1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx

64 3,9K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO
Tác giả Phan Võ Thanh Vi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thúc Bội Huyên
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 555,69 KB

Nội dung

báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra sôi động, cũngnhư yêu cầu cấp thiết từ việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giớiWTO đã khẳng định cạnh tranh là yếu tố quyết định sự sống còn Nền kinh tếnước ta đang từng bước thay đổi để hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàncầu Với chương trình cải cách đổi mới, trong điều kiện kinh tế thị trường hiệnnay, Nhà nước tạo điều kiện bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động Bêncạnh đó đòi hỏi các tổ chức, các doanh nghiệp phải đổi mới cho phù hợp Sự pháttriển của Khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến cùng với sự cạnh tranh gay gắtcủa các doanh nghiệp và nhu cầu xã hội hóa ngày càng đa dạng, buộc các nhàquản trị phải biết thích ứng với điều kiện thực tế, đồng thời phải củng cố, hoànthiện tổ chức hơn nếu muốn tồn tại và phát triển Hơn thế, chiến lược nâng caonăng lực cạnh tranh trong các tổ chức là việc được quan tâm hàng đầu hiện nay Quản trị chiến lược là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì mọi tổ chức đềucần đến chiến lược để có thể phát triển bền vững Chính vì nhận thấy được tầmquan trọng và sự cần thiết của công tác quản trị chiến lược trong bất cứ một tổchức, một doanh nghiệp, nên em đã chọn đề tài là: “Một số giải pháp nâng caonăng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO”, đểlàm báo cáo tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Một số giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO” Thông quaviệc phân tích môi trường vi mô, vĩ mô, quá trình hoạt động của công ty Từ đó,đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp để giúp công ty phát triểnbền

3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 2

Đề tài nghiên cứu công tác quản trị chiến lược của Công ty cổ phần Đầu

tư Xây dựng Long An IDICO Dựa vào những số liệu thu thập được tại Công ty

cổ phần Đầu tư Xây dựng Long An IDICO trong 3 năm 2008, 2009, năm 2010,

đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình kinh doanh, môi trường vĩ mô,môi trường vi mô

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu mô tả, tổng hợp

+ Phương pháp nghiên cứu

5.2 Phần nội dung có bốn chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận khoa học về quản trị chiến lược

+ Chương 2: Qúa trình hình thành và phát triển Công ty

+ Chương 3: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty

+ Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công

ty

5.3 Phần kết luận

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC

VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

1.1 Những vấn đề về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh được hiểu bằng nhiều cách khác nhau Từ “cạnh tranh” đượcgiải thích là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người,

những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.Trong tác phẩm “Quốc

phú luận” của Adam Smith, tác giả cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp kinh tếmột cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội Vì sự cạnh tranh trong quá trình của cảiquốc dân tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và giá cả, do đó, cạnh

tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trường Theo Smith, “Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”, “Cạnh tranh và thi đua thường tạo

ra sự cố gắng lớn nhất Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ

sự cố gắng lớn nào”.

Trong tác phẩm “Về nguồn gốc của các loài”, Charles Robert Darwin đã

đề ra tư tưởng “vật cánh thiên trạch, thích giả sinh tồn”, đó là sự mô tả hay nhất

về sự cạnh tranh trong giới sinh vật Quả vậy, không có cạnh tranh thì không có

sự tiến bộ của sinh vật, toàn bộ giới sinh vật, trong đó gồm cả loài người sẽ vìthiếu sức sống mà suy vong

Trong lý luận cạnh tranh của mình, trọng điểm nghiên cứu của Các Mác làcạnh tranh giữa những người sản xuất và liên quan tới sự cạnh tranh này là cạnhtranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng Những cuộc cạnh tranh này diễn radưới ba góc độ: cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữacác nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượngthông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để

Trang 4

thực hiện được giá trị hàng hoá; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc giatăng tính lưu động của tư bản nhằm chia nhau giá trị thặng dư

Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh sự quyết định giá trị, sựthực hiện giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư, chúng tạo nên nội dung cơ bảntrong lý luận cạnh tranh của Các Mác

Ngược với tư tưởng xem cạnh tranh là một quá trình tĩnh của các nhà kinh

tế học thuộc trường phái cổ điển của thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học của trường

phái Áo cho rằng: “Một chỉ tiêu quan trọng về sự ra đời của lý luận cạnh tranh hiện đại là vứt bỏ việc lấy cạnh tranh hoàn hảo làm giáo điều của lý luận cạnh tranh hiện thực và lý tưởng, cạnh tranh được xem xét ở góc độ là một quá trình động, phát triển chứ không phải là quá trình tĩnh” Như vậy, cạnh tranh là một

công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển kinh tế của mỗidoanh nghiệp và mỗi quốc gia

