Về thương hiệu và thị phần

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi.docx (Trang 61 - 63)

II. Tình hình tài chính

2.2.2.1. Về thương hiệu và thị phần

Hiện nay thương hiệu AGRIMECO đã được nhiều người biết đến qua các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện mà Tổng Công ty tham gia thi công xây lắp. Tổng Công ty đã cung cấp các sản phẩm cơ khí thuỷ công và tham gia thi công các công trình như đê lấn biển Kiên Giang, trạm bơm Vân Đình (Hà Tây), thuỷ điện Sông Ba Hạ, thuỷ điện Pley Krông, thuỷ điện Sơn La…Do yêu cầu về trang bị cơ khí hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp trong những năm gần đây, Tổng Công ty đã sản xuất ước đạt trên dưới 100 máy bơm cỡ lớn phục vụ thủy lợi, trên 300 hệ thống đóng mở các công trình thủy lợi, trên 1.000 tấn cửa van, gần 1.000 tấn đường ống thủy luân.

Về máy bơm, Tổng Công ty đang phải cạnh tranh với các đối thủ là Công ty liên doanh EBARA, Công ty chế tạo bơm Hải Dương. Trong tổng đầu tư vào công trình thuỷ lợi, phần đầu tư cho máy bơm khoảng trên 280 tỷ đồng, Tổng Công ty đã

đảm nhận sản xuất và lắp đặt trị giá gần 100 tỷ đồng, chiếm khoảng 35% tổng dung lượng thị trường. Công ty liên doanh EBARA và Công ty bơm Hải Dương chiếm khoảng 40%, còn lại là của các công ty cơ khí địa phương khác.

Dựa trên 45 năm kinh nghiệm làm cơ khí thủy lợi, Tổng Công ty đã mạnh dạn đột phá vào lĩnh vực cơ khí thủy công thủy điện là lĩnh vực vô cùng khó khăn mà từ trước đến nay Việt Nam chưa từng tham gia. Nếu như trước đây, các công trình thủy điện Hòa Bình, Sê San, Ialy, phần cơ khí thủy công hoàn toàn phải nhập ngoại thì nay các doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ được lĩnh vực này dưới sự mở lối của cơ chế giao thầu 797.

Công trình thủy điện Sông Ba Hạ là công trình mà Chính Phủ giao trực tiếp cho Tổng Công ty làm đơn vị tổng thầu. Tổng thể công trình thủy điện Sông Ba Hạ có đến 4.000 bản thiết kế. Thiết kế được xem là công đoạn vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của công trình vì đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm kiếm nguyên lý vận hành của hệ thống cơ khí thủy công. Tất cả những bản thiết kế cuối cùng có đóng dấu thẩm định của chuyên gia đầu ngành nước ngoài minh chứng cho sự thành công của Tổng Công ty trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo và lắp đặt cơ khí thủy công cho các công trình thủy điện.

Hạng mục cơ khí Cửa dẫn dòng của công trình thủy điện Sơn La với những yêu cầu rất cao về kỹ thuật, tiến độ thi công và chất lượng công trình với tổng giá trị khoảng 80 tỷ đồng, Chính Phủ đã dự định giao cho các nhà thầu nước ngoài vì các Tổng Công ty trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, trang thiết bị thi công. Tổng Công ty đã mạnh dạn nhận thầu và thực hiện thành công trong thời gian 2,5 tháng với chất lượng tương đương với các nhà thầu nước ngoài. Lần đầu tiên các kỹ sư trẻ của Tổng Công ty đã đưa ra sản phẩm thiết kế có tính đột phá, đó là thiết bị nâng hạ 400 tấn phục vụ thi công với giá 10 tỷ đồng (nếu nhập khẩu khoảng 50 đến 60 tỷ đồng), tiết kiệm cho nhà nước hàng chục tỷ và đẩy nhanh tiến độ công trình thủy điện Sơn La sớm một năm rưỡi.

Những thành công tại các công trình trên là sự quảng cáo hữu hiệu nhất cho thương hiệu AGRIMECO. Tập trung nguồn lực để thắng thầu và sau đó là hoàn thành tốt một số công trình trong điểm là kết quả của thủ pháp cạnh tranh của Tổng Công

ty. Đối với phần cơ khí thủy công, Tổng Công ty chiếm thị phần khoảng xấp xỉ 50% (trong đó đa số là các dự án thủy điện vừa và nhỏ). Đối với những công trình thủy điện lớn mặc dù có khả năng đảm nhận trên cơ sở luôn phấn đấu tự nâng cao năng lực thiết kế và máy móc thiết bị nhưng do đòi hỏi nguồn vốn lớn, Tổng Công ty thường chỉ đấu thầu theo từng gói thầu hoặc kết hợp cùng làm với các Tổng Công ty khác.

Dựa vào thế mạnh là một doanh nghiệp cơ khí, xi lanh thủy lực cỡ lớn của Tổng Công ty đã đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa cho các công trình thủy lợi và thủy điện. Do việc đầu tư trang thiết bị phải thực hiện từng bước nên hiện nay Tổng Công ty mới chỉ chiếm lĩnh được khoảng 30% thị phần của mặt hàng này trong khi tính toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân, nhu cầu sử dụng xi lanh thủy lực là khoảng 30 đến 40 triệu đô la Mỹ/năm.

Với uy tín của thương hiệu và nhu cầu của thị trường, những kết quả về thị phần mà Tổng Công ty giành được vẫn còn khiêm tốn. Nếu Tổng Công ty có một chiến lược đầu tư chiều sâu khoa hoc và hợp lý cho thiết kế, trang thiết bị chế tạo và thi công thì việc tăng thêm thị phần trong thời gian tới là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi.docx (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w