể nhân viên nên
đã đoàn kết, năng động sáng tạo, hăng hái thi đua trên mọi lĩnh vực vì lợi íchcủa công ty và cũng là lợi ích của bản thân họ Do đó hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty hiệu quả hơn nhờ vậy mà năng lực cạnh tranh được nânglên
Lãnh đạo công ty có chiến lược phát triển phấn đấu trở thành doanhnghiệp lớn trong ngành xây dựng, phát triển mạnh và bền vững Để biến mụctiêu đó thành hiện thực ban lãnh đạo công ty đã vạch ra đường lối, chiến lược,
kế hoạch hoạt động cho từng thời kỳ cùng vói đó tổ chức, lãnh đạo, giám sát
và kiểm tra các hoạt động của các phòng, ban, đơn vị, đội, tổ để hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả qua đó nâng cao năng lực cạnh tranhcủa công ty
Trang 23Mặc dù có nhiều cố gắng trong giai đoạn mới thành lập nhưng công tycũng gặp không ít những khó khăn đó là do mới đi vào hoạt động trong nhữngnăm gần đây cùng với đó là sự mở rộng quy mô hoạt động nên một số cácquyết định đưa ra của hội đồng quản trị còn dè dặt, e ngại thiếu quyết đoán.Phần nhỏ các chỉ huy trưởng, đội trưởng còn thiếu kinh nghiệm trong quản lýnên dẫn đến tình trạng thất thoát gây nên tình trạng lãng phí làm tăng chi phícủa doanh nghiệp
Trong những năm tiếp theo, công ty tiếp tục đầu tư nâng cao năng lựccủa mình duy trì và khẳng định bằng những công trình đạt an toàn, chấtlượng, hiệu quả và đúng tiến độ
2.2.1.1.2 Máy móc, thiết bị, công nghệ
Máy móc, thiết bị, công nghệ là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nênnăng lực cạnh tranh của công ty Trong ngành xây dựng, để đáp ứng yêu cầucủa chủ đầu tư, của khách hàng đảm bảo công trình đạt được an toàn, chấtlượng ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về nhân công, nguyên vật liệu thì việc
sử dụng máy móc thiết bị như thế nào cũng có vai trò quan trọng Do yêu cầuđặc thù của ngành xây dựng là sản phẩm mang tính đơn chiếc, mặc dù công ty
đã trang bị nhiều máy móc thiết bị phục vụ thi công các loại công trình nhưngkhi nhiều dự án cùng tiến hành hoạt động đồng thời có thể xảy ra tình trạngthiếu máy móc phục vụ cho thi công thì công ty sẽ có biện pháp thuê các đơn
vị khác
Công ty đã xây dựng hệ thống mạng thông tin nội bộ và đã nối mạngquốc gia và quốc tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Chính mạng thông tin hiện đại đã góp phần quan trọng trong việc giảm chiphí và thời gian giao dịch, chi phí của công ty, tăng năng suất lao động Nhờvậy giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Trang 24Phần lớn các máy móc thiết bị thi công của công ty đều có công suấtthiết kế lớn và chủ yếu được mua từ nước ngoài Một số nước chủ yếu màcông ty nhập khẩu máy móc là: Nhật, Trung Quốc… Về chất lượng, hầuhết các máy móc thiết bị của công ty đều ở tình trạng hoạt động tốt, thờigian khấu hao vẫn còn dài, giá trị còn lại của thiết bị đều khá lớn đáp ứngcông nghệ thi công ngày một tiến bộ, đảm bảo đúng tiến độ thi công, đạttiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng, an toàn theo yêu cầu Để nâng cao vị thếcủa mình công ty còn mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng những công nghệtiên tiến trong xây dựng, công ty đã đầu tư thiết bị thi công khoan cọc nhồiđồng bộ, hiện đại…
Để hoạt động thi công, xây lắp của công ty được tiến hành đảm bảohiệu quả, an toàn, chất lượng công ty đã đầu tư nhiều vốn mua sắm máymóc thiết bị như thiết bị xe máy, thiết bị dụng cụ thi công Không nhữngthế hằng năm, công ty tiến hành bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo chomáy hoạt động với hiệu quả cao nhất Tuy nhiên cũng giống như tình trạngcủa đa số các doanh nghiệp Việt Nam, việc đầu tư đổi mới công nghệ vẫncòn thấp so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và so với mức độ đầu tưcủa các doanh nghiệp trên thế giới Năng lực thiết bị, máy móc, công nghệ
