Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà khi Việt Nam là thành viên của WTO
Trang 1Chuyên ngành Lớp
Khoá
hệ
Kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế A 46
Chính quy
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1.Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 4
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 5
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 5
1.1.2.4 Các hoạt động khác 6
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 6
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 7
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 12
1.2.3.1 Các nhân tố bên trong 12
1.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài 15
1.2.4 Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 18
1.3 CÁC QUI ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VỀ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 22
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Thương mại thế giới WTO 22
1.3.2 Các nguyên tắc của tổ chức Thương mại thế giới WTO 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 24
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 24
Trang 3Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHI NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA
WTO 24
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 25
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH .29
2.2.1 Tình hình hoạt động huy động vốn 29
2.2.1.1 Tổng nguồn vốn huy động : 29
2.2.1.2 Cơ cấu huy động vốn: 30
2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh 32
2.2.3 Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 35
2.2.3.1 Về thanh toán quốc tế: 35
2.2.3.2 Về kinh doanh tiền tệ : 36
2.2.4 Các hoạt động khác 36
2.3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN QUA 37
2.3.1 Tiềm lực chi nhánh 37
2.3.2 Năng lực công nghệ 41
2.3.3 Chất lượng nguồn nhân lực 41
2.3.4 Năng lực quản lý, điều hành 43
2.3.5 Hệ thống kênh phân phối, mức đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng 43
2.3.6 Năng lực cạnh tranh của NHNo-PTNT chi nhánh Hồng Hà theo mô hình SWOT 44
2.3.6.1 Những điểm mạnh 44
2.3.6.2 Những điểm yếu 45
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở NHNo&PTNT CHI NHÁNH HỒNG HÀ 46
2.4.1 Những thành công của chi nhánh 46
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 48
Trang 4CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
Trang 5Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH
VIÊN CỦA WTO 50
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HỒNG HÀ 50
3.1.1 Khó khăn và thuận lợi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo-PTNT chi nhánh Hồng Hà trong điều kiện hội nhập KTQT 50
3.1.2 Phương hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo-PTNT chi nhánh Hồng Hà 52
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ 53
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HỒNG HÀ 56
3.3.1 Về phía Chính Phủ 56
3.3.1.1 Nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp 56
3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 57
3.3.1.3 Nâng cao vai trò hỗ trợ, khuyến khích các NHTM cạnh tranh và hội nhập 57
3.3.2 Về phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam 58
3.3.2.1.Hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 58
3.3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý điều hành 58
3.3.2.3 Khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ - tín dụng 58
3.3.2.4 Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 6ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có
ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có
Trang 7Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 15
Hình 2: Mô hình SWOT 19
Hình 3: Mô hình tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà hiện nay 25
Biểu đồ 1: Biểu đồ về kết quả huy động vốn giai đoạn 2006 - 2007 29
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn các năm 2006, 2007, 2008 30
Bảng 2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2008 32
Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà 33
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng vốn giai đoạn 2006 – 2008 33
Bảng 4: Kết quả thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Hồng Hà giai đoạn 2006 – 2008 35
Bảng 5: Chỉ tiêu chất lượng tín dụng 38
Bảng 6: ROA, ROE của NHNo&PTNT trong giai đoạn 2006 – 2008 40
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện chỉ số ROE, ROA của NHNo&PTNT trong giai đoạn 2006 - 2008 40
Trang 8Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là công trình do em
tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS Tạ Văn Lợi cùng với sự giúp đỡ củacác anh chị trong phòng Kế hoạch – Kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Hồng Hà
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em có tham khảo một số tài liệu
có liên quan nhưng không hề sao chép từ bất kỳ một chuyên đề thực tập haykhoá luận nào Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2009
Nguyễn Thanh Tùng
Trang 9Em xin chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Hồng Hà khi Việt Nam
là thành viên của WTO” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập của mình.
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 10Muốn đạt được mục đích đó phải thực hiện nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng cao năng lực cạnh tranh củaNHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà
- Phân tích thực trạng và đánh giá những khó khăn, tồn tại vướng mắccủa NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà trong hoạt động kinh doanh trongnhững năm qua
- Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và địnhhướng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT trong tình hình mới
4 KẾT CẤU
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập bao gồm các vấn đề
có nội dung như sau:
Chương I : Những vấn đề lí luận chung về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Chương III: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà khi Việt Nam
là thành viên của WTO
Trang 11CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1.Khái niệm về Ngân hàng thương mại.
“ Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”
NHTM là loại hình ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nềnkinh tế Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh
tế xã hội đã chứng minh rằng: ở dâu có 1 hệ thống ngân hàng thương mại pháttriển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế
Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 do Quốc hội khoá X thôngqua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa về Ngân hàng thương mạinhư sau:
“ Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thựchiện toàn bộ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”(Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng)
Luật này còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệpđược thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của Phápluật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dungnhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụthanh toán”
Đạo luật ngân hàng của Cộng hòa Pháp cũng đã chỉ rõ: “Ngân hàngthương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc củacông chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng
Trang 12nguồn nhân lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng
và tài chính
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quantrọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế tàichính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽđược huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng chocác tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế - xã hội
- Một số đặc điểm của Ngân hàng thương mại
1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn đốivới bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốnchủ yếu của các NHTM
Theo luật pháp cho phép, các NHTM được phép huy động vốn bằngnhiều hình thức sau đây:
*Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi là hinh thức huy động vốn chủ yếu của
các NHTM bao gồm:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm) của các cá nhân, tổ chức,đoàn thể xã hội
- Nhận tiền gửi các tổ chức tín dụng khác
* Phát hành giấy tờ có giá: ngân hàng thương mại được quyền phát
hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng…) để huy độngvốn có kỳ hạn và có mục đích sử dụng
* Các hình thức huy động vốn khác: như vay vốn ở các NHTM khác,
vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước
Trang 131.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động cơ bản, ý nghĩa lớn đối với nền kinh
tế xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một khốilượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nềnkinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn
Hoạt động tín dụng của NHTM gồm có:
- Cho vay (cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn cho vay lãi hạn…)
- Chiết khấu chứng từ có giá (cho vay gián tiếp)
- Cho thuê tài chính
- Bảo lãnh ngân hàng (tín dụng bằng chữ ký)
- Các hình thức khác (thấu chi, trả góp)
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Đây là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của NHTM, nhờ hoạtđộng này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được thực hiệnthông suốt và thuận lợi, đồng thời qua hoạt động này mà góp phần làm giảmlượng tiền mặt lưu hành trong nền kinh tế
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM gồm:
- Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân, hoặc thể nhântrong và ngoài nước
- Cung ứng các phương tiện thanh toán cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác
- Thực hiện dịch vụ ngân quỹ (thu phát tiền mặt, kiểm đếm, phân loại,bảo quản vận chuyển tiền mặt…)
- Tham gia hệ thống thanh toán bù trừ trong nước, và hệ thống thanh toánquốc tế khi được phép
Trang 14* Thực hiện việc mua bán chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ
* Kinh doanh ngoại hối và vàng
* Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm
* Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và đại lý
* Cung ứng dịch vụ bảo quản, cầm đồ, cho thuê tủ két sắt
* Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ và các dịch vụ khác có liên quan1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
- Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệmcạnh tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, traođổi hàng hoá và phát triển kinh tế thị trường
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh, theo từ kiển kinhdoanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “Sự ganh đua, kình địch giữa các nhàkinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sảnxuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía minh” Theo quan điểm này,cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tếganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thôngthường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiệnsản xuất, thị trường có lợi nhất
Trang 15Cạnh tranh xuất phát từ hai điều kiện cơ bản là phân công lao động xãhội và tính đa nguyên chủ thề lợi ích kinh tế, điều này làm xuất hiện các cuộcđấu tranh giành lợi ích kinh té giữa người sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch
vụ và các tổ chức trung gian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hoá,dịch vụ Cuộc đấu tranh này dựa trên sức mạnh về tài chính, kỹ thuật côngnghệ, chất lượng đội ngũ lao động, quy mô hoạt động của từng chủ thể Mụcđích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong qúa trình cạnh tranh là tối đa hoálợi ích, với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và với người tiêu dùng làtiện ích tiêu dùng
Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưngđến nay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lường, theo từ điển thuậtngữ kinh tế học, “năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớntrước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một thịphần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “nănglực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc giahoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơntrong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sỏ bền vững”
- Dưới các góc độ hoạt động cơ bản, có các lĩnh vực cạnh tranh cơ bảncủa Ngân hàng thương mại được phân như sau:
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực sử dụng vốn
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ trung gian của Ngân hàng
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
* Thị phần.
