Trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cũng như nhận thức được vai tròquan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cùng với mong muốn đóng góp mộtphần nhỏ cho sự hoạt động c
Trang 1TÓM LƯỢC
1 Tên đề tài:
2 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Liên
3 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt
4 Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồmcác khái niệm, phân loại, nội dung
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranhsản phẩm tấm lợp của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh, từ đó rút
ra được thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm lợp AC hiện tại của Công ty.Trên cơ sở của những phân tích thực trạng trên, đưa ra những giải pháp nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD ĐôngAnh
5 Nội dung chính: Gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm
lợp kim loại AC của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
Chương III: Các đề xuất và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
tấm lợp kim loại AC của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
6 Kết quả đạt được:
Hệ thống được đầy đủ các lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp: lý thuyết về năng lực, năng lực cạnh tranh, lý thuyết về chuỗi giá trị, lợi thếcạnh tranh và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp
Thực trạng, những thành công và hạn chế trong năng lực cạnh tranh sản phẩmtấm lợp AC của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh, đồng thời đưa
ra được nguyên nhân của những hạn chế đó
Đưa ra các giải pháp giúp Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anhnâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm lợp AC trên thị trường kinh doanh
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Quản trị doanh nghiệp trường Đạihọc Thương Mại, nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong khoa Quản trị doanhnghiệp em đã hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS TS NguyễnHoàng Việt Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy trong suốt quá trình viết khóa luận,
em đã hoàn thành bài khóa luận thực tập tốt nghiệp, đồng thời em đã tích lũy được rấtnhiều kiến thức và phương pháp nghiên cứu hiệu quả
Em xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXDĐông Anh, phòng Kinh tế - Kế hoạch cùng các anh chị nhân viên trong công ty đã tạođiều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho em trong suốt quá trình thực tậptại Công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
AEC Cộng đồng kinh tế các nước Đông Nam Á
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
DOMATCO Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
GS TS Giáo sư – Tiến sĩ
PGS TS Phó Giáo sư – Tiến sĩ
R&D Nghiên cứu và phát triển
TM & DV Thương mại và dịch vụ
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước vẫn kinh doanh trong môi trường có sựbảo hộ khá lớn của nhà nước, các doanh nghiệp còn chưa chủ động tìm kiếm thịtrường cho mình Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới,
để tồn tại và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt,không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài Quátrình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực, mặt khác buộc cácdoanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động kinh doanh Các doanhnghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh thịphần thị trường nhất định Đây là điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanhnghiệp trong thị trường
Đặc biệt, năm 2015, cuộc hội nhập mang tên “Cộng đồng kinh tế ASEAN”(AEC), gắn kết các quốc gia trong khu vực trong một sân chơi chung, nhằm thúc đẩy
sự phát triển của các quốc gia Ngoài những cơ hội như khu vực thị trường rộng lớn,thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho người laođộng, nhất là những lao động có tay nghề, chuyên môn cao Tuy nhiên, cơ hội đến vớicác doanh nghiệp là khác nhau, những doanh nghiệp có nền tảng tốt hơn, nhạy bén hơn
sẽ thu được lợi ích lớn từ những cơ hội Còn các doanh nghiệp chậm chạp, kém nhạybén dần sẽ thấy mình thụt lùi đi so với các doanh nghiệp khác Việc mở cửa thị trường
sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cácdoanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu và ở trong ngành được bảo hộ Vì vậy, việc thamgia vào một sân chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từ các đối tác khu vực cả về trình
độ quản lý, công nghệ, nhân lực, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cải tổ, thayđổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển
Xét riêng trong ngành vật liệu xây dựng, các sản phẩm vật liệu xây dựng nóichung và sản phẩm tấm lợp nói riêng không ngừng phát triển về quy mô, số lượng,chất lượng, chủng loại, mẫu mã, đồng thời phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt để tồn tại
và phát triển với mong muốn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Muốnđứng vững trong thị trường ngành vật liệu xây dựng thì các doanh nghiệp phải khôngngừng nâng cao đổi mới cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo
vệ sinh môi trường và giá cả hợp lý đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng Trong xu thế
Trang 6hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp thuộc ngành vật liệu xây dựng cũng không ngoại
lệ, luôn phải vận động, thích nghi và vượt trội hơn đối thủ Cần phải nâng cao năng lựccạnh tranh, chỉ có như vậy mới có chỗ đứng trong thị trường
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cũng như nhận thức được vai tròquan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cùng với mong muốn đóng góp mộtphần nhỏ cho sự hoạt động của công ty, em làm đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh”, nhằm giúp công ty nhậndạng được các năng lực cạnh tranh hiện có và có biện pháp nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Sách “Lợi thế cạnh tranh”, tác giả M Porter (2013), đề cập đến vấn đề một công
ty tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh bằng cách có khả năng chuyển một chiếnlược cạnh tranh rộng lớn thành các bước hành động chi tiết để đạt được lợi thế cạnhtranh, xây dựng một cây cầu nối giữa thiết lập và triển khai chiến lược
Giáo trình “Khái luận về quản trị chiến lược”, tác giả Fred R.David: làm rõ cácvấn đề quản trị chiến lược và áp dụng các chiến lược vào hoạt động thực tiễn của mỗidoanh nghiệp các doanh nghiệp hiện nay đánh giá các tác động yếu tố bên ngoài vàbên trong ntn và các yếu tố ảnh hưởng ít hay nhiều đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Thông qua ma trận đánh giá các yếu tố của doanh nghiệp để có thể thấyđược năng lực cạnh tranh tốt ở điểm nào và mặt nào cần khắc phục
- Tình hình nghiên cứu trong nước
Giáo trình “Quản trị chiến lược”, tác giá Nguyễn Hoàng Việt – Nguyễn HoàngLong, nhà xuất bản trường Đại học Thương Mại, trong chương 3, các tác giả đã kháiquát được các nhóm nhân tố cơ bản trong môi trường chiến lược của doanh nghiệp,các lý thuyết về năng lực cốt lõi, lợi thế cạnh tranh, chuỗi giá trị của doanh nghiệp.Giáo trình “Quản trị chiến lược”, tác giả Ngô Kim Thanh, trong chương 5: nănglực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả có đề cập đến những vấn đề
về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và tạo ra lợi thế cạnh tranhbền vững – cơ sở cho chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
Bài viết “Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tếquốc tế” của tác giả Nguyễn Bách Khoa được đăng trên Tạp chí khoa học Thương mại,
Trang 7trường Đại học thương mại năm 2004, nội dung bao gồm việc nhận dạng, đo lường vàđánh giá năng lực cạnh tranh của nước ta.
