Chi phí sảnxuất

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi.docx (Trang 63 - 65)

II. Tình hình tài chính

2.2.2.2. Chi phí sảnxuất

Trong nền kinh tế thị trường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể có được từ hai nguồn, đó là chi phí thấp nhất trong ngành hoặc tạo ra sản phẩm có sự khác biệt lớn so với đối thủ cạnh tranh. Nhất là trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng thì chi phí thấp là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thắng thầu. Những cố gắng huy động và phát huy nội lực để giảm chi phí của Tổng Công ty đã mang lại những hiệu quả nhất định. Từ việc động viên cán bộ công nhân viên cải tiến máy móc thiết bị để phục vụ yêu cầu sản xuất đến việc lựa chọn hình thức đầu tư kỹ thuật, công nghệ từng phần để vừa đảm bảo tăng năng lực sản xuất vừa không gây đột biến chi phí. Để đảm bảo đưa ra giá đấu thầu thấp hơn đối thủ, phòng thiết kế và phòng kỹ thuật luôn phối hợp chặt chẽ khi thiết kế sao cho tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí chế tạo, chi phí lắp đặt và nhân công. Bên cạnh đó, sản phẩm thiết kế của Tổng

Công ty còn tiết kiệm thời gian và chi phí cho công trình tạo nên sức hấp dẫn cho bản luận chứng kinh tế, kỹ thuật đối với nhà đầu tư.

Cũng như đa số các doanh nghiệp cơ khí khác của Việt Nam, Tổng Công ty cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Do có quan hệ tốt với nhà cung cấp nên Tổng Công ty thường nhập khẩu theo yêu cầu của từng dự án hoặc công trình. Thời gian nhập kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng khoảng 15 đến 60 ngày. Phương pháp quản lý tồn kho của Tổng Công ty đã mang lại hiệu quả thiết thực vừa đảm bảo yêu cầu cho sản xuất và thi công vừa giảm được chi phí tồn kho, tránh đọng vốn.

Biểu 2.8 Kết cấu chi phí một số công trình Tổng Công ty đã thi công

(Tính theo từng gói thầu trong công trình)

(Đơn vị tính: triệu đồng) STT CÔNG TRÌNH CPNVLTT CPNCTT CPSXC TỔNG GIÁ THÀNH 1 Công trình H’Chan 7.360 1.616 2.409 11.385 2 Công trình Ea Krongrou 11.268 824 571 12.665 3 Công trình Mỹ Văn 1.138 388 727 2.255 4 Cửa dẫn dòng TĐ Sơn La 22.046 4.837 3.650 30.534

(Nguồn: Phòng Đấu thầu – Thi công - Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi) (Chữ viết tắt: CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu ttrực tiếp; CPNCTT: Chi phí nhân công

trực tiếp; CPSXC: Chi phí sản xuất chung)

Cơ chế tự hạch toán kinh doanh đòi hỏi Tổng Công ty phải lựa chọn phương án đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất. Tổng Công ty đã đầu tư vào những máy móc thiết bị quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Ví dụ như để phục vụ sản xuất cơ khí thủy công Tổng Công ty đã đầu tư mua mới các máy tiện, máy phay CNC, máy hàn tự động và bán tự động, các máy cắt tương đối hiện đại. Nhờ đó đã tăng năng suất lao động 20%, tỷ lệ sai hỏng trung bình giảm 4,5%. Để phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm Tổng Công ty đã đầu tư thiết bị kiểm tra mối hàn bằng siêu âm từ đó tăng chất lượng sản phẩm 30%, giảm tỷ lệ sai hỏng xuống nhỏ hơn 2%.

Theo biểu 2.8, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng từ 50,5 đến 89%) trong giá thành công trình. Chi phí nguyên vật liệu là khoản chi phí có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công trình và cũng thường được chủ đầu tư quan tâm nên Tổng Công ty đã phấn đấu tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm hao hụt, mất mát, hư hỏng trong vận chuyển và bảo quản. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm từ 6,5 đến 17,2% giá thành công trình.

Biểu 2.9 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

(Đơn vị tính : Triệu đồng) STT YẾU TỐ CHI PHÍ 2003 2004 2005 Chi phí Tỷ trọng (%) Chi phí Tỷ trọng (%) Chi phí Tỷ trọng (%)

1 Chi phí nguyên vật liệu 383.354 69,2 388.659 63,8 354713 53,6

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi.docx (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w