3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH
TRONG THỜI GIAN QUA.
2.3.1. Tiềm lực chi nhánh. - Yếu tố vốn:
Vốn là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Trong những năm gần đây tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp và đã trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Giá cả sinh hoạt tăng lên rất cao rồi lại giảm dần, thị trường chứng khoán thu hút một nguồn tiền lớn của xã hội nhưng lại suy thoái và có xu hướng ngày một giảm dần, thị trường bất động sản thì đóng băng thời gian dài, khủng hoảng kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp … Tất cả, đều có ảnh hưởng rõ rệt tới nguồn vốn huy động của các NHTM. Nhưng với nỗ lực cố gắng, bằng nhiều chính sách hợp lý và linh hoạt , chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hồng Hà vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra:
+ Quy mô về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.
Tính đến thời điểm 31/12/2008 tổng nguồn vốn (bao gồm cả ngoại tệ đã quy đổi) là: 2.350 tỷ đồng, đạt 173% so với kế hoạch năm 2008. Trong đó:
Ngoại tệ: 8.180.468 USD, quy đổi là 151 tỷ đồng, đạt 141% so với kế hoạch năm 2008.
+ Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn: 354 tỷ đồng.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 42 tỷ đồng.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 1.954 tỷ đồng. + Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế: Tiền gửi từ dân cư: 413 tỷ đồng.
Tiền gửi từ Tổ chức kinh tế, Tổ chức xã hội: 1.873 tỷ đồng. Tiền gửi có kỳ hạn của TCTD: 100 tỷ đồng
- Chất lượng tài sản:
+ Chỉ tiêu nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ số cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân nợ xấu là do một số khách hàng gặp khó khăn về tài chính, nợ đọng xây dựng cơ bản nên chưa trả được nợ
Bảng 5: Chỉ tiêu chất lượng tín dụng Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Tỷ lệ nợ xấu 14.6 26.2 78.2 2 Nợ nhóm 3 0.1 14.4 - 3 Nợ nhóm 4 5.6 3.7 - 4 Nợ nhóm 5 8.9 8.1 - 5 Tỷ lệ nợ Xấu/Tổng dư nợ 2.19% 2.1% 5%
Nguồn: Phòng nguồn vốn NHNo&PTNT Hồng Hà
Theo bảng trên, Năm 2006, tỷ lệ dư nợ xấu là 14.6 tỷ đồng, chiếm 2,19% tổng dư nợ. Đến cuối năm 2007 dư nợ xấu là 26.2 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng dư nợ. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng từ 0.1 tỷ ( năm 2006) lên 14.4 tỷ; nợ nhóm 4 giảm
từ 5.6 tỷ (năm 2006) xuống còn 3.7 tỷ và nợ nhóm 5 giảm từ 8.9 tỷ xuống 8.1 tỷ. Sang năm 2008 thì tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến lên tới 78.2 tỷ, chiếm 5% tổng dư nợ thuộc các lĩnh vực như xây dựng, kinh doanh máy tính, kinh doanh sắt thép, kinh doanh bất động sản. Mặc dù ngân hàng đã áp dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng, giảm tỷ lệ dư nợ, chọn lọc các khách hàng tốt để giảm thiểu rủi ro nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng. So với các NHTM khác thì nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hồng Hà là tương đối cao vì thế cho nên khả năng chống đỡ rủi ro của Ngân hàng còn thấp, khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn.
+ Mức trích lập dự phòng rủi ro.
Cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Tổng trích lập dự phòng rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro kinh doanh chứng khoán và rủi ro khác.
Trong năm 2008, tại NHNo&PTNT Hồng Hà đã trích lập 11.090 triệu đồng bằng 100% kế hoạch Trung ương giao, tăng 1.590 triệu đồng so với năm 2007.
Trong năm, Ngân hàng đã xử lý 6 món vay nội tệ tổng số là 5.958 triệu đồng và đã thu hồi nợ được 500 triệu đạt 114% so kế hoạch TW giao.
- Về khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Xu hướng thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA) biểu hiện hiệu quả quả lý của Ngân hàng còn sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) cho thấy Ngân hàng đang hoạt động như thế nào.
Các chỉ số ROA, ROE của NHNo&PTNT được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 6: ROA, ROE của NHNo&PTNT trong giai đoạn 2006 – 2008.
Đơn vị: %
STT Năm 2006 2007 2008
2 ROA 0.8 1.65 1.2
Nguồn: Phòng nguồn vốn NHNo&PTNT Hồng Hà
Tại NHNo&PTNT, chỉ số ROA, ROE có xu hướng tăng dần qua các năm. ROA tăng từ 0.8% năm 2006 lên 1.65% năm 2007, từ đó thấy được Ngân hàng có một hệ thống quản lý rất hiệu quả. Đến năm 2008, mặc dù ROA của Ngân hàng có giảm xuống chỉ còn 1,2% nhưng so với mức trung bình ngành năm 2008 là 1,4% thì ROA của NHNo&PTNT tương đối cao, biểu hiện khả năng sinh lời của cao hơn so với nhiều Ngân hàng.