Giáo trình “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa”,tác giả Trần Sửu làm rõ các lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp Việt Nam
- Các luận văn khóa trước
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng quần áothời trang của Công ty TNHH TM & DV Siêu thị Big C Thăng Long (2011) Sinhviên thực hiện: Đặng Thị Nguyệt Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Hoàng Việt.Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần máy – thiết bị dầu khí (2011) Sinh viên thực hiện: Phạm Hoàng Tùng Giáo viênhướng dẫn: PGS TS Nguyễn Hoàng Việt
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực tranh sản phẩm của Công ty TNHHdược Á Âu (2015) Sinh viên thực hiện: Lại Cao Phúc Giáo viên hướng dẫn: PhanĐình Quyết
Tuy mỗi một luận văn tốt nghiệp được nêu ở trên nghiên cứu về một Công tycũng như ngành kinh doanh khác nhau, nhưng tựu chung lại ở các luận văn này là cáctác giả đã vận dụng những lý luận về năng lực cạnh tranh để đưa ra được thực trạngnăng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty mà mình lựa chọn Từ đó, nhận dạng đượcnăng lực của Công ty để đưa ra những biện pháp phần nào giúp cho công ty có thểphát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty, giúp công ty dễ dàng cạnh tranh hơn trên thị trường kinh tế có nhiều biếnđộng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ được các lý luận về năng lực cạnh tranh, xây dựng được các chỉ tiêu đánhgiá năng lực cạnh tranh tổng thể của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD ĐôngAnh Nhận dạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chuỗi giá trị, phântích và đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm dựa vào mô hình đánh giá năng lựccạnh tranh tổng thể Dựa vào những đánh giá về thành công, hạn chế còn tồn tại để xâydựng được các biện pháp, giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranhsản phẩm
Trang 84 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nhận dạng, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công
ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
- Sản phẩm: Tập trung nghiên cứu sản phẩm tấm lợp AC
- Thời gian: Số liệu được sử dụng nghiên cứu từ năm 2012 – 2014
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty Cổ phầnĐầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh, bài luận sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:
Tìm đọc, nghiên cứu các giáo trình, sách, các tạp chí, luận văn có liên quan đếnnăng lực cạnh tranh Giúp các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh trong bàiluận được làm rõ và chính xác
Sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bảng báo giá sản phẩm, kết quảdoanh thu trong 3 năm 2012 – 2014 của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp vàVLXD Đông Anh
Các số liệu được thống kê từ ngành kinh doanh và các trang web, thông tin, báocáo tài chính hoặc bảng báo giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
Phát bảng hỏi phỏng vấn sơ bộ đối với khách hàng giúp làm rõ năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Dự kiến số lượng phát phiếu là 200bản, thu lại 180 bản
Sử dụng phần mềm SPSS giúp xử lý các thông tin thu thập được từ bảng hỏi mộtcách chính xác nhất
Sử dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp đểđánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXDĐông Anh, cũng như năng lực cạnh tranh tương đối của daonh nghiệp so với đối thủcạnh tranh của mình
6 Kết cấu đề tài
Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổphần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh” được triển khai gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm
lợp kim loại AC của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
Trang 9Chương III: Các đề xuất và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
tấm lợp kim loại AC của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ, XÂY LẮP VÀ
Dưới sự tác động qua lại của các nguồn lực vô hình và hữu hình sẽ làm xuất hiệnnăng lực của tổ chức Năng lực của tổ chức dựa vào sự phát triển, thu thập, trao đổithông tin và kiến thức của toàn bộ nguồn nhân lực trong tổ chức để hình thành nềntảng tri thức của doanh nghiệp Những nền tảng tri thức này sẽ trở thành yếu tố quantrọng tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.Đồng thời, nền tảng tri thức này chỉ được giữ vũng và trở nên có giá trị hơn thông quaquá trình học tập và thực hành liên tục của đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp
Nền tảng quan trọng nhất để tạo nên năng lực là trình độ, kỹ năng của nhân viên,cùng những kiến thức chuyên môn thiết thực của họ Chính vì thế, giá trị của nguồnnhân lực trong việc phát triển và tận dụng các nguồn lực và năng lực hay năng lực cốtlõi là vô cùng to lớn
1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh
Trang 10Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối,bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân,…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thếtương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích vềkinh tế, thương mại để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Ở góc độ thương mại,cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh nhằmgiành/ giữ được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng.
