II. Tình hình tài chính
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
3.1.1. Bối cảnh hiện nay và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty
NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI
Trong xu thế phát triển hiện nay, nền kinh tế luôn có biến động, những biến động đó tác động đến mọi thành viên của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn, những biến động của nền kinh tế lại tác động đến các thành viên kinh tế theo những hướng khác nhau. Để có thể tận dụng các cơ hội và né tránh rủi ro, Tổng Công ty phải hiểi biết về môi trường kinh doanh, về xu hướng phát triển của nền kinh tế, nhận thức được nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu đối với Tổng Công ty nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển từ đó xác định phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty trong thời gian tới.
3.1.1. Bối cảnh hiện nay và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Công ty
* Hội nhập kinh tế quốc tế và thách thức đối với ngành cơ khí
Toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá có thể được hiểu là quá trình phát triển kinh của các nước trên thế giới vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng tăng [4]. Trong tiến trình này, thị trường chiếm địa vị chủ đạo, ai chiếm được vị trí có lợi trong cạnh tranh thị trường, người đó sẽ chiếm được quyền chủ động trong tiến trình toàn cầu hoá [3]. Toàn cầu hóa diễn ra cả bề rộng và chiều sâu, một mặt đưa tới cơ hội phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới, giúp cho việc sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên hiện có trên trái đất cũng như gây tác động ngược trở lại đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và phân công lao động quốc tế.
Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế thế giới, xu hướng tự do hoá thương mại của nền kinh tế thế giới tạo thuận lợi cho một nước đang phát triển như Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào các giao lưu kinh tế quốc tế. Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao buôn bán với trên 150 quốc gia, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và liên kết kinh tế khu vực như gia nhập APEC (năm 1998), ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (năm 2000), đang vận động đàm phán gia nhập WTO vào cuối năm 2006,… Cùng với hoạt động mở cửa, hợp tác kinh tế với những thị trường lớn, những cường quốc kinh tế và công nghệ, nước ta cũng từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp hơn với tình hình và thông lệ quốc tế. Điển hình là các bộ Luật Đầu tư, Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp,…tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động.
Mặt khác, quá trình toàn cầu hoá cũng đưa đến những thách thức ở nhiều mức độ khác nhau như gia tăng các rủi ro kinh tế, tăng sự lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế và cả chính trị, làm lợi nhiều hơn cho các nền kinh tế mạnh, các nền kinh tế kém phát triển dễ bị thua thiệt. Các nước đi sau như Việt Nam vừa phải chịu sứp ép của quá trình hội nhập quốc tế, của việc tham gia vào các tổ chức mậu dịch đa phương với sự cạnh tranh gay gắt vừa phải đối phó với hàng rào bảo hộ mậu dịch mới tinh vi thông qua các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật của các nước phát triển. Trong các cuộc cạnh tranh quốc tế Việt Nam ở vào thế bất lợi vì chúng ta không có được những ưu thế như các nước phát triển và các nước khác trong khu vực như trình độ phát triển kinh tế, khả năng cạnh tranh tốt, nắm giữ vốn, công nghệ, chất xám,… Tham gia hội nhập thì hàng hoá của Việt Nam có thêm cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới nhưng vì sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta rất kém (hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đa số là các sản phẩm thô, chất lượng trung bình, chậm cải tiến, giá thành cao, ít hàng hoá chứa hàm lượng trí tuệ cao…) nên các cơ hội đó mới ở dạng tiềm năng trong khi đó hàng nước ngoài với sức cạnh tranh cao sẽ có điều kiện thâm nhập thị trường Việt Nam. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không có sự thay đổi về chất thì sẽ
không đứng vững được ngay trong thị trường nội địa, dễ bị tổn thương và thua thiệt. Để tránh nguy cơ đó chỉ có biện pháp duy nhất là phải nâng cao năng lực cạnh tranh vì sự tồn tại và phát triển của chính mình.