ROE của NHNo&PTNT năm 2006 là 14.4% nhưng đến năm 2007 đã tăng vọt lên đến 22.3% chứng tỏ trong năm này Ngân hàng đã hoạt động rất tốt và có hiệu quả cao. Đến năm 2008 thì chỉ số này của Ngân hàng có xu hướng giảm chỉ đạt đươc 17,2% cho thấy số lợi nhuận tạo ra trên số vốn ban đầu ít hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, với ROE 17,2% thì đây vẫn là mức Ngân hàng có thể đạt hiệu quả hoạt động tốt so với các Ngân hàng khác.
Ta có thể thể hiện sự thay đổi của các chỉ số ROA, ROE trong giai đoạn 2006 – 2008 bằng biểu đồ sau:
Nguồn: Phòng nguồn vốn NHNo&PTNT Hồng Hà
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện chỉ số ROE, ROA của NHNo&PTNT trong giai đoạn 2006 - 2008
- Khả năng thanh toán.
Trong năm 2008 chi nhánh đã thanh toán đủ gốc và lãi cho tất cả các Hợp đồng tiền gửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết. Thanh toán các L/C nhập
0 5 10 15 20 25 30 2006 2007 2008 ROA ROE
khẩu và xuất khẩu theo đúng yêu cầu, đảm bảo thời gian cho khách hàng. Thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cho khách hàng như đã cam kết…
2.3.2. Năng lực công nghệ.
- Trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt nên yếu tố công nghệ luôn giữ vai trò sống còn đối với hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Công nghệ giúp ngân hàng rất nhiều trong các lĩnh vực: quản trị, mở rộng sản phẩm dịch vụ, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng.
- Trong thời gian qua chi nhánh đã linh hoạt hơn trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, tăng hiệu quả các dịch vụ ngân hàng, qua đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tiếp cận tốt hơn tới các khách hàng, giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận. Chi nhánh đã đầu tư nhiều vào công nghệ, như một hệ thống thanh toán khách hàng trung tâm qua đó có thể cung cấp các dịch vụ trực tuyến và hệ thống máy tự động. Ngoài ra, công nghệ cũng giúp tự động hóa rất nhiều quy trình bằng tay, góp phần tăng năng suất hoạt động và giảm những sai sót, góp phần giảm các chi phí hoạt động.
- Nhà quản lý cũng có thể sử dụng công nghệ để tự động hóa các báo cáo theo yêu cầu thường xuyên như họ muốn, nhờ đó họ có thể dành nhiều thời gian hơn vào việc phân tích các kẽ hở và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NH thay vì việc phải đi thu thập và phân loại dữ liệu để có những bản báo cáo có ích trước khi tiến hành phân tích. Đó còn là những giải pháp về core banking như quản lí và phát hành thẻ.
2.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sức cạnh tranh của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng ngày càng gay gắt, nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu:
2007 là 6 người, trong đó:
+Điều động trong hệ thống là : 09 người
+ Tuyển mới : 04 người
-Về trình độ chuyên môn
+ Trên đại học : 06 người
+ Đại học : 57 người
+ Cao đẳng : 03 người
+ Trung cấp : 04 người
+ Sơ cấp : 06 người
+ Khác : 05 người
- Về sự bố trí nhân sự trong chi nhánh:
+ Giám đốc, phó giám đốc cấp I : 04 người + Trưởng, phó phòng cấp I : 07 người + Giám đốc, phó giám đốc cấp II : 02 người + Trưởng, phó phòng cấp II : 03 người + Trưởng, phó phòng giao dịch : 07 người + Tín dụng : 17 người + Kế hoạch : 03 người + Kế toán : 19 người + KTKT nội bộ : 01 người + Ngân quỹ : 06 người + Tin học : 01 người + Thanh toán quốc tế : 04 người + Hành chính nhân sự : 06 người + Thẩm định : 03 người
So với những năm trước thì trình độ của nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, số lượng cán bộ trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng dần qua các năm, mặc dù tốc độ tăng vẫn chưa cao. Trong đó cán bộ nhân viên có
trình độ đại học chiếm số lượng đông đảo và tỷ lệ nhiều nhất.
2.3.4. Năng lực quản lý, điều hành.
Trong giai đoạn 2006 đến nay, Chi nhánh đã liên tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng và đầu tư. Các thông số về chất lượng luôn được kiểm tra, đánh giá để đảm bảo. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh cũng được cải tiến, danh mục tài sản của NH được quản lý tập trung.
Tuy nhiên vấn đề về trình độ quản trị của Chi nhánh còn thiếu tính chuyên nghiệp, hạn chế. Trình độ quản lý kinh doanh thấp và quản lý rủi ro còn non yếu như: Cho vay chủ yếu dựa vào tài sản bảo đảm, tín chấp, năng lực thẩm định tín dụng còn kém,…. Tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành của các cán bộ quản trị không được cao do phần lớn được chọn lựa qua thực tiễn hoạt động kinh doanh, không được đào tạo quản trị NH một cách bài bản.
2.3.5. Hệ thống kênh phân phối, mức đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng.
- Mạng lưới phân phối.