Theo GS TS Nguyễn Bách Khoa trình bày trong bài viết “Phương pháp luận xácđịnh năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế” thì năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn lực để duy trì và phát triểnthị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của sản phẩm đó trong mốiquan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên thị trường mục tiêu xác định.Khái niệm năng lực cạnh tranh cũng được nhắc đến trong giáo trình “Quản trịchiến lược”, tác giả Nguyễn Kim Thanh, nhà xuất bản Thống Kê: Năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp là toàn bộ những khả năng, năng lực mà doanh nghiệp đó có thể duytrì vị trí của nó trên thị trường cạnh tranh một cách lâu dài Năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranhtrong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây
là các yếu tố nội tại của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được thể hiện bằng các tiêu chícông nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… mà cần đánh giá, sosánh với các đối tác cạnh tranh trong cùng một hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùngmột thị trường
Tóm lại, năng lực cạnh tranh là những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặcbiệt tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh Đó là những thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranhkhông dễ dàng thích ứng hoặc sao chép
1.1.1.3 Phân loại năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: năng lực cạnh tranh nguồn và năng lực cạnh tranh thị trường
1.1.1.3.1 Năng lực cạnh nguồn
Năng lực cạnh tranh nguồn của một doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố:
vị thế tài chính, năng lực quản lý và lãnh đạo, năng lực nguồn nhân lực trong doanhnghiệp, năng lực R&D và năng lực sản xuất – kinh doanh
Trang 11Vị thế tài chính: Vị thế tài chính của doanh nghiệp có tầm quan trọng tối cao
không chỉ đối với phát triển chiến lược công ty và doanh nghiệp mà còn đối với pháttriển chiến lược marketing và vị thế cạnh tranh của nó Khả năng nguồn tài chínhmạnh cần được cân nhắc khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và việcphân tích này bao gồm các tham số: lợi nhuận, dòng tiền, tỷ lệ vốn vay, hiệu suất lợitức cổ phần, các chỉ số sinh lợi, tỷ suất lợi nhuận,
Năng lực quản lý và lãnh đạo: Năng lực quản lý và lãnh đạo được thể hiện ở việc
đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp Quyết định quản trị tốtphải đạt được một mức quyết định và khả năng định hướng đúng vào các vấn đề chấtlượng và khả năng định hướng đúng vào các vấn đề chất lượng và tính sinh lợi cho sảnphẩm Đồng thời, nhà quản trị phải có khả năng thúc đẩy và truyền cảm, giữ các thànhviên hành động theo định hướng đúng bất chấp những trở ngại và thay đổi, bằng việckhơi dậy những nhu cầu giá trị và cảm hứng cho thành viên Năng lực lãnh đạo phảiđược đánh giá trên cơ sở những thay đổi trong nghiên cứu môi trường bên ngoài kỳvọng đối với doanh nghiệp trong tương lai Những thách thức lớn thì tầm quan trọngcủa sự lãnh đạo hữu hiệu càng lớn
Năng lực nguồn nhân lực: Sự cân nhắc về trình độ lực lượng lao động và năng
suất công việc, những yêu cầu về kĩ năng, đào tạo, các kế hoạch tuyển dụng ảnh hướngcủa tổ chức công đoàn, khả năng hiện tại và tương lai của đội ngũ nhân sự, điều kiệnlàm việc và tinh thần của lực lượng lao động kể cả việc đánh giá văn hóa doanhnghiệp
Năng lực R&D: R&D hữu hiệu cho phép doanh nghiệp có được sức mạnh trong
đổi mới công nghệ, có ưu thế vượt trối trong giới thiệu sản phẩm mới thành công, cảitiến và cập nhật liên tục các sản phẩm hiện hữu Một doanh nghiệp có thể sẽ bị tụt hậunăng lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh bởi yếu kém R&D
Năng lực sản xuất – kinh doanh: Năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp được đánh giá gia các tiêu chí quy mô của doanh nghiệp, mức năng suất laođộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
1.1.1.3.2 Năng lực cạnh tranh thị trường
Năng lực cạnh tranh thị trường là những năng lực căn bản để vừa sáng tạo nhữnggiá trị gia tăng cho khách hàng cao hơn, vừa tạo ra sự khác biệt rõ nét với các đối thủcạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp được
Trang 12thể hiện thông qua các yếu tố sau: Tổ chức marketing, hệ thống marketing, hoạch địnhchiến lược marketing, các chương trình marketing hỗn hợp, hoạt động kiểm tramarketing và hiệu suất hoạt động marketing.
Tổ chức marketing: tổ chức thực hiện các hoạt động marketing Chuyển cácchiến lược và chương trình marketing thành những hoạt động marketing trên thực tếnhằm đạt được các mục tiêu đặt ra có hiệu quả cao
Hệ thống thông tin marketing: giúp doanh nghiệp nhận được các tin tức thịtrường có liên quan đến thị trường vĩ mô và môi trường ngành, giúp doanh nghiệp cậpnhật thông tin kịp thời và chính xác về nhu cầu và hành vi của khách hàng cũng nhưhành vi của đối thủ cạnh tranh Năng lực cạnh tranh đặc biệt quan trọng thể hiện doanhnghiệp có nhạy với các sự kiện, xu thế trên thị trường mục tiêu của mình đối với đốithủ cạnh tranh hay không
Hoạch định chiến lược marketing: Cung cấp cho các đơn vị kinh doanh khả năngtriển khai và thực thi các chiến lược có tính đón đầu hữu hiệu không Đây là tác nhânquan trọng quyết định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở nhận dạngcác kẽ hở chiến lược và các nguồn tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Các chương trình marketing hỗn, hợp: là quá trình thực hiện các chính sashc giá,chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối và các hoạt động quảng cáo và xúc tiến báncủa doanh nghiệp
Kiểm tra marketing: thực hiện việc kiểm tra, theo dõi nhằm đảm bảo các mụctiêu marketing sẽ được đáp ứng, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện các vấn
đề trong quá trình thực hiện và kịp thời điều chỉnh hoạt động cho đúng hướng
Hiệu suất hoạt động marketing: là việc doanh nghiệp thích ứng với các cơ hội vàthách thức xuất hiện trên thị trường Doanh nghiệp sẽ đáp ứng như thế nào đối với nhucầu ngày một tăng của khách hàng, doanh nghiệp có khả năng ứng nhạy bén như thếnào để đối phó với các chiến lược của đối thủ cạnh tranh và đạp ứng những mục tiêudoanh số, thị phần và lợi nhuận mà công ty đề ra
1.1.2 Một số lý thuyết cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh ở góc độ vi mô được hiểu là vị thế mà một doanh nghiệp
muốn đạt được so với các đối thủ cạnh tranh Vị thế này được thể hiện trên thị trườngthông qua các yếu tố cạnh tranh như giá sản phẩm (chi phí) hay sự khác biệt hóa, hoặc
