1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc

63 961 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 468,5 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Bước đầu gia nhập WTO nước ta vẫn còn nhiều yếu kém và cần phảihọc hỏi nhiều hơn để thích nghi và có thể phát triển trong thị trường Để tồntại được trong thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần hoàn thiện năng lực kinhdoanh, phát huy sức mạnh nội tại Gia nhập WTO cho doanh nghiệp trongnước nhiều cơ hội được thử sức, học hỏi được những kinh nghiệm từ cácdoanh nghiệp nước ngoài, rút ra những bài học kinh nghiệm và áp dụng hiệuquả những kinh nghiêm kinh doanh đó vào cuộc sống để tự rèn luyện vàphát triển mình

Trước xu hướng đó, đối với nền kinh tế Việt Nam ngành than đượccoi là một trong những ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế củađất nước Mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiệnđường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đảm bảo nhu cầu toàn xã hội đang không ngừng tăng lên vềmọi mặt, không ngừng tăng cường sản xuất, xuất khẩu, giải quyết công ănviệc làm cho người lao động vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm Công tykinh doanh Than Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoátrực thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản miền Bắc đang đứng trước những cơhội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Để có thể tồntại, đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải xác định được cho mìnhnhững phương thức hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnhtranh đúng đắn

Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranhcũng như mong muốn được đóng góp một số ý kiến để Công ty Kinh doanhThan Hà Nội đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Sau một thời gianthực tập tại công ty Kinh doanh than Hà Nội, em quyết định lựa chọn đề tài

Trang 2

“ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Kinhdoan Than Hà Nội” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Đề tài được viết khi thực tập tại công ty kinh doanh than Hà Nội,thuộc tập đoàn than khoáng sản miền Bắc Đề tài đi sau phân tích và đánhgiá tình hình thực trạng của việc kinh doanh tại công ty kinh doanh than HàNội,

Bố cục bài viết gồm 3 chương:

Chương I: Lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh

than Hà Nội

Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh

doanh than Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP

I Lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Phải nói rằng thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rộng rãitrên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, trong giao tiếphàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các chính sách của các nhà kinhdoanh Nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao trong các học giả vàgiới chuyên môn về năng lực cạnh tranh của công ty

Theo cách tiếp cận năng lực cạnh tranh ở tầm quốc gia

Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm diễn đàn kinh tế thế giới (gọitắt là WEF) Theo định nghĩa của WEF thì năng lực cạnh tranh của một quốcgia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chínhsách, thể chế vững vàng tương đối và các đặc trưng kinh tế khác

(WEF-1997)

Như vậy năng lực cạnh tranh của một quốc gia được xác định trướchết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc đân và sự có mặt (haythiếu vắng) các yếu tố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn trongcác chính sách kinh tế đã được thực hiện Ví dụ điển hình là Nhật bản, sauchiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản trở nên hoang tàn, nhândân chìm trong cảnh mất mùa, thiếu thốn Vậy mà đến năm 1968 Nhật bản

đã trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) vàđược xếp hàng các cường quốc kinh tế lớn nhất, kỷ lục về sự tăng trưởngkinh tế này là một trong những đỉnh cao để xác định năng lực cạnh tranh lớncủa nền kinh tế Nhật bản Cũng theo WEF thì các yếu tố xác định năng lựccạnh tranh được chia làm 8 nhóm chính bao gồm 200 chỉ số khác nhau, các

Trang 4

nhóm yếu tố xác định năng lực cạnh tranh tổng thể chủ yếu có thể kể ra là:

Nhóm 1: Mức độ mở cửa nền kinh tế thế giới bao gồm các yếu tố thuếquan, hàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái

Nhóm 2: Nhóm các chỉ số liên quan đến vai trò và hoạt động củachính phủ bao gồm mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực của Chínhphủ, thuế và mức độ trốn thuế, chính sách tài khoá

Nhóm 3: Các yếu tố về tài chính bao gồm các nội dung về khả năngthực hiện các hoạt động trung gian tài chính, hiệu quả và cạnh tranh, rủi rotài chính đầy đủ và tiết kiệm

Nhóm 4: Các yếu tố về công nghệ bao gồm năng lực phát triển côngnghệ trong nước, khai thác công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài,phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao công nghệ khác

Nhóm 5: Các yếu tố và kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc và kếtcấu hạ tầng khác

Nhóm 6: Quản trị bao gồm các chỉ số và quản trị nguồn nhân lực vàcác yếu tố quản trị không liên quan đến nguồn nhân lực

Nhóm 7: Các yếu tố về lao động bao gồm các chỉ số về trình độ taynghề và năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quảcủa các chương trình xã hội , quan hệ lao động trong một ngành

Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế gồm các yếu tố về chất lượng, các thểchế về pháp lý, các luật và văn bản pháp quy khác

Dựa vào các nhóm chỉ số này có thể đánh giá, xem xét để rút ra kếtluận về việc định liệu các chính sách, biện pháp đã được sử dụng ở mộtQuốc gia có thực sự nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế không Chẳnghạn những năm qua chính phủ Việt Nam đã đưa ra chủ trương khuyến khíchphát triển các loại hình doanh nghiệp hợp tác liên doanh, liên kết với nướcngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm chuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh

Trang 5

tế Thế nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không lấy gì làm chắc chắn

