Một số kiến nghị với các ngành chức năng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc (Trang 57 - 62)

Trong quá trình thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngành than nói chung và của Công ty Kinh doanh than Hà Nội nói riêng đều gặp phải những khó khăn mà tự thân không thể giải quyết được. Đồng thời các Công ty là một thực thể trong nền kinh tế nên phải hoạt động theo khuôn pháp luật do Nhà nước đề ra. Do đó ngoài các biện pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nó được biểu hiện qua hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động nay. Nhà nước là nhân tố có vai trò thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kinh doanh than Hà Nội. Để tồn tại và phát triển được thì đối với Công ty ngoài những nỗ lực của bản thânCông ty cũng rất cần các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước và ngành Than như sau:

1. Một số kiến nghị với nhà nước.

 Các giải pháp hỗ trợ về thuế và các thủ tục

Hệ thống thuế Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã được sửa đổi bổ sung, song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó vấn đề cấp bách hiện nay là phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.

Việc cải cách hệ thống thuế trước hết phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện CNH- HĐH nền kinh tế. Đồng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lý khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Thêm vào đó, chính sách thuế phải đưa ra đơn giản, dễ

hiểu để thực hiện khuyến khích và phát triển hoạt động kinh tế. Chính vì vậy: Ban hành một hệ thống thuế đồng bộ, xem xét lại các nội dung phạm vi điều chỉnh và thuế xuất của tất cả các sắc thuế.

- Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới.

Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây cùng với sự ổn định chính trị và cố gắng ổn định vĩ mô nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống đến mức thấp nhất. Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư từ các hộ kinh doanh bên ngoài và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế. Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế thì bên cạnh việc ổn định chính trị và kinh tế, chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước.

Ngoài ra, nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp để phát triển được ngành công nghiệp Than. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản nhưng lại mang tính tổng hợp cao bởi nó cần sự phối hợp của chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá. Về mặt cơ sở pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hoá, hệ thống thuế phải đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng hiệu quả.

Việt Nam đang trong quá trình cải cách về mặt thể chế . Do vậy cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện một môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trước hết là trong nước.

2. Kiến nghị với Tập đoàn than khoáng sản miên Bắc

- Giải pháp hỗ trợ về vốn

Công ty Kinh doanh than Hà Nội là thành viên của Tập đoàn than khoáng sản miền Bắc. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kịnh doanh của Công ty có hiệu quả, song để đáp ứng được nhu cầu ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty thì vấn đề vốn là vấn đề luôn được đặt ra. Do vậy để tạo điều kiện cho Công ty phát triển hơn nữa thì nhà nước và tập đoàn TKS cần hỗ trợ vốn để tạo điều kiện cho Công ty Kinh doanh than Hà Nội mở rộng quy mô kinh doanh. Nhà nước và tập đoàn TKS có thể giảm thời gian trả nợ vốn đồng thời cải tiến thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện của Công ty. Cần bãi bỏ các thủ tục không cần thiết khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng như quy định về vốn tự có trên 30%. Nhà nước cũng cần thống nhất khi đưa ra các quyết định thuế quan để tránh ách tắc, phiền hà tốn kém gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu.

Hy vọng rằng trong tương lai với sự cố gắng của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, ngành Than Việt Nam sẽ đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng, thực sự trở thành ngành có vị trí quan trọng trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với công ty Kinh doanh than Hà Nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong sự sàng lọc nghiệt ngã của thị trường. Không có ý thức nâng cao khả năng cạnh tranh Công ty sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Do đó, đây là một vấn đề được các Công ty rất quan tâm để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Muốn đạt được mục tiêu đó Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, làm tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó cần có nhứng chính sách hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi. Nếu thực hiện được điều này thì chắc chắn trong tương lai không xa uy tín và sức cạnh tranh của công ty Kinh doanh than Hà nội sẽ được nhiều người biết đến và từ công ty se giải quyết được các mục tiêu đặt ra trước mắt. Với khả năng của một Sinh viên mới qua quá trình thực tập ngắn. Em hy vọng với các biện pháp này dù không nhiều song phần nào là tư liệu cho việc đề ra chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Cạnh tranh - đây là đây là một đề tài còn hết sức mới mẻ. Nhiều khái niệm, lý luận còn chưa được thông suốt trong giới chuyên môn. Nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh chưa có cơ sở rõ ràng để làm chỗ dựa cho việc phân tích. Do đó quá trình hoàn thành đề tài em gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, sau một thời gian thực tập tại Công ty may Hồ Gươm, được sự

giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và các cô chú Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán, Phòng kinh doanh và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo TH.S Đặng Thị Lệ Xuân và các thầy cô giáo trong bộ môn đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh than Hà Nội.doc (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w