Trang 13đồng thời cả hai Lợi thế cạnh tranh gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Nếu không sở hữu một lợi thế cạnh tranh bền vững thì hiệu suất hoạt động trên mứctrung bình thường được coi là một dấu hiệu của sự thành công của doanh nghiệp Theo M Porter, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba lợi thế cạnh tranh bềnvững là:
- Chi phí thấp: Lợi thế về chi phí là khi một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/ dịch
vụ tương tự với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh
- Khác biệt hóa: Lợi thế về sự khác biệt hóa là khi một doanh nghiệp cung cấp các sản
phẩm/ dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh Lợi thế về khác biệt hóa có thể
là về chất lượng sản phẩm, thiết kế, mẫu mã, dịch vụ khách hàng,…
- Tập trung hóa: Lợi thế về tập trung đòi hỏi doanh nghiệp chú trọng vào quá trình đáp
ứng một phân khúc hẹp và có tính cạnh tranh độc quyền để đạt được một lợi thế cạnhtranh có tính cục bộ hơn là trên cả một thị trường rộng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp có thể tập trung phát triển 4 yếu tố tạolập lợi thế cạnh tranh bền vững, đó là: năng suất, chất lượng, sự đổi mới và sự phảnhồi của khách hàng Đây là các yếu tố mà bất kỳ một doanh nghiệp dù hoạt động ởlĩnh vực nào hoặc sản xuất mặt hàng hay dịch vụ nào đi nữa đều phải chịu ảnh hưởng
từ nó
Năng suất: Doanh nghiệp nào có năng suất của người lao động cao nhất trong
một ngành kinh doanh sẽ thường có mức sản xuất thấp nhất so với các doanh nghiệpkhác trong ngành
Chất lượng: Ảnh hưởng từ chất lượng tới lợi thế cạnh tranh là gấp đôi so với các
yếu tố khác Khi cung cấp những sản phẩm chất lượng cao hơn sẽ làm gia tăng giá trịcủa chính sản phẩm đó trong mắt người tiêu dùng Và ngược lại, sự đánh giá cao hơn
về giá trị sản phẩm sẽ cho phép công ty có thể đưa ra một mức giá cao hơn đối với cácsản phẩm của mình
Đổi mới và sáng tạo: Đổi mới có thể được định nghĩa là bất kỳ điều gì mới hay
khác lạ trong các hoạt động của một công ty hoặc đối với các sản phẩm của công tysản xuất ra Sự đổi mới bao gồm cả những sự thay đổi về chủng loại sản phẩm, quátrình sản xuất, hệ thống quản trị, cấu trúc tổ chức và chiến lược cạnh tranh Sự đổi mớiđược coi là điều quan trọng nhất trong việc xây dựng khung lợi thế cạnh tranh Xéttrong một khoảng thời gian dài thì cạnh tranh có thể được thừa nhận như là một quá
Trang 14trình được thực hiện bởi sự đổi mới Mặc dù không phải mọi đổi mới đều thành côngnhưng có thể trở thành một yếu tố quan trọng của lợi thế cạnh tranh bởi lẽ theo nhưđịnh nghĩa, sự đổi mới đem lại cho công ty một điều gì đó duy nhất – điều mà các đốithủ cạnh tranh không thể có Điều đó có thể giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt sovới đối thủ cạnh tranh.
Sự phản hồi của khách hàng: Để đạt được sự phản hồi tốt hơn từ phía khách
hàng, một doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong việcnhận dạng và làm thỏa mãn các nhu cầu khách hàng của mình Khi đó các khách hàng
sẽ đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn, từ đó giúp doanh nghiệp tạo nên lợithế cạnh tranh dựa trên sự khác biệt hóa Nâng cao chất lượng sản phẩm được cungứng tới khách hàng là việc thích hợp để doanh nghiệp đạt được phản hồi tốt, cũnggiống như việc phát triển các sản phẩm mới với các tính năng mà sản phẩm hiện cócòn thiếu, điều đó giúp có được sự phản hồi tốt từ khách hàng
1.1.2.2 Lý thuyết về đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp
1.1.2.2.1 Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp
Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược
Bộ môn Quản trị chiến lược - Trường Đại học Thương Mại
Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp
1.1.2.2.2 Nội dung nghiên cứu
- Đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp là những doanh nghiệp có vị thế dẫn đạohoặc thách thức trên cùng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp nghiên cứu; hoặc làđối thủ được đánh giá là có năng lực cạnh tranh mạnh hoặc hội nhập hữu hiệu trên thịtrường mục tiêu
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp: Tùytheo đặc thù của từng doanh nghiệp sẽ xây dựng được các tiêu chí đánh giá khác nhau
Đánh giá năng lựccạnh tranh tươngđối của doanhnghiệp
Nhận diện đối thủcạnh tranh chínhcủa doanh nghiệp
Đánh giá năng lựccạnh tranh tuyệt đốicủa doanh nghiệp
Thiết lập bộ tiêu chí đánhgiá năng lực cạnh tranhsản phẩm của doanh
nghiệp
Trang 15Các tiêu chí phải đảm bảo bao gồm cả năng lực cạnh tranh nguồn và năng lực cạnhtranh thị trường.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp: điều này giúp doanh nghiệpđánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc đánh giá môi trườngbên trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá một cách khách quan hơn
Sau khi lập các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanhnghiệp, tiếp tục đánh giá tầm quan trọng (Ki) cho mỗi năng lực cạnh tranh dựa vào ảnhhưởng của từng tiêu chí đến vị thế chiến lược hiện tại của doanh nghiệp Tổng mức độquan trọng của tất cả các tiêu chí năng lực cạnh tranh là bằng 1
Đánh giá xếp loại (Pi) cho mỗi năng lực cạnh tranh từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém) căn
cứ cách thức mà định hướng chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với cácnăng lực cạnh tranh này
Nhân Ki với Pi để xác định tổng số điểm quan trọng của từng năng lực cạnhtranh
Cộng điểm quan trọng của từng năng lực cạnh tranh để xác định tổng số điểmquan trọng của năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp
- Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp:
Xác định tổng số điểm quan trọng của năng năng lực cạnh tranh của đối thủ cạnhtranh Chia tổng điểm quan trọng năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp chotổng số điểm quan trọng năng lực cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh để xác định nănglực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp
1.1.2.3 Lý thuyết về chuỗi giá trị
Khái niệm chuỗi giá trị được M Porter đưa ra lần đầu tiên vào năm 1985, ôngcho rằng công cụ quan trọng của doanh nghiệp để tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàngchính là chuỗi giá trị Về thực chất, đây là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết kế,sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp
Khái niệm chuỗi giá trị cũng được đề cập đến trong cuốn giáo trình “Quản trịchiến lược” của Nguyễn Hoàng Việt – Nguyễn Hoàng Lòng thì “Chuỗi giá trị củadoanh nghiệp mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch
vụ từ khâu hậu cần đầu vào, đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liên quan đếnviệc kết hợp giữa chuyển hóa vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đưađến người tiêu dùng sau cùng và dịch vụ sau bán.”