*Tình hình trong nước
Trong tình hình trên, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam cũng đã thu được một số thành tựu đáng kể. GDP tăng trưởng cao (năm 2003 là 7,6%, năm 2004 là 7,9% và năm 2005 là 8,7%) tạo điều kiện tích luỹ và đầu tư phát triển. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 2005 tăng khoảng 7% so với năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng trưởng nhanh 17,8% cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước (16,1%) và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu (từ 69% năm 2000 lên khoảng 75% năm 2005). Nền kinh tế trong nước ngày càng sôi động và phong phú nhờ thành công của hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước và sự ra đời của thị trường chứng khoán. Các định chế tài chính trung gian ngày càng phong phú và cạnh tranh mạnh tạo nhiều kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, các nghiệp vụ tài chính ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quen với phương thức làm việc theo cơ chế thị trường tự chủ, linh hoạt, năng động, mạnh dạn.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng vẫn chưa cao. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năm 2002, Việt Nam được đánh giá là nước có chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô cao (đứng thứ 6 sau Xingapo, NaUy, Thuỵ Sĩ, Phần Lan và Trung Quốc) nhưng chỉ được xếp thứ 65 về khả năng cạnh tranh trong 80 nước được khảo sát [24]. Nhiều vấn đề tồn tại phải có định hướng và được giải quyết sớm giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh và phù hợp các mục tiêu phát triển đã đặt ra. Trước hết là cơ cấu kinh tế lạc hậu, tập trung chủ yếu vào các ngành sản phẩm truyền thống, trình độ công nghệ thấp, tỷ trọng dịch vụ giảm liên tục trong gần 10 năm liền (đến 2004 vẫn còn thấp rất nhiều so với tỷ trọng đã đạt được trong thời kỳ 1992-2002) [4]. Mặc dù công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao nhưng hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng với tốc độ hiện đại hoá, đổi mới công nghệ chậm, công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu, mang nặng tính gia công, phụ thuộc nước ngoài về nguồn nguyên liệu, giá trị tăng thêm và thực thu ngoại tệ thấp. Công nghiệp phụ trợ chậm phát triển nên chưa tăng được trình độ chuyên môn hoá, rất khó khăn khi tham gia phân công lao động quốc tế. Còn có sự chênh lệch đáng kể giữa mặt bằng giá cả trong nước với mặt bằng giá cả quốc tế, giá một số hàng hóa dịch vụ cao hơn mặt bằng giá quốc tế ( cước bưu chính viễn thông, cước vận tải, giá điện, giá thuê đất…). Điều đó chứng tỏ mức độ mở cửa của nền kinh tế nước ta ra thế giới còn thấp, chưa khai thác triệt để lợi thế và những nguồn lực của nền kinh tế trong nước. Hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam chưa kết nối chặt chẽ với hệ thống tài chính các nước trong khu vực.
Riêng trong ngành cơ khí, vượt qua được giai đoạn khủng hoảng về hướng đi, ngành cơ khí hiện nay đã có nhiều thay đổi về chất so với trước đây. Khả năng thiết kế, năng lực công nghệ và thiết bị, trình độ quản lý và điều hành đã được nâng lên một bước, mức tăng trưởng trung bình toàn ngành đạt trên 20%/năm [33]. Mặc dù giá vật tư sắt thép, kim loại mầu, nhiên liệu tăng cao và không ổn định, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm nhưng các sản phẩm cơ khí vẫn vươn lên khẳng định vị trí và tăng năng lực cạnh tranh của ngành trong cơ chế thị trường. Các Tổng Công ty lớn của Nhà Nước hoạt động trong các lĩnh vực đóng tầu, ôtô, thiết bị toàn bộ, cơ khí xây dựng, máy động lực, máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị kỹ thuật điện đã đạt được một số thành quả bước đầu và tăng trưởng trong sản xuất một số sản phẩm. Tuy nhiên, công tác xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển ngành cơ khí trong nền kinh tế chưa được quan tâm đúng mức, quản lý Nhà Nước trong ngành cơ khí vẫn bị phân tán và buông lỏng. Công tác tư vấn thiết kế công nghệ, đào tạo còn nhiều hụt hẫng. Chất lượng quản lý doanh nghiệp thấp, chưa chú ý đầu tư cho nguồn nhân lực một cách hợp lý. Bên cạnh rất ít doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt, đa số doanh nghiệp cơ khí có năng lực cạnh tranh yếu, nguy cơ mất thị trường rất cao khi hàng rào bảo hộ thuế quan bị bãi bỏ theo các hiệp định thương mại. Hầu hết doanh nghiệp cơ khí còn thiếu chủ động và sự chuẩn bị để tham gia hội nhập quốc tế. Phần lớn công nghệ và thiết bị của ngành cơ khí đều cũ kỹ lạc hậu, (theo bộ Công Nghiệp, Việt Nam lạc hậu 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công
nghệ và thiết bị sản xuất). Có tới 95% là thiết bị lẻ, không đồng bộ, phần lớn đã gần hết khấu hao, đầu tư phân tán, dàn trải.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khi các nước tiến hành công nghiệp hoá có thể có những ưu tiên khác nhau cho tập trung phát triển các ngành nhưng tất cả các nước công nghiệp phát triển trên thế giới tuỳ theo lợi thế của riêng mình đều phát triển mạnh nghành cơ khí. Vì công nghiệp cơ khí có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và tăng năng suất lao động xã hội. Đảng và Nhà Nước ta cũng đã chỉ rõ vai trò quan trọng của công nghiệp cơ khí trong quá trình phấn đấu theo tiêu chí “Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Ngày 26/12/2002, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định 186 thành lập ban chỉ đạo “chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm” với mục tiêu ưu tiên phát triển 8 nhóm ngành cơ khí chủ chốt bao gồm: thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp chế biến máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu, thiết bị kỹ thuật điện, cơ khí ô tô - giao thông vận tải. Đồng thời phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí cả nước, trong đó xuất khẩu 30% giá trị sản lượng.