Đẩy mạnh việc mở rộng thị trường, thị phần, trong năm 2008 mở thêm được 01 phòng giao dịch, nâng cao uy tín và thương hiệu của chi nhánh trên thị trường. Nghiên cứu nắm bắt chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của riêng Thành phố Hà Nội để tiếp cận và đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế và các khu Đô Thị mới. Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng đã có, chủ động khai thác thêm khách hàng tiềm năng, thực hiện chế độ ưu đãi khách hàng. Thực hiện tuyên truyền vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình mở tài khoản thanh toán và tiền gửi, có chính sách ưu đãi về phía dịch vụ đối với đơn vị có số dư tiền gửi thanh toán lớn.
Thường xuyên chú ý thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ, bổ sung chỉnh sửa những điểm không phù hợp, có hướng duy trì xử lý kịp thời những vấn đề mới đúng với luật pháp, phù hợp thực tiễn.
Chú ý thực hiện tốt công tác tiếp thị, duy trì mối quan hệ với khách hàng, đồng thời đáp ứng được nhiều tiện ích cho khách hàng, cung cấp được nhiều sản phẩm: tín dụng, thanh toán và các sản phẩm ngân hàng khác có chất lượng cho xã hội.
- Chất lượng phục vụ khách hàng.
Nâng cao chất lượng và phong cách phục vụ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc thẩm định, giải ngân, thanh toán, chuyển tiền, sẳn sàng phục vụ khách hàng ngoài giờ khi công việc chưa xong. Thường xuyên tạo điều kiện giúp khách hàng đảm bảo an toàn trong giao nộp tiền mặt.
Công tác thanh toán phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình, nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Trong năm 2008 chi nhánh đã thanh toán đủ gốc và lãi cho tất cả các hợp đồng tiền gửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết. Thanh toán các LC nhập khẩu và xuất khẩu theo đúng yêu cầu, đảm bảo thời gian cho khách hàng. Thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cho khách hàng như đã cam kết…
2.3.6. Năng lực cạnh tranh của NHNo-PTNT chi nhánh Hồng Hà theo mô hình SWOT.
2.3.6.1. Những điểm mạnh.
- Về tiềm lực tài chính.
+ Về yếu tố này chi nhánh luôn duy trì được quy mô cũng như ngày càng phát triển so với các NHTM khác.
Nguồn vốn năm 2006 là 2120 tỷ đồng và đến năm 2008 tăng lên 2350 tỷ đồng.
vốn từ các tổ chức kinh tế, xã hội và dân cư. - Về nguồn nhân lực.
+ Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, hùng hậu, năng động sáng tạo và có khả năng thích ứng được với các ứng dụng của công nghệ hiện đại nhanh ( đến năm 2008 có tổng số 82 nhân viên, tăng 16 nhân viên so với năm 2006).
+ Đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức và trình độ cao. - Về năng lực công nghệ.
+ Chi nhánh được đầu tư mạnh về lĩnh vực công nghệ hiện đại.
+ Toàn bộ cán bộ vi tính, kế toán và các cán bộ làm công tác nghiệp vụ khác đều thực hiện thành thạo các quy trình nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng trên hệ thống vi tính.
- Về năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức.
Xây dựng và điều hành các cơ chế, chính sách trên nền tảng theo sát với chủ trương của trung ương. Thực hiện phân cấp ủy quyền gắn với trách nhiệm, điều hành theo quy chế, quy trình, rõ người, rõ việc.
2.3.6.2. Những điểm yếu.
- Về nguồn vốn huy động.
+ Nguồn vốn của chi nhánh chưa được ổn định, tiền gửi dân cư còn thấp. + Trang thiết bị, công nghệ chưa thật hiện đại, đặc biệt là trụ sở giao dịch, trang bị tài sản cố định.
- Về hoạt động tín dụng.
Chất lượng tín dụng chưa được cao, những món tiền gửi kỳ hạn dài với lãi suất cao vẫn chưa tất toán được. Nợ xấu ở mức 5%.
Năm 2006, tỷ lệ dư nợ xấu là 14.6 tỷ đồng đến năm 2008 thì tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến lên tới 78.2 tỷ đồng.
+ Năng lực cán bộ, trình độ không đồng đều.
+ Hệ thống đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng.
- Về năng lực quản lý.
+ Trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thiết lập được hệ thống quản lý.
+ Ban quản trị chưa được đào tạo bài bản, tính chuyên nghiệp trong điều hành chưa cao.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở NHNo&PTNT CHI NHÁNH HỒNG HÀ.
2.4.1. Những thành công của chi nhánh.
- Về nguồn lực tài chính.
+ Có chính sách tiết kiệm chi phí, huy động nguồn vốn rẻ, sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện định mức tồn tiền mặt đủ phục vụ thanh toán số còn thừa chuyển trung ương kịp thời. Tổ chức tốt khâu thẩm định các hồ sơ cho vay và kiểm tra sau tình hình sử dụng vốn của các món vay.
+ Quan tâm đến công tác mở rộng hoạt động kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động và dự nợ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn được quan tâm chú trọng đặc biệt nguồn vốn rẻ. Tổ chức triển khai nhiều hình thức huy động vốn