Trang 16Các hoạt động chuỗi giá trị được thực hiện ra sao sẽ các định các chi phí và tácđộng tới lợi nhuận Một doanh nghiệp đang tìm kiếm lợi thế dẫn đạo chi phí phải hạthấp một số lượng các nguồn lực mà nó tiêu dùng và mức giá mà nó phải trả cho việc
sử dụng các nguồn lực này Các quyết định điều khiển mỗi hoạt động trong chuỗi giátrị xác định bản chất và chất lượng đầu ra của doanh nghiệp Một doanh nghiệp tìmkiếm để có được lợi thế cạnh tranh qua khác biệt hóa phải làm cho các hoạt động chuỗigiá trị có hiệu suất cao trong chuyển hóa các đầu vào khác biết hoặc tốt hơn so với đốithủ cạnh tranh của nó Việc cải thiện các chức năng chuỗi giá trị là một trong nhữngcách thức tốt nhất để đạt tới ưu thế cạnh tranh
Hình 1.1: Mô hình chuỗi giá trị của M.Porter (1985)
M.Porter đã xác định 5 hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệpbao gồm: logistics đầu vào, tác nghiệp, logistics đầu ra, marketing và bán hàng, dịch
vụ Mỗi doanh nghiệp đề phải thực hiện 5 hoạt động cơ bản trên ở một mức độ nào đó
và đều phải chắc chắn có các phương tiện để xử lý mỗi hoạt động Việc nhấn mạnhhơn hoặc một vài hoạt động căn bản phụ thuộc vào bản chất của kinh doanh M.Portercũng nhận diện 4 hoạt động là những hoạt động hỗ trợ chung Đó là những hoạt độngvừa hỗ trợ cho nhưng hoạt động căn bản như là một chỉnh thể bao gồm những hoạtđộng mua và trang bị, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và kết cấu hạtầng,…
Trang 171.2 Phân định nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm lợp AC của
doanh nghiệp
1.2.1 Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm lợp AC của doanh
nghiệp
Nguồn vốn: Để tiến hành một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì đều cần có vốn, đó
là yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Vốn khôngchỉ là một yếu tố đầu vào mà còn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trongsuốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, vốn có tầm quan trọng sốmột của mọi hoạt động kinh doanh Nhờ có vốn mà doanh nghiệp có thể thay đổi trangthiết bị với công nghệ cao, mở rộng quy mô sản xuất… Nó mang cho doanh nghiệpnhiều lợi thế như cải tiến được mẫu mã, giảm được giá thành sản phẩm, giảm sức laođộng cho công nhân mà vẫn đáp ứng được chất lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu thụcủa thị trường đồng thời nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của mình trên thị trường
Quy mô sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn sẽ có lợi thế
trong cạnh tranh Khi số lượng sản xuất gia tăng sẽ đáp ứng được nhiều hơn nhu cầucủa khách hàng, qua đó chiếm được thị phần lớn hơn Nếu sản xuất với một quy môcàng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm càng giảm, giúp doanhnghiệp gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh
Khả năng thu hút nguồn nhân lực: Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết
định nhất đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp Yếu tố con người thể hiện qua khảnăng quản lý, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người quản lý cũng như nhânviên lao động Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chấtxám cao, thể hiện trong chất lượng sản phẩm, từ đó thể hiện uy tín, danh tiếng củadoanh nghiệp Khả năng thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp quyết định đến chấtlượng của nguồn nhân lực Lực lượng lao động có làm việc và cống hiến chất xám củamình cho doanh nghiệp hay không đều dựa vào các chế độ đãi ngộ, môi trường làmviệc, văn hóa công sở tại nơi họ làm việc
Khả năng thích ứng và đổi mới công nghệ: Khả năng thích ứng và đổi mới công
nghệ trong doanh nghiệp có thể được kiểm định bằng năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, mức tiêu thụ sản phẩm Công nghệ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Doanh nghiệp có công nghệ hiện đại là những công nghệ sử dụng ítnhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, chất lượng sản phẩm tốt, ít gây ô nhiễm môi
Trang 18trường,… Với những công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất laođộng, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm giúp tăng năng lực cạnh tranh sảnphẩm cho doanh nghiệp.