Do sự phát triển của thương mại và chủ nghĩa tư bản công nghiệp cùngvới ảnh hưởng của tư tưởng kinh tế, cạnh tranh ngày càng được xem như là cuộcđấu tranh giữa các đối thủ Trong thực tế đời sống kinh tế, cạnh tranh ngày càngđược xem là một cuộc đấu tranh giữa các đối thủ với mục đích đánh bại đối thủ.Đặc biệt, trước xu thế hội nhập như hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốcliệt và phức tạp hơn, trở thành một vấn đề sống còn của doanh nghiệp, doanhnghiệp nào không thể cạnh tranh được với đối thủ sẽ nhanh chóng bị đào thải rathương trường

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Theo Fafchamps, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanhnghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giácủa nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ranhững sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khácnhưng có chi phí thấp hơn thì được coi là có năng lực cạnh tranh

Theo PGS, TS Nguyễn Thị Quy “Năng lực cạnh tranh của một doanh

Trang 5

nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sẹ hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.”

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thểhiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm vàdịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh

1.1.3 Các cấp độ năng lực cạnh tranh

1.1.3.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia

Là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hútđược đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân

1.1.3.2 Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanhnghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước Một doanh nghiệp cóthể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch vụ, vì vậy, người ta còn phân biệtnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịchvụ

sự bao được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt

Trang 6

thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận,thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Là tế bào của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở chonăng lực cạnh tranh quốc gia

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

1.1.4.1 Môi trường vĩ mô

a Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các đơn vị kinh doanh: lãi suấtngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chínhtiền tệ, tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp, chính sách thuế

b Yếu tố chính phủ và chính trị

Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định như: luật lệ của người tiêu thụcho vay, luật lệ chống tơ rớt, đạo luật bảo vệ môi trường, luật lệ về thuế khóa,kích thích đặc biệt, luật lệ mậu dịch quốc tế, luật lệ về thuê mướn và cổ đông, ổnđịnh của chính phủ

c Những yếu tố xã hội

Tất cả những doanh nghiệp phải phân tích một dải rộng những yếu tố xãhội để ấn định những nguy cơ đe dọa tiềm tàng Những yếu tố xã hội đó là:những thái độ đối với chất lượng cuộc sống, những lối sống, phụ nữ trong lựclượng lao động, nghề nghiệp, tính linh hoạt của người tiêu thụ

d Những yếu tố tự nhiên

Tất cả những doanh nghiệp kinh doanh từ lâu đã nhận ra những tác độngcủa hoàn cảnh tự nhiên vào quyết định kinh doanh của họ Các yếu tố tự nhiênbao gồm: các loại tài nguyên, ô nhiễm, thiếu năng lượng, sự tiêu phí những tàinguyên thiên nhiên

e Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Trang 7

Các đối thủ tiềm ẩn

Nhà

cung

Sản phẩm thay thế

Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới

Khả năng thương lượng của nhà cung cấp

Nguy cơ do các sản phẩm, dịch vụ

thay thế

Khả năng thương lượng của khách hàng

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô

Các doanh nghiệp phải cảnh giác đối với các yếu tố công nghệ như: nhữngsản phẩm mới, sự chuyển giao kỷ thuật mới, sự tự động hóa, người máy, bằngsáng chế, chỉ tiêu của nhà nước về nghiên cứu và phát triển

1.1.4.2 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô gồm 5 yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, khách hàng,nhà cung cấp, đối thủ mới tiềm ẩn, sản phẩm thay thế

Trang 8

động đến mức độ ganh đua giữa các đối thủ trong ngành bao gồm cấu trúc cạnhtranh ngành, các điều kiện nhu cầu và rào cản rời ngành.

b Khách hàng

Những khách hàng được xem như là một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thếyêu cầu giá thấp hoặc yêu cầu cung cấp những dịch vụ tốt hơn Ngược lại khikhách hàng ở vị thế yếu hơn trong đàm phán thì doanh nghiệp có cơ hội thu đượclợi nhuận cao hơn Khách hàng sẽ có quyền lực nhất khi:

- Ngành cung cấp được tạo bởi nhiều công ty nhỏ và khách hàng là một số

ít và lớn

- Khách hàng mua sắm với khối lượng lớn

- Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng vì phần lớn doanh số phụthuộc vào các đơn hàng của khách hàng

- Chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp là thấp

- Đặc tính kinh tế của khách hàng là mua sắm từ vài công ty cùng lúc

c Nhà cung cấp

Những nhà cung cấp được xem là một đe dọa khi họ yêu cầu tăng giá hoặcgiảm chất lượng đầu vào, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty và ngượclại nếu nếu nhà cung cấp yếu thì công ty có thể mua được với mức giá thấp hơnhoặc yêu cầu chất lượng cao hơn Các nhà cung cấp có quyền lực nhất khi:

- Sản phẩm của nhà cung cấp ít có khả năng thay thế và quan trọng đối vớicông ty

- Công ty không phải là một khách hàng quan trọng của nhà cung cấp

- Chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp tương đối cao

d Đối thủ tiềm ẩn mới

Trang 9

Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là mối nguy lớn đedọa đến thị phần của các doanh nghiệp bằng cách đem vào ngành những năng lựcsản xuất mới Do vậy nhận diện được các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là hết sứcquan trọng để thiết lập những rào cản ngăn chặn trước khi nó có thể xâm nhập.Những rào cản có thể bao gồm: xây dựng lòng trung thành nhãn hiệu, khai tháclợi thế về chi phí thấp, tận dụng tính kinh tế về quy mô, những quy định củachính phủ Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của doanh nghiệp như: các cá nhân,

tổ chức có ý định thành lập doanh nghiệp của mình

e Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn những nhu cầutương tự của khách hàng Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạnchế khả năng đặt giá cao và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lợi của doanhnghiệp Vì vậy, chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thiết kế để giành lợi thếcạnh tranh từ thực tế này

1.2 Các khái niệm về chiến lược cạnh tranh

1.2.1 Chiến lược, quản trị chiến lược

Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hànhđộng tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp.Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như kế hoạchchủ yếu để đạt được những mục tiêu đó, nó có thể cho thấy rõ công ty đang hoặc

sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và công ty sẽ hoặc sẽ thuộc vào lĩnhvực kinh doanh gì

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược, tuynhiên có thể tập hợp các khái niệm thành khái niệm : quản trị chiến lược là quátrình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mụctiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạtđược các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thếlực doanh nghiệp

Trang 10

1.2.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành độnggiúp ngân hàng giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõicủa nó vào thị trường sản phẩm cụ thế Ba yếu tố cơ bản tạo nên chiến lược cấpđơn vị kinh doanh: nhu cầu khách hàng hay điều gì được thỏa mãn, nhóm kháchhàng và cách thức mà các nhóm khách hàng được thỏa mãn Các loại chiến lượccạnh tranh theo quan điểm M Porter

 Có bốn loại chiến lược kinh doanh chính:

- Dẫn đầu chi phí thấp: cung cấp những sản phẩm có đặc tính đượckhách hàng chấp nhận với mức chi phí thấp nhất trong so sánh với các đối thủcạnh tranh

- Khác biệt hóa: tạo ra và cung cấp những sản phẩm được khách hàngcảm nhận là độc đáo về một vài đặc tính quan trọng

- Chiến lược kết hợp: kết hợp giữa dẫn đạo chi phí và tạo sự khác biệt

- Tập trung vào các khe hở của thị trường: hướng trực tiếp vào phục vụ

cho nhu cầu của nhóm hay phân đoạn thị trường hạn chế, sử dụng cách tiếp cậnkhác biệt hóa hoặc chi phí thấp

1.2.3 Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty xác định các hành động mà công ty thực hiệnnhằm giành lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị một nhóm các hoạtđộng kinh doanh khác nhau cạnh tranh trong một số ngành và thị trường sảnphẩm

 Có ba loại chiến lược cấp công ty chính:

- Hội nhập dọc: doanh nghiệp tìm cách đầu tư vào các giai đoạn của quátrình sản xuất kinh doanh hay tìm cách đầu tư để kiểm soát đối thủ và thị trường

- Đa dạng hoá: doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản phẩm, thị trường hay đầu

tư phát triển những ngành hàng mới Có ba loại đa dạng hoá: hàng ngang, đadạng hoá đồng tầm và đa dạng hoá kết khối

Trang 11

- Phát triển tập trung: (chiến lược phát triển nhanh) doanh nghiệp chỉ tậptrung vào một lĩnh vực, một ngành hàng, một dãy sản phẩm nhất định (thậm chíchỉ là một sản phẩm duy nhất) nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh.

1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Năng lực cạnh tranh (lợi thế cạnh tranh) của một doanh nghiệp sẽ xác địnhnguyên nhân tại sao các công ty trong cùng một ngành nhưng lại có một số công

ty thì thành công còn một số khác lại thất bại

Như là một quy luật đào thải tự nhiên, những doanh nghiệp nào khôngthích nghi được với cơ chế kinh doanh, không đủ năng lực cạnh tranh với cácdoanh nghiệp khác thì sẽ cầm chắc sự thất bại Ngược lại, sự cạnh tranh lại giúpthúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thời cơ, phát

huy những thế mạnh của mình và hạn chế những bất lợi để giành thắng lợi trong

cạnh tranh

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã làm cho môi trường toàn cầu trở nênnăng động hơn, bản chất của sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành và cácdoanh nghiệp cũng có sự thay đổi nhanh chóng:

- Các doanh nghiệp giờ đây không còn cạnh tranh trong phạm vi một nước

mà thậm chí khi hoạt động tại một quốc gia thì công ty cũng phải đối mặt với sựcạnh tranh toàn cầu với nhiều các đối thủ mạnh hơn