Cách tiếp cận dựa trên quan điểm của M.Poter về chỉ số năng suất Ông cho rằng chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm vềnăng lực cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản cho việc nâng caosức sống của một đất nước Xét về dài hạn chỉ số năng suất này phụ thuộcvào trình độ phát triển và tính năng động của các doanh nghiệp Do đó nănglực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào việc các yếu tố nào trong nềnkinh tế quốc dân, giữ vai trò quyết định cơ bản cho phép các công ty sángtạo và duy trì và lợi thế cạnh tranh trên mọi lĩnh vực cụ thể Với cách nhìnnhận vấn đề như vậy M.Poter đã đưa ra một khuôn khổ các yếu tố tạo nênlợi thế canh tranh của một quốc gia và Ông gọi đó là “khối lượng kim cươngcác lợi thế cạnh tranh” bao gồm các nhóm được phân chia một cách tươngđối

quốc gia về nguồn lao động được đào tạo, có tay nghề, về tàinguyên, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học và công nghệ)

trường trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành

nghiệp và của đối thủ cạnh tranh

có khả năng cạnh trạnh quốc tế

Tiếp cận năng lực cạnh tranh ở cấp ngành, cấp doanh nghiệp

Quan điểm của M.Poter

Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốnsách của M.Poter, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là năngchiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay

Trang 6

thế) của công ty đó Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoàinước năng lực cạnh tranh được quy định bởi các yếu tố sau:

Nghiên cứu những yếu tố cạnh tranh này sẽ là cơ sở cho doanh nghiệpxây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cạnh tranh phù hợp với tronggiai đoạn, thời kỳ phát triển thời kỳ phát triển của nền kinh tế

Quan điểm tân cổ điển về năng lực cạnh tranh của một sản phẩm Quan điểm này dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, để xemxét năng lực cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chiphí sản xuất và năng suất Như vậy năng lực cạnh tranh của một ngành, công

ty được đánh giá cao hay thấp tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất có giảm bớthay không vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơbản của lợi thế cạnh tranh

Quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren

VarDwer, E.martin và R.Westgren là những đồng tác giả của cuốn

“Assessing the competiviveness of Canada’s agrifood Industry”- 1991 Theocác tác giả này thì năng lực cạnh tranh của một ngành, của công ty được thểhiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trongnước và nước ngoài Như vậy lợi nhuận và thị phần, hai chỉ tiêu đánh giánăng lực cạnh tranh của công ty Chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, lợinhuận và thị phần càng lớn thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpcàng cao Ngược lại, lợi nhuận và thị phần giảm hoặc nhỏ phán ánh năng lựccạnh tranh của công ty bị hạn chế hoặc chưa cao Tuy nhiên chúng chỉ là

Trang 7

những chỉ số tổng hợp bao gồm chỉ số thành phần khác nhau như:

 Chỉ số về năng suất bao gồm năng suất lao động và tổng năng suấtcác yếu tố sản xuất

 Chỉ số về công nghệ bao gồm các chỉ số về chi phí cho nghiên cứu

và triển khai

 Sản phẩm bao gồm các chỉ số về chất lượng, sự khác biệt

 Đầu vào và các chi phí khác: giá cả đầu vào và hệ số chi phí cácnguồn lực

Nói tóm lại có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về năng lựccạnh tranh Song bài viết này không nhằm mục đích phân tích ưu nhượcđiểm của quan điểm đó mà chỉ mong muốn giới thiệu khái quát một số quanniệm điển hình giúp cho việc tiếp cận một phạm trù phổ biến nhưng cònnhiều tranh cãi về khái niệm được dễ dàng hơn

2 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1 Các yếu tố bên ngoài

2.1.1 Môi trường vĩ mô

a Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên cóthể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,

… Điều kiện tự nhiên có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh của từng loại doanhnghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng mang tính chấtquyết định đến doanh nghiệp khai thác; điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiếttác động trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy hải sản và

từ đó tác động đến các doanh nghiệp chế biến; địa hình và sự phát triển hạtầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp; khí hậu, độ

ẩm, không khí tác động mạnh đến nhiều ngành sản xuất, từ khâu thiết kế sảnphẩm đến công tác lưu kho…

Trang 8

b Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có vai trò hàng đầu và có ảnh hưởng quyết địnhđến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp Nếu nền kinh tế trongnước và kinh tế quốc tế tăng trưởng cao sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia đình

và doanh nghiệp, dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu tiêu dùng vànhu cầu đầu tư Thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, áp lực cạnhtranh giảm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất, thu được nhiềulợi nhuận hơn Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái nó sẽ tác động năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng ngược lại, làm cho thị trường bị thuhẹp và áp lực cạnh tranh lớn hơn Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm lợinhuận, thua lỗ thậm chí phá sản

c Môi trường chính trị

Môi trường chính trị trong nước và quốc tế ảnh hưởng rất lớn đếnnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Môi trường chính trị trong nước ổnđịnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường

Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị của thế giới là cácquan hệ chính trị hình thành trên toàn cầu hoặc ở khu vực như vấn đề toàncầu hóa, hình thành, mở rộng hoặc phá bỏ các liên minh song phương hoặc

đa phương, giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của thế giới và khu vực Cácnhân tố này tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệpcủa mỗi quốc gia nói riêng và của các doanh nghiệp nước ta nói riêng Nhìnchung nếu những bất đồng về chính trị giữa các quốc gia được xóa bỏ, quan

hệ giữa các nước được bình thường hóa thì thị trường của doanh nghiệp sẽđược mở rộng, doanh nghiệp cũng có điều kiện giao lưu, học hỏi, tiếp thucông nghệ mới; Trong khi đó nếu một quốc gia vì xung đột chính trị màđóng cửa, bế quan tỏa cảng thì một mặt, một số doanh nghiệp trong nước có

