Từ ngày 01/04/2008 Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Đống Đa đã được nâng cấp thành chi nhánh ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam và được đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa (Agribank Đống Đa). Ngân hàng đã tiến hành mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch tại các quận nội thành. Đến ngày 01/12/2009, mạng lưới hoạt động của Agribank Đống Đa có 1 hội sở chính tại địa chỉ số 211 Xã Đàn- Quận Đống Đa- Hà Nội và 4 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: PGD Xã Đàn, PGD 23. PGD 24, PGD 25. Tuy mới thành lập và hoạt động nhưng cán bộ nhân viên đã cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn và thể hiện là một ngân hàng đầy tâm huyết và không ngừng phấn đấu. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay luôn tồn tại song song những thuận lợi về sự thông thoáng trong nền kinh tế và khó khăn khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không những thế, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh Đống Đa gặp không ít khó khăn, thách thức. Bởi vậy, cùng với chiến lược kinh doanh của chi nhánh luôn có một nội dung quan trọng không thể tách rời đó là đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất. Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm có 2 chương: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa, giai đoạn 2010-2012. Chương 2: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa.
LỜI CAM ĐOAN Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa”. Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Minh trong thời gian em thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Nếu có bất kỳ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHNo &PTNT Việt Nam : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam AGRIBANK Đống Đa : Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa AGRIBANK : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Từ ngày 01/04/2008 Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Đống Đa đã được nâng cấp thành chi nhánh ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam và được đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa (Agribank Đống Đa). Ngân hàng đã tiến hành mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch tại các quận nội thành. Đến ngày 01/12/2009, mạng lưới hoạt động của Agribank Đống Đa có 1 hội sở chính tại địa chỉ số 211 Xã Đàn- Quận Đống Đa- Hà Nội và 4 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: PGD Xã Đàn, PGD 23. PGD 24, PGD 25. Tuy mới thành lập và hoạt động nhưng cán bộ nhân viên đã cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn và thể hiện là một ngân hàng đầy tâm huyết và không ngừng phấn đấu. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay luôn tồn tại song song những thuận lợi về sự thông thoáng trong nền kinh tế và khó khăn khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không những thế, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh Đống Đa gặp không ít khó khăn, thách thức. Bởi vậy, cùng với chiến lược kinh doanh của chi nhánh luôn có một nội dung quan trọng không thể tách rời đó là đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất. Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm có 2 chương: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa, giai đoạn 2010- 2012. Chương 2: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa. 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA, GIAI ĐOẠN 2010-2012. 1.1. Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệm cạnh tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường. Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh như sau: Theo Karl Marx cạnh tranh được hiểu: “Cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi ích, mục tiêu xác định”. Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là: “Sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo những quan điểm này thì cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mỗi chủ thể kinh tế buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế so với các đối thủ. Cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Có nhiều cách phân loại cạnh tranh. Theo cấp độ nghiên cứu thì cạnh tranh được chia làm 3 loại hình sau: 2 + Cạnh tranh ở cấp độ quốc gia hay nền kinh tế. + Cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. + Cạnh tranh ở cấp độ ngành hay sản phẩm dịch vụ. Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng… 1.1.1.2. Khái niệm về năng lực canh tranh Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều các quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Một cách chung nhất, theo từ điển thuật ngữ kinh tế học thì “năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt do đó năng lực cạnh tranh của ngân hàng có nhiều điểm giống với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngân hàng có thể được định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì, và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành, liên tục tăng, đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn, lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.” Năng lực cạnh tranh đối với chi nhánh đó là: “Khả năng chi nhánh tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; nhằm đạt được mức lợi nhuận cao hơn trung mức trung bình của chi nhánh nói chung đề ra và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn, lành mạnh và có khả năng ứng phó với mọi biến đổi của môi trường kinh doanh.” 1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng 1.1.2.1. Cạnh tranh trong kinh doanh hoạt động ngân hàng Cạnh tranh trong ngân hàng là sự ganh đua khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung 3 cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có đặc trưng riêng của mình so với các ngân hàng khác trên thị trường. Tuy nhiên so với các loại hình kinh tế khác, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có những đặc thù riêng: Một là, cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh, tránh xảy ra rủi ro hệ thống. Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là một lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động của rất nhiều nhân tố về kinh tế; chính trị; xã hội; tâm lý; truyền thống văn hóa… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng, mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung. Hai là, các ngân hàng trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để chiếm thị phần, nhưng cũng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh, để tránh rủi ro hệ thống. Do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, từng cá nhân thông qua hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng cũng thường mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tượng khách hàng chung. Ba là, sự cạnh tranh của các ngân hàng là loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác. Điều đó là do, hoạt động của các ngân hàng liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ phạm vi trong một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì thế, hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, các thông lệ quốc tế… đặc biệt là chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện cơ sở hạ tầng. Vì thế, Chi nhánh Đống Đa thực hiện cạnh tranh với các chi nhánh khác của ngân hàng và các ngân hàng khác cùng địa bàn nhằm nâng cao chất lượng cũng như hoạt động của ngân hàng. 1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng Năng lực cạnh tranh của ngân hàng là khả năng duy trì một cách lâu dài, có ý thức các lợi thế của mình trên thị trường để đạt được mức lợi nhuận và mức thị phần 4 nhất định hoặc khả năng chống lại thành công sức ép của các lực lượng cạnh tranh. Để đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng cần căn cứ vào các tiêu chí