Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi
Trang 1MỞ ĐẦU
1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tích cựcchuẩn bị hành trang cho mình để đón nhận những cơ hội và thách thức do mở cửamang lại Với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương, hướng tới gianhập WTO, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệpcũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh bởi cạnhtranh là đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập thì cạnhtranh ngày càng trở nên gay gắt Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt về năng lựccạnh tranh sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường
Theo cách của mình, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phấn đấucho mục tiêu đó và đã đạt được những thành tích nhất định Các doanh nghiệp NhàNước, trong đó có Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi đãkhông ngừng đổi mới bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức để nâng caonăng lực cạnh tranh Song so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường, kếtquả đạt được còn khiêm tốn Là một trong những Tổng Công ty lớn của bộ NôngNghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh để pháttriển và thực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế - chính trị do Nhà Nước giao là mốiquan tâm hàng đầu của Tổng Công ty
Để tìm được câu trả lời cho vấn đề này cần có những nghiên cứu về lý luận
và thực tiễn nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu Trên tinh thần đó tác giả chọn
vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cạnh tranh kinh tế không còn là vấn đề mới mẻ với thế giới Trong bộ “Tư bản” vànhững tác phẩm trước đó, Các Mác đã nói đến cơ sở ra đời và tồn tại của cạnhtranh, các tiêu thức phân loại, những mặt tích cực và tiêu cực của cạnh tranh Vấn
Trang 2đề này cũng được Lê Nin nhắc đến khi phân tích giai đoạn chủ nghĩa tư bản độcquyền Nhất là từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, các lý thuyết về cạnh tranh đãđược phát triển thành những chiến lược cạnh tranh áp dụng trong quản lý kinh tế vĩ
mô và vi mô ở nhiều quốc gia
Ở Việt Nam, vấn đề này bắt đầu được nhắc đến nhiều khi Việt Nam chuyểnđổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đã có một sốcuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề này.Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về cạnh tranh đã được công bố như: luận ántiến sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Dũng về đề tài “Cạnh tranh trong nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam” (2001), luận văn thạc sĩ về đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh củahàng hóa Việt Nam nhằm thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giảBùi Văn Thành (2003) Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Việt Nam – nhân tố quan trọng trong hội nhập” của tiến sĩ
Lê Đăng Doanh – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (2003) Tác phẩm
“Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế” của tác giả Chu Văn Cấp (2003), nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – HàNội Đề án phát triển Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi
từ năm 2001 đến 2010 Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnhtranh và những kinh nghiệm thực tế quí báu Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độquản trị kinh doanh về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây DựngNông Nghiệp Và Thủy Lợi chưa được thực hiện Tác giả mạnh dạn chọn đề tàinghiên cứu theo hướng này
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của TổngCông ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi, đánh giá những thành công
đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giảipháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty trong thời gian tới
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 3Một là: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Hai là: Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế và của các Tổng Công ty
khác của Việt Nam, rút ra bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh
Ba là: Khảo sát các điều kiện về nguồn lực và hoạt động kinh doanh, những
công cụ Tổng Công ty đang sử dụng trong cạnh tranh từ đó làm rõ năng lực cạnhtranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi, đánh giáthành công, hạn chế, nguyên nhân thực trạng đó
Bốn là: Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để
nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranhcủa Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi thuộc bộ NôngNghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
- Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty khá rộng gồmsản xuất sản phẩm cơ khí, xây dựng, thương mại Trong phạm vi đề tài này, luậnvăn đi sâu nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là năng lực cạnh tranh của TổngCông ty về các sản phẩm cơ khí xây lắp phục vụ nông nghiệp, thủy lợi và thủy điện
Phạm vi thời gian: Luận văn chọn mốc thời gian từ năm 2003 đến nay
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh
tế là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp giữa lôgíc và lịch
sử, phân tích và tổng hợp Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp thống
kê, so sánh định lượng nhằm tạo một phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng
và mục tiêu nghiên cứu
6 DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trang 4Về lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh trong kinh
tế thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó chỉ ra cáchthức vận dụng các lý luận về cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cácdoanh nghiệp
Về thực tiễn:
- Khái quát một số bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp từ đó chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chiếnlược cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn cho thấy một bức tranh toàncảnh về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp
Và Thủy Lợi, những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó
- Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcho Tổng Công ty
7 KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây
Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi
Trang 5CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Kinh tế thị trường được xem là nền kinh tế năng động nhất, mang lại nhiềuthành tựu đóng góp cho sự phát triển của văn minh nhân loại Kinh tế thị trường vậnđộng dưới sự tác động tổng hợp của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó phải
kể đến quy luật cạnh tranh Quy luật này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự thíchnghi với những biến chuyển của nền kinh tế để tồn tại và phát triển Cạnh tranh đã,đang và sẽ là vấn đề được quan tâm nghiên cứu cả trên lý luận và trong thực tiễnnhằm vận dụng ngày càng hiệu quả quy luật này phục vụ cho sự phát triển của mỗidoanh nghiệp, mỗi quốc gia
1.1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu song trong nhữngnăm gần đây được nhắc đến nhiều hơn, nhất là ở Việt Nam Bởi trong nền kinh tế
mở hiện nay, khi xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnh tranh
là phương thức để đứng vững và phát triển của doanh nghiệp Nhưng “cạnh tranh làgì” thì vẫn đang là một khái niệm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đưa ra cáckhái niệm cạnh tranh dưới nhiều góc độ khác nhau
Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác vàPhát triển Kinh tế OECD: “Cạnh tranh là khả năng các doanh nghiệp, ngành, quốcgia và vùng tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốctế” Định nghĩa trên đã cố gắng kết hợp cả hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp,của ngành và quốc gia
Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra khái niệm cạnhtranh đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình
độ sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng
Trang 6thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong nhữngđiều kiện thị trường tự do và công bằng xã hội” [3] Trong định nghĩa này người ta
đề cao vai trò của các điều kiện cạnh tranh là “tự do và công bằng xã hội”
Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnh tranh đều cho thấymục tiêu chung của hoạt động cạnh tranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trườngtrong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cao cho nền kinh tế
Các nhà kinh tế của trường phái tư sản cổ điển quan niệm: “Cạnh tranh làmột quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra cho mỗi thànhviên thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên mộtphần xứng đáng so với khả năng của mình” Theo quan niệm này cạnh tranh chủyếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Mác cũng đã đưa ra kháiniệm về cạnh tranh: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữacác nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụhàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch” [21] Như vậy cạnh tranh là hoạt động củacác doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giành giậtnhững điều kiện thuận lợi tronh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao
Kế thừa những tính hợp lý và khoa học của các quan niệm về cạnh tranhtrước đây, luận văn cho rằng để đưa ra một khái niệm đầy đủ cần chỉ ra được chủthể cạnh tranh, tính chất, phương thức và mục đích của quá trình cạnh tranh Theo
đó chúng ta có thể quan niệm “ cạnh tranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủthể kinh tế (quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thịtrường, giành lấy khách hàng cùng các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cólợi nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”
Như vậy về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với người trongviệc giải quyết lợi ích kinh tế Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đíchlợi nhuận và chi phối thị trường Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinhdoanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với nhữngngười lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và trong mốiquan hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác
Trang 7Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịunhiều chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có quan hệhữu cơ với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ,quy luật cung cầu…, đây là một đặc trưng gắn với bản chất của cạnh tranh Quy luậtcạnh tranh chỉ ra cách thức làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó nólàm giảm giá cả thị trường, nó tạo ra sức ép làm gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu
tố sản xuất, nó chỉ ra ai là người sản xuất kinh doanh thành công nhất
1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh
* Căn cứ tính chất cạnh tranh trên thị trường
- Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rấtnhiều người bán và người mua, mỗi người bán chỉ cung ứng một lượng hàng rất nhỏtrong tổng cung của thị trường Họ luôn luôn bán hết số hàng mà họ muốn bán vớigiá thị trường Bất cứ doanh nghiệp nào gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cũngkhông gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường Để tối đa hóa lợi nhuận họ chỉ còn cóthể tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất Trong thị trường này mọi thông tin đềuđầy đủ và không có hiện tượng cung cầu giả tạo Khi chi phí biên của doanh nghiệpgiảm xuống bằng với giá thị trường doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa
- Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà mỗi doanhnghiệp đều có sức mạnh thị trường (dù nhiều hay ít), họ có quyền quyết định giábán của mình, qua đó tác động đến giá cả thị trường
+ Cạnh tranh độc quyền (cạnh tranh có tính độc quyền) là thị trường cónhiều người bán và nhiều người mua, sản phẩm của các doanh nghiệp có thể thaythế cho nhau ở một mức độ nào đó Bằng các biện pháp như thay đổi mẫu mã, chấtlượng, kiểu dáng, quảng cáo thương hiệu, uy tín … các doanh nghiệp cố gắng khácbiệt hóa sản phẩm của mình để cạnh tranh và thu hút khách hàng Trong thị trườngnày, bên cạnh các biện pháp khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược giá cả và chínhsách đối với khách hàng là các vấn đề mỗi doanh nghiệp luôn quan tâm để đảm bảokhả năng cạnh tranh
+ Độc quyền tập đoàn là trường hợp trên thị trường chỉ có một số hãnglớn bán các sản phẩm đồng nhất hoặc không đồng nhất Họ kiểm soát gần như toàn
Trang 8bộ lượng cung trên thị trường nên có sức mạnh thị trường khá lớn Các hãng trongtập đoàn có tính phụ thuộc lẫn nhau nên quyết định giá và sản lượng của mỗi hãngđều ảnh hưởng trực tiếp đến hãng khác trong tập đoàn và giá thị trường Vì vậy họthường cấu kết với nhau để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Nguyên nhân sự hình thành thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là do quátrình phấn đấu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, cạnh tranh thúc đẩy quá trìnhtích tụ và tập trung tư bản diễn ra không đều ở các ngành, các lĩnh vực kinh tế khácnhau Mặc dù vậy, cạnh tranh độc quyền lại có tác động tích cực thúc đẩy sản xuấtphát triển, nó làm lợi cho xã hội nhiều hơn là gây thiệt hại
- Độc quyền hoàn toàn là hình thái thị trường đối lập với cạnh tranh hoànhảo Chỉ có một người bán (hoặc mua) duy nhất trên thị trường, hàng hóa là độcnhất và không có hàng thay thế gần gũi nên họ có sức mạnh thị trường rất lớn.Doanh nghiệp độc quyền luôn quyết định giá và sản lượng sao cho thu được lợinhuận siêu ngạch Nguyên nhân của độc quyền là do họ đạt được lợi thế kinh tế nhờquy mô (độc quyền tự nhiên), hoặc do cấu kết, thôn tính, kiểm soát được đầu vào…Độc quyền luôn có những tác động xấu đến kinh tế xã hội như sản lượng bán thấp(không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho xã hội), giá quá cao và gây mất côngbằng xã hội ở một số nước có luật chống độc quyền nhằm đảm bảo các lợi ích kinh
- Cạnh tranh giữa những người mua là sự cạnh tranh do ảnh hưởng củaquy luật cung cầu Khi lượng cung một hàng hóa quá thấp so với lượng cầu làm chongười mua phải cạnh tranh nhau để mua được hàng hóa mà mình cần dẫn tới giá cảtăng vọt Kết quả là người bán thu được lợi nhuận cao còn người mua phải mất
Trang 9thêm một số tiền Như vậy sự cạnh tranh này làm cho người bán được lợi và ngườimua bị thiệt.