- Cạnh tranh dựa vào quy mô đã không còn có hiệu quả như trước đây,ngược lại những doanh nghiệp với quy mô nhỏ có sự linh hoạt và năng độnghơn trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ hoạt động mang lại hiệuquả hơn

- Nếu như trước đây các doanh nghiệp có thể cạnh tranh dựa vào các yếu tốcông nghệ hiện đại, dựa vào khả năng tiếp cận với các nguồn vốn lớn hay nguồnnguyên vật liệu thì giờ đây toàn cầu hoá đã làm cho những yếu tố tạo nên lợi thếcạnh tranh truyền thống của doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo

Trang 12

- Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh củamình trên cơ sở nguồn nhân lực chiến lược, mang tính độc đáo, khó có khả năng

bị sao chép như các yếu tố cạnh tranh khác

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ giúp cho bản thâncác doanh nghiệp trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn trong việc thực hiện các chứcnăng, vai trò của mình: phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, kích thích sảnxuất phát triển…

Doanh nghiệp nào luôn hài lòng với vị thế đang có trên thương trường sẽrơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với tốc độ nhanh không thể ngờ trongmột thị trường toàn cầu luôn có sự biến động, thay đổi Ngược lại, những doanhnghiệp thường xuyên nâng cấp các lợi thế cạnh tranh theo thời gian thì nhữngdoanh nghiệp đó sẽ đạt được những lợi thế cạnh tranh lâu dài với những chiếnlược kinh doanh của mình Dù tất cả các công ty có làm bất cứ điều gì để tạo ralợi thế đi nữa thì rồi nó cũng sẽ không còn là lợi thế Và vì vậy thường xuyênđánh giá và nâng cấp các lợi thế cạnh tranh, tạo ra những lợi thế mới phù hợp vớiđiều kiện cạnh tranh hiện tại sẽ mang lại hiệu quả cao

1.3 Các công cụ đánh giá và đề ra chiến lược cạnh tranh

1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong: (IFE)

Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh

và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung cấp

cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này Ma trận IFEđược phát triển 5 bước:

- Liệt kê các yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu

- Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến1,0 (rất quan trọng) Tổng cộng tất cả các mức quan trọng này phải bằng 1,0

- Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phânloại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phânloại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4)

- Nhân mỗi mức độ quan trọng cho mỗi yếu tố với loại của nó để xác định sốđiểm quan trọng cho mỗi biến số

Trang 13

- Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quantrọng tổng cộng của tổ chức.

Các yếu tố bên

trong

Mức độ quantrọng

Phân loại Số điểm quan

Bảng 1.1 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE)

1.3.2 Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài: (EFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tómtắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, đại lý, chính trị,chính phủ, luật pháp công nghệ và cạnh tranh Có 5 bước trong việc phát triểnmột ma trận:

- Lập danh mục các yếu tố bên ngoài quyết định đối với sự thành công cùadoanh nghiệp bao gồm cả cơ hội và mối đe dọa

- Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến1,0 (rất quan trọng) Tổng cộng tất cả các mức quan trọng này phải bằng 1,0

- Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phânloại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phânloại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4)

- Nhân tầm quang trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm

về tầm quan trọng

Trang 14

- Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để quyết định tổng sốđiểm quan trọng cho tổ chức.

Yếu tố bên

ngoài chủ yếu

Mức quan trọng(0,0 -> 1,0)

Phân loại(1 -> 4)

Số điểm quantrọng

- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty

- Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty

- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty

- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty

- Kết hợp điểm mạnh bên trong công ty với cơ hội bên ngoài và ghi kết quảcủa chiến lược SO vào ô thích hợp

- Kết hợp điểm yếu bên trong công ty với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả củachiến lược WO

- Kết hợp điểm mạnh bên trong công ty với mối đe dọa bên ngoài và ghi kếtquả của chiến lược ST vào ô thích hợp

Trang 15

- Kết hợp điểm yếu bên trong công ty với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quảcủa chiến lược WT vào ô thích hợp.

4

5

Hình 1.2 Ma trận SWOT

Trang 16

Đối thủ cạnhtranh 1

Đối thủ cạnhtranh 2

Đối thủ cạnhtranh 3Hạng

Điểmquantrọng

Hạng

Điểmquantrọng

Hạng

Điểmquantrọng1

Trang 17

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN CÔNG TY

2.1 Giới thiệu sơ nét về Công ty

Tên gọi : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO

Tên tiếng anh: IDICO – Long An Investment Construction Company.Tên viết tắt : IDICO - LINCO