đã góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh và uy tín của công ty Nhờ khoahọc công nghệ mà công ty đã nhập khẩu nhiều thiết bị hiện đại đảm bảochất lượng thi công nhà ở, đô thị, khu công nghiệp, cầu cống, đường sá…Việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong việc thi công, quản
lý vật tư, thiết bị, thực hiện các giao dịch được diễn ra thuận lợi và giảmchi phí, thời gian giao dịch, tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh tình trạng thấtthoát nguyên vật liệu Cụ thể tình hình máy móc, thiết bị của công ty đếnthời điểm hiện nay được thể hiện qua bảng sau:
Trang 25Bảng 2.3: Thống kê năng lực máy móc, thiết bị
xuất
Số lượng Đặc tính kĩ thuật
I Thiết bị thi công hạ tầng
1 Máy khoan cọc nhồi KH
7 Cần trục bánh xúc
II Phương tiện vận tải
III Máy xây dựng
Trang 261 Máy phát điện Đức 01 75 – 175KVA
V Máy đo đạc
3 Máy toàn đạc điện tử
Nguồn: Phòng đấu thầu và quản lý công trình
Trang 27Với năng lực hiện có về máy móc thiết bị công ty có khả năng tự chủ cả
trong việc đáp ứng nhu cầu xây dựng, đảm bảo công việc diễn ra liên tục, đápứng yêu cầu cơ bản về máy móc thi công trong phần lớn các công trình
Tuy nhiên, với năng lực hiện có công ty chỉ có thể giành được ưu thếtrong việc tham gia tranh thầu ở những công trình có giá trị vừa và nhỏ ở thịtrường trong nước Khả năng của công ty còn hạn chế nên chưa đủ tầm ởnhững công trình lớn hoặc tầm quốc tế
2.2.1.1.3 Năng lực tài chính của công ty
Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, để xây dựng nên chúng cần một lượngvốn dồi dào, lớn mà thời gian thu hồi lại lâu, trong khi đơn vị thực hiện thicông không được trả trước toàn bộ số tiền đã sản xuất ra sản phẩm đó mà vốnchỉ được cấp một phần theo tiến độ, một phần kinh phí còn lại do nhà thầu tựứng Vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của các công ty xây dựng thường phảitương đối lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu vốn cho thi công trong suốt thờigian trước khi công trình được quyết toán Do vậy, năng lực tài chính gópphần nâng cao năng lực cạnh cạnh của công ty Ta có thể theo dõi vốn củacông ty theo nội dung và nguồn vốn qua một số năm như sau:
Bảng 2.4: Tình hình đảm bảo vốn kinh doanh của Lanmak (2007-2009)
Trang 28Theo bảng trên thì tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2007-2009 đãtăng lên năm 2007 tổng nguồn vốn của công ty là 25.802.088.555 đồng năm
2008 quy mô vốn của doanh nghiệp đã tăng lên gấp hơn 2 lần năm 2007(57.654.853.375 đồng), đến năm 2009 thì quy mô vốn của doanh nghiệp tăng lên284.438.502.562 Sự tăng lên nhanh chóng về quy mô vốn là do doanh nghiệp làđơn vị mới thành lập do đó cần huy động nguồn vốn bổ sung cho các hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, trang bị thiết bị máy móc; tháng 07/2009 Chinhánh phía Bắc – Tổng công ty xây dựng Hà Nội sát nhập với công ty
Bảng 2.5: phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn T
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Mức độ độc lập tự chủ về tài chính của công ty đã tăng lên, nhưng vẫnphụ thuộc nhiều vào bên ngoài Qua 3 năm ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ
sở hữu năm 2007 chiếm khoảng 10% đến năm 2009 tăng lên và chiếm khoảng16,2% Sở dĩ, tỷ số này tăng lên là do công ty đã tiến hành huy động nguồnvốn bằng việc phát hành cổ phiếu, huy động những đồng tiền nhàn dỗi côngnhân viên trong công ty mua cổ phần