- Cạnh tranh giữa những người bán là sự cạnh tranh nhằm tăng sản lượngbán Do sản xuất ngày càng phát triển, thị trường mở cửa, lượng cung tăng nhanhtrong khi lượng cầu tăng chậm dẫn tới người bán (các doanh nghiệp) phải cạnhtranh khốc liệt để giành thị trường và khách hàng Kết quả là giá cả không ngừnggiảm xuống và người mua được lợi Doanh nghiệp nào thắng trong cuộc cạnh tranhnày mới có thể tồn tại và phát triển
* Căn cứ cấp độ cạnh tranh: Đây là sự cạnh tranh diễn ra trong lĩnh vực sảnxuất
- Cạnh tranh giữa các sản phẩm là sự cạnh tranh về mẫu mã, kiểu dáng,chất lượng, giá cả, phương thức bán hàng … Sản phẩm nào phù hợp nhất với yêucầu của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ đảm bảo được khả năng tiêu thụ, kéo dài chu
kỳ sống của sản phẩm và tạo cơ hội thu thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành (cạnh tranh nội bộngành) là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóanhằm thu lợi nhuận siêu ngạch Trong nền kinh tế thị trường, theo quy luật, doanhnghiệp nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽthu lợi nhuận siêu ngạch Các doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp như cải tiến
kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nângcao sức cạnh tranh cho sản phẩm Doanh nghiệp nào có nhiều sản phẩm có sức cạnhtranh cao sẽ cạnh tranh thắng lợi trong ngành
Như vậy cạnh tranh nội bộ ngành làm giảm chi phí sản xuất và giá cả hànghóa, là động lực thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ kỹ thuật Không
có cạnh tranh nội bộ ngành thì ngành đó không thể phát triển và kinh tế sẽ bị trì trệ
- Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sảnxuất ở các ngành khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất Giữa các ngành kinh
tế, do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và một số nhân tố khách quan khác (như tâm lý,thị hiếu, kỳ vọng, mức độ quan trọng,…) nên cùng với một lượng vốn, đầu tư vàongành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành khác Nhà sản xuất ở
Trang 10những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng di chuyển nguồn lực sangnhững ngành có tỷ suất lợi nhuận cao Kết quả là trong những ngành có thêm nhiềudoanh nghiệp tham gia lượng cung tăng vượt quá cầu, giá giảm dẫn tới tỷ suất lợinhuận của ngành giảm Ngược lại, những ngành có nhiều doanh nghiệp rút lui sẽ cólượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá tăng và tỷ suất lợi nhuận của ngành lại tăng.
Việc di chuyển nguồn lực giữa các ngành kéo theo sự biến động của tỷ suấtlợi nhuận diễn ra cho đến khi với một số vốn nhất định dù đầu tư vào ngành nàocũng sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận như nhau Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân
Như vậy cạnh tranh giữa các ngành dẫn tới sự cân bằng cung cầu sản phẩmtrong mỗi ngành và bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, đảm bảo sự bình đẳng cho việcđầu tư vốn giữa các ngành, tạo nhân tố tích cực cho sự phát triển
- Cạnh tranh giữa các quốc gia: Là các hoạt động nhằm duy trì và cảithiện vị trí của nền kinh tế quốc gia trên thị trường thế giới một cách lâu dài dể thuđược lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế quốc gia đó Tuy nhiên chủ thể trựctiếp tham gia cạnh tranh là các doanh nghiệp Nên nếu quốc gia nào có nhiềudoanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó cũng có năng lực cạnhtranh tốt hơn
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh
Từ thế kỷ 18, Adam Smith, nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại của Anh đã chỉ ravai trò quan trọng của cạnh tranh tự do trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc”(1776) Ông cho rằng sức ép cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm côngviệc của mình một cách chính xác và do đó nó tạo ra sự cố gắng lớn nhất Kết quảcủa sự cố gắng đó là lòng hăng say lao động, sự phân phối các yếu tố sản xuất mộtcách hợp lý và tăng của cải cho xã hội Cho tới nay, cạnh tranh được coi là phươngthức hoạt động để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, không có cạnh tranhthì không thể có sự tăng trưởng kinh tế
Vai trò của cạnh tranh được thể hiện ở hai mặt tích cực và hạn chế sau đây:
*Mặt tích cực:
Trang 11- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩyquá trình lưu thông các yếu tố sản xuất Thông qua cạnh tranh, các nguồn tàinguyên được phân phối hợp lý hơn dẫn đến sự điều chỉnh kết cấu ngành, cơ cấulao động được thực hiện mau chóng và tối ưu.
Cạnh tranh là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn,luân chuyển các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên, tập trung sản xuất vàtích luỹ tư bản
Đồng thời cạnh tranh còn là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận giữacác ngành và trong nền kinh tế do chịu ảnh hưởng của quy luật bình quân hoá lợinhuận
- Đối với chủ thể kinh doanh: Do động lực tối đa hoá lợi nhuận và áp lựcphá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải không ngừng tăngcường thực lực của mình bằng các biện pháp đầu tư mở rộng sản xuất, thườngxuyên sáng tạo cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng chấtlượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất Qua đó cạnh tranh nâng cao trình độ mọimặt của người lao động, nhất là đội ngũ quản trị kinh doanh, đồng thời sàng lọc vàđào thải những chủ thể kinh tế không thích nghi được với sự khắc nghiệt của thịtrường
- Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh cho thấy những hàng hoá nào phùhợp nhất với yêu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng bởi cạnh tranhlàm cho giá cả có xu hướng ngày càng giảm, lượng hàng hoá trên thị trường ngàycàng tăng, chất lượng tốt, hàng hoá đa dạng, phong phú Như vậy cạnh tranh làmlợi cho người tiêu dùng Bên cạnh đó cạnh tranh còn đảm bảo rằng cả người sảnxuất và người tiêu dùng đều không thể dùng sức mạnh áp đặt ý muốn chủ quancho người khác Nên nói cách khác, cạnh tranh còn có vai trò là một lực lượngđiều tiết thị trường
Như vậy, cùng với tác động của các quy luật kinh tế khách quan khác, cạnhtranh đã giúp các doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai
và sản xuất như thế nào một cách thoả đáng nhất Vận dụng quy luật cạnh tranh,Nhà Nước và doanh nghiệp có điều kiện hoạch định các chiến lược phát triển một
Trang 12cách khoa học mà vẫn đảm bảo tính thực tiễn, chủ động hơn trong đối phó với mọibiến động của thị trường.