Yếu tố thị phần: dù là kết quả của quá trình cạnh tranh trong quá khứ,
Trang 16nhưng nó lại tác động nhiều đến khả năng cạnh tranh trong tương lai Thịphần ở đây có thể được thể hiện thông qua số lượng người sử dụng dịch vụcủa ngân hàng so với các ngân hàng khác đối với các sản phẩm cùng loại.
* Tiềm lực tài chính.
Tiềm lực tài chính của một NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sửdụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH, thể hiện ởquy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời
và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh
Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của bất kỳ một doanh nghiệpnào tại một thời điểm nhất định, trong đó có các NHTM Một NHTM có tiềmlực tài chính tốt phải là NHTM luôn duy trì được hoạt động bình thường vàphát triển một cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện kinh tế, chínhtrị… Vì vậy tiềm lực tài chính của NHTM phải không ngừng được nâng cao
và hoàn thiện Tiểm lực tài chính của NH được đánh giá trên các yếu tố địnhlượng và định tính
* Yếu tố định lượng: thể hiện nguồn lực tài chính hiện có,gồm các yếu
tố về vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời…
Về yếu tố vốn của NH, ta tập trung đánh giá theo các chỉ tiêu:
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn: đây có thể nói là chỉ tiêu
Trang 17đánh giá lượng vốn huy động, nó ảnh hưởng đến quy mô và hoạt động NH vìhoạt động kinh doanh cơ bản của NH là huy động cho vay và các hoạt độngthanh toán khác Khi mà nguồn vốn không ổn định và chất lượng không tốt sẽlàm cho NH dễ mất khả năng thanh toán và đưa đến thua lỗ.
+ Cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu: khi mà yếu tố này biến động
sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo là rủi ro, biếnđộng về thu nhập Do vậy cơ cấu về vốn phải có sự ổn định và phù hợp vớihoạt động của NH
- Chất lượng tài sản
Quá trình sử dụng vốn chính là quá trình tạo ra các loại tài sản khác nhaucủa NH, nên hoạt động chính của NHTM là tìm kiếm các nguồn vốn để sửdụng nhằm thu được lợi nhuận Phần lớn tài sản của NH là tài sản tài chínhnhư: các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê – mua, các khoản tiền gửi….(tàisản sinh lời), và một phần nhỏ là tài sản cố định như nhà cửa, trang thiết bị….(tài sản không sinh lời), trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn vàquan trọng của NH Mỗi loại tài sản có những phương thức hình thành khácnhau và có những mục tiêu khác nhau nhưng đều tập trung đảm bảo an toàn
và sinh lời cho NH
- Khả năng sinh lời
Sự tồn tại và phát triển của NH chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời của
NH Để đánh giá chỉ tiêu này ta dựa vào 02 tỷ số cơ bản:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return on assets)
ROA = Lợi nhuận dòng / tổng tài sản bình quân *100
Với chỉ tiêu này cho biết 01 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận, tài sản có sinh lời càng lớn thì tỷ số này càng lớn
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có (ROE – Return on Equity)
ROE = Lợi nhuận ròng / vốn tự có * 100
Trang 18Với chỉ số này cho biết 01 đồng vốn sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận và phản ánh hiệu quả hoạt động của NH Hệ số này càng lớn, khả năngsinh lời càng lớn.
- Khả năng thanh toán (Tính thanh khoản)
Thể hiện khả năng của NH trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán củakhách hàng Có tác dụng thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gianthanh toán NH phải luôn giữ được khả năng thanh toán cao (tính thanhkhoản) Quá trình đáp ứng được khả năng thanh toán của khách hàng mộtcách thường xuyên là yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý của NH nhằmhạn chế rủi ro, đây là sự liên quan mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của hệthống NH
* Yếu tố định tính: Thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các
nguồn lực tài chính…
- Năng lực công nghệ
Thời gian gần đây, cùng với sự hỗ trợ của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ, các NHTM đã đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm dịch vụ tàichính hiện đại, các NHTM đã và đang tiến hành xúc tiến các ứng dụng côngnghệ vào hệ thống tự động thay thế cho lao động thủ công hiện nay với mức
độ đáng tin cậy, đặc biệt như trong lĩnh vực: thanh toán bù trừ, nhận tiền gửiqua máy ATM, hệ thống xử lý, thống kê và tổng hợp các giao dịch hàng ngày.Những tiến bộ của công nghệ đã hỗ trợ NH xử lý công việc nhanh hơn,tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút và đáp ứng các nhu cầu KH đồngthời giúp cho NHTM giảm được chi phí kinh doanh, nâng cao vị thế cạnhtranh Do vậy các NHTM đang ngày càng gia tăng đầu tư vào các trang thiết
bị và phương tiện hiện đại để dần thay thế những thao tác nghiệp vụ thủ công.Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn có một vai trò quan trọng, mang tínhquyết định trong hoạt động kinh doanh của NHTM, bởi sự phát triển công
Trang 19nghệ đã giúp cho các NHTM có được những bước đi dài trong đột phá nângcao chất lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của kháchhàng, phục vụ tốt hơn cho công tác thống kê, phân tích hiệu quả các hoạtđộng kinh doanh, nhưng những tiến bộ của công nghệ chỉ có thể phát huy,tạo ra những lợi thế vượt trội khi có sự quản lý và kiểm soát hiệu quả củacon người.