Để nâng cao tính khả thi, Chính Phủ cho phép các dự án sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn theo nghị định số 11-NQ-CP ngày 31/7/2000 với mức lãi suất tín dụng 3%/năm, thời hạn vay 12 năm thông qua quỹ hỗ trợ phát triển. Hai năm đầu không phải trả lãi, bắt đầu trả nợ vào năm thứ 5 và được bù chênh lệch lãi suất nếu doanh nghiệp vay vốn thương mại. Theo đó, có 50 dự án thuộc danh mục dự án cơ khí trọng điểm được hưởng ưu đãi theo quyết định 186.
Trong tiến trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá theo các mục tiêu phát triển của đất nước với dân số trên 80 triệu người, nhu cầu sản phẩm cơ khí là rất lớn. Theo dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu sản phẩm cơ khí trong xây dựng cơ bản và phục vụ tiêu dùng có thể đạt bình quân hàng năm là 3 đến 4 tỷ đô la từ nay đến năm 2010, tới năm 2020 có thể đạt bình quân 7 đến 8 tỷ đô la một năm. Cùng với tiêu chí về GDP bình quân đầu người, một quốc gia được thừa nhận là một nước công nghịêp khi có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực để có thể tự sản xuất trên 60% máy móc thiết bị cần thiết trang bị cho nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng xuất khẩu của cơ
khí Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước phải đạt từ 35 đến 40%, tỷ trọng giá trị hàng hoá ngành cơ khí chiếm 45 đến 55% giá trị tổng sản lượng hàng hoá của đất nước [27]. Trong đó dự báo quy mô thị trường thiết bị toàn bộ cho thuỷ điện đến năm 2010 là xấp xỷ 1 tỷ đô la.
Sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ về sản xuất vật liệu xây dựng mới, kết cấu xây dựng mới, về công nghệ thi công xây dựng tiên tiến, thiết kế tích hợp kỹ thuật- mỹ thuật cao cho công trình xây dựng bằng các phần mềm đặc dụng đã nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng trong nước và nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi doanh nghiệp tham gia thị trường xây dựng đều phải điều chỉnh chính sách và phương pháp hoạt động phù hợp với thông lệ và các điều ước, công ước quốc tế trong lĩnh vực thị trường xây dựng, áp dụng chứng chỉ ISO 9001-2000, tiến tới ISO 14000 về bảo vệ môi trường. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho ngành xây dựng, nhất là ngành thủy lợi – thủy điện nhằm điện khí hóa nông nghiệp nông thôn.
Theo số liệu của bộ Công Nghiệp thì đến nay đã có 140 dự án thuỷ điện cỡ vừa và nhỏ có tổng công suất khoảng 2.500MW đã được các cơ quan chức năng cho phép thực hiện. Như vậy, thị trường xây lắp và cung cấp thiết bị cho thuỷ điện vừa và nhỏ rất sôi động, ước lượng tổng giá trị vào khoảng 500 đến 600 triệu đồng cho 100 công trình chưa được khởi công có tổng công suất khoảng 2.000MW. Một công trình hứa hẹn nhiều tiềm năng cho Tổng Công ty khẳng định năng lực vượt trội của mình, đó là công trình thuỷ điện Sơn La. Toàn bộ phần thiết bị thuỷ công có 8 gói thầu với tổng khối lượng 42.000 tấn (bằng gần 50% tổng số khối lượng thiết bị của nhà máy), trong đó Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam dự kiến đấu thầu 3 gói có tổng khối lượng gần 16.000 tấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và 5 gói có tổng khối lượng gần 27.000 tấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Trong toàn bộ công trình thuỷ điện thì thiết bị thuỷ công chiếm khoảng 15 đến 20% tổng giá trị công trình, đây là sản phẩm chủ yếu và cũng là thế mạnh của Tổng Công ty nhưng để giữ vững được vị thế đó trước các đỗi thủ rất mạnh như Tổng Công ty Lắp Máy Việt Nam, Tổng Công ty Máy và Thiết Bị Công Nghiệp, Tổng Công ty Máy Động Lực Và Máy Nông Nghiệp, Tổng Công ty Cơ Khí Xây Dựng và các nhà thầu nước ngoài như Nhật Bản,
Hàn Quốc,…Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi phải luôn phấn đấu tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.