*Về hạn chế:
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cạnh tranh cũng có một số hạn chế Dochạy theo lợi nhuận nên cạnh tranh có tác dụng không hoàn hảo, vừa là động lựctăng trưởng kinh tế vừa bao hàm sức mạnh tàn phá mù quáng Sự đào thải khôngkhoan nhượng những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả của cạnh tranhmặc dù phù hợp quy luật kinh tế khách quan nhưng lại gây ra những hậu quả kinh tế
xã hội như thất nghiệp gia tăng, mất ổn định xã hội
Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà các chủ thể sử dụng mọi biện pháp trong
đó có cả những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để giành chiến thắng trênthương trường như gian lận, quảng cáo lừa gạt khách hàng, tình trạng cá lớn nuốt cá
bé, lũng đoạn thị trường Cuối cùng cạnh tranh có xu hướng dẫn đến độc quyền làmcho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng không tốt
Tuy nhiên do cạnh tranh đã, đang và sẽ luôn là phương thức hoạt động củakinh tế thị trường nên chúng ta cần nhận thức được các vai trò tích cực và hạn chếcủa cạnh tranh để vận dụng quy luật này sao cho hiệu quả nhất
1.1.3 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp có thể sử dụng cáccông cụ cạnh tranh khác nhau để chiếm lĩnh thị trường, tăng tốc độ tiêu thụ sảnphẩm, tăng thị phần Các công cụ thường được các doanh nghiệp sử dụng là chấtlượng sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối
1.1.3.1 Chất lượng sản phẩm
Để có thể sử dụng công cụ chất lượng sản phẩm để cạnh tranh có hiệu quảcần làm rõ thế nào là chất lượng sản phẩm Cách hiểu về chất lượng sản phẩm ảnhhưởng trực tiếp đến quản lý chất lượng sản phẩm Bởi chất lượng sản phẩm là mộtphạm trù khá rộng và phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và
xã hội
Trang 13Về phía khách hàng hoặc người tiêu dùng chất lượng sản phẩm được địnhnghĩa là sự phù hợp và thoả mãn nhu cầu hoặc mục đích sử dụng của họ
Về phía doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoànhảo và phù hợp của sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn quy cách
Nếu xét trên góc độ giá trị, chất lượng sản phẩm được hiểu là đại lượng đobằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để cóđược lợi ích đó
Dựa trên nghiên cứu các định nghĩa trên, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá(ISO) đã đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 nhưsau: “Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, tạo cho sảnphẩm đó khả năng thoả mãn yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn ” Định nghĩa trên chothấy sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại của sản phẩm, các nhu cầu của kháchhàng, giữa các yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng, giữa nhu cầu hiện tại
và kỳ vọng trong tương lai của khách hàng về sản phẩm Vì vậy định nghĩa nàyđược chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế hiện nay
Chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong cạnh tranh của mỗi doanhnghiệp Một trong các căn cứ quan trọng khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn sửdụng sản phẩm của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm Theo M.Porter thì nănglực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản
là phân biệt hoá sản phẩm (chất lượng) và chi phí thấp Vì vậy chất lượng sản phẩmtrở thành một trong những công cụ quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranhcho doanh nghiệp
Trang 14Chất lượng sản phẩm thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng củadoanh nghiệp Sản lượng tiêu thụ sẽ tăng cùng với sự gia tăng mức độ thoả mãn củakhách hàng Đặc biệt khi trình độ xã hội ngày càng cao, xã hội ngày càng văn minh,thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặtchứ không chỉ đơn giản là tốt - bền - đẹp như trước kia Như vậy chất lượng và cạnhtranh là hai phạm trù luôn đi cùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng làm tăngnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngược lại năng lực cạnh tranh cao lại tạo
cơ sở tài chính và vật chất cần thiết cho nâng cao chất lượng sản phẩm
Mặt khác trong nền kinh tế mở hiện nay, khi tham gia các tổ chức thươngmại quốc tế (AFTA, WTO ) cùng với các cơ hội kinh doanh là việc mỗi nước phải
dỡ bỏ khá nhiều các hàng rào thuế quan để hàng ngoại tràn vào cạnh tranh tự dongay trên sân nhà Tuy vậy, không một quốc gia nào lại không tìm cách bảo hộ nềnsản xuất trong nước và một hàng rào mới lại được dựng lên Đó là những tiêu chuẩnkhắt khe về chất lượng sản phẩm như giấy chứng nhận về mức độ phóng xạ chophép đối với hàng thực phẩm, chất lượng đóng gói bao bì, nhãn mác, giấy chứngnhận xuất xứ hàng hoá Các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm khôngchỉ để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà mà còn nhằm hướng tới khả năngvươn ra thị trường quốc tế
Để sử dụng có hiệu quả công cụ chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm.Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổchức về chất lượng Nói cách khác quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm toàn bộcác hoạt động từ việc xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng, thiết lập các vănbản xác định trình tự và tương tác các quy trình, đảm bảo nguồn lực và thông tincần thiết, theo dõi kiểm tra và phân tích các quá trình nhằm đảm bảo mục tiêu chấtlượng đã đề ra Và hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống để định hướng vàkiểm soát một tổ chức về chất lượng [8] Đây là một hoạt động không thể thiếu đốivới mỗi doanh nghiệp để phát huy được lợi ích cạnh tranh đích thực từ sản phẩm
Trang 15Trên cơ sở nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của chất lượng sản phẩm và quản
lý chất lượng, các doanh nghiệp cần xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt độngđẩy nhanh quá trình cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tốt nhấtcông cụ này cho nâng cao năng lực cạnh tranh
1.1.3.2 Giá cả
Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự
ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá Ngày nay, giá cả hiện diện trong tất cảcác khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành, các khu vực của nền kinh tế,các lĩnh vực của đời sống xã hội Giá cả không chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của giátrị hàng hoá, nó còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung cầu hàng hoá,tích luỹ, tiêu dùng Vì vậy giá cả hình thành thông qua quan hệ cung cầu hànghoá, thông qua sự thoả thuận giữa người mua và người bán, giá được chấp nhận làgiá mà cả hai bên đều có lợi
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì giá bán sản phẩm là một trongnhững công cụ quan trọng thường được sử dụng Bởi giá bán sản phẩm có ảnhhưởng trực tiếp đến sự hấp dẫn của sản phẩm và sản lượng tiêu thụ Hai hàng hoá cócùng công dụng chất lượng như nhau, khách hàng sẽ mua hàng hóa nào có giá thấphơn Có nhiều chính sách giá khác nhau được doanh nghiệp sử dụng phù hợp vớisản phẩm, mục tiêu, tình hình thị trường và khả năng thanh toán của khách hàng.Trong quá trình hình thành và xác định giá bán, doanh nghiệp có thể tham khảo một
số chính sách định giá sau:
- Chính sách định giá thấp: Là chính sách doanh nghiệp đưa ra mức giá thấphơn giá thị trường Có hai cách áp dụng chính sách này:
+ Thứ nhất: Định giá thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn cao hơn giá
thành sản phẩm Doanh nghiệp sử dụng chính sách này khi sản phảm mới thâmnhập thị trường, doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của khách hàng Trường hợpnày doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận thấp
+ Thứ hai: Chính sách định giá thấp hơn giá thị trường và thấp hơn giá
thành sản phẩm Trường hợp này doanh nghiệp không có lợi nhuận nhưng sẽ đẩy
Trang 16nhanh tốc độ tiêu thụ tăng nhanh vòng quay của vốn, làm cơ sở cho chính sách địnhgiá cao sau này.
- Chính sách định giá cao: Doanh nghiệp áp dụng mức giá cao hơn giá thịtrường và cao hơn giá thành sản phẩm trong trường hợp sản phẩm mới tung ra thịtrường, chưa có đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng chưa biết rõ về sản phẩm vàchưa có cơ hội so sánh về giá Giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tranh thủ chiếm lĩnhthị trường sau đó sẽ hạ dần đến mức bằng hoặc thấp hơn giá thị trường nhưng vẫnđảm bảo thu lợi nhuận
- Chính sách ổn định giá: Theo chính sách này doanh nghiệp sẽ chọn mộtmức giá vừa phải và áp dụng trong thời gian dài để tạo uy tín và củng cố niềm tincủa khách hàng về sự ổn định của sản phẩm Nó giúp sản phẩm có những nét độcđáo khác biệt với đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp có điều kiện giữ vững và
mở rộng thị phần
- Chính sách bán phá giá: Là chính sách doanh nghiệp bán hàng với mức giárất thấp, không có lợi nhuận, thậm chí không bù đắp được chi phí sản xuất làm chođối thủ không thể cạnh tranh được về giá và phải tự rút lui khỏi thị trường Khi đódoanh nghiệp độc chiếm thị trường và lại chủ động nâng giá lên Chính sách này rấtnguy hiểm, ít được sử dụng vì nó là con dao hai lưỡi Hiện nay bán phá giá được coi
là phương thức cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm sử dụng
- Chính sách phân biệt giá: Là chính sách đưa ra những mức giá khác nhauđối với cùng một loại sản phẩm khi bán cho những đối tượng khác nhau, cho nhữngkhu vực thị trường khác nhau, hoặc khách hàng mua với số lượng khác nhau hoặctrong những thời điểm khác nhau Chính sách này giúp doanh nghiệp thoả mãnđược nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán khác nhau, tạonên sự linh hoạt về giá để hấp dẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp đượcnhững chi phí phát sinh do sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn hoặc dovận chuyển sản phẩm đến những địa điểm khác nhau
Như vậy việc nghiên cứu và vận dụng chính sách định giá là một vấn đề kháphức tạp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn linh hoạt và sáng tạo bởi giá cả khôngchỉ được quyết định bởi giá trị hàng hoá mà còn phụ thuộc khả năng thanh toán của
Trang 17khách hàng Để có thể vận dụng thắng lợi chiến lược giá cả trong cạnh tranh cầnchú ý một số vấn đề sau:
- Việc định giá chỉ là một yếu tố trong chiến lược tổng hợp nhằm đem lạidoanh thu và đảm bảo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nên không nhất thiết phảigiảm giá hoặc tăng giá trong mọi trường hợp có biến động
- Việc định giá phải gắn liền với chính sách chiếm giữ thị phần Doanhnghiệp phải coi chiếm giữ thị phần là mục tiêu chiến lược và việc định giá phải gópphần thực hiện mục tiêu này
- Chiến lược định giá phải gắn liền với chiến lược cắt giảm chi phí Dù việcđịnh giá phải dựa trên nhiều căn cứ khác nhau song chi phí vẫn là một yếu tố quantrọng để định giá
- Chiến lược giá cả phải dựa trên cơ sở cạnh tranh vì vậy doanh nghiệp cầnquan tâm thích đáng đến sự thay đổi giá và chính sách giá của đối thủ cạnh tranh
- Chiến lược giá cả phải gắn với chiến lược phân khúc thị trường để có thể ápdụng những chính sách giá khác nhau cho phù hợp
- Một số nhóm khách hàng sẵn sàng chấp nhận giá cao để được sử dụngnhững sản phẩm có chất lượng cao và nhãn hiệu nổi tiếng vì vậy doanh nghiệp nênthực hiện chính sách đặt giá cao đối với những sản phẩm này để củng cố uy tín chosản phẩm, không bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận nhưng cần đảm bảo cung cấp chongười tiêu dùng đủ những gì đã hứa hẹn trong sản phẩm
- Cần xây dựng hệ thống đo lường để đánh giá kết quả công tác định giá.Đây là hoạt động không thể thiếu để đánh giá hiệu quả công tác định giá, qua đóđưa ra những điều chỉnh kịp thời, đáp ứng mọi biến động của thị trường
Tóm lại, chiến lược giá cả là một công cụ cạnh tranh sắc bén của doanhnghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậymỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các chiến lược giá và hoạch định chiến lượcgiá cả sao cho phù hợp với biến động của thị trường và mục tiêu phát triển củadoanh nghiệp