Trụ sở chính : Đường số 1, Khu dân cư Trung tâm Phường 6, TP Tân An,tỉnh Long An

Điện thoại : 072.3826497 Fax: 072.3829337

Mail : idicolongan@vnn.vn

Website : www.idico-linco.com.vn

Vốn điều lệ :85.500.000.000 đồng

Đại diện : Nguyễn Xuân Tiến Chức vụ: Giám đốc điều hành

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần Đầu tư xây dựngLong An IDICO, tiền thân là Công ty xâylắp dân dụng công nghiệp Long An trựcthuộc Sở Xây Dựng Long An, được thànhlập năm 1983 trên cơ sở sáp nhập 3 Công

ty xây lắp theo quyết định số1402/UB.QĐ.83 ngày 05/08/1983 củaUBND tỉnh Long An

Năm 1992, theo tinh thần Nghịquyết số 388-HĐBT ngày 20/11/1991 củaHội đồng Bộ trưởng, Công ty Xây lắp dân dụng và công nghiệp Long An đượcthành lập lại theo Quyết định số 1203/UB.QĐ.92 ngày 21/11/1992 của UBNDtỉnh Long An

Trang 18

Năm 1994, Công ty Xây lắp dân dụng và công nghiệp Long An được đổi tênthành Công ty xây dựng Long An theo quyết định số 1381/QĐ.UB ngày08/08/1994 của UBND tỉnh Long An.

Năm 1996, Công ty xây dựng Long An được xếp hạng Công ty hạng Itheo Quyết định số 24/QĐ.UB ngày 05/01/1996 của UBND tỉnh Long An

Ngày 27/03/2001 Công ty là thành viên Tổng Công ty Đầu tư phát triển đôthị và khu công nghiệp Việt Nam theo quyết định số: 788/QĐ.UB của UBNDtỉnh Long An và Quyết định số 1470/QĐ.BXD ngày 05/9/2001 của Bộ Xâydựng

Ngày 16/12/2005 được cổ phần hóa theo Quyết định số 2329/QĐ.BXDxây dựng và đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO kể

từ ngày 01/01/2006

2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban

Trang 19

CTCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LONG AN IDICO

CTCP KHAI THÁC HẠNH PHÚC

CTCP TƯ VẤN HỘI NHÀ THẦU XÂY DỰNG LONGAN

XÍ NGHIỆP TƯ VẤN ĐẦU

TƯ IDICO – LINCO

NHÀ MÁY VLXD TUYNEL

ĐỨC HÒA

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KDC TRUNG TÂM MỞ

RỘNG P6

CÔNG TY CON,LIÊN KẾT

XÍ NGHIỆP KHAI THÁC

VÀ KINH DOANH VLXD IDICO – LINCO ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 2.3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty

Trang 20

Ban kiểm soát Đại hội cổ đông

Ban quản lý dự án KDC F6 mở rộng2.3.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

2.3.3 Nhiệm vụ các phòng ban

a Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồmtất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần Đại hội đồng

cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của

Trang 21

Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thànhviên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty

b Hội đồng Quản trị

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lýCông ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quanđến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông

Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán

bộ quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm Hiện tại, Hội đồng quản trị Công

ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO có sáu (06) thành viên, mỗi thànhviên có nhiệm kỳ năm (05) năm

c Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hộiđồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt độngquản trị và điều hành sản xuất của Công ty Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm bathành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ không quá năm (05) năm Ban kiểm soáthoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

d Ban Giám đốc

Giám đốc điều hành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu côngnghiệp Việt Nam (cổ đông sáng lập) giới thiệu và Hội đồng quản trị bổ nhiệm, cónhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàngngày của Công ty theo những chiến lược, kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đôngthông qua

Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệmtrước Giám đốc điều hành về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giaomột cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và cổ đông Dưới quyềnGiám đốc điều hành có các Khối, Phòng, Ban giúp Giám đốc quản lý và triểnkhai, giám sát hoạt động của Công ty

Trang 22

e Các phòng/ban khác

Phòng Tài chính kế toán:

Kiểm tra chứng từ thu chi tài chính Công tác kế toán tổng hợp; kế toánquản trị và kế toán chi tiết Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vốn, tiền mặt,các loại chứng khoán và các tài sản khác của Công ty Báo cáo đầy đủ - chínhxác quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh, phân chia kết quả kinh doanh đốivới các cơ sở hợp tác kinh doanh, công ty thành viên

Phối hợp với cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm toán báo cáotài chính hàng năm để phục vụ cho Đại hội cổ đông thường niên Phối hợp và hỗtrợ Ban kiểm soát để thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của điều lệ Công ty.Quản lý nguồn vốn và triển khai thực hiện quyết toán các khoản thu - chi theođúng kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, năm đã được Ban Giám đốc phêduyệt

Tham gia soạn thảo, kiểm tra, đàm phán việc ký kết các loại hợp đồngkinh tế của Công ty với khách hàng; phối hợp các phòng có liên quan theo dõikiểm tra tiến độ thực hiện - nghiệm thu và thanh lý hợp đồng theo quy định Phốihợp Văn phòng Tổng hợp thực hiện đầy đủ các chế độ về lao động, tiền lương vàcác khoản khác cho CB-CNV

Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật, bảo mật

số liệu kế toán tài chính theo quy định của Điều lệ Công ty Quan hệ với các cơquan quản lý tài chính, kho bạc, thuế, hải quan, ngân hàng, các quỹ đầu tư, các tổchức tài chính tín dụng khác để thực hiện các công việc và nghiệp vụ cần thiếtliên quan đến hoạt động của Công ty Kiểm tra kế toán tài chính các đơn vị trựcthuộc, đơn vị liên kết, liên doanh, kiểm tra kế toán nội bộ

Phòng Kế hoạch kỹ thuật:

Tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị; Giám đốc và lãnh đạo Công ty trongviệc quản lý điều hành doanh nghiệp về lĩnh vực Kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, thicông xây dựng, quản lý đầu tư dự án và các lĩnh vực khác khi được phân công Xây

Trang 23

dựng kế hoạch định hướng phát triển trung dài hạn, hàng tháng, hàng quý, hàng năm

và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của Công ty để báo cáo các cơ quan cấptrên khi có yêu cầu Tham gia đấu thầu tiếp thị tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cơ hộiđầu tư Thẩm định các hồ sơ dự án đầu tư, quyết toán công trình

Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng và giáthành đối với những gói thầu do Công ty ký hợp đồng Thực hiện và hướng dẫnnghiệp vụ về công tác kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật trong toàn Công ty như: Văn bản,thông tư, chế độ chính sách mới để vận dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn thay đổi hoặcmới ban hành… Thường xuyên phổ biến kiểm tra công tác an toàn lao động đếncác công trường, Đội xây dựng và các đơn vị trực thuộc Công ty Phối hợp với cácphòng chức năng của Công ty để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty

Phòng Đầu tư:

Tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị, Giám đốc và lãnh đạo Công ty trongviệc quản lý điều hành doanh nghiệp về lĩnh vực quản lý đầu tư dự án Báo cáo kinh

tế kỹ thuật, dự án đầu tư Thực hiện các thủ tục xin chủ trương đầu tư, cấp phép đầu

tư và các thủ tục cần thiết cho các dự án đầu tư mới do Công ty làm chủ đầu tư theođúng quy định hiện hành Kiểm tra hướng dẫn các Phòng ban, đơn vị trực thuộctrong quản lý dự án

Xây dựng đơn giá khi cần thiết và quản lý giá thành trong đầu tư Tổng hợp,theo dõi, kiểm tra và trình duyệt quyết toán đầu tư các dự án đầu tư của Công ty.Theo dõi tình hình triển khai của các dự án đầu tư của Công ty và các đơn vị trựcthuộc Hướng dẫn và kiểm tra trình tư, thủ tục đầu tư các dự án theo đúng Nghị địnhcủa Chính phủ Thực hiện công tác lập hồ sơ đấu thầu; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơchào giá cạnh tranh, tổ chức xét thầu các gói thầu các công trình thuộc dự án doCông ty đầu tư

Tham gia Tổ thẩm định các dự án đầu tư của Công ty Tiếp xúc và vận độngthu hút khách vào mua đất tại các dự án khu dân cư do Công ty làm chủ đầu tư.Soạn thảo, đàm phán nội dung ghi nhớ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trang 24

với khách hàng vào các khu dân cư do Công ty làm chủ đầu tư Kết hợp cùng phòngTài chính Kế toán Công ty đôn đốc các khách hàng thanh toán tiền mua các lô nềnnhà tại các khu dân cư do Công ty làm chủ đầu tư Soạn thảo các văn bản, báo cáo

về các lĩnh vực liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thực hiện cáccông việc khác do Giám đốc giao

Văn phòng Tổng hợp

Văn phòng tổng hợp Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO là cơ quangiúp việc cho Giám đốc thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, trong công tácquản lý, điều hành về lĩnh vực: Tổ chức sản xuất, công tác cán bộ, phối hợp giữa cácphòng, ban, đơn vị thuộc Công ty trong việc thực hiện các quyết định của Giámđốc và lãnh đạo của Công ty Văn phòng là đầu mối quan hệ với các cơ quan banngành các đơn vị theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty

Thực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc quản lý côngvăn, giấy tờ, đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn Phốihợp với các phòng ban chức năng xây dựng quy chế làm việc, giao dịch, tiếp khách,bảo vệ cơ quan, trang trí, khánh tiết… công tác an ninh trật tự, nơi làm việc Hướngdẫn các nhân viên nghiệp vụ thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý văn thư, thiết bịvăn phòng, trụ sở làm việc, xe ô tô con… Thực hiện công tác Thi đua khen thưởngtoàn Công ty

Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc việc ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động,công tác tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp cán bộ Công ty theo yêu cầu nhiệm vụ Đềxuất các giải pháp về tổ chức lao động, chính sách cán bộ và đào tạo bồi dưỡng cán bộthuộc Cơ quan Công ty Thực hiện và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độcho người lao động thuộc Công ty gồm: nghỉ hưu, mất sức, BHXH, nâng bậc lương,đào tạo bồi dưỡng, quản lý hồ sơ CBCNV

