3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.3. CÁC QUI ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚ
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG.
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Thương mại thế giới WTO.
- WTO là thành quả của các vòng đàm phán Uruguay (từ 1986 đến 1994), ra đời trên sự kế thừa các nguyên tắc, luật lệ của tổ chức tiền thân đã tồn tại 50 năm trước.
- Trong suốt quãng thời gian này, hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) đã được sử dụng như 1 hiệp định tác nghiệp, được duy trì sau khi không thành lập được ITO, nhằm điều chỉnh toàn bộ hệ thống Thương mại hàng hóa Quốc Tế.
- WTO chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1995 và có trụ sở tại Geneva- Thụy Sỹ.
- Đến ngày 26/03/2008 WTO có 153 thành viên, thành viên mới gia nhập là Cape Verde.
WTO đã đặt ra những nguyên tắc hoạt động bắt buộc tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ trong đó có 3 nguyên tắc quan trọng nhất.
- Nguyên tắc “tối hệ quốc” (MFN - Most Favoured Nation) là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc này được hiểu là nếu 1 nước dành cho 1 nước thành viên một sự đối xử đãi ngộ nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi nào đó cho tất cả các nước thành viên khác.
- Nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” (NT – National Treatment) được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém phần thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại cùng loại trong nước.
- Nguyên tắc “cạnh tranh công bằng” (Fair competiton) thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”
Dịch vụ Ngân hàng: Đàm phán dịch vụ ngân hàng khá gay go, quyết liệt do đây là lĩnh vực nhạy cảm đối với Việt Nam khi các thành viên rất quan tâm. Dù phải chịu sức ép khá lớn từ các thành viên. Nhưng Việt Nam đã đạt được cam kết hợp lý, cân bằng và phù hợp với chủ trương của Chính Phủ.
Việt Nam đã giữ được những hạn chế quan trọng quy định như không cho phép chi nhánh Ngân hàng nước ngoài mở điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh, hạn chế các tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của các NHTM quốc doanh cổ phần hoá, chưa tự do các giao dịch vốn,… bổ sung thêm 1 số hạn chế quan trọng để tăng thêm hiệu quả quản lý Nhà nước đối với thị trường Ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO.
Các hạn chế đáng chú ý là đưa ra yêu cầu về tổng tài sản của các tổ chức tín dụng nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam, không cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua quá 30% tổng cổ phần của các NHTM, trừ khi Việt Nam có quy định khác hoặc được sự chấp thuận của
các cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA
WTO.