Phương hướng hoạt động sảnxuất kinh doanh và định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi.docx (Trang 82 - 85)

II. Tình hình tài chính

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

3.1.2. Phương hướng hoạt động sảnxuất kinh doanh và định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty.

Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi

Năng lực sản xuất hiện nay của Tổng Công ty còn nhiều hạn chế do các nguồn lực như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, điều kiện về tài chính. Các kết quả đã đạt được là nhờ sự nỗ lực rất lớn nhưng thực chất vẫn thấp hơn khả năng khai thác thị trường của Tổng Công ty. Nếu nâng cao được năng lực cạnh tranh, Tổng Công ty có rất nhiều cơ hội chiếm lĩnh và gia tăng thị phần trong một thị trường cơ khí nhiều tiềm năng, thực hiện các định hướng phát triển và chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn rất quan trọng và cũng rất nhiều khó khăn đối với Tổng Công ty. Trong giai đoạn này Tổng Công ty vừa phải sắp xếp ổn định tổ chức hoạt động sau mấy lần sáp nhập và sắp tới chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con vào năm 2006, vừa phải phấn đấu duy trì sản xuất kinh doanh của một Tổng Công ty còn rất nhiều tồn tại của cơ chế cũ, nhiều đơn vị thành viên chưa bắt kịp với hoạt động của cơ chế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt. Trước hết nhằm tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động, tiếp đó là thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị mà Nhà Nước giao cho. Với cơ chế tự hạch toán kinh doanh, lời ăn, lỗ chịu, để thực hiện hai mục tiêu có tính sống còn trên không còn cách nào khác Tổng Công ty phải nỗ lực vươn lên khẳng định mình bằng cách chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh thắng lợi. Vì vậy, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với Tổng Công ty.

3.1.2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty.

* Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong thời gian tới.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước, tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Tổng Công ty

đã xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn tới (2006-2010) trên cơ sở mục tiêu phát triển của ngành và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tổng Công ty dự kiến tập trung đầu tư để nâng cao năng lực chế tạo sản phẩm cơ khí, thiết bị mang tính chuyên ngành phục vụ chương trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn như thiết bị chế biến nông sản hàng hoá, bơm nước cỡ lớn 36.000m3/h, xi lanh thuỷ lực, máy phát điện vừa và nhỏ và áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, tiến tới làm chủ trong chương trình sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được Nhà Nước giao, đặc biệt chủ động trong chương trình chế tạo sản phẩm cơ khí thuỷ công phục vụ các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện của Tổng Công ty. Đồng thời tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ các công trình đang thi công và đề nghị bộ giao hoặc đấu thầu tiếp một số công trình lớn của ngành được khởi công trong năm 2006 như Hồ Nước Trong (Quảng Ngãi), Hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế). Theo chủ trương phát triển nguồn điện của Chính Phủ để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến 2020, Tổng Công ty đã và đang tiến hành đầu tư vào các dự án thuỷ điện: thuỷ điện Sông Mực, ĐakSrông, Bình Điền, Cửa Đạt, Dốc Cáy,... Dự kiến đề nghị Chính Phủ, bộ Công Nghiệp, Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam giao tổng thầu hoặc nhà thầu thành viên một số công trình thuỷ điện lớn tiếp theo nhằm đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên. Phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng đến năm 2010 đạt giá trị 2.700 tỷ/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15 đến 16%/năm.

Về kinh doanh thương mại, ngoài việc phục vụ nhu cầu cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, các đơn vị thành viên thuộc khối kinh doanh thương mại cần bám sát để phục vụ đắc lực cho mảng sản xuất công nghiệp và xây lắp của Tổng Công ty trong việc đấu thầu mua sắm thiết bị và phụ tùng, vật tư phục vụ các công trình trọng điểm của Tổng Công ty. Tốc độ tăng trưởng bình quân khối kinh doanh thương mại giai đoạn 2006-2010 phấn đấu đạt khoảng 10%/năm.

Căn cứ các yêu cầu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh và mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới (2006-2010) Tổng Công ty nên xác định mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh theo các định hướng sau:

- Cần xác định một cách rõ ràng mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của Tổng Công ty (Tổng Công ty sẽ có viễn cảnh như thế nào sau 15 hoặc 20 năm nữa, sẽ đạt được mục đích gì?). Dựa vào mục tiêu chiến lược để xác định mục tiêu tăng trưởng cho Tổng Công ty trong từng giai đoạn, hướng vào các thị trường mục tiêu nào? Việc thực hiện các mục tiêu trên vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho Tổng Công ty trước sự cạnh tranh của đối thủ để giữ vững vị thế trên thị trường, đảm bảo sự độc lập tương đối về tài chính (không đạt được sự tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào).

- Tiếp tục tập trung đầu tư vào những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị, công nghệ, đầu tư cho nguồn nhân lực để đảm bảo sự tương thích giữa trình độ công nghệ , thiết bị và trình độ nguồn nhân lực để tận dụng được năng lực thiết bị và khai thác được các tiềm năng của người lao động phục vụ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho sản phẩm.

Theo hướng này, cần đầu tư nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh. Muốn vậy Tổng Công ty phải quan tâm hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ chế tạo sản phẩm. Luôn phát huy sáng tạo trong thiết kế để có thể để lại dấu ấn ở mỗi sản phẩm, mỗi công trình Tổng Công ty đã thực hiện: có thể ở kiểu dáng độc đáo, kỹ thuật vượt trội, đáp ứng các yêu cầu về tiến độ của khách hàng hoặc sẵn sàng thoả mãn những yêu cầu thêm ngoài hợp đồng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các biện pháp hạ giá thành nhưng vẫn phẩi đảm bảo tỷ suất lợi nhuận theo đúng kế hoạch đã đề ra. Hiện nay các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận của Tổng Công ty rất thấp. Tăng tỷ suất lợi nhuận là một yêu cầu cấp bách bởi tăng tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng tích lũy, tạo điều kiện cho Tổng Công ty tái đầu tư cho công nghệ, kỹ thuật, mở rộng sản xuất. Muốn vậy, mọi biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dù là biện pháp kỹ thuật, nhân sự hay quản lý đều phải đảm bảo được yêu cầu giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Tạo được thế mạnh về nguồn lực tài chính vì năng lực tài chính có tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu. Với những công trình đã thắng thầu, năng lực tài chính mạnh giúp cho Tổng Công ty hoàn thành nhiệm vụ thi công, đảm bảo công trình có kỹ thuật, chất lượng tốt, đúng tiến độ thi công và nâng cao uy tín. Trong đấu thầu, năng lực tài chính là một trong những tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu. Một Tổng Công ty với năng lực tài chính mạnh có thể quyết định giá bỏ thầu một cách sáng suốt và hợp lý.

- Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty còn được thể hiện ở bộ máy quản lý gọn nhẹ, ít trung gian, phương thức quản lý hiện đại và hiệu quả, luôn thích nghi được với yêu cầu của chủ đầu tư và mọi biến động của thị trường.

Để có được năng lực cạnh tranh cao, Tổng Công ty phải có được các nguồn lực và các kỹ năng cần thiết để khai thác các nguồn lực đó, phải có năng lực cần thiết để quản lý các nguồn lực một cách có hiệu quả. Các giải pháp không chỉ đơn thuần là sử dụng nguồn lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh mà điều quan trọng là phải xem lợi thế đó kéo dài được bao lâu và làm thế nào để duy trì các lợi thế đó một cách lâu dài. Những lợi thế thường dễ bị bắt chước là các lợi thế dựa trên các nguồn lực hữu hình. Vì các nguồn lực này dễ dàng nhận thấy và có thể mua được. Còn các nguồn lực vô hình như thương hiệu, uy tín của Tổng Công ty rất khó bắt chước. Nhìn chung các nguồn lực dễ bị sao chép hơn là các năng lực. Do đó điều quan trọng là thiết lập được cơ sở cho các lợi thế cạnh tranh lâu bền và duy trì được lợi thế cạnh tranh đó cho Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi.docx (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w