Thị phần: Thị phần là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này màdoanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào và cần vạch ra những chiến lược hànhđộng như thế nào Năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần, năng lực cạnh tranh có khảnăng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phầnlớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững
Chất lượng sản phẩm: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi củakhách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao Chất lượng của sản phẩm là một công cụcạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, bởi khách hàng luôn có xuhướng so sánh sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác nhằm lựa chọncho mình cái tốt nhất Người tiêu dùng thường quan tâm trước tiên đến chất lượng khilựa chọn một sản phẩm nào đó, nhiều lúc họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao để cóđược một sản phẩm tốt hơn
Giá sản phẩm: Giá sản phẩm là hình thức biểu hiện bằng tiền giá trị của sản
phẩm, nó thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán Sản phẩm cócùng chất lượng thì giá sản phẩm là công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp, nótác động rất lớn đến cạnh tranh Cạnh tranh về giá sẽ có ưu thế hơn đối với các doanhnghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều so với các đối thủ khác, các doanh nghiệpnày sẽ đạt tính kinh tế theo quy mô
Mạng lưới phân phối: Mạng lưới phân phối như là biến số marketing tạo lợi thế
cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường Hoạt động phân phối giải quyếtvấn đề hàng hóa, dịch vụ được đưa như thế nào đến với người tiêu dùng Vì vậy, doanhnghiệp có cách thức tạo ra hệ thống phân phối của mình tốt, tạo ra sự thuận tiện nhanhchóng cho người tiêu dùng, việc đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường
Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán: Bao gồm các hoạt động chủ yếu như
quảng cáo bán hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp vàquan hệ công chúng Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị
Trang 19trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp trên thịtrường Các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng, dễ dàng đáp ứngnhu cầu của khách hàng đều dựa vào các hoạt động xúc tiến bán, đồng thời sẽ tạo rađược hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt của khách hàng Xúc tiến bán cònkích thích người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp, thu hút được các kháchhàng tiềm năng giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, hoạt động quảng cáo,xúc tiến bán là vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnhtranh của mình.
Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp: Uy tín, thương hiệu của doanh nghiêp
được hình thành trong cả quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu vàchiến lược đúng đắn Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, là yếu tốtác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và quyết định mua hàng hóa, dịch vụ.Ngoài ra nó còn tạo dựng lòng tin với nhà cung cấp, các đối tác kinh doanh và doanhnghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong quan hệ với bạn hàng Uy tín, thương hiệu củadoanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, khi giá trị tài sản này cao sẽgiúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường
1.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể sản phẩm tấm lợp AC của doanh nghiệp
Với các tiêu chí giúp đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm lợp AC đượcthiết lập ở trên, đồng thời nghiên cứu vai trò của các tiêu chí này, ta thiết lập đượcbảng tổng hợp năng lực cạnh tranh sản phẩm và đánh giá điểm xếp loại của từng tiêuchí Dựa vào đối sánh với đối thủ cạnh tranh, ta có thể đưa ra được những điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp, để từ đó có những biện pháp phù hợp
Nguồn vốn và các hoạt động quảng cáo, xú tiến bán có ảnh hưởng quan trọng đếnviệc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, vì vậy chúng có độ quantrọng là 0,15 Các yếu tố khả năng thu hút nguồn nhân lực, khả năng thích ứng và đổimới công nghệ, thị phần, chất lượng sản phẩm, mạng lưới phân phối và uy tín củadoanh nghiệp có độ quan trọng là 0,1 Còn lại hai tiêu chí quy mô sản xuất và giá sảnphẩm có độ quan trọng là 0,05 Tổng độ quan trọng của các yếu tố là 1
Bảng 1.1: Bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
3 Khả năng thu hút nguồn nhân lực 0,1
4 Khả năng thích ứng và đổi mới công nghệ 0,1
Trang 205 Thị phần 0,1
9 Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán 0,15
10 Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp 0,1
1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm lợp
AC của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh mà doanh nghiệp có được là do sự nỗ lực bền bỉ và lâu dàicủa doanh nghiệp Nó là kết quả của rất nhiều hoạt động thực hiện theo chiến lượccạnh tranh đã đề ra và phụ thuộc nhiều vào các nhân tố môi trường vĩ mô và môitrường ngành
1.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô
Môi trường vĩ mô chính là môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, nó baogồm nhiều nhân tố phức tạp ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: nền kinh tế, tình hìnhchính trị - pháp luật, tình hình xã hội, các nhân tố tự nhiên, công nghệ Chúng có thể
là thời cơ hoặc thách thức đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần am hiểu về cácnhân tố đó và đưa ra cách ứng xử cho phù hợp với những biến động của môi trường.Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định sẽ tạo đà cho doanh nghiệp pháttriển, thu nhập quốc dân đầu người tăng, tăng đầu tư cho sản xuất, thị trường có sứcmua lớn, thu hút đầu tư từ nước ngoài tăng cao, sức cạnh tranh ngày càng gay gắt Thịtrường phát triển là cơ hội cho các doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, tự hoàn thiệnbản thân, không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường Đây là cuộc chạy đua khôngkhoan nhượng, các doanh nghiệp không có mục tiêu rõ ràng, không có chiến lược hợp
lý sẽ sớm bị loại khỏi đường đua Ngược lại, với nền kinh tế bị suy yếu, bất ổn địnhdẫn đến tâm lý người tiêu dùng hoang mang, sức mua giảm sút, các doanh nghiệp phảigiảm sản lượng, lợi nhuận cũng theo đó giảm theo, khi đó sự cạnh tranh càng trở lênkhốc liệt hơn
Hệ thống chính trị và pháp luật của Nhà nước là cơ sở nền tảng cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi chính trị - pháp luật ổn định, rõ ràng sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh trên thị trường,