Sàn giao dịch bất động sản

Trang 25

Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh bất động sản, tìm kiếmđối tác, khách hàng cho hoạt động kinh doanh bất động sản, thực hiện các dịch

vụ bất động sản như môi giới, tư vấn, định giá, quảng cáo, đấu thầu bất động sản

Mở rộng và tạo các kênh phân phối sản phẩm bất động sản, hợp tác kinhdoanh với các đối tác, liên kết với các sàn giao dịch hợp pháp có thương hiệu uytín, thành lập các cơ sở giao dịch bất động sản vệ tinh cho các dự án theo khuvực Thu phí dịch vụ bất động sản và các dịch vụ khác theo Quy định

Ban quản lý dự án KDC Trung tâm mở rộng P6

Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp,khu kinh tế, khu dân cư tập trung, nhà và đô thị, các dự án phát triển côngnghiệp Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế,khu dân cư tập trung, nhà và đô thị, các dự án phát triển công nghiệp

f Các đơn vị trực thuộc

Nhà máy VLXD Tuynel Đức Hoà

Nhà máy Vật liệu xây dựng tuynel Đức Hoà là đơn vị sản xuất và kinhdoanh hạch toán phụ thuộc của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long AnIDICO Nhà máy có chức năng, nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các sản phẩmvật liệu xây dựng tuynel; Khai thác và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng;Quản lý và khai thác mỏ sét nguyên liệu

Xí nghiệp Khai thác và Kinh doanh VLXD IDICO-LINCO

Xí nghiệp Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng là đơn vị sản xuất vàkinh doanh hạch toán phụ thuộc của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long AnIDICO

Xí nghiệp có chức năng, nhiệm vu: Khai thác và kinh doanh các loạinguyên như đất sét, cát, đá, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội, ngọai thất; Kinhdoanh các loại sản phẩm của Nhà máy VLXD tuynel Đức Hòa; Kinh doanh nhiênliệu xăng dầu, nhớt Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ Quản

Trang 26

Xí nghiệp Tư vấn và đầu tư IDICO-LINCO

Xí nghiệp tư vấn Đầu tư IDICO-LINCO là đơn vị sản xuất và kinh doanhhạch toán phụ thuộc của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO

Xí nghiệp có chức năng, nhiệm vụ: khảo sát, đo đạt, khoan thăm dò địahình, địa chất, lập bản vẽ địa hình, địa chất Lập dự án Đầu tư, tư vấn quản lý xâydựng Tư vấn giám sát thi công và hòan thiện công trình dân dụng và côngnghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, trang trí nội, ngọai thất, hòan thiện Tư vấnđấu thầu xây dựng, thẩm định, định giá công trình xây dựng, thẩm tra thiết kế dựtóan Thí nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng công tác và công trìnhxây dựng

2.4 Lĩnh vực kinh doanh

Đầu tư xây dựng phát triển: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp,khu kinh tế và khu dân cư tập trung, nhà và đô thị, các dự án phát triển côngnghiệp, giao thông thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước;

Thi công xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, thuỷ điện, bưuchính viễn thông, hạ tầng, đường dây và trạm biến thế điện;

Thi công lắp đặt: máy móc, thiết bị, kết cấu kim loại phục vụ công tác xâydựng, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển đô thị;

Kinh doanh: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế,khu dân cư tập trung, nhà và đô thị, các dự án phát triển công nghiệp, giao thông,thuỷ lợi, cấp điện nước;

Khai thác, chế biến, sản xuất: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xâydựng, trang trí nội ngoại thất;

Tư vấn thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng

và công nghiệp, lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện, lắp đặt phần điện và thiết bịđiện công trình, thẩm định thiết kế dự toán, môi giới và kinh doanh bất động sản,sàn giao dịch bất động sản;

Trang 27

Khảo sát, đo đạc, khoan thăm dò địa hình, địa chất, lập bản vẽ địa hình địachất Lập dự án đầu tư, tư vấn quản lý xây dựng Tư vấn giám sát thi công xâydựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng kỹthuật, trang trí nội, ngoại thất, hoàn thiện Tư vấn đấu thầu xây dựng, thẩm định,định giá công trình xây dựng, thẩm tra thiết kế dự toán Thí nghiệm vật liệu xâydựng, kiểm định chất lượng công tác và công trình xây dựng.