1.1.3.3 Hệ thống phân phối.
Trang 18Có thể hiểu kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân và tổ chức tham giavào quá trình làm cho sản phẩm tới được với khách hàng Nếu doanh nghiệp lựachọn kênh phân phối không hợp lý có thể sẽ làm giảm sản lượng tiêu thụ rất nhiều
và gặp thất bại trong cạnh tranh Nhất là trong giai đoạn hiện nay kênh phân phốicàng thể hiện vai trò quan trọng của nó vì :
- Chi phí vận chuyển thường tăng lên sau mỗi lần biến động giá nhiên liệu.Điều đó thúc đẩy mỗi doanh nghiệp tìm ra phương thức vận chuyển hợp lý nhất, tiếtkiệm nhất
- Mặc dù khoa học kỹ thuật đang phát triển với tốc độ chóng mặt nhưng lợi thếcạnh tranh dựa vào công nghệ dễ bị đối thủ bắt chước Hơn nữa hiệu quả sản xuấtkhông thể tăng vô hạn, nó gần như đã đạt điểm tối đa nên các doanh nghiệp khó hyvọng vượt trội ở mặt này do đó phải đặt hy vọng vào kênh phân phối
- Các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, chất lượng, kíchthước, vì vậy các công ty dễ gặp khó khăn khi muốn giao hàng cho khách đúng sảnphẩm vào đúng thời điểm mà họ cần Nhiệm vụ này lại đặt lên vai của bộ phận phânphối
- Đã có nhiều thay đổi lớn trong phương pháp quản lý tồn kho Hiện nay thay
vì để hàng hoá tồn kho với số lượng lớn dẫn tới tăng chi phí bảo quản và lưu kho,các doanh nghiệp có xu hướng giảm tồn kho xuống mức cần thiết tối thiểu để giảmchi phí Điển hình nhất là phương pháp quản lý “vừa kịp lúc” của Nhật Bản đã giúpcác doanh nghiệp Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh rất lớn và thắng được các doanhnghiệp của Mỹ Để thực hiện hiệu quả phương pháp quản lý này không gì hơn làphải lựa chọn được kênh phân phối hợp lý nhất và tốt nhất
- Để xây dựng hoặc thay đổi được một kênh phân phối cần rất nhiều công sức
và thời gian vì nó còn phụ thuộc nhiều nhân tố khách quan khác chứ không chỉ phụthuộc mong muốn chủ quan của doanh nghiệp Trên thực tế để lựa chọn và tiếnhành xây dựng một kênh phân phối vận hành trơn tru có khi phải mất nhiều năm Vìvậy chọn kênh phân phối hợp lý sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và duy trì sức cạnhtranh trong doanh nghiệp
Trang 19Tuy có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đa số các sản phẩm là những máymóc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng trong quá trình tiêu thụ nói chung đềuthông qua một số kênh chủ yếu như bán trực tiếp, bán thông qua các công ty bánbuôn của mình và các hãng bán buôn độc lập, sử dụng mạng lưới bán lẻ của hãng,bán qua các cửa hàng, các hãng bán lẻ độc lập hoặc bán hàng qua điện thoại, quamạng Việc lựa chọn và xây dựng kênh phân phối phải dựa trên các kết quả nghiêncứu các đặc điểm thị trường bao gồm đặc điểm của nhóm khách hàng (cá nhân, tổchức, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, ), đặc tính sản phẩm (tính dễ hưhỏng, tính thời vụ, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, ), đặc điểm môi trường (điềukiện kinh tế, khả năng quản lý, các ràng buộc pháp lý, điều kiện địa lý, ).
Trong những năm gần đây có nhiều thay đổi trong lựa chọn kênh phân phối,các doanh nghiệp có xu hướng chọn kênh phân phối trực tiếp Hình thức này chophép phát triển các quan hệ hợp đồng và hệ thống các đơn hàng cá biệt Việc thựchiện lịch giao hàng theo quy định sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giảm được lượng
dự trữ tồn kho Điều đó cũng là tiền đề để phát triển sản xuất kinh doanh có tính đếnyêu cầu cụ thể của khách hàng
1.1.4 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.4.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ở phần trên ta đã nghiên cứu các định nghĩa về cạnh tranh, để có thể cạnhtranh thắng lợi mỗi doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh nhất định Vậy thếnào là năng lực cạnh tranh? Các học giả và giới chuyên môn vẫn chưa có một sựnhất trí cao về định nghĩa này
Khi các chủ thể cạnh tranh với nhau để giành lợi thế về phía mình, các chủthể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế củamình trên thị trường Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó, một khảnăng nào đó hoặc một năng lực nào đó của chủ thể được gọi là năng lực cạnh tranhcủa chủ thể đó Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả năng duy trì được vị trí củamột hàng hoá nào đó trên thị trường người ta cũng dùng thuật ngữ năng lực cạnh
Trang 20tranh của hàng hoá, đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hoá đó đối với kháchhàng Có tác giả sau khi phân tích bản chất năng lực cạnh tranh đã đi đến kết luận
“năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế so sánh của nó
so với đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thulợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình.”
Có quan điểm đã cho rằng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả nănggiành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định
Các quan niệm xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đều liên quan đếnhai khía cạnh là chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận Như vậy năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp có thể được hiểu là “khả năng tồn tại, duy trì hoặc gia tăng lợinhuận, thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp”
Ở đây chúng ta cần phân biệt năng lực cạnh tranh của hàng hoá, năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia
Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có thể hiểu khái quát là tổng thể các yếu tốgắn trực tiếp với hàng hoá cùng với các điều kiện, công cụ và biện pháp cấu thànhkhả năng cạnh tranh được chủ thể dùng trong ganh đua với nhau nhằm chiếm lĩnhthị trường, giành khách hàng và đem lại nhiều lợi ích cho chủ thể tham gia cạnhtranh
Còn năng lực cạnh tranh quốc gia, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)cho rằng “khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì đượcmức tăng trưởng trên cơ sở các chính sách thể chế vững bền tương đối và các đặctrưng kinh tế khác”
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩmkhác nhau ở chỗ doanh nghiệp là một tổ chức chặt chẽ, có thể đồng thời sản xuấtnhiều mặt hàng với năng lực cạnh tranh khác nhau Năng lực cạnh tranh của sảnphẩm thể hiện năng lực của sản phẩm đó thay thế một sản phẩm khác đồng nhấthoặc khác biệt, có thể do đặc tính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm Nănglực cạnh tranh của sản phẩm là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp
Trang 21Trong khi đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra khi họ cungứng những sản phẩm hoàn toàn giống nhau hoặc khác nhau và có thể thay thế chonhau Nếu doanh nghiệp nào bán được nhiều sản phẩm hơn và ngày càng chiếmnhiều thị phần hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh caohơn.
Năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp trong quốc gia đó Vì vậy hai vấn đề này luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau
Và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một trong những vấn đề thenchốt mà mỗi doanh nghiệp nói riêng và mỗi quốc gia nói chung luôn quan tâm tronggiai đoạn hiện nay
1.1.4.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang thúc đẩy mạnh mẽ, sâu sắc quátrình chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế, lực lượng sản xuất lớn mạnh đang đượcquốc tế hoá Công nghệ thông tin làm cho nền kinh tế thế giới gắn bó, ràng buộc lẫnnhau dẫn tới không một quốc gia nào, một nền kinh tế dân tộc nào muốn phát triển
mà có thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế thế giới, không hoà nhập vào sự vận độngchung của nền kinh tế thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tếcủa nước mình với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia vào phân công lao độngquốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế song phương và đa phương, chấp nhận tuânthủ những quy định chung được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranhgiữa các thành viên của tổ chức Trong quá trình hội nhập, các nước tham gia đềuphải tuân theo những luật chơi chung khá phức tạp được thể hiện trong nhiều điềuước quốc tế:
Một là: Khái niệm thương mại đã được mở rộng, không chỉ gồm thương mại
các hàng hoá và dịch vụ thông thường mà còn bao gồm cả các lĩnh vực đầu tư bảnquyền, tư vấn, sở hữu trí tuệ Nói cách khác các hàng hoá được buôn bán hiện naykhông chỉ bao gồm phần cứng mà còn cả phần mềm, trong đó phần mềm ngày càngquan trọng hơn
Hai là: Khi gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, các quốc gia đều phải giảm
thiểu, thậm chí xoá bỏ hàng rào thuế quan Ví dụ trong khuôn khổ AFTA, các nước
Trang 22thành viên cam kết cắt giảm thuế quan xuống mức từ 0 đến 5% theo một lộ trìnhnhất định [18] Trong khuôn khổ WTO các nước công nghiệp phát triển phải giảmthuế xuất nhập khẩu hàng công nghiệp xuống 3 đến 4%, hàng nông sản chỉ còn 6%.Các nước đang phát triển được duy trì mức thuế suất cao hơn, khoảng 10 đến 12%.