- Chất lượng nguồn nhân lực
Sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính NH đòi hỏi nguồncung cấp nhân lực rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc vàđáp ứng được nhu cầu mới
+ Về mặt quản lý: Nếu NH quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản, nguồnvốn, phòng tranh rủi ro tốt nhất thì hoạt động của NH sẽ đảm bảo an toàn vàtăng trưởng, tăng uy tín, thu hút khách hàng
+ Về nghiệp vụ: Nếu trình độ nghiệp vụ cao, mọi thao tác nghiệp vụ thựchiện chính xác, hiệu quả, tác phong làm việc nhiệt tình cởi mở, tạo điều kiệncởi mở cho khách hàng sẽ gây ấn tượng tốt đối với khách hàng Do kháchhàng là thượng đế, là người có quyền được lựa chọn nên tất nhiên họ sẽ chọnnơi mà làm họ thoả mái nhất, đạt hiệu quả cao để gửi tiền hay vay tiền và sửdụng các dịch vụ khác của NH cung cấp
Chất lượng của nguồn nhân lực có thể đánh giá thông qua các yếu tốnhư: số lượng lao động, độ tuổi lao động, cơ cấu lao động qua các cấp học( cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp…), trình độ ngoại ngữ, tin học…
- Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức
Năng lực quản lý phản ánh năng lực điều hành, giám sát của ban lãnhđạo đối với việc duy trì, và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.Trong khi đó, cơ cấu tổ chức lại là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh cơchế phân bổ các nguồn lực cho phù hợp với quy mô, trình độ, với đặc trưng
Trang 20cạnh tranh của thị trường Một ngân hàng có bộ máy quản lý, cùng một cơcấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng ấy hoạt động với cáchhiệu quả nhất.
- Hệ thống kênh phân phối và mức đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ
Do cạnh tranh, các ngân hàng đang buộc phải đa dạng hoá, và cải tiến cảsản phẩm lẫn dịch vụ Đa dạng hóa nhằm tạo sự khác biệt cho ngân hàng, vàđịnh dạng được sự khác biệt của khách hàng để cung cấp các sản phẩm phùhợp Đa dạng hóa ở đây là đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở áp dụng côngnghệ, và tri thức Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp tạo chongân hàng một sự phát triển ổn định Một ngân hàng có nhiều dịch vụ phùhợp với thị trường và năng lực của ngân hàng thì ngân hàng ấy sẽ có lợi thếcạnh tranh hơn hẳn những ngân hàng khác
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
1.2.3.1 Các nhân tố bên trong.
- Điều kiện vốn
Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên khẳng định vị thế cạnh tranh củamột ngân hàng Vốn ở hình thức vốn tự có của ngân hàng, hay vốn chủ sởhữu được dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định… Phục vụcho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ta đánh giá một ngânhàng có sức cạnh tranh cao thì trước hết ngân hàng có khối lượng nguồnvốn lớn, tăng trưởng không ngừng, luôn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu vaymượn của khách hàng, nhất là đối với các khách hàng lớn, dự án lớn Ngoài
ra, còn “dư dật” đầu tư vào các thị trường tài chính ngân hàng Và vì vậy,một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh mới có thể tạo niềm tin, và uytín trong lòng khách hàng
Trang 21- Hệ thống thông tin và công nghệ của Ngân hàng.