Trang 9

khả năng mở rộng thị phần trong nước vì không gặp phải áp lực cạnh tranh

từ bên ngoài, nhưng mặt khác các doanh nghiệp trong nước sẽ bị tụt hậu vềnăng lực sản xuất, trình độ công nghệ, năng lực quản lý…

d Môi trường văn hóa- xã hội

Các vấn đề về văn hóa xã hội như phong tục tập quán, lối sống, trình

độ dân trí có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu của nhu cầu trên thị tường.Doanh nghiệp phải nắm bắt được văn hóa xã hội địa phương mới có thể sảnxuất được sản phẩm thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng Van hóa xã hộicòn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanhnghiệp, thái độ cư xử, ứng xử của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, kháchhàng và cả đối với các đối thủ cạnh tranh

e Môi trường khoa học công nghệ

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanhchóng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật đều ảnh hưởng trực tiếp đếnnăng lực cạnh tranh của mọi doanh nghiệp có liên quan Chuyển giao côngnghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mọi doanhnghiệp Áp dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất sẽ giúp tăng năngsuất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới cải tiếnmẫu mã… giúp doanh nghiệp ngày càng thu hút được khách hàng Nếu cácdoanh nghiệp Việt Nam muốn nhanh chóng vươn lên, tạo ra năng lực cạnhtranh để đứng vững ngay trên sân nhà và vươn ra thị trường thế giới thìkhông thể không chú ý nâng cao khả nghiên năng cứu và phát triển côngnghệ; không chỉ là chuyển giao, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải cókhả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến

2.1.2 Môi trường vi mô (môi trường ngành)

a Khách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu với sản phẩm

Trang 10

của doanh nghiệp Nhu cầu của người tiêu dùng là nhân tố đầu tiên ảnhhưởng có tính quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Lượng cầu tác động đến mức độ và cường độ cạnh tranh trongngành Nếu quy mô thị trường lón mà lại không có nhiều doanh nghiệp thamgia thị trường thì sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp sẽ giảm; còn nếu thịtrường đã bão hòa mà số lượng doanh nghiệp gia nhập ngày càng nhiều thìcạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ khiến lợi nhuận ngày càng giảm sút.

Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Thị hiếu vànhững yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tínhnhạy cảm của khách hàng với giá cả… đều tác động đến việc thiết kế sảnphẩm của doanh nghiệp Doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của kháchhàng sẽ giành được thắng lợi trong cạnh tranh, ngược lại, doanh nghiệp nàokhông chú ý đến nhu cầu của khách hàng chắc chắn sẽ gặp thất bại Do nhucầu của khách hàng là một phạm trù không có giới hạn nên doanh nghiệpcòn phải biết khai thác và biến nhu cầu của khách hàng thành cầu thực sự

b Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp yếu tố đầu vàokhác nhau bao gồm người bán thiết bị, nguyên vật liệu, người cấp vốn vànhững người cung cấp lao động cho doanh nghiệp Quan hệ với nhà cungứng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp tìm được nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào lâu dàivới giá rẻ; được cac tổ chức tín dụng cho vay vốn với lã suất thấp; hoặc tìmđược nguồn cung lao động dồi dào, được đào tạo bài bản thì doanh nghiệp sẽtiết kiệm được chi phí đầu vào, qua đó có thể giảm giá thành, đồng thời nângcao chất lượng được sản phẩm chất lượng Còn nếu các nhà cung cấp lại gâysức ép tăng giá đầu vào thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán, khiến cho tínhcạnh tranh của sản phẩm giảm sút, hoặc phải chấp nhận giảm lợi nhuận để

Trang 11

giữ được khách hàng.

c Các doanh nghiệp trong ngành

Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanhnghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề, cùng khu vực thị trường Sốlượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đếnnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo M Porter, tám vấn đề sau sẽảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ: sốlượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít? mức độ tăng trưởng của ngành lànhanh hay chậm? chi phí cố định là cao hay thấp? các đối thủ cạnh tranh có

đủ ngân sách có đủ khả năng khác biệt hóa sản phẩm hay chuyển hướngkinh doanh hay không? năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không

và nếu tăng thì tăng ở tốc độ nào? tính chất đa dạng sản xuất kinh doanh củacác đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào? mức độ kỳ vọng của các đối thủ cạnhtranh vào chiến lược kinh doanh của họ và sự tồn tại của rào cản rời bỏngành

d Đối thủ tiềm ẩn

Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiệnhoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạtđộng Tác động của các doanh nghiệp này đối với hoạt đọng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp đến đau hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnhtranh của những doanh nghiệp đó (quy mô, công nghệ, đội ngũ quản lý…)

Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh làm tăng mức độ cạnh tranh trongngành

Theo M Porter, những nhân tố sau tác động đến quá trình tham gia thịtrường của các đối thủ mới: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quả kinh

tế của quy mô, bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệt hóasản phẩm, yêu cầu về vốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận

Trang 12

đường dây phân phối, các chính sách thuộc quản lý kinh tế mới

e Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố qua trọng tác động đénquá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Càng nhiều loại sản phẩmthay thế xuất hiện bao nhiêu thì sức ép cạnh tranh tạo lên doanh nghiệp cànglớn bấy nhiêu

Để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm thay thế, doanh nghiệpcần chú ý đến các vấn đề: đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượngsản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, các giải pháp khác biệthóa san phẩm cũng như trong từng giai đoạn phải biết tìm và rút về phânđoạn thị trường hay thị trường ngách phù hợp

2.2 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp

2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau cómối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa, được giaonhững trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấpnhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao độngsáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo cân bằng giữa doanh nghiệpvới môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các bộ phận bêntrong doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quảcác bộ phận bên trong doanh nghiệp, mặt khác, giữa quản trị doanh nghiệp

và chất lượng sản phẩm có mối quan hệ nhân quả Doanh nghiệp cần chú ýhai vấn đề chính là luôn dánh giá đúng thực trạng cơ cấu doanh nghiệp vàkhả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước các biến động của môi trườngkinh doanh