Ba là: Giảm dần tiến tới xoá bỏ hàng rào phi thuế quan Chỉ được áp dụng
một số biện pháp hạn chế để bảo vệ môi trường, vệ sinh, bản sắc văn hoá, an ninh.Ngày nay, khi chất xám chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản phẩm, việc bảo hộbản quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác sản phẩm được quy định rất chặt chẽ
Bốn là: Nhà Nước không được bao cấp cho doanh nghiệp, chỉ đối với nông
sản thì được phép bao cấp ở một số khâu hỗ trợ sản xuất
Năm là: Mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh
doanh, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước Hệ thống luậtpháp về kinh tế - thương mại phải rõ ràng công khai
Sáu là: Các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường được hưởng một số ưu đãi về cam kết vàthời gian thực hiện
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sự phát triển của doanhnghiệp có sự tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp phát triển và hội nhập Nó
sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp Nó còn giúp doanhnghiệp hội nhập kinh tế thuận lợi cả về chiều rộng và chiều sâu một cách chủ động
- Khi doanh nghiệp đứng vững và phát triển sẽ tạo điều kiện ngược lại đểdoanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình Bởi những thành tựucủa sự phát triển sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, có đủ khảnăng về nguồn lực để tiếp cận những tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ mới, về tổ chứcquản lý sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề có tính chất quyết định là mỗi doanh nghiệpphải luôn phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để sẵn sàng nắm lấy cơ
Trang 23hội và đủ khả năng đối mặt với các thách thức trong quá trình hội nhập để tồn tại vàphát triển bền vững.
1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Để lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp cần có các tiêu chí định lượng và định tính để đo lường và đánh giánăng lực cạnh tranh Có nhiều tiêu chí có thể sử dụng, trong đó tiêu chí được sửdụng phổ biến nhất và có thể phản ánh tương đối đầy đủ và sát thực về năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp là thương hiệu và thị phần, chi phí sản xuất, tỷ suất lợinhuận
1.2.1 Thương hiệu và thị phần của doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển sản xuất và lưu thông, các nhà sản xuất hoặc cungứng dịch vụ đã đặc định hàng hóa của mình bằng cách sử dụng những dấu hiệu dướihình thức nào đó để thể hiện Những dấu hiệu đó được gọi là thương hiệu, được nhàsản xuất hoặc cung ứng dịch vụ sử dụng trong thương mại nhằm ám chỉ sự liênquan giữa hàng hóa và dịch vụ với người có quyền sử dụng dấu hiệu đó với tư cách
là người chủ sở hữu hoặc đăng ký thương hiệu
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketting Hoa Kỳ “thương hiệu là một cáitên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả cácyếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một (hoặc một nhómngười) và phân biệt sản phẩm dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh” [2] Có thể nóithương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trongcho sản phẩm hoặc doanh nghiệp Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin củangười tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng Giá trị củamột thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhàsản xuất trong tương lai Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanhnghiệp Ví dụ, khi nói đến cà phê người ta nghĩ ngay đến Trung Nguyên, khi nóiđến xe máy người ta nghĩ ngay đến Honda, khi nói đến máy vi tính người ta nghĩ
Trang 24ngay đến Microsoft, đó chính là thương hiệu Tên hàng hóa gắn với thương hiệu trởthành một cụm từ dễ nhớ và làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chíkhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Một doanh nghiệp có nănglực cạnh tranh cao cũng có nghĩa là họ đã xây dựng được thương hiệu mạnh, thươnghiệu đó luôn được khách hàng nhớ và nhận biết rõ ràng Một thương hiệu mạnh làmột thương hiệu có thể tạo được sự thích thú cho khách hàng mục tiêu, làm cho họtiêu dùng và tiếp tục tiêu dùng nó Nếu khách hàng đã đam mê thích thú một thươnghiệu, họ sẽ trung thành với thương hiệu đó và như vậy doanh nghiệp đã đạt đượcmục tiêu cạnh tranh của mình
Qua việc xây dựng thành công một thương hiệu người ta có thể đánh giá vềnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó vì:
- Thương hiệu làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tựhào khi sử dụng thương hiệu
- Thương hiệu tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút khách hàng mới,vốn đầu tư, thu hút nhân tài
- Thương hiệu tốt giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, tạo thuận lợi khitìm thị trường mới
- Uy tín cao của thương hiệu tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sảnphẩm, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho việc triển khai khuếchtrương sản phẩm dễ dàng hơn, đòng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp doanh nghiệp cóđiều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá
- Thương hiệu của người bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo hộ của phápluật đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản phẩm bị đối thủcạnh tranh bắt chước
Để có một thương hiệu mạnh doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược vềthương hiệu nằm trong chiến lược marketting tổng thể căn cứ các kết quả về nghiêncứu thị trường, đồng thời phải đăng ký thương hiệu trong và ngoài nước Như vậythương hiệu mới trở thành một tài sản thực sự có giá trị đối với doanh nghiệp
Trang 25Cùng với thương hiệu, thị phần cũng là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp là tỷ trọng giữa số hàng hóa củadoanh nghiệp so với tổng số hàng hóa được bán trên thị trường Hoặc là tỷ trọnggiữa doanh thu của doanh nghiệp về một loại sản phẩm nào đó so với tổng doanhthu sản phẩm đó trên thị trường Thị phần tương đối là tỷ lệ so sánh giữa doanh thucủa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Nó cho biết vị thế của doanhnghiệp trên thị trường Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽ chiếm được thịphần tương ứng với năng lực cạnh tranh đó và có nhiều khả năng tăng thị phần Thịphần là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp, để giành và giữ vững được thịphần đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nỗ lực không ngừng trong việc sản xuất cácsản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, làn tốt công tác marketting và đảm bảochất lượng sản phẩm như đã hứa Năm 1997, kem đánh răng P/S có thị phần khoảng
80 đến 90% thị trường kem đánh răng Việt Nam, khi tham gia liên doanh góp 8triệu đô la trong đó tài sản cố định hữu hình là đất được đánh giá 3,5 triệu đô la, còntài sản cố định vô hình là thị phần trên thị trường Việt Nam được đánh giá 4,5 triệu
đô la Điều đó cho thấy, P/S có năng lực cạnh tranh cao và năng lực cạnh tranh đógiúp P/S chiếm được một thị phần đáng kể, nó thực sự trở thành tài sản và là thếmạnh của P/S
1.2.2 Chi phí sản xuất.
Cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, nói cách khác là có năng lực cạnh tranhcao được thể hiện ở kết quả tuyệt đối là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trongđiều kiện hiện nay, khi giá cả hàng hóa có xu hướng giảm xuống, để tăng lợi nhuậndoanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất cho đơn vịsản phẩm là toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị vàcác chi phí khác doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Mộtloại sản phẩm có chất lượng tương đương, doanh nghiệp nào sản xuất với chi phíthấp hơn có thể bán với giá thấp mà vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận Trong trườnghợp phải cạnh tranh gay gắt về giá thì doanh nghiệp nào có chi phí thấp sẽ có lợithế, nhất là đối với những sản phẩm nhạy cảm về giá
Trang 26Giảm chi phí sản xuất là quá trình doanh nghiệp tìm mọi biện pháp về kỹthuật, công nghệ, quản lý, tổ chức để làm cho hao phí cá biệt của doanh nghiệp nhỏhơn hao phí xã hội Nhất là hoạt động đầu tư cho máy móc thiết bị và công nghệ,nếu lựa chọn và thực hiện tốt một dự án sẽ có tác dụng giảm chi phí một cách hiệuquả và lâu dài, ngược lại, hoạt động đầu tư thiếu tính toán sẽ tăng thêm gánh nặngchi phí cho doanh nghiệp và sẽ rất khó khắc phục Quá trình này đòi hỏi phải cónhững nỗ lực thực sự bởi để thực hiện giảm chi phí cho mục tiêu nâng cao năng lựccạnh tranh, doanh nghiệp phải xem xét nghiên cứu kỹ và giảm chi phí đúng lúc,đúng chỗ Những chi phí nào là chi phí tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thìkhông thể cắt giảm, những chi phí nào bất hợp lý không tạo ra giá trị gia tăng chodoanh nghiệp thì phải giảm triệt để Điều này đòi hỏi phải quản lý rất tốt tổng chiphí và kết cấu chi phí của doanh nghiệp.
