II. Tình hình tài chính
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ LỢ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN
Trong xu thế phát triển hiện nay, nền kinh tế luôn có biến động, những biến động đó tác động đến mọi thành viên của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn, những biến động của nền kinh tế lại tác động đến các thành viên kinh tế theo những hướng khác nhau. Để có thể tận dụng các cơ hội và né tránh rủi ro, Tổng Công ty phải hiểi biết về môi trường kinh doanh, về xu hướng phát triển của nền kinh tế, nhận thức được nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu đối với Tổng Công ty nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển từ đó xác định phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty trong thời gian tới.
3.1.1. Bối cảnh hiện nay và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Công ty
* Hội nhập kinh tế quốc tế và thách thức đối với ngành cơ khí
Toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá có thể được hiểu là quá trình phát triển kinh của các nước trên thế giới vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng tăng [4]. Trong tiến trình này, thị trường chiếm địa vị chủ đạo, ai chiếm được vị trí có lợi trong cạnh tranh thị trường, người đó sẽ chiếm được quyền chủ động trong tiến trình toàn cầu hoá [3]. Toàn cầu hóa diễn ra cả bề rộng và chiều sâu, một mặt đưa tới cơ hội phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới, giúp cho việc sử dụng