Trang 13

2.2.2 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốnđảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mọi hoạtđộng đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho… cũng như khả năng thanh toán củadoanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó.Khi đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cần tập trung vào một sốvấn đề: cầu về vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghệp, việc phân

bổ vốn, hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính tổnghợp…

2.2.3 Năng lực nghiên cứu và triển khai (R&D)

Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩmmới và khác biệt hóa sản phẩm; sáng tạo, cải tiến và (hoặc) áp dụng côngnghệ, trang bị kỹ thuât; sáng tạo vật liệu mới… Khả năng nghiên cứu vàphát triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm luônđáp ứng nhu cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ đổi mới cũng như khác biệthóa sản phẩm từ đó tạo ra lợ thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

2.2.4 Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp Toàn bộlực lượng lao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao độngnghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất.Nhân lực đóng vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,

là tài sản quý giá của doanh nghiệp Mọi năng lực khác như năng lực tàichính, năng lực sản xuất, năng lực marketing… chỉ có thể được phát huy nếudoanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng

3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể dựavào một số chỉ tiêu sau:

Trang 14

3.1 Thị phần doanh nghiệp

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặcdịch vụ Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá nănglực cạnh tranh Hơn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duytrì và tăng thêm lợi nhuận Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳhoặc qua các năm ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh làtăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu Nhưng để đánh giá được hoạtđộng kinh doanh đó có mang lại được hiệu quả hay không ta phải xét đếnnhững chi phí đã hình thành nên doanh thu đó Nếu doanh thu và chi phí củadoanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớnhơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đượcđánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chiphí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy môkinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng…

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thịphần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng Thị phần được hiểu là phầnthị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường Do

đó thị phần của doanh nghiệp được xác định:

Thị phần của doanh nghiệp =

Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệpcàng rộng Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mứcđộng hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanhnghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấnđịnh cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị trường Nếu doanh nghiệp

Doanh thu của doanh nghiệp Tổng doanh thu của thành phố

Trang 15

có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tìnhtrạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh Bằng chỉ tiêuthị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường

so với toàn ngành

Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đốithủ ta dùng chỉ tiêu thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu củacông ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được nhữngmặt mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ Ưu điểm của chỉ tiêunày là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt đượcchính xác số liệu cụ thể và sát thực của đôí thủ

3.2 Năng suất lao động

Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sảnxuất kinh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi thông qua năng suấtlao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình

độ công nghệ của doanh nghiệp

3.3 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi được trừ đi các chiphí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận được coi là một chỉtiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi vì nếudoanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thucao và chi phí thấp Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thểđánh giá được năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ Nếu lợi nhuậncao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan

Tỷ suất lợi nhuận:

Tæng lîi nhuËn

Tæng doanh thu

Trang 16

Chỉ tiêu này cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được baonhiêu đồng lợi nhuận Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuậnnhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanhnghiệp thấp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao

do có quá nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp Do đódoanh nghiệp phải không ngừng tìm cách mở rộng thị trường để nâng caonăng lực cạnh tranh Nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận Nếu chỉ tiêu nàycao tức là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu Hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả Điều nàychứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao Doanh nghiệp cần pháthuy lợi thế cảu mình một cách tối đa và không ngừng đề phòng đối thủ cạnhtranh tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp bất cứ lúc nào dosức hút lợi nhuận cao

Ngoại trừ các chỉ tiêu có thể đo lường được, năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp còn được biểu hiện qua một số các chỉ tiêu định tính như

3.4 Uy tín của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có uy tín

sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng kháchhàng rất lớn Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợinhuận Nhưng để đạt được các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được uytín của mình trên thị trường, phải tạo được vị thế của mình trong con mắtcủa khách hàng Cơ sở, tiền đề để tạo được uy tín của doanh nghiệp đó làdoanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để duy trì và phát triển hoạtđộng kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ

Trang 17

yêu cầu của hoạt động kinh doanh Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên uy tíncủa doanh nghiệp đó là “con người trong doanh nghiệp” tức doanh nghiệp

đó phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, độingũ nhân viên giỏi về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người

có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu củakhách hàng

II Vai trò của hoạt động kinh doanh than trong đời sống

Xuất phát từ nhu cầu giải quyết việc làm cho một lượng lớn người laođộng và đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ sinh hoạt và vận hành các cỗmáy công nghiệp, chính phủ đã cho phép thành lập

III Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công

ty kinh doanh than Hà Nội

1 Tính tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường ở đâu

có nền kinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh Bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trườngmuốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh

Trang 18

tranh Trong giai đoạn hiện nay do tác động của khoa học kỹ thuật và côngnghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống củacon người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều.Con người không chỉ cần

có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn cần “ăn ngon mặc đẹp”

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải không ngừng điều tranghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nàobắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh.Chính vì vậy cạnh tranh là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp:

Doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường:

Cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những điều kiện thuậnlợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩmcủa doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của ngườitiêu dùng nhất Doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàngthì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trườnghiện nay

Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển:

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và

là một yếu tố kích thích kinh doanh Quy luật cạnh tranh là động lực thúcđẩy hát triển sản xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sảnxuất ra nhiều, số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngàycàng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những Công ty làm ăn kém hiệuquả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại nó thúc đẩy những Công ty làm

ăn tốt, năng suất chất lượng cao Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thìdoanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnhtranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng Các doanhnghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngườitiêu dùng như sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phù

Trang 19

hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượngkhách hàng Có như vậy hàng hoá của doanh nghiệp bán ra mới ngày mộtnhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng Muốn tồn tại và phát triển đượcthì doanh nghiệp cần phải phát huy hết ưu thế của mình, tạo ra những điểmkhác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp mới có khả năngtồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao.

Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranhluôn là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp Cũng trong nền kinh tế đó kháchhàng là người tự do lựa chọn nhà cung ứng và cũng chính là những ngườiquyết định cho doanh nghiệp có tồn tại hay không Họ không phải tìm đếndoanh nghiệp như trước đây nữa và họ cũng không phải mất thời gian chờđợi để mua hàng hoá dịch vụ, mà đối ngược lại trong nền kinh tế thị trườngkhách hàng được coi là thượng đế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển thì phải tìm đến khách hàng và khai thác nhu cầu nơi họ Điều này đòihỏi doanh nghiệp phải có những chương trình giới thiệu truyền bá và quảngcáo sản phẩm của mình để người tiêu dùng biết đến, để họ có sự xem xét,đánh giá và quyết định có nên tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp haykhông? Ngày nay việc chào mời để khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mìnhluôn là vấn đề khó khăn, nhưng việc giữ lại được khách hàng còn khó khănhơn rất nhiều Bởi vậy mà doanh nghiệp nên có những dịch vụ cả trước vàsau khi bán hàng, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược cạnh tranhphù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng

Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt độngkinh doanh đều có những mục tiêu nhất định Tuỳ thuộc vào từng giai đoạnphát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đặt ra cho mình những mụctiêu khác nhau Trong giai đoạn đầu khi mới thực hiện hoạt động kinh doanh

Trang 20

thì mục tiêu của doanh nghiệp là muốn khai thác thị trường nhằm tăng lượngkhách hàng truyền thống và tiềm năng, giai đoạn này doanh nghiệp thu hútđược càng nhiều khách hàng càng tốt Còn ở giai đoạn trưởng thành và pháttriển thì mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận vàgiảm chi phí, giảm bớt những chi phí được coi là không cần thiết, để lợinhuận thu được là tối đa, uy tín của doanh nghiệp và niềm tin của kháchhàng đối với doanh nghiệp là cao nhất Đến giai đoạn gần như bão hoà thìmục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là gây dựng lại hình ảnh đối với kháchhàng bằng cách thực hiện trách nhiệm đối với Nhà nước, đối với cộng đồng,củng cố lại thêm niềm tin cho của khách hàng đối với doanh nghiệp Để đạtđược các mục tiêu doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh thìdoanh nghiệp mới bằng mọi giá tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu đểsáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, cung ứng nhữngdịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càngtăng Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển

2 Giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động

Thất nghiệp, thất nghiệp tạm thời, bán thất nghiệp ở đó người laođộng không có việc làm hay không có việc làm đầy đủ, họ phải sống mộtcuộc sống thiếu thốn về nhiều mặt, họ có thể chính là người tạo ra nguồn thunhập chính của gia đình, và khi họ thất nghiệp thì cũng có nghĩa là cả giađình của những người công nhân này gặp khó khăn Hiện nay chính phủ đã

có nhiều chính sách hỗ trợ cho những gia đình, công nhân trong hoàn cảnhkhó khăn

Hiện nay còn nhiều xí nghiệp công nghiệp được chính phủ khuyếnkhích mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết phần nào lượng laođộng dư thừa, giải quyết được gánh nặng kinh tế, tạo nguồn thu nhập cho

Trang 21

một lượng lớn lao động và nâng cao mức sống của nhiều người dân, tạo sựcông bằng trong phân phối thu nhập.

Khi công ty phát triển, doanh thu tăng sẽ cần mở rộng và cần nhiềucông nhân hơn, tạo điều kiện việc làm cho nhiều người hơn Và mặt kháccũng làm sản lượng bán ra tăng lên tăng nguồn đầu vào và tạo thêm thu nhậpcho người cung cấp sản phẩm đầu vào, mà cụ thể là các mỏ than, và như vậy

số công nhân khai thác than cũng tăng lên, giải quyết việc làm

3 Đáp ứng nhu cầu năng lượng của người tiêu dùng

3.1 Đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp sử dụng nguồn năng lượng từ than.

Thị trường năng lượng hiện nay rất phong phú, với nhiều loại hình sảnphẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Điều này cũng cónghĩa tính cạnh tranh trong thị trường năng lượng rất cao,

3.2 Đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng cho tiêu dùng hộ gia đình.

4 Giải quyết vấn đề khai thác và sử dụng hợ lý nguồn năng lược

Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng chỉ giới hạn ở mộtmức độ nhất định, và vì vậy khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp

lý luôn là vấn đề cần quan tâm Để đảm bảo môi trường tự nhiên không bị ônhiễm và không bị tàn phá yêu cầu việc khai thác và sử dụng nguồn nănglượng hợp lý và không lãng phí Chịu trách nhiệm phân phối than trên địabàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận, công ty kinh doanh than Hà Nội đang cốgắng đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường, tạo ra một bầu không khí antoàn cho cuộc sống của người dân và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sửdụng nguồn năng lượng từ than đảm bảo phát triển bền vững

Trang 22

trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, doanh thu của cácdoanh nghiệp chưa cao thì việc sử dụng tiềm lực trong nước để phát triểnkinh tế xã hội, tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng nhiều đến doanh thuluôn là phương hướng đặt lên hàng đầu Hiện nay nền kinh tế trong nước cóthể đáp ứng phần nào nhu cầu đầu vào cho các doanh nghiệp, công ty với giáthành thấp hơn nhưng hiệu quả tương đương Vì vậy việc sử dụng sản phẩmtrong nước để tiết kiệm chi phí là điều cần làm để nhanh chóng phát triểnkinh tế, tăng thu nhập Nền kinh tế đang trong thời kì phát triển sản xuấtcông nghiệp, vì vậy cần nhiều năng lượng cho các xí nghiệp công nghiệp, đểđáp ứng điều này yêu cầu các ngành năng lượng cần phải mở rộng phát triển

để đáp ứng nhu cầu chung của nền kinh tế, nó trở thành xu hướng tất yếucủa toàn nền kinh tế Công ty Kinh doanh than hà nội là một trong nhữngcông ty kinh doan buôn bán sản phẩm nguồn năng lượng, tham gia vào quátrình phát triển chung của toàn xã hội đòi hôi công ty luôn phải cố gắng pháttriển, thay đổi để phù hợp hơn với môi trường, tạo điều kiện thuận lợi chongười dân cũng như các doanh nghiệp

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI

CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI

I Thực trạng công ty kinh doanh than Hà Nội

1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Bộ máy quản lí hiện nay của Công ty

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Kinh doanh than Hà Nội

- Đ/c Trần Văn DoãnCác phòng:

Trạm Vĩnh Tuy

Trạm Giáp Nhị

Xưởng chế biến số 1

Xưởng chế biến số 2

Phòng kế toán tài chính

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng kế hoạch kinh doanh

Trang 24

+ Đ/c Trần Văn Đình (Phó phòng)

(Trưởng phòng)+ Đ/c Phạm Ngọc Bảo (Phó phòng)

thuộc Công ty)

Trạm Ô Cách: Đ/c Đinh Công Nga - Phó giám đốc kiêm trạm trưởng

Trạm Vĩnh Tuy: Đ/c Nguyễn Văn Khuê - Trạm trưởng

Trạm Giáp Nhị: Đ/ c TRần Văn Doãn - Phó giám đốc kiêm trạm trưởng

Từ tháng 6 năm 2006 đến nay bộ máy tổ chức quản lý hầu như không thay đổi, thể hiện tính ổn định của Công ty

Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu của Công ty, người có quyền

ra quyết định chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty Trong quá trình ra quyết định, giám đốc được sự tham mưu trực tiếp củacác phòng chức năng như: Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng tổ chức hànhchính, phòng kế toán tài chính, các chuyên viên tài chính, luật pháp, sự giúp

đỡ của các phó giám đốc để có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng,kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc giải quyết cáccông việc thuộc phạm vi, chức năng, quyền hạn mà giám đốc phân công

Các phòng chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trongphạm vi chuyên môn Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụđối với các đơn vị trong Công ty Đồng thời trách nhiệm trước giám đốc vàtrước pháp luật về chức năng tham mưu của mìnhvề nghiệp vụ chuyên mônđối với các đơn vị trong Công ty

Trang 25

Các phòng chức năng có quyền ra mệnh lệnh cho các đơn vị trongCông ty, toàn bộ những đề xuất phải thông qua giám đốc Giám đốc là ngườixem xét và biến chúng thành các mệnh lệnh nếu việc làm đó là đúng đắn,cần thiết

Các trạm trực thuộc Công ty: Tiếp nhận và tổ chức thực hiện kế hoạchsản xuất kinh doanh do Công ty giao cho Trực tiếp xúc tiến và giao dịch vớikhách hàng, tìm kiếm nguồn nhập theo nhu cầu của khách hàng Đề xuất vớiCông ty kí kết các hợp đồng các Mỏ trong Tổng Công ty Sau khi Công ty kíkết hợp đồng, các trạm tổ chức nhận hàng theo nội dung đả kí kết Hiện nayCông ty đang thực hiện mô hình khoán – quản đối với các trạm, khoán vềsản lượng tài chính, quản về chứng từ, hàng hoá, các qui định cấp trên nhànước Mỗi quan hệ công tác giữa Công ty và cảc trạm là mối quan hệ cấptrên cấp dưới Toàn bộ hoạt động của các trạm phải nằm trong khuôn khổcác qui định đả dược cụ thể hoá của Công ty Chế biến và Kinh doanh thanmiền bắc

Song nhìn vào mô hình tổ chức quản lí trên cũng cho ta thấy nhiềuhạn chế nhất định, đó là việc xử lí thông tin thị trường và khách hàng phảiqua nhiều khâu trung gian, vì cũng qua nhiều cấp nên thông tin dễ bị bópméo, thiếu trung thực vá không cập nhật Hiện nay Công ty đang thực hiện

mô hình quản lí Phó giám đốc kiêm trạm trưởng, đây là mô hình rất tốt khắcphục được nhiều nhược điểm trên, tạo điều kiện cho việc gải quết một cáchnhanh chóng có hiệu quả

2 Đặc điểm kinh doanh của công ty.

Đặc điểm về sản phẩm

Các chủng loại than đang kinh doanh được căn cứ vào TCVN, tiêu chuẩnnghành và tiêu chuẩn của Công ty Các loại than từ than cục số 1 đến than

Trang 26

cục số 7, than cám từ than cám số1 đến than cám số 7 Than sinh hoạt cóthan tổ ong và than đóng bánh

Sau đây là bảng biểu diễn các loại than Công ty đang kinh doanh và địadanh khai thác

Bảng số 1: Phân loại than và các mỏ khai thác

(nguồn báo cáo của phòng kinh doanh công ty)

Nhìn vào chủng loại than đang kinh doanh của Công ty cho ta thấy,Công ty Kinh doanh và chế biến Than Hà Nội kinh doanh đa dạng, phongphú về chủng loại than Chính vì điều đó mà Công ty đã phục vụ tốt nhu cầucủa khách hàng đòi hỏi khác nhau:

Trang 27

- Các đơn vị Công nghiệp, như Công ty Cao su Sao Vàng, Công typhân lân Văn Điển, các xí nghiệp cán thép, chế tạo phôi chủ yếu là dùngthan cục

- Các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng như: Công ty gạch XuânHoà, Công ty gạch Đại Thanh,… dùng than cám số 5, số 6 là chủ yếu

- Các nhà máy xi măng lò đứng dùng than cám số số 3, số 4 là chủyếu

Than sinh hoạt chủ yếu dùng than số 6, số 7 để chế biến thành than

tổ ong và than đóng bánh Tuy nhiên thực tế nhu cầu than từ phía kháchhàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Chính vì vậy số lượng cung ứng thancũng thay đổi theo Hiện nay Công ty đang kinh doanh với phương châmđáp ứng than đủ, đúng và kịp thời cho khách hàng

Công ty Chế biến và Kinh doanh than Hà Nội dưới sự quản lí củaTổng Công ty Chế biến và Kinh doanh than Miền Bắc Theo qui định củaTổng Công ty than Việt Nam Công ty chỉ được phép mua than của các đơn

vị trong Tổng Công ty, mặt khác thị trường than hiện nay cung đang vượtquá cầu Vì vậy đầu vào của Công ty không phải là vấn đề khó giải quyết,nói cách khác sức mạnh của đầu vào đối với Công ty là không đáng kể Songvấn đề đặt ra đối với Công ty lựa chọn đầu vào sao cho ổn định về chấtlượng, giá cả lại rẻ Thị trường đầu vào của Công ty nhiều năm qua đượcthể hiện như sau:

Bảng số 2: Các đơn vị cung ứng đầu vào và % lượng cung ứng

Trang 28

4 Công ty than Nội Địa 2,6

(theo báo cáo của phòng kế toán tài chính)

Ta thấy Mỏ than Hà Tu là đơn vị cung cấp than nhiều nhất cho cung

ty chiếm 29,3%, tiếp đến là Công ty Than Quảng Ninh 21,1%, và Mỏ CọcSáu 14,1%, Mỏ Cao Sơn 10,8% Mỏ than Hà Tu cung cấp đầu vào nhiềunhất cho cung ty vì than của họ phù hợp với công nghệ của các bạn hànglớn của Công ty như gạch Xuân Hoà chẳng hạn Mặt khác thị trường đầuvào của Công ty chủ yếu của Công ty 4 đơn vị vì chất lượng than tương đối

ổn định, giá cả thấp hơn, lại còn có thể cho trả chậm Các đơn vị này còn coiCông ty Chế biến và Kinh doanh Than Hà Nội là bạn hàng lớn, tin cậy của

họ

Ngoài ra các đơn vị như: Công ty than Uông Bí, Mỏ Giáp Khẩu, HàLầm cũng cung cấp than cho Công ty nhưng không đáng kể, vì chất lượngthan của họ không ổn định, chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá thành cao,không phù hợp với nhu cầu của các bạn hàng của Công ty

Hình thức kinh doanh của công ty

Công ty Kinh doanh than Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Chế biến vàKinh doanh than Miền Bắc, tuân theo sự phân vùng địa lí thì Công ty tiêuthụ than trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hà Tây, Vĩnh Phúc,Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu

Đây là trung tâm kinh tế lớn trong cả nước, tập trung nhiều nhà máy côngnghiệp, xí nghiệp, các công trường thủ công lượng than cần cho Hà Nội

Trang 29

hàng năm rất lớn Hà Nội còn là nơi tập trung lượng dân cư đông đúc vớihơn sáu triệu dân, vì vậy nhu cầu than sinh hoạt cũng rất là lớn Than chếbiến phục vụ cho sinh hoạt không những tăng lên từ 8643.4 tấn năm 2006đến năm 2008 Công ty tiêu thụ được số than chế biến phục vụ cho sinh hoạt

là 653556 tấn, trong năm 2009 lượng dùng trong sinh hoạt tăng lên

Khách hàng của Công ty có thể chia thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất: Đó là khách hàng tiêu thụ than Công nghiệp Đó là

những đơn vị sản xuất kinh doanh dùng than làm nguyên liệu đầu vào chosản xuất, những khách hàng này thường tiêu thụ với lượng than lớn, tươngđối ổn định, kí hợp đồng theo năm Những đơn vị tiêu thụ than trên chủ yếu

là các đơn vị sau:

Bảng số 3: Các đơn vị sử dụng sản phẩm của công ty

qua thống kê từ năm 2004 -2008 (Đơn vị: tấn)

Công ty Gạch Xuân

Hoà 22803.57 23429.28 28184.21 30319.89 31971.06

XN gạch Bá Hiến 4902.98 5587.89 5118.12 6766.26 13400.42 Cty cổ phần Cầu Giấy - 5197.08 5005.61 8445.99 13996.75 Cty gạch Đại Thanh 7954.51 7350.52 7091.94 5674.74 4937.31 Cty gạch Từ Sơn 3140.35 3606.17 7782.78 5668.82 7979.21 Cty gạch Văn ĐiểnCty 3300.23 2640.97 3675.26 7782.78 9983.05

Cty gạch Hữu Hưng 5041.14 4383.86 5455.65 6890.61 7939.05

XN vôi Đông Anh 18399.98 17128.83 14529.31 11094.86 6674.11

XN gạch 382 6081.35 5587.89 5453.67 6170.17 11629.49

Trang 30

XN gạch Từ Liêm 14245.08 12377.84 12707.47 11712.66 7824.61

XN gạch Ngọc Sơn 6547.17 6166.22 5712.24 5001.67 3995.63

XN gạch Cẩm Thanh 5457.62 5285.90 5031.27 3679.21 3076.04

NM xi măng Sài Sơn - - 3619.99 5580.00 7818.59

Công ty đường 6 5074.7 5651.05 - 6387.29 7595.71 Cty cao su Sao Vàng - - 6835.35 5510.91 7286.50 Cty phân lân Văn Điển 16214.95 12517.98 2702.16 7532.11 - Cty bia Hà Nội 3529.19 3002.18 12050.19 7147.21 6965.25 Cty hoá chất Ba Nhất 10350.73 9600.67 7688.04 3874.61 -

Cty Dệt 8/3 8528.89 7159.05 5885.94 3312.07 1985.77 Cty dệt kim Đông Xuân 4818.1 4660.2 3989.1 2623.21 1584.20 Cty vật tư NN lai Châu - - 5390.51 7806.47 8133.82

XN chè Mộc Châu 9800.03 5429.99 3491.69 -

Công ty Cơ khí Hà Nội 2372.53 3008.11 2218.58 1952.11 2875.24 Bệnh viện nhi Thủy

Điển 1592.87 2658.74 2869.94 2487.02 3612.13

(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ công ty Kinh doanh than Hà Nội)

Qua bảng trên cho ta thấy lượng tiêu thụ của khách hàng trong nhómmột chiếm tỉ trọng lớn Có thể nói nhóm khách hàng nay đóng một vai trò tolớn đến kết quả kinh doanh của Công ty Tuy nhiên để phát triển hơn, chiếmđược thị trường lớn hơn thì công ty cần hiểu thêm về các doanh nghiệp sử

Trang 31

dụng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ và thu hút thêm các doanh nghiệpmới sử dụng sản phẩm của công ty.

Nhóm thứ hai: Nhóm khách hàng mua hàng cho mục đích tiêu dùng,

đặc điểm của nhóm khách hàng này là mua với khối lượng không nhiều,không ổn định nhưng số lượng rất lớn khách hàng mua, dự báo trong nhữngnăm tới nhu cầu cho nhóm khách hàng này lớn, là một thi trường tiềm năng.Quan sát thị hiếu người tiêu dùng để đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩmthu hút người tiêu dùng là việc cần thiết mà công ty cần nhưng chưa làm cụthể

Những năm qua Công ty kinh doanh than Hà Nội chủ yếu tiêu thụ

ở địa bàn Hà Nội chiếm tới 70%, Hà Tây chiếm12%, Sơn La chiếm6% còncác khu vực khác chiếm 4% Ước tính hằng năm Công ty tiêu thụ trên địabàn Hà Nội đạt trên 70 ngàn tấn Ngoài ra các địa bàn ở một số tỉnh phụ cậnnhư: Hà Tây, Lai Châu, Sơn La mỗi năm cũng tiêu thụ trên 30 ngàn tấn.Những năm gần đây lượng tiêu thụ của các tỉnh miền núi giảm đi do chínhsách hỗ trợ giá của Nhà nước bị xoá bỏ Cước phí lên các vùng này thì quálớn từ đó mà giá than tăng lên, như giá than cám 4 ở mỏ Vàng Danh chỉ

thị trường này thì Công ty áp dụng phương thức bán tại các trạm, kháchhàng tự vận chuyển lấy

3 Thực trạng nguồn lực của công ty Kinh doanh than Hà Nội

Hiện nay Công ty có khoảng 288 lao động trong đó nữ chiếm 116/288cán bộ công nhân chiếm 40,3% Trong đó số CBCNV có trìn độ đại họcchiếm 64 người chiếm 22%, trình độ trung cấp có 72 chiếm 25% Như vậytổng số đại học, trung cấp chiếm 47%, đội ngũ chánh phó giám đốc, kế toántrưởng, trưởng phó phòng, trưởng phó trạm gồm 17/19 đồng chí có trình độđại học và đều là đảng viên, đến nay có 8 đồng chí đạt trình độ lí luận chính

Ngày đăng: 03/09/2012, 10:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Kinh doanh than Hà Nội - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của công ty Kinh doanh than Hà Nội (Trang 23)
Sau đây là bảng biểu diễn các loại than Công ty đang kinh doanh và địa danh khai thác - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc
au đây là bảng biểu diễn các loại than Công ty đang kinh doanh và địa danh khai thác (Trang 26)
Bảng số 2: Các đơn vị cung ứng đầu vào và % lượng cung ứng - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc
Bảng s ố 2: Các đơn vị cung ứng đầu vào và % lượng cung ứng (Trang 27)
Hình thức kinh doanh của công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc
Hình th ức kinh doanh của công ty (Trang 28)
Bảng số 3: Các đơn vị sử dụng sản phẩm của công ty qua thống kê từ năm 2004 -2008 (Đơn vị: tấn) - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc
Bảng s ố 3: Các đơn vị sử dụng sản phẩm của công ty qua thống kê từ năm 2004 -2008 (Đơn vị: tấn) (Trang 29)
Qua bảng trên cho ta thấy lượng tiêu thụ của khách hàng trong nhóm một chiếm tỉ trọng lớn - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc
ua bảng trên cho ta thấy lượng tiêu thụ của khách hàng trong nhóm một chiếm tỉ trọng lớn (Trang 30)
Bảng số 5: Cơ cấu vốn năm 2004-2008 (đơn vị: Triệu đồng) - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc
Bảng s ố 5: Cơ cấu vốn năm 2004-2008 (đơn vị: Triệu đồng) (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w