Để đạt được hiệu quả bền vững phải đảm bảo các mối quan hệ tốc độ tăngnăng lực sản xuất luôn luôn lớn hơn tốc độ tăng chi phí đầu tư hoặc đảm bảo đượcmối tương quan mức biến động doanh thu phải luôn lớn hơn mức biến động chi phí
1.2.3 Tỷ suất lợi nhuận
Để lượng hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường sử dụng các chỉtiêu tỷ suất lợi nhuận
- Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận / Vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước (hoặc sauthuế) / Vốn kinh doanh cho biết mức sinh lời của một đồng vốn bỏ ra từ đó đánh giáhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận cần bù đắp được chi phí cơ hộicủa việc sử dụng vốn Thông thường một đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quảnếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vào các cơ hội khác, hoặc ít nhấtphải cao lãi suất tín dụng ngân hàng
- Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận / Vốn lưu động = Lợi nhuận trước (hoặc sauthuế) / Vốn lưu động cho thấy mức sinh lời của vốn lưu động
- Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận / Vốn cố định = Lợi nhuận trước (hoặc sauthuế) / Vốn cố định cho thấy mức sinh lời của vốn cố định
Trang 27- Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu = Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế) /Doanh thu giúp doanh nghiệp biết được trong một đồng doanh thu của doanhnghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốnchủ sở hữu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Tuỳ thuộc yêu cầu phân tích có thể lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu thích hợp
để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Đồng thời có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận giữa các năm để thấy được sự giatăng lợi nhuận một cách tổng quát Nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tươngđương hoặc cao hơn tỷ suất lợi nhuận của ngành thì doanh nghiệp đó được coi là cónăng lực cạnh tranh cao
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
Năng lực cạnh tranh mà doanh nghiệp có được là do sự phấn đấu bền bỉ vàlâu dài của doanh nghiệp Nó là kết quả của rất nhiều hoạt động thực hiện theochiến lược cạnh tranh đã đề ra và phụ thuộc vào nhiều nhân tố bên trong và bênngoài doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố bên trong
1.3.1.1 Tài chính
Nguồn lực tài chính là vấn đề không thể không nhắc đến bởi nó có vai tròquyết định đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp Trước hết, nguồn lực tàichính được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụsản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó Quy mô vốn tự có phụthuộc quá trình tích luỹ của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả,lợi nhuận hàng năm cao, phần lợi nhuận để lại tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽlớn và quy mô vốn tự có sẽ tăng Doanh nghiệp có quy mô vốn tự có lớn cho thấykhả năng tự chủ về tài chính và chiếm được lòng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư
và khách hàng… Doanh nghiệp nên phấn đấu tăng vốn tự có lên một mức nhất định
Trang 28đủ đảm bảo khả năng thanh toán nhưng vẫn đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụngđòn bẩy tài chính làm tăng lợi nhuận
Để đáp ứng các yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cóthể huy động vốn từ rất nhiều nguồn, chiếm dụng tạm thời của các nhà cung cấp,hoặc khách hàng, vay các tổ chức tài chính hoặc huy động vốn trên thị trườngchứng khoán Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệcủa doanh nghiệp với các bên cung ứng vốn và sự phát triển của thị trường tàichính Nếu thị trường tài chính phát triển mạnh, tạo được nhiều kênh huy động vớinhững công cụ phong phú sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho doanh nghiệp.Lựa chọn phương thức huy động vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăngcường sức mạnh tài chính
Mặt khác để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng cần xem xétkết cấu vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp Kết cấu vốn hợp lý sẽ có tácdụng đòn bẩy góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Có những doanh nghiệp cóquy mô vốn lớn nhưng không mạnh, đó là do kết cấu tài sản và nguồn vốn khôngphù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đó chưa biếtcách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình Ngược lại, cónhững doanh nghiệp có quy mô vốn không lớn nhưng vẫn được coi là mạnh vìdoanh nghiệp đó đã duy trì được tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động nhữngnguồn tài chính thích hợp để sản xuất những sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của thịtrường mục tiêu Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có điều kiệnthuận lợi trong đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giáthành sản phẩm, giữ vững được sức cạnh tranh và củng cố vị thế của mình trên thịtrường
1.3.1.2 Máy móc thiết bị và công nghệ
Máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cốđịnh, nó là những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất củadoanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh Nếu máy móc thiết bị vàtrình độ công nghệ thấp kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sảnphẩm, làm tăng các chi phí sản xuất sản phẩm của doanhnghiệp sẽ không đạt các
Trang 29yêu cầu về tiêu chuẩn hoá và thống nhất hóa sẽ rất khó xuất khẩu, tham gia vào thịtrường khu vực và thế giới.
Để đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào cácđặc tính sau:
-Tính hiện đại của thiết bị công nghệ: Biểu hiện ở các thông số như hãng sảnxuất, năm sản xuất, công suất thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị
-Tính đồng bộ : Thiết bị đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa thiết
bị, công nghệ với phương pháp sản xuất, với chất lượng và độ phức tạp của sảnphẩm do công nghệ đó sản xuất ra
-Tính hiệu quả : Thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị sẵn có để phục
vụ mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp
-Tính đổi mới : Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có nhiều biến động, máymóc thiết bị phải thích ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng giaiđoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh, nếu máy móc thiết bị không thể sử dụnglinh hoạt và chậm đổi mới thì sẽ không đảm bảo năng lực cạnh tranh cho doanhnghiệp
Cùng với máy móc thiết bị, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đếnnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo M Porter mỗi doanh nghiệp phải làmchủ hoặc ít ra là có khả năng tiếp thu các công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới chấtlượng sản phẩm Không đơn giản là việc có được công nghệ mà điều quan trọnghơn là khả năng áp dụng công nghệ, đó mới là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh Để
áp dụng được công nghệ, các doanh nghiệp phải kết hợp nhiều yếu tố khác nữa.Người đi đầu vào thị trường công nghệ mới chưa chắc là người chiến thắng Ngườichiến thắng là người biết làm thế nào để công nghệ đó áp dụng rộng rãi trong doanhnghiệp [35]
Có thể khẳng định một doanh nghiệp với hệ thống máy móc thiết bị và côngnghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao,giá thành hạ và đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.3.1.3 Nguồn nhân lực
Trang 30Nhân tố con người là vô cùng quan trọng đối với hoạt động của mỗi doanhnghiệp, để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết phải làm tốtcông tác về quản lý nguồn nhân lực Nguồn nhân lực không đảm bảo về số lượng vàchất lượng là nguyên nhân giảm sút năng suất và chất lượng sản phẩm Làm tốtcông tác quản lý nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanhnghiệp bởi quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghịêp khai thác được mọi tiềmnăng của người lao động đóng góp vào sự phát triển, sử dụng chi phí tiền lương mộtcách hiệu quả nhất, ngăn chặn mọi sự di chuyển lao động ra khỏi doanh nghiệp làmảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu về chuyênmôn, nghiệp vụ, trình độ đối với từng vị trí làm việc Yêu cầu đối với giám đốc vàquản trị viên các cấp không chỉ cần trình độ về nghiệp vụ mà còn phải có khả năngsáng tạo, tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu thập và xử lýthông tin, sáng suốt dự báo và đối phó với các biến động của thương trường Chấtlượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuấtkinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Ban giám đốc doanh nghiệp: Là những người vạch ra các chiến lược kinhdoanh, trực tiếp điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh, quyết định sự thành cônghay thất bại của một doanh nghiệp Những thành viên của ban giám đốc cần có kinhnghiệm lãnh đạo, trình độ và hiểu biết về các hoạt động của doanh nghiệp, biết cáchđộng viên sức mạnh tập thể cùng phấn đấu cho sự nghiệp chung
- Cán bộ quản trị cấp trung gian và cấp cơ sở: Là những người trực tiếp điềuhành và thực hiện các kế hoạch, phương án kinh doanh do ban giám đốc đề ra Họgóp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp Họ cần thành thạo chuyênmôn và có kinh nghiệm quản lý, năng động, có khả năng ra quyết định và tham mưucho ban giám đốc
- Đội ngũ công nhân: Để đứng vững trên thị trường không chỉ cần cán bộlãnh đạo giỏi mà còn cần có đội ngũ công nhân lành nghề, trung thực và sáng tạo
Họ là những người trực tiếp tạo nên chất lượng sản phẩm, lòng hăng say nhiệt tìnhlàm việc của họ là yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 311.3.1.4 Khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp.
Liên doanh liên kết là sự kết hợp hai hay nhiều pháp nhân kinh tế để tạo ramột pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về kinh nghiệm và khả năng tài chính.Đây là một trong những yếu tố đánh giá năng lực của doanh nghiệp Nhất là đối vớinhững doanh nghiệp thường tham gia các dự án với quy mô lớn, những yêu cầu đôikhi vượt năng lực một doanh nghiệp đơn lẻ trong cạnh tranh Để tăng năng lực cạnhtranh trên thị trường vấn đề mở rộng các quan hệ liên doanh liên kết dưới nhiềuhình thức thích hợp là giải pháp quan trọng và thích hợp Qua đó doanh nghiệp cóthể đáp ứng một cách toàn diện những yêu cầu của dự án có quy mô lớn và độ phứctạp cao
Liên doanh liên kết có thể thực hiện theo chiều ngang, tức là doanh nghiệp sẽliên kết với các doanh nghiệp cùng ngành để đảm nhận các dự án lớn Liên kết theochiều dọc là hình thức liên kết với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu hoặctrang thiết bị nhờ đó có thể giảm giá thành sản phẩm Dù liên doanh liên kết dướihình thứ nào cũng đều dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi
Liên doanh liên kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đi sâu chuyên mônhóa, khai thác được những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu, thích ứng với cơchế thị trường, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó nâng cao nănglực cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt độngcạnh tranh của doanh nghiệp là khách hàng (người mua), nhà cung cấp, đối thủ cạnhtranh, môi trường vĩ mô