Trong thời đại hiện nay thì công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin
đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những thay đổi sâu rộng trong lĩnhvực kinh doanh ngân hàng Trong một khoảng thời gian trước đây không lâuthì các hệ thống tin học, và công nghệ tin học mới chỉ được sử dụng để tựđộng hoá quá trình thu thập, và xử lý các thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ởmột mức độ khiêm tốn, được dùng để xây dựng kế hoạch, và kiểm tra trongcác ngân hàng, và được xem như là phương tiện để giảm bớt khâu lao độngthủ công, hạ thấp chi phí Nhưng đến thời điểm hiện nay thì công nghệ tin học
đã trở thành động lực cho rất nhiều những thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực kinhdoanh ngân hàng, và cũng chính nó cũng trở thành công cụ để các NHTM cạnhtranh với nhau trong nền kinh tế thị trường
- Chất lượng nguồn nhân lực
Vấn đề nguồn nhân lực đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thể hiệnvai trò vô cùng to lớn và nhất là đối với ngành ngân hàng, hay là những doanhnghiệp cung cấp những sản phẩm là các dịch vụ, rất khó để đánh giá đượcchất lượng Một yếu tố tác động không nhỏ, đó là những nhân viên giaodịch trực tiếp với khách hàng đã tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàngvới nhau, và chính điều này góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của ngânhàng trong lòng khách hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngânhàng đó Ngoài ra, chỉ có một nguồn nhân lực có trình độ cao mới có thể cókhả năng vận hành, và quản lý hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại mộtcách hiệu quả nhất
- Mạng lưới phân phối
Hệ thống kênh phân phối của một NHTM được thể hiện thông qua sốlượng các chi nhánh, các phòng giao dịch, và sự phân bổ chúng theo địa lýlãnh thổ Mạng lưới phân phối là một chỉ tiêu quan trọng, và nó được thể hiện
Trang 22qua tính hợp lý trong sự phân bổ chi nhánh ở các vùng, các miền cũng như vềvấn đề quản lý, hay giám sát hoạt động của mạng lưới phân phối Muốn nângcao sức cạnh tranh đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng một cách hiệu quả, thìviệc NH có một mạng lưới các Chi nhánh và Phòng giao dịch rộng khắp làvấn đề hết sức quan trọng Đây chính là phương tiện để đưa các dịch vụ củangân hàng đến với khách hàng Do đó việc mở rộng mạng lưới nhằm đáp ứngyêu cầu của thị trường, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh, nhưngviệc mở rộng mạng lưới phải gắn liền với thực lực tài chính, và phải đảm bảo
đủ các điều kiện về vấn đề an toàn kho quỹ, hệ thống mạng Khi đó một mạnglưới phân phối được phân bổ một cách hợp lý thì không chỉ đáp ứng được nhucầu của khách hàng mà nó còn góp phần tạo ra sự khác biệt, khuyếch trươnghình ảnh của ngân hàng trên thị trường
- Hoạt động marketing
Trong nền kinh tế thị trường, việc quảng cáo đại diện cho sức mạnh đíchthực của một sản phẩm Dù một sản phẩm có chất lượng tốt đến đâu nếukhông có quảng cáo thì cũng không thể chiếm lĩnh được thị trường Vì vậynhiệm vụ hàng đầu của hoạt động marketing trong ngân hàng chính là xácđịnh được nhu cầu, cũng như mong muốn của khách hàng và từ đó có cáchthức đáp ứng nó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.Muốn có thể giữ vững và phát triển được thị phần trên thị trường, thì cácNHTM cần phải có các giải pháp và chiến lược marketing năng động, đúnghướng Ngày nay vấn đề quảng cáo đã được các NHTM đã tiến hành quảngcáo dưới rất nhiều hình thức như: Báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh,băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet Trong đó mỗi hình thức đều
có những tác dụng, hiệu quả tới các đối tượng khách hàng khác nhau nên cácNHTM thường áp dụng đồng thời nhiều phương thức quảng cáo để thu hút
Trang 23khách hàng.
1.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài.
- Yếu tố của môi trường vĩ mô
Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của các NHTM bao gồm (Hình 1):
Hình 1: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
+ Môi trường chính trị:
Ở đây bao gồm tổng hợp những yếu tố hệ thống pháp luật, các văn bảndưới luật, các chính sách của Nhà nước… Những yếu tố này chính là cơ sở vềmặt pháp lý cho những hoạt động của ngân hàng Trong đó sự thay đổi củaluật pháp như: quy định những lĩnh vực ngân hàng được hay không được kinhdoanh, thay đổi về quy mô cấp tín dụng, thủ tục cấp phép hoạt động Gâyảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của NHTM, cũng như việc xuất
MT Chính trị
MT Văn hóa
MT
Tự nhiên
MT Công nghệ
MT Kinh tế
MT Toàn cầu
NGÂN HÀNG
Trang 24hiện các đổi thủ cạnh tranh mới vào thị trường.