2.5 Quá trình tăng vốn điều lệ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tăng vốn điều lệ

 Phương thức tăng vốn điều lệ

Từ năm 2006 – năm 2008: vốn không tăng

Từ năm 2008 – 2009: tăng 30 tỷ do phát hành cho cổ đông hiện hữu theonghị quyết đại hội cổ đông ngày 28/04/2008

Từ năm 2009 – 2010: tăng 35,5 tỷ do Chia cổ tức năm 2009 14% trênmệnh giá bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ theo nghị quyết đại hội cổ đông số

08 ngày 20/7/2010 Phát hành cho cổ đông hiện hữu theo nghị quyết đại hội cổđông số 09 ngày 21/9/2010

2.6 Các công trình tiêu biểu

Trang 28

Bưu điện tỉnh Long An Trường trung học cơ sở

Nhựt Tảo

Khu dân cư Trung tâm phường 6

2.7 Các kết quả đạt được.

Từ năm 2008 – 2010 Công ty đã ký được các hợp đồng lớn, các hợp đồng này đã

mang lại lợi nhuận cao cho Công ty

STT Tên Hợp đồng Giá trị hợp đồng (VNĐ) Ngày ký Thời gian thực hiện

Trang 29

STT Tên Hợp đồng Giá trị hợp đồng (VNĐ) Ngày ký Thời gian thực hiện

Bảng 2.1 Các kết quả của Công ty

2.8 Một số thuận lợi khó khăn

Sau một thời gian củng cố lại tổ chức Đến nay, phần lớn cán bộ CNV

trong Công ty đoàn kết đồng tâm, nhất trí gắn bó với đơn vị, làm việc có tinh

thần trách nhiệm

Công ty luôn được sự ủng hộ của Tổng công ty cũng như UBND tỉnh

Long An và các Sở ngành địa phương

Một số công trình đã có trong kế hoạch năm 2010 nhưng do lý do khách

quan nên vẫn chưa triển khai thi công được như: Dự án Khu dân cư trung tâm mở

Trang 30

rộng phường 6 , nhà ở sinh viên, Hạ tầng Khu công nghiệp Hạnh Phúc, Chung cưcao tầng Hiệp Phước (Đồng Nai)…

Công ty chưa ký được hợp đồng tín dụng đầu tư dự án khu dân cư trungtâm mở rộng phường 6

Mặc khác ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sáchthắt chặt tiền tệ của chính phủ trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường bất độngsản đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

TÓM TẮT:

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO là Công ty chuyên vềdịch vụ tư vấn, đấu thầu, thiết kế các công trình Bên cạnh đó, Công ty còn khaithác và kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng như gạch, cát, đá….Trụ sởchính của Công ty ở Phường 6, TP Tân An, tình Long An Trong ba năm 2008 –

2010 Công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan Song Công ty vẫn gặpmột số khó khăn về tín dụng, tiến trình thi công của các công trình, do khủnghoảng kinh tế toàn cầu, chíh sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY

Trang 31

3.1 Định hướng phát triển của Công ty

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của IDICO giai đoạn 2006

-2010 đã đạt được những kết quả rất lớn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân 20%, nguồn

vốn của Công ty được bảo toàn và phát triển tốt Tiếp tục phát huy thế mạnh

cùng những thành tích đã được trong giai đoạn 2006-2010, IDICO xây dựng

nhiệm vụ kế hoạch năm 2011, tăng trưởng 15 % so với năm 2010 và kế hoạch

giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng từ 15%-20% với các chỉ tiêu chính như sau:

3.1.1 Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011

TT Các chỉ tiêu Đơn vị

Ước thực hiện

kế hoạch (THKH) năm 2010

Kế hoạch (KH) năm 2011

Tỷ lệ % KH2011/ THKH 2010

(Nguồn: số liệu phòng kế hoạch)

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011

3.1.2 Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2011-2015

Trang 32

5 Giá trị đầu tư XDCB Tỷ đ 4818 5979 7160 7987 8740 34684

(Nguồn: số liệu phòng kế hoạch)

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2011-2015

3.2 Nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty

3.2.1 Nguồn nhân lực

Đây là nhân tố then chốt và là nguồn lực tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho

các công ty kinh doanh ngày nay Vai trò đó càng trở nên quan trọng nhất là với

những lĩnh vực kinh doanh đến sức khỏe con người Do đó, nhân viên của Công

ty đa phần đều là những người có trình độ, được đào tạo chính quy trong và

ngoài nước, giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư lắp đặt, bảo trì máy móc thiết bị

hơn 10 năm được nhiều khách hàng tín nhiệm

Ngày đăng: 23/09/2012, 12:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Ma trận đánh giá nội bộ (IFE). - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 1.1. Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) (Trang 13)
Bảng 1.2. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài: EFE - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 1.2. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài: EFE (Trang 14)
Hình 1.2. Ma trận SWOT - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Hình 1.2. Ma trận SWOT (Trang 16)
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 (Trang 33)
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2011-2015 - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2011-2015 (Trang 34)
Bảng 3.5. Nguồn tài chính - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 3.5. Nguồn tài chính (Trang 38)
Bảng 3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Trang 40)
Bảng 3.7. Các chỉ số tài chính - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 3.7. Các chỉ số tài chính (Trang 41)
Bảng 4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Trang 48)
Bảng 4.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 4.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Trang 50)
Bảng 4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - báo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Bảng 4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w