1.3.2.1 Khách hàng
Thị trường hay nói chính xác là khách hàng là nơi bắt đầu và cũng là nơi kếtthúc quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp Căn cứ vào nhu cầu của khấch hàng,doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất và khi quá trình sản xuất kết thúc, sảnphẩm của doanh nghiệp lại được đưa ra thị trường để đáp ứng các nhu cầu đó Sốlượng khách hàng quyết định quy mô thị trường hàng hoá của doanh nghiệp Nếu
Trang 32quy mô thị trường lớn, doanh nghiệp có thể tăng đầu tư sản xuất sản phẩm, chiếmlĩnh thị trường và tăng sản lượng bán
Bên cạnh đó, khả năng thanh toán của khách hàng sẽ quyết định sức muahàng hoá của doanh nghiệp Nếu khách hàng có khả năng thanh toán cao, đó là mộtthị trường có nhiều tiềm năng, doanh nghiệp có thể tăng cường cải tiến mẫu mã,tăng chất lượng sản phẩm đẩy mạnh xúc tiến bán hàng để mở rộng thị trường Đểlựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải căn cứ vào nhucầu và sức mua của thị trường Đặc tính của nhu cầu có vai trò quyết định hìnhthành đặc tính của sản phẩm và tạo ra những áp lực để nâng cao chất lượng, gia tănggiá trị sử dụng và phát triển sản phẩm mới
Khách hàng hoặc người mua của mỗi doanh nghiệp có thể là người tiêu dùng(nếu sản xuất hàng tiêu dùng), có thể là các doanh nghiệp, tổ chức (nếu sản xuấtnguyên vật liệu, máy móc thiết bị…), có thể là các chủ đầu tư (nếu doanh nghiệpnhận thầu các dự án, công trình…) Mặc dù đối tượng có thể khác nhau song ngườimua nói chung có xu hướng muốn tối hóa lợi ích của mình với chi phí thấp nhất nên
họ luôn tìm mọi cách gây áp lực để doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, mặc cả để cóchất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn Cơ sở để đưa ra quyết định mua bán
là bình đẳng, đôi bên đều có lợi nhưng do sức ép cạnh tranh doanh nghiệp luôn phảiđối mặt với những đòi hỏi của khách hàng Để phòng thủ trước những sức ép đó,việc phải xem xét lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu là một quyết định rất quantrọng đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp
Hơn nữa không chỉ đơn giản là đáp ứng tốt mọi nhu cầu khi khách hàng cần.Doanh nghiệp cần xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhất làxây dựng quan hệ bạn hàng tin cậy với những khách hàng lớn, có nhu cầu sử dụngsản phẩm của doanh nghiệp một cách ổn định và lâu dài Việc doanh nghiệp sửdụng linh hoạt các chính sách ưu đãi về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện vậnchuyển, khuyến mại, với những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống rất cósức hấp dẫn và củng cố sự tin cậy lẫn nhau Nhờ vậy duy trì được thị phần hiện có
và tăng khả năng mở rộng thị phần cho doanh nghiệp Giữ được khách hàng là mộtyếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp
Trang 331.3.2.2 Nhà cung cấp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu đượccác yếu tố đầu vào, đó là vật tư, máy móc thiết bị, vốn,…Vai trò của nhà cung cấpđối với doanh nghiệp thể hiện ở áp lực về giá các yếu tố đầu vào Giữa nhà cung cấp
và doanh nghiệp thường diễn ra các cuộc thương lượng về giá cả, chất lượng và thờigian giao hàng Nhà cung cấp có nhiều cách để tác động đến khả năng thu lợi nhuậncủa các doanh nghiệp như nâng giá, giảm chất lượng vật tư kỹ thuật mà họ cungứng, không đảm bảo tiến độ giao hàng theo yêu cầu, gây ra sự khan hiếm giả tạo
Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thì doanh nghiệp có thể lựa chọnnhà cung cấp, điều đó tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường yếu tố đầu vào, có tácdụng làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp Thế mạnh của nhà cung cấp tănglên nếu số lượng nhà cung cấp ít, không có hàng thay thế, doanh nghiệp không phải
là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp hoặc loại vật tư được cung ứng là yếu tốđầu vào quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm hoặc hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Do đó, nhà cung cấp nói chung có ảnh hưởng không nhỏđến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố bên ngoài có tác động trực tiếp đến doanhnghiệp Trong một ngành nào đó mà tồn tại một hoặc một số doanh nghiệp thốnglĩnh thì cường độ cạnh tranh ít hơn và doanh nghiệp thống lĩnh đóng vai trò chỉ đạogiá Trong trường hợp này nếu doanh nghiệp không ở vị trí thống lĩnh thì sức cạnhtranh là rất kém Nhưng nếu tồn tại nhiều doanh nghiệp có thế lực và quy mô tươngđương nhau thì cạnh tranh trong ngành sẽ rất gay gắt Cần phải coi trọng lợi thế sosánh của mình và biến nó thành lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp nào có nhiều lợithế cạnh tranh thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao hơn
Trong thị trường tự do cạnh tranh, gần như không có rào cản gia nhập thịtrường, luôn có các đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng tham gia thị trường bất cứ lúc nào Sựxuất hiện của đối thủ mới có thể gây ra những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệphiện tại vì thông thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc raquyết định hơn và các chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ
Trang 34Để chống lại các đối thủ tiềm ẩn, doanh nghiệp phải thường xuyên củng cốnăng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng cải tiến, hoàn thiện sảnphẩm, bổ sung những đặc tính mới ưu việt hơn cho sản phẩm, luôn phấn đấu giảmchi phí để sẵn sàng tham gia các cuộc cạnh tranh về giá.
1.3.2.4 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của mỗi doanh nghiệp bao gồm ba yếu tố: thực trạng nềnkinh tế xã hội, hệ thống pháp luật và bối cảnh chính trị xã hội
Nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập quốc dân tínhtrên đầu người cao sẽ tạo điều kiện tăng tích luỹ, tăng đầu tư cho sản xuất, thịtrường có sức mua lớn là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển
Hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của Nhà Nước sẽ có tác dụngtạo điều kiện hoặc kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp Trong nền kinh tếthị trường, Nhà Nước có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường cạnh tranh
Nhà Nước thúc đẩy và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua cácchính sách như:
- Nhà Nước đầu tư nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực Hỗ trợ nghiên cứuphát triển khoa học công nghệ, đầu tư cho cơ sở hạ tầng Tạo điều kiện về cơ sở vậtchất và các yếu tố đầu vào
- Thực hiện các chính sách kích cầu để mở rộng và tăng dung lượng thịtrường đầu ra cho doanh nghiệp Đồng thời với công cụ chi tiêu Chính Phủ, NhàNước cũng là người mua với nhu cầu đa dạng
- Nhà Nước quy hoạch và tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp phụtrợ giúp doanh nghiệp có điều kiện chuyên môn hóa cao từ đó tăng năng lực cạnhtranh
Một trong những bộ phận của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp Mức độ ổn định của hành lang pháp
lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển Ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khókhăn khi phải đối diện liên tục với những thay đổi làm suy yếu năng lực cạnh tranh.Nhà Nước cần tạo khuôn khổ pháp luật đồng bộ, phù hợp các nguyên tắc kinhdoanh thương mại quốc tế, đảm bảo cho sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng
Trang 35Những chính sách đó phải giữ đúng vai trò là môi trường kinh doanh cho doanhnghiệp, tránh can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh, giảm tính tự chủ của doanhnghiệp Luật “Chống Độc Quyền” của Mỹ, đạo luật về “Độc Quyền và Hợp Nhất” ởAnh đều nhấn mạnh khía cạnh quan trọng là đảm bảo cạnh tranh công bằng giữacác doanh nghiệp
Yếu tố thứ ba của môi trường vĩ mô là các yếu tố chính trị xã hội Một quốcgia có nền chính trị ổn định sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi, các nhà đầu
tư trong và ngoài nước tin tưởng, yên tâm đầu tư cho sản xuất kinh doanh Các nhân
tố về xã hội như phong tục tập quán, mức sống, dân số,…quyết định thái độ tiêudùng và khả năng thanh toán của khách hàng mục tiêu Khoảng cách giầu nghèo,trình độ dân số là một trong những cản trở đến trình độ văn hóa và chất lượngnguồn nhân lực
Như vậy, bằng các hoạt động và chính sách Nhà Nước có thể tạo điều kiệnthuận lợi cũng có thể tạo ra những rào cản cho hoạt động cạnh tranh của doanhnghiệp
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP
Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mỗi doanh nghiệp luôn quan tâm khihoạt động trong nền kinh tế thị trường Những doanh nghiệp nổi tiếng đều là nhữngdoanh nghiệp đã thành công trong sử dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnhtranh Các biện pháp họ đã sử dụng dù thành công nhiều hay ít đều trở thành nhữngbài học quý báu cho các doanh nghiệp khác học tập, rút kinh nghiệm
Thứ nhất: Bài học về độc lập công nghệ và công tác nghiên cứu phát triển.
Samsung Electronics là tập đoàn điện tử của Hàn Quốc đã thành công trongcuộc cạnh tranh với tập đoàn Sony của Nhật Bản Vào thời điểm lợi nhuận của Sonygiảm xuống còn 2,5% thì lợi nhuận của Samsung tăng lên 12% Nếu như tổng vốncủa Sony dừng ở mức 30 tỷ đô la thì Samsung đã vượt quá ngưỡng 60 tỷ đô la [22].Không chỉ Sony, Motorola là doanh nghiệp cũng phải chịu những đòn tấn công củaSamsung Một trong những nguyên nhân thắng lợi của Samsung mà các nhà phân
Trang 36tích đưa ra, đó là họ có được thành công nhờ độc lập về công nghệ và đã có nhữngđầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) Trong 15 năm liền,Samsung tích cực đầu tư vào thiết bị sản xuất và dây chuyền sản xuất, dần dần họ
đã độc lập về công nghệ Hiện nay, Samsung chẳng phải mua gì của ai, họ đã tự sảnxuất được tất cả, ngay cả các sản phẩm điện tử từ màn hình, bộ nhớ, mạch điện, bộgiải mã, phần mềm, đĩa cứng, bộ xử lý, … Bằng chính sách độc lập công nghệ,Samsung đã mua tận gốc và bán tận ngọn Hiện nay Samsung có 25 nhà máy trênthế giới, họ không chỉ bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà còn bán cho cả đối thủcạnh tranh Dell là tập đoàn sản xuất máy tính cá nhân của Mỹ, từ lâu đã mua mànhình vi tính LCD của Samsung Ngay cả Sony cũng mua lại phần mềm lắp trongmàn hình LCD của Samsung Bên cạnh đó, Samsung còn đặc biệt quan tâm đếnhoạt động nghiên cứu – phát triển bởi chỉ có hàng công nghệ cao mới giúp cho hànghoá của Samsung không bị làm nhái và như vậy mới có thể thu lợi nhuận cao Lãnhđạo Samsung đưa ra khẩu hiệu: “hoặc cách tân hoặc phá sản” và quyết định đầu tư ồ
ạt vào hoạt động nghiên cứu – phát triển, tăng số kỹ sư thiết kế từ 150 người lên
300 người chỉ riêng tại Seoul Chiến lược phát triển này của Samsung nhận được 17giải thưởng IDEA danh giá do công ty Thiết Kế Công Nghiệp Mỹ trao tặng Điệnthoại di động của Samsung trở thành mặt hàng mà mọi người đều ưa chuộng vìchúng đẹp về kiểu dáng, vượt trội về công nghệ Trong năm 2003, Samsung đã tung
ra 40 model điện thoại đời mới, trong khi đó Nokia chỉ tung ra được 25 model.Thành công đó giúp Samsung gia nhập câu lạc bộ các tập đoàn công nghiệp làm ăntốt nhất thế giới [35]
Thứ hai: Bài học về việc sử dụng lợi thế cạnh tranh về giá.