+ Môi trường kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường, các chỉ tiêu như: về tốc độ tăng trưởng kinh
tế, độ ổn định của nền kinh tế (Lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, tỷ lệ dựtrữ ngoại hối…) sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tích lũy, đầu tư, và thu húttiền gửi của ngân hàng Những yếu tố khác như: về lãi suất và tỷ giá thay đổi
sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư, ví dụ: Khi lãi suất cho vay của ngân hànggiảm thì sẽ thúc đẩy đầu tư tăng Xét trên nhiều góc độ thì khi một nền kinh tếphát triển sẽ kéo theo nó là sự phát triển của tất cả các ngành, trong đó có dịch
vụ ngân hàng
+ Môi trường công nghệ:
Yếu tố ở đây chính là mặt bằng công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghệ ,do
sự sáng tạo của con người, khả năng áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường Có thể nóigiờ đây yếu tố công nghệ thông tin đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọngtrong những thay đổi sâu, rộng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng Trướcđây thì các hệ thống về tin học và công nghệ tin học mới chỉ được sử dụng để
tự động hoá quá trình thu thập, cũng như xử lý các vấn đề về thông tin tronglĩnh vực ngân hàng ở một mức độ khiêm tốn, chúng được dùng để xây dựng
kế hoạch và kiểm tra trong các ngân hàng Ở thời điểm đó CNTT mới chỉđược xem như là phương tiện để giảm bớt khâu lao động thủ công, hạ thấp chiphí Nhưng đến ngày nay, công nghệ tin học đã trở thành động lực cho nhữngthay đổi sâu sắc trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, giờ đây thì ngân hàngnào nắm bắt được sự thay đổi của môi trường công nghệ, và đi trước, đón đầuứng dụng những thành tựu ấy vào những hoạt động kinh doanh của mình thìngân hàng ấy sẽ thành công trong cạnh tranh
+ Môi trường văn hóa:
Trang 25Các vấn đề về tâm lý cũng như tập quán tiêu dùng của người dân mộtnước cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh doanh củangân hàng Ví dụ: người phương đông thường có tâm lý là ngại mạo hiểm nênchính vì vậy họ thường có xu hướng là gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn là đemtiền đi đầu tư Mặt khác, vấn đề về môi trường văn hóa còn được thể hiệnthông qua trình độ dân trí, sự am hiểu về ngân hàng và hoạt động ngân hàngcủa người dân, và qua đó cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thông tin của
họ Vì vậy các ngân hàng sẽ phải cố gắng nhiều hơn trong việc đáp ứng nhucầu của khách hàng, có như vậy ngân hàng mới giành nhiều thị phần hơntrong cạnh tranh
+ Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên ở đây được hiểu là hệ thống các yếu tố thuộc về tựnhiên và gây ảnh hưởng đến những hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp nói chung, cũng như ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cácNHTM nói riêng Các yếu tố như: dân số, cơ cấu dân, độ tuổi, giới tính gâyảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực cũng như quy mô, nhu cầu về dịch vụngân hàng Ngoài ra thì yếu tố về vị trí địa lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏtới năng lực cạnh tranh của các NHTM Xét về yếu tố địa lý: là việc các ngânhàng nếu được đặt trên vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển, có thị trườngrộng lớn tiềm năng thì sẽ có một lợi thế lớn, nhưng cũng mang đến sức épcạnh tranh quyết liệt Việc phân tích môi trường tự nhiên là một khó khăn đốivới mỗi một ngân hàng Vấn đề này thường được xem là lợi thế cạnh tranhvốn có của mỗi ngân hàng
+ Môi trường toàn cầu:
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập KTQT cùng với sự phát triểncủa khoa học công nghệ, sự tự do hóa tài chính …, đã đem lại không chỉnhững cơ hội mà còn mang lại cả những thách thức to lớn cho các NHTM
Trang 26Quá trình toàn cầu hoá khiến cho các ngân hàng buộc phải cạnh tranh đồngthời trên nhiều phân đoạn của thị trường tài chính Thời điểm này, cạnh tranhdiễn ra gay gắt hơn bao giờ hết và vì vậy buộc các NHTM cần phải tìm mọicách để nâng cao nội lực của chính mình.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành:
Đối thủ cạnh tranh trong ngành: chính là những đối thủ đang cùng thamgia cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng giống các dịch vụ mà NHTMcung cấp Về số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều cóảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì thế cạnh tranhtrên thị trường ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt cùng với sự tham giacủa các ngân hàng trong và ngoài nước Do vậy, các NHTM cần phải nghiêncứu kỹ chiến lược cạnh tranh, các mục tiêu cho tương lai cũng như điểmmạnh, điểm yếu của các đối thủ từ đó đưa ra chiến lược cạnh tranh đúng đắn
- Mở cửa thị trường và thực hiện các cam kết tham gia WTO
1.2.4 Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
- Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thươngmại được sử dụng khá phổ biến hiện nay là phân tích theo mô hình SWOT
- Phương pháp SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và
ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào.Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụphân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công tyhay của một đề án kinh doanh SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theonhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiếnlược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ + Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty
+ Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài
Trang 27SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đốiđến khả năng cạnh tranh của công ty
Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats
Nguồn www.kienthuctaichinh.com/2007/
Hình 2: Mô hình SWOT
- Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế củacông ty để tận dụng các cơ hội thị trường
(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượtqua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường
(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công
ty để tránh các nguy cơ của thị trường
(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt quahoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thịtrường
SWO T
s threat
opportunity
Trang 28người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
+ Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất?
Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ởmình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của ngườikhác Cần thực tế chứ không khiêm tốn Các ưu thế thường được hình thànhkhi so sánh với đối thủ cạnh tranh Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnhtranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất vớichất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồntại trên thị trường
+ Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi
nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bênngoài Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy
Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận địnhmột cách thực tế và đối mặt với sự thật
+ Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào
mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường
dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhànước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuônmẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ratrong khu vực Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thếcủa mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không.Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏiliệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng
+ Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm
gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi
gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn
đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công
Trang 29ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếuđiểm thành triển vọng.
- Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng củacông ty thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths vàWeaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty SWOT thựchiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn
* Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:
Văn hóa công ty
Bản quyền và bí mật thương mại
*Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:
Trang 30 Công nghệ mới
Môi truờng kinh tế
Môi trường chính trị và pháp luật
- Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượngthông tin thu thập được Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía,nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhàcung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn SWOT cũng có phần hạn chế khi sắpxếp các thông tin với xu hướng giản lược Điều này làm cho nhiều thông tin
có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề Nhiều đề mục
có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quanđiểm của nhà phân tích
1.3 CÁC QUI ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VỀLĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Thương mại thế giới WTO.
- WTO là thành quả của các vòng đàm phán Uruguay (từ 1986 đến1994), ra đời trên sự kế thừa các nguyên tắc, luật lệ của tổ chức tiền thân đãtồn tại 50 năm trước
- Trong suốt quãng thời gian này, hiệp định chung về thương mại và thuếquan (GATT) đã được sử dụng như 1 hiệp định tác nghiệp, được duy trì saukhi không thành lập được ITO, nhằm điều chỉnh toàn bộ hệ thống Thươngmại hàng hóa Quốc Tế
- WTO chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1995 và có trụ sở tạiGeneva- Thụy Sỹ
- Đến ngày 26/03/2008 WTO có 153 thành viên, thành viên mới gianhập là Cape Verde
1.3.2 Các nguyên tắc của tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Trang 31WTO đã đặt ra những nguyên tắc hoạt động bắt buộc tất cả các thànhviên WTO phải tuân thủ trong đó có 3 nguyên tắc quan trọng nhất.
- Nguyên tắc “tối hệ quốc” (MFN - Most Favoured Nation) là nguyên tắcpháp lý quan trọng nhất của WTO Nguyên tắc này được hiểu là nếu 1 nướcdành cho 1 nước thành viên một sự đối xử đãi ngộ nào đó thì nước này cũng
sẽ phải dành sự ưu đãi nào đó cho tất cả các nước thành viên khác
- Nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” (NT – National Treatment) được hiểu
là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải đượcđối xử không kém phần thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại cùng loạitrong nước
- Nguyên tắc “cạnh tranh công bằng” (Fair competiton) thể hiện nguyêntắc “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”
Dịch vụ Ngân hàng: Đàm phán dịch vụ ngân hàng khá gay go, quyết liệt
do đây là lĩnh vực nhạy cảm đối với Việt Nam khi các thành viên rất quantâm Dù phải chịu sức ép khá lớn từ các thành viên Nhưng Việt Nam đã đạtđược cam kết hợp lý, cân bằng và phù hợp với chủ trương của Chính Phủ.Việt Nam đã giữ được những hạn chế quan trọng quy định như khôngcho phép chi nhánh Ngân hàng nước ngoài mở điểm giao dịch ngoài trụ sở chinhánh, hạn chế các tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của các NHTMquốc doanh cổ phần hoá, chưa tự do các giao dịch vốn,… bổ sung thêm 1 sốhạn chế quan trọng để tăng thêm hiệu quả quản lý Nhà nước đối với thịtrường Ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO
Các hạn chế đáng chú ý là đưa ra yêu cầu về tổng tài sản của các tổchức tín dụng nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam, không cho phépcác tổ chức, cá nhân nước ngoài mua quá 30% tổng cổ phần của các
Trang 32các cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN
- Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Hồng Hà, tiền thân làNHNo&PTNT Quảng An được thành lập theo Quyết định số 306/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 16/08/2004 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT ViệtNam với chức năng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng theo quychế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam Ngày 01/11/2004,Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Quảng An chính thức đi vàohoạt động
- Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Quảng An làm các nghiệp vụ huyđộng vốn, đầu tư cho vay các thành phàn kinh tế, tư vấn đầu tư, bảo lãnh,thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm
cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, thanh toán Quốc tế, tàitrợ xuất khẩu, và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong
hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.Từ ngày 20 tháng 3 năm 2007 ngânhàng No&PTNT chi nhánh Quảng An đổi tên thành NHNo&PTNT chinhánh Hồng Hà
- Mới ra đời chưa đầy bốn năm, quy mô hoạt động còn hạn hẹp, nhưngNHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà đã đạt được những thành công đáng
Trang 33kích lệ
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Nguồn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà
Giám
đốc
Các phòng nghiệp vụ
Kế hoạch Kinh doanh
Kế toán - ngân quỹ
Dịch vụ - Maketing
Các phòng giao dịch Các
phó
giám
đốc
Trang 34Hình 3: Mô hình tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Hồng Hà hiện nay
*Phòng kế hoạch tổng hợp :
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loạitiền tệ, loại tiền gửi … vào quản lý các hệ số an toàn theo quy định Thammưu cho giám đốc ch nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trach snhiệm đềxuất chiến lược khách hang, chiến lược huy đôộngvốn tại địa phương và giảipháp phát triển nguồn vốn
Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong lình vực nguồn vốn, cân đối vốn
và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ( rủi ro lãi suất, tỷ gi, kỳ hạn)
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với cácchi nhanh loại 3
*Phòng tín dụng :
Đầu mối tham mưu đề xuất với giám đôc chi nhánh xây dựng lên chiếnlược khách hàng tín dụng, phân loại khách hang và đề xuất các chính sách ưuđãi đối với loại khách hang nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khépkín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưuuthong và tiêu dung
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình , dự án thuộc nguồn vốn trongnươc, ngoai nước Trực tiếp làm dịch vụ ủy thách nguồn vốn Chính phủ, bộ,ngành khác và các tỏ chứuc kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
Chịu trách nhiệm Maketing tín dụng bao gồm: thiết lập, mở rộng pháttriển hệ thống khách hang, giởi thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ chokhách hang, chăm sóc, tiếp nhận yêu cẩu và ý kiến phản hồi của khách hang
*Phòng kế toán ngân quỹ:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quyđịnh cảu Ngân hàng Nhà nwoc, NHNo&PTNT Việt Nam
Xâu dựng chỉ tiêu, kế hoạch tài chính, quýet toán thu chi, chi tài chính,quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông
Trang 35nghiệp cấn trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dung theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thong tin theoquy định
*Phòng hành chính và Nhân sự:
Xây dựng chương trình côn tác hàn thánh, quỹ của chi nhánh và có trahcsnhiệm thương xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốcphê duyệt
Xây dựng ca triểu khai chương trình giao ban nội vộ chi nhánh và cácchi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trênđịa bàn Trực tisp làmThư
ký tổng hợp cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
Thực hiện côn tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định,.Mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách,nhà nghỉ của cơ quan
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lươn, chế độ bảo hiểm, quản lý lao dộng;theo dõi thựuc hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể
*Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Xây dựng chương trình côpn tác năm, quý phù hợp với chương trìnhcông tác kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình kiểm soát của Ngânhàng Nông nghiệp và đắc điểm cụ thể của đợ vị mình
Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Ngân hàng Nông gnhiệpcác cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiệp các cuộc kiểm tra tại chi nhánh