Trang 21ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước có thể thúc đẩy vàgia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách thực hiện các chính sách kích cầu,nâng cao trình độ nguồn nhân lực, hỗ trợ nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ,đầu tư cho cơ sở hạ tầng,… Một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ giúp các doanhnghiệp phát triển thuận lợi, các nhà đầu tư nước ngoài tìn tưởng, yên tâm đầu tư chosản xuất kinh doanh Đồng thời, một quốc gia có hành lang pháp lý ổn định cũng tạođiều kiện cho doanh nghiệp phát triển
Các nhân tố về xã hội như phong tục tập quán, mức sống, dân số,… quyết địnhthái độ tiêu dùng và khả năng thanh toán của khách hàng mục tiêu Khoảng cách giàunghèo, trình độ dân số là một trong những cản trở đến trình độ văn hóa và chất lượngnguồn nhân lực của doanh nghiệp
Các điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăncho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí thuận lợi Doanh nghiệp sẽ ở trung tâmcông nghiệp hay gần nguồn nguyên liệu, trình độ nhân lực cao, lành nghề hay gần cáctrục đường giao thông quan trọng… sẽ tạo cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, giảmđược chi phí
Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp thông qua chất lượng và giá bán sản phẩm Khoa học công nghệ cũng giúpdoanh nghiệp xử lý các thông tin một cách chính xác và có hiệu quả, khoa học côngnghệ là tiền đề cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
1.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ngành
Môi trường ngành bao gồm các yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, khách hàng,nhà cung cấp, sản phẩm thay thể Các yếu tố này có thể tác động trực tiếp hoặc giántiếp đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp
Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sựtin tưởng của khách hàng đến doanh nghiệp là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp Sựtín nhiệm đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu và thị yếu của khách hàng sovới đối thủ cạnh tranh Thông qua sự tiêu dùng của khách hàng mà doanh nghiệp đạtđược mục tiêu lợi nhuận Các doanh nghiệp phải luôn tìm cách để đáp ứng nhu cầukhách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh Khách hàng có thể ảnh hưởng đến nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua thị yếu và thu nhập
Trang 22Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh hiện có và đối thủ cạnhtranh tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh hiện có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Khi tham gia vào thị trường thì các doanh nghiệp luôn muốnđáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Bởi vậy, nếu muốn tồn tại và phát triển thìdoanh nghiệp phải không ngừng cố gắng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh củamình để có thể theo kịp và vượt lên trên đối thủ cạnh tranh khác Các đối thủ cạnhtranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp trong tương lai có khả năng tham gia vào ngàngkinh doanh, tác động đến mức độ cạnh tranh của ngành và năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Sự xuất hiện của các đối thủ mới có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp
vì doanh nghiệp đi sau sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đitrước, các quyết định chiến lược sẽ dễ dàng hơn Để chống lại các đối thủ tiềm ẩn,doanh nghiệp cần phải thường xuyên củng cố năng lực cạnh tranh của mình bằng cáchkhông ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
Các nhà cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp Việc cung ứnghàng hóa đầu vào có ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa bán ra Giữa doanh nghiệp vànhà cung ứng thường có những cuộc thương lượng về giá cả, chất lượng, thời giangiao hàng Nhà cung cấp có thể giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi doanhnghiệp không phải là khách hàng quan trọng của họ, họ là nhà cung cấp độc quyền củadoanh nghiệp hay loại vật tư mà họ cung cấp là yếu tô đầu vào quan trọng đối vớidoanh nghiệp, có thể quyết định đến quá trình sản xuất hoặc quyết định sản phẩm củadoanh nghiệp Nhà cung cấp có thể tăng giá bán, trì hoãn cung cấp,… Chính vì vậycần xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng, đảm bảo chấtlượng sản phẩm của doanh nghiệp
Sự ra đời của các sản phẩm thay thế với mục đích đáp ứng nhu cầu thị trườngtheo hướng ngày càng đa dạng, phong phú với yêu cầu ngày càng cao, số lượng sảnphẩm thay thế gia tăng làm tăng mức độ cạnh tranh và thu hẹp quy mô thị trường củasản phẩm trong ngành Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trựctiếp nếu như sản phẩm của doanh nghiệp thuộc loại sản phẩm bị thay thế
Trang 23CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY LẮP VÀ
VLXD ĐÔNG ANH 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
2.1.1 Giới thiệu về công ty
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh – Thuộc Tổng Công ty LICOGI – Bộ Xây dựng
- Tên viết tắt: DOMATCO
- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 8 – Thị trấn Đông Anh – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể khái quát qua bốn giai đoạn sau:
Từ năm 1980 đến 1987: Là thời kỳ bao cấp, Xí nghiệp hoạt động theo kế hoạchcấp trên giao với nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng vật tư và vận chuyển trong nội bộ Liênhiệp các xí nghiệp thi công cơ giới nhằm đáp ứng với nhiệm vụ sản xuất chung củangành xây dựng trong cả nước
Từ năm 1988 đến 1998: Thời kỳ xoá bỏ chế độ bao cấp, đơn vị tự hạch toán sảnxuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, Xí nghiệp được đổi tên là Công ty Vật tư vàsản xuất VLXD Đông Anh từ 1/1/1996 Nhiệm vụ của Công ty đã chuyển hướng sangsản xuất, kinh doanh đa ngành: Kinh doanh vận tải, bán vật tư, sản xuất tấm lợp và xâydựng cơ bản
Từ tháng 1/1999: thực hiện nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việcchuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Căn cứ quyết định số 1436QĐ/BXD ngày 28/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Phê duyệt phương án cổ phầnhoá và chuyển doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Vật tư và sản xuất VLXD ĐôngAnh thành Công ty CP Tấm lợp – VLXD Đông Anh
Trang 24Từ 1/9/2007: để phù hợp với sự phát triển sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thịtrường, Công ty đổi tên thành: Công ty CP Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh Trụ
sở đóng tại: Tổ 8 – Thị trấn Đông Anh – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội Sảnphẩm tấm lợp của Công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chấtlượng cao từ năm 1999 cho đến nay
Sau hơn 33 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã lớn mạnh và trưởng thành vềmọi mặt, đến nay đã khẳng định là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về cung cấpcác loại sản phẩm tấm lợp, các sản phẩm nhôm kính và một số dịch vụ khác
Qua quá trình tích lũy sáng tạo, công ty đã khẳng định vị trí và thương hiệu Tấmlợp Đông Anh đối với người tiêu dùng Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huânchương lao động hạng Nhất năm 2010, giải thưởng chất lượng cao năm 2011 và nhiềugiải thưởng, chứng nhận cao quý khác
2.1.3 Danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
Hiện nay, các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Đầu
tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh là:
- Sản xuất tấm lợp Amiăng Ximăng
- Sản xuất kinh doanh tấm lợp kim loại mầu và các sản phẩm tấm lợp khác
- Thiết kế, chế tạo, kinh doanh cầu trục, cổng trục, kết cấu thép (không bao gồm thiết kếcông trình
- Đầu tư phát triển các khu đô thị mới và khu đô thị tập trung
- Kinh doanh khai thác cảng sông nội địa, dịch vụ logistics
- Cho thuê kho bãi chứa hàng hóa và vật liệu xây dựng
- Kinh doanh vận tải đường sông và biển
- Sản xuất các sản phẩm khác từ plastic: sản xuất cửa nhựa, cửa sổ
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
- Sản xuất cửa kim loại, cửa sổ và khung của chúng, cửa chớp, cổng; vách ngăn phòngbằng kim loại
2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh
Trang 25Nguồn: Phòng Hành chính – Môi trường
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD
Đông Anh
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh theokiểu trực tuyến, chức năng, bộ máy có sự phân cấp quyền lực trực tuyến Cơ cấu tổchức của công ty như trên phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Vớiquy mô của Công ty như hiện tại, việc phân quyền cho 3 Phó tổng giám đốc lần lượtđảm trách từng mảng chuyên môn nhằm chia sẻ trọng trách quản lý cho Tổng giámđốc Tại Công ty CP Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh, cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý được phân cấp thành 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp phân xưởng Mỗi cấpđều có đầy đủ các chức năng quản lý cơ bản của mình là: Hoạch định, tổ chức và phốihợp thực hiện, kiểm tra theo từng nhiệm vụ đã được cấp trên giao
2.1.5 Một số chỉ tiêu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông
Anh
Trong những năm gần đây, thị trường có nhiều biến chuyển phức tạp, gây khókhăn cho hoạt động của công ty, song công ty vẫn đạt được những thành tựu nhất định
Trang 26Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây
Lợi nhuận sau thuế 11.793 14.791 12.04 2.998 125.42 -2.751 81.4
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Doanh thu của doanh nghiệp giảm dần qua các năm, cùng với nó là tổng chi phícũng giảm Tuy nhiên mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không ổn định, tăng2.998 triệu đồng từ năm 2012 đến 2013, tuy nhiên, giảm 2.751 triệu đồng vào giaiđoạn tiếp thep vào năm 2013 đến 2014
2.2. Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài
2.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô
Kinh tế: Trong tình hình kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với
khu vực và thế giới thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt Sứctiêu thụ VLXD năm 2015, trong đó có sản phẩm tấm lợp kim loại AC được đánh giá là
sẽ tăng lên so với năm 2014 do thị trường bất động sản đang dần ấm lên Thị trường sẽ
có thêm nhiều mẫu mã mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đồng thời, ViệtNam đã gia nhập AEC, tiến đến năm 2018, thuế nhập khẩu của các sản phẩm VLXD là0%, ảnh hưởng rất nhiều đến Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh,Công ty phải cố gắng hơn nữa để hội nhập
Chính trị - pháp luật: Với quan điểm phát triển VLXD của chính phủ phải đảm
bảo tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môitrường Đồng thời phải dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả về thế mạnh thị trường laođộng, không ngừng nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ thì sản
Trang 27phẩm tấm lợp kim loại AC là lợi thế cho các doanh nghiệp trong ngành VLXD, baogồm cả Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh.
Xã hội: Dân số ngày một tăng, nhu cầu về nhà ở cũng theo đó mà tăng lên Các
khu trung cư cao tầng, hệ thống trường học, bệnh viện, khu công nghiệp được xâydựng ngày một nhiều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ các sản phẩmVLXD Đồng thời với đó là yêu cầu ngày một tăng của người tiêu dùng, không chỉmẫu mã đẹp mà còn phải đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng Tấm lợp kim loại ACcủa Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh nhiều năm liền được ngườitiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” mang thương hiệu Tấm lợpĐông Anh
Tự nhiên: Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, dân cư đông đúc, trình độ dân trí
cao,… là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh nằm trong khu vực có
hệ thống giao thông thuận tiện, thông tin phát triển, điều này giúp doanh nghiệp pháttriển lợi thế cạnh tranh của mình một cách hiệu quả nhất
2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ngành
Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, ở miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung, có rất
nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất VLXD và đặc biệt là các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù là sản xuất ra sản phẩm tấm lợp, nhất là tấmlợp kim loại AC… Các đối thủ mạnh như Nhà máy tấm lợp Thái Nguyên thuộc Công
ty Cổ phần Cơ điện luyện kim Thái Nguyên Công ty này được thành lập vào 2001,với bề dày về sản xuất cũng như về nguồn vốn, có thể nói đây là đối thủ mạnh đối vớidoanh nghiệp Công ty Cổ phần Cơ điện luyện kim Thái Nguyên sản xuất sản phẩmvới chất lượng tốt, giá thành lại cạnh tranh Bên cạnh Công ty Cổ phần Cơ điện luyệnkim Thái Nguyên thì Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và VLXD Đông Anh cũng phảichia sẽ thị phần với các doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Nam Long, Công ty
Cổ phần Việt Thái,…
Khách hàng: Với các sản phẩm VLXD của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và
VLXD Đông Anh thì ngoài các khách hàng trực tiếp mua sản phẩm tại các đại lý,Công ty còn sản xuất chủ yếu để phục vụ cho các công trình xây dựng do Công tynhận thầu Nhóm khách hàng này ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, tạo ra nguồndoanh thu lớn cho doanh nghiệp