Trang 29Khả năng cân đối vốn thể hiện thông qua tỉ số nợ trên tổng tài sản Qua
3 năm qua tỷ số này đã giảm xuống năm 2007 chiếm khoảng 90% đến năm
2009 đã giảm xuống còn hơn 80% nhưng vẫn ở mức cao so với mức an toàn
mà chuyên gia kinh tế nhận định là 40% Tỷ số nợ của công ty giảm qua cácnăm cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp qua các năm đã tăng lênsong vẫn ở mức cao tạo cho công ty gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóngnhưng nó có phần hạn chế là chưa đảm bảo khả năng thanh toán công ty dễrơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi gặp rủi ro Có thể nói mức độđộc lập về mặt tài chính của công ty ngày càng tăng Điều này chứng tỏ công
Trang 30những công trình mà công ty đang thực hiện là những công trình đòi hỏi mứcđầu tư lớn thời gian thi công dài thường là vài năm nên việc thu hồi được tiềnvốn của công ty sẽ gặp khó khăn.
Năng lực tài chính của bất kì doanh nghiệp nào được gắn với vốn – yếu
tố cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp Việc huy động vốn kịp thờinhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như:mua sắmvật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm máy móc thiết bị côngnghệ, hiện đại hóa tổ chức quản lý… Như vậy để nâng cao năng lực tài chính,công ty cần củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vaydưới nhiều hình thức như vay ngắn hạn, vay dài hạn, huy động phát hành cổphiếu, chiếm dụng doanh nghiệp khác… Đồng thời, một điều quan trọng làcông ty phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh cóhiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và với những ngườicho vay vốn
Nhìn một cách tổng thể thì trong những năm gần đây tình hình tài chínhcủa công ty có sự biến động qua mỗi năm nhưng vẫn đảm bảo được khả năngtài chính Một số chỉ tiêu có chiều hướng tốt trong những năm gần đây, khôngtồn đọng nợ xấu Vì thế, tuy việc sản xuất kinh doanh có phụ thuộc nhiều vàovốn vay nhưng với uy tín và năng lực sản xuất của mình công ty luôn tintưởng và đảm bảo được độ ổn định về vốn từ nguồn tín dụng như: chiếm dụngcủa khách hàng, nhà cung cấp, hợp đồng vốn vay tín dụng của ngân hàng
2.2.1.1.4 Năng lực marketing của công ty
Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đối với doanh nghiệpcông tác quảng bá hình ảnh, danh tiếng của mình có ý nghĩa hết sức quantrọng nhằm tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng vào năng lực nhân lực, tàichính, máy móc thiết bị, kinh nghiệm của công ty… Để giữ vững và pháttriển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của công ty hàng năm các phòng
Trang 31ban lập danh sách khách hàng gửi về phòng tổ chức hành chính đề nghị gửithư chúc tết hoặc tặng lịch hoặc gửi thiếp chúc mừng thăm hỏi dịp lễ tết Các
bộ phận trưởng phòng hoặc cán bộ nhân viên được lãnh đạo công ty giaonhiệm vụ trực tiếp nhằm xây dựng mối quan hệ giữa công ty với khách hàngcàng tốt đẹp Công ty đã xây dựng trang website của công ty để khách hàng,đối tác có thể tiếp cận, nắm bắt nhanh thông tin, dễ dàng truy nhập
Hiện nay, công ty Lanmak chưa đầu tư nhiều vào công tác marketing,
cụ thể là nhân lực trong lĩnh vực này chỉ có vài người và cũng không cóchuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực marketing Việc công ty có nhận đượchợp đồng kinh tế lớn, được các đối tác tín nhiệm là do công ty có mối quan hệtốt với các đối tác Trình độ nắm bắt thị trường của công ty còn hạn chế, chiphí cho hoạt động marketing chưa nhiều, điều đó khiến cho việc nắm bắt nhucầu thị trường đặc biệt nhu cầu thị trường trong dài hạn còn yếu kém Hoạtđộng marketing của công ty chưa được chú trọng, cụ thể là công tác quảng báhình ảnh của công ty được thực hiện đồng thời với bộ phận làm công tác đầuthầu Sàn giao dịch bất động sản đã thành lập nhưng vẫn chưa chính thức đivào hoạt động Là thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, công tyLanmak thừa hưởng những thành tựu về hình ảnh thương hiệu của Tông công
ty xây dựng Hà Nội bằng chứng là tháng 7 năm 2009 chi nhánh Hà Nội củaTổng công ty đã sát nhập vào công ty Lanmak trong đó có 500 triệu giá trịthương hiệu Chính những điều đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa công ty Lanmak
2.2.1.1.5 Năng lực lao động của công ty
Đối với bất kì loại hình kinh doanh nào thì lực lượng lao động luôn làyếu tố sản xuất quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Vớingành nghề kinh doanh đa dạng nên lực lượng lao động của công ty rất đangành nghề Lực lượng lao động của công ty bao gồm hai nhóm: Lực lượng
Trang 32lao động thường xuyên trong danh sách và lực lượng thuê ngoài theo mùa vụ.Hiện nay công ty duy trì mức lao động vào khoảng 262 lao động, với trình độkhác nhau.
Bảng 2.6: Lao động của công ty năm 2007-2009
bậc BQ
1 Công nhân điện,
4 Công nhân đo đạc
5 Công nhân lái xe
Trang 33Bảng 2.8: Cơ cấu trình độ lao động của công ty Lanmak năm 2009
mô lao động của doanh nghiệp thuộc vào doanh nghiệp có quy mô vừa
Về chất lượng, theo báo cáo tổng hợp nhân sự tháng 12/2009 thì tổng
số lao động của công ty đang làm ở văn phòng và các đội của toàn công ty thì
có 38 người có trình đại học, số lao động trình độ cao đẳng 7 người, số laođộng trình độ trung cấp, số lao động trình độ công nhân kĩ thuât, nghề 212người Như vậy, tỉ lệ lao động đạt trình độ kỹ sư, cử nhân là 14,5%; trình độcao đẳng là 3%; trình độ trung cấp là 2%; và 80,5 % là công nhân kĩ thuật và
Trang 34nghề Các con số tương ứng về trình độ lao động của ngành xây dựng trongnăm 2008 của tổng cục thống kê là 10,73% đạt trình độ kĩ sư, cử nhân; 11,5%đạt trình độ cao đẳng; 7,1% đã qua đào tạo tại các trường trung học chuyênnghiệp và 33,5% lao động ở trình độ công nhân kĩ thuật Nhìn khái quát cóthể thấy tất cả công nhân làm việc trực tiếp đều được đào tạo nghề Tuy nhiêntrình độ bậc thợ bình quân đạt mức trung bình 3,86(mức bậc thợ công nhâncao nhất hiện nay là 7) Số lượng công nhân có bậc thợ 6, bậc 7 chiếm tỷ lệthấp chiếm khoảng 6% trong tổng số công nhân kỹ thuật lành nghề Trong khi
đó chỉ tập trung ở mức 3, 4, 5 là chủ yếu vẫn có thợ bậc 1, có tới 19 côngnhân bậc 2
Như vậy, so với mặt bằng của toàn ngành thì lao động đã qua đào tạocủa công ty có chỉ tiêu đạt mức trên trung bình của toàn ngành, có chỉ tiêu đạtthấp hơn trung bình của toàn ngành Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
và chất lượng sản phẩm do đó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm tới công ty cần phảinâng cao năng lưc lao động của công ty, mà cụ thể là nâng cao chất lượng laođộng Với phương châm hoạt động con người là tài sản vô giá, nên ngay từkhi mới thành lập công ty đã chú trọng việc chăm lo đời sống tinh thần củangười lao động Do đó, tuy mới được thành lập những năm gần đây nhưngLanmak đã thu hút những lao động có tay nghề và tạo ra không khí lao độnghăng say hiệu quả góp phần tăng năng suất lao động từ đó nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty Một số phương pháp công ty đã sử dụng để nâng caotrình độ lao động:
Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc:
Trang 35Việc đào tạo được bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của ngườidạy cho người học về mục đích của công việc, của hoạt động đồng thời chỉdẫn tỉ mỉ về cách quan sát, trao đổi, làm thử cho tới khi thành thạo.
Công ty sử dụng để dạy các kỹ năng cho người lao động thời vụ và laođộng phổ thông
Đào tạo theo kiểu học nghề:
Chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết ở trên lớp, tiếptheo các học viên được đưa đến làm việc với sự hướng dẫn của công nhânlành nghề
Công ty sử dụng phương pháp này để đào tạo tất cả các kỹ năng cầnthiết để thực hiện một công việc cho các công nhân kỹ thuật
Công ty sử dụng để những người có trình độ giỏi, có kinh nghiệm kèmcặp, chỉ bảo cho các nhân viên giám sát để thực hiện công việc trước mắt vàtương lai
Các bài giảng, các hội nghị và hội thảo:
Trong các buổi giảng và hội nghị, hội thảo sẽ có những bài thuyết minhtheo những chuyên đề và hình thành các nhóm làm việc với nhau
2.2.1.2 Các nhân tố bên ngoài
2.2.1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Nhân tố kinh tế: Trong hai năm 2008 và 2009 nền kinh tế thế giới conhiều biến động Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới Việt Nam cũngkhông tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái Năm 2009,mặc dù nền kinh tế trong nước cũng đạt mức tăng trưởng nhất định, tuy nhiên
có nhiều biến động Với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thicông xây lắp, lý do tài chính đã khiến số lượng công trình khởi công ít, bêncạnh đó với các công trình công ty đang thi công, biến động về giá cả thị
Trang 36trường của một số mặt hàng nguyên vật liệu chính đã ảnh hưởng đến hoạtđộng xây lắp của công ty Do công ty mới thành lập và ngay từ giai đoạn mớithành lập tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động mà hoạtđộng dự án và giao dịch bất động sản chu kì kinh doanh kéo dài( từ 3 năm đến
5 năm), nên kết quả hoạt động của những năm qua hầu như chưa được ghinhận Gói kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất đã tạo ra hơn 400.000 tỷ đồng vốn giá
rẻ cho người đi vay Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để vay tiền bất chấpnhu cầu thực tế khiến tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên mức 37.4%, vượt xamục tiêu 25% của ngân hàng Nhà Nước Năm 2010, áp lực trả nợ đè nặng lênnhiều doanh nghiệp bởi việc chi tiêu "quá đà" trong năm trước Ngoài ra,ngân hàng Nhà Nước đặt mục tiêu kiểm soát tín dụng ở mức 25% để phòngngừa nguy cơ lạm phát khiến cho nguồn vốn ngân hàng càng trở nên khanhiếm Do vậy lãi suất cho vay của các ngân hàng chạm đỉnh, lãi suất cao đãảnh hưởng chi phí cho doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
Nhân tố thuộc pháp luật và chính trị:
Thị trường có tác dụng như một “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế.Song nếu chỉ cần phó mặc cho thị trường thì rất dễ đi đến khủng hoảng thừahoặc thiếu Vì vậy cần một “bàn tay hữu hình” can thiệp đúng hướng dẫn nềnkinh tế đi đúng mục tiêu chiến lược đã chọn, đó chính là sự điều tiết của Nhànước Sự ổn định về chính trị và hệ thống pháp luật hoàn thiên có ảnh hưởnglớn đến hoạt động của công ty
Hệ thống chính sách của nước ta đã và đang được sửa đổi, bổ sung, dầnhoàn thiện với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điềukiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Các quy định của quản lý vĩ mô của chính phủ như:
- Quy định về chống độc quyền, thuế…