Wipro là tập đoàn công nghệ thông tin nổi tiếng của Ấn Độ Năm 2000, giátrị xuất khẩu các sản phẩm phần mềm của công ty là 6,2 tỷ đô la, năm 2001 là 9,3 tỷ
đô la, năm 2002 là hơn 13,5 tỷ đô la Azim Premji, Chủ tịch tập đoàn này đã tínhtoán, do chi phí sản xuất tại Ấn Độ rất thấp giúp cho các công ty nội địa cạnh tranhđược với các công ty nước ngoài về giá và tính năng sử dụng Nhờ đó sản phẩm củaWipro được nhiều công ty đặt hàng và cho đến nay, khách hàng của công ty là 300công ty xuyên quốc gia hàng đầu về các lĩnh vực điện thoại, hàng không, phần
Trang 37mềm Theo các chuyên gia, bí quyết thành công của Wipro là biết sử dụng lợi thếcạnh tranh về giá nhờ tận dụng ưu điểm cho phí thấp [35].
Thứ ba: Bài học về vấn đề thương hiệu
Hãng điện tử Samsung không chỉ thành công khi chọn biện pháp cách tân vàđổi mới công nghệ để cạnh tranh, họ còn đang theo đuổi chiến lược đưa thương hiệuSamsung trở thành một trong những thương hiệu danh tiếng, chinh phục cả hànhtinh Đây là một cuộc chiến lâu dài do đó Chủ tịch tập đoàn Jung Yong Yun yêu cầu75.000 nhân viên của mình bằng mọi giá phải chiến thắng, xây dựng được mộtthương hiệu Samsung nổi tiếng thế giới Ngân sách hàng năm cho tiếp thị bằng 5%tổng doanh thu của cả tập đoàn, khoảng 2,5 tỷ đô la Đường lối đúng đắn xây dựngthương hiệu đã giúp Samsung vươn lên vị trí thứ 25 năm 2003 so với vị trí thứ 34năm 2002, vượt qua cả Nike, Kodak, Dell trong bảng xếp hạng 100 thương hiệudanh giá nhất thế giới do InterBrand phối hợp với tạp chí Business Week tổ chứcđánh giá [22]
Thứ tư: Bài học về sử dụng nhân lực, cần phải biết đánh thức khả năng sáng
tạo của cán bộ công nhân viên
General Electric là một tập đoàn quốc tế khổng lồ sản xuất và kinh doanhchủ yếu trong lĩnh vực điện máy Sự nổi tiếng của tập đoàn luôn gắn liền với têntuổi của Jack Welch, nhà lãnh đạo tài ba của tập đoàn Ông nổi tiếng là người có tàinăng tổ chức và quản lý, đặc biệt là trong điều hành nhân sự Jack Welch đã bác bỏquan điểm cần giám sát và kiểm tra Thay vào đó, ông luôn động viên khuyến khíchnhân viên dưới quyền làm việc, phát huy sáng tạo Các nhân viên đã thực hiệnnhững công việc mà trước đây lọ không dám làm và thu được những kết quả màhọkhông bao giờ dám mơ ước tới Jack Welch luôn trọng dụng người tài đồng thờicũng rất cứng rắn Chỉ trong 5 năm, ông đã sa thải 118.000 nhân viên, tương đương1/4 số nhân viên của cả tập đoàn Sau 5 năm, cả tập đoàn thoát khỏi tình trạng trì trệ
và trở thành một tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới Bí quyết lãnh đạo của ông làmột mặt tạo ra áp lực về cạnh tranh, mặt khác ộng điều tiết áp lực, giải toả tâm lý,đánh thức tiềm năng sáng tạo của nhân viên, chỉ cho họ thấy kết quả thu được to lớnkhông ngờ của họ
Trang 38Thứ năm: Bài học về sự thất bại do thiếu thông tin về đối thủ cạnh tranh và
thị trường
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn chưa có những hiểu biết cần thiết
về thị trường trong nước cũng như quốc tế Tình trạng phổ biến của các doanhnghiệp là thiếu thông tin thị trường, chưa quan tâm tìm hiểu kỹ thuật và năng lựccạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cùng loại ở trong nước vàthế giới nên gặp khó khăn trong đánh giá đối thủ để lựa chọn chiến lược cạnh tranhcho phù hợp Việt Nam là nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu thế giới nhưngchúng ta mới chỉ quan tâm tăng sản lượng xuất khẩu mà chưa chú ý đến nhu cầu thịtrường nên thường phải chịu những tổn thất do giá gạo và cà phê suy giảm Nhu cầuthị trường thế giới về hai sản phẩm này đã gần bão hoà và sản phẩm nào cũng đều
có các ông chủ chiếm giữ thị phần Việt Nam tăng xuất khảo gạo từ 2 triệu tấn năm
1995 lên 4 triệu tấn năm 1999, từ 248.000 cà phê năm 1995 lên 500.000 tấn năm
2000 làm cho cung về gạo và cà phê đã vượt cầu dẫn tới giá liên tục giảm Mặt khácchất lượng gạo của ta còn kém Thái Lan và loại cà phê Việt Nam xuất khẩu khôngphải là loại cà phê được ưa chuộng và được giá trên thế giới nên kim ngạch xuấtkhẩu thu về không cao so với sản lượng xuất khẩu
Trường hợp cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ lại có sự khác biệt làtrên thị trường Mỹ cũng có những người sản xuất cá da trơn tương tự Việt Nam Docác basa của Việt Nam rẻ hơn, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Mỹ với thị phầnkhoảng 2% đã đặt người nuôi cá basa của Mỹ trước nguy cơ khá sản Người nuôi cácủa Mỹ đã kiện Việt Nam bán phá giá cá da trơn và đòi Chính Phủ Mỹ bảo vệ Vụviệc này đã gây tổn thất rất lớn cho các nhà xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam [16]
Các ví dụ trên cho thấy việc thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xácđịnh dung lượng thị trường cũng như đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh là một vấn
đề quan trọng trong các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanhnghiệp
Thứ sáu: Bài học về chính sách vĩ mô.
Nhà Nước cần xây dựng chíên lược phát triển và có các chính sách hỗ trợcho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh Trong các thời kỳ phát triển
Trang 39của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955-1973 là một thời kỳ đặc biệt được các nhànghiên cứu gọi là giai đoạn thần kỳ hoặc thời đại phát triển cao độ Kinh tế tăngtrưởng bình quân 10%/năm và kéo dài gần 20 năm Sự khó khăn mà Nhật Bản gặpphải trong những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ trước cũng gần giống nhưViệt Nam hiện nay Bắt buộc phải mở cửa kinh tế, phải hội nhập để phát triểnnhưng họ đã đưa ra được những chiến lược nâng đỡ để tăng năng lực cạnh tranh chodoanh nghiệp trong nước, đảm bảo được sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nướctrước xu thế hội nhập mạnh mẽ Nhật Bản đã từng bước thực hiện tự do hoá mậudịch và bảo hộ sản xuất để tăng dần năng lực cạnh tranh cho các ngành côngnghiệp Họ đã rất thận trọng và tỷ mỉ khi đưa ra các chương trình tự do hoá nhậpkhẩu bắt đầu từ những ngành có lợi thế so sánh hoặc ít bị áp lực xã hội Đồng thời
họ cải cách luật thuế, đưa ra mức thuế quan tuỳ theo năng lực cạnh tranh và công bốthời gian biểu giảm dần thuế quan tạo áp lực cho doanh nghiệp trong nước tự nỗlực vươn lên và không cần bảo hộ
Để mở cửa và hội nhập có hiệu quả, Nhật Bản biết rằng phải tăng năng lựccạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp Họ đã chọn những ngành có lợi thế
so sánh động Đó là những ngành có khả năng tăng năng suất lao động nhanh,những ngành mà Nhật Bản có thể hấp thu công nghệ một cách có hiệu quả, hoặcnhững ngành nhu cầu sẽ tăng cao khi lợi nhuận tăng Những ngành được chọn hầuhết là những ngành công nghiệp năng và ngành có công nghệ cao Sau khi đưa ra cơcấu phát triển công nghiệp như trên Chính Phủ Nhật Bản ban hành ngay chính sáchnuôi dưỡng các ngành công nghiệp đồng thời có biện pháp trợ giúp về thuế, tíndụng,…Ví dụ như chính sách nuôi dưỡng ngành hoá dầu ra đời vào tháng 7/1955,luật chấn hưng công nghiệp điện tử tháng 6/1957,…Hầu hết các luật này chỉ có hiệulực đến năm 1971, một thời gian đủ dài để các ngành phát triển [4]
Nền kinh tế đang xuất hiện ngày càng rõ một thị trường hàng hoá dịch vụ cótính chất thế giới, một thị trường đầu tư chung, một thị trường tài chính tiền tệchung Trong đó thương mại luôn là lĩnh vực đi trước Toàn cầu hoá thương mại đòihỏi phải xoá bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán Mỗi nước phải mở cửa thâm
Trang 40nhập thị trường quốc tế đồng thời cũng phải chấp nhận mở củă cho hàng hoá nướcngoài tràn vào Tất yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải trực tiếp tham gia cuộccạnh tranh trong nước và quốc tế với rất nhiều đối thủ hoạt động trong mọi lĩnh vực
và ở mọi nơi trên thế giới Các doanh nghiệp luôn đối mặt với nguy cơ phá sản nếu
họ không dứng vững trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt Để tồn tại và pháttriển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Dựa trên hệ thống lý thuyết về cạnh tranh các doanh nghiệp cần nghiên cứu và vậndung khéo léo vào thực tế đơn vị mình Như vậy để nâng cao năng lực cạnh tranhkhông chỉ cần nắm chắc các lý thuyết mà còn phải hiểu rõ điều kiện và khả năngthực tế của đơn vị mình, các mặt mạnh, các điểm yếu, mục tiêu phát triển, các cơhội và thách thức có thể có… Sự phối hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế cùngvới các bài học kinh nghiệm trong nước và nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp đưa rađược những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho đơn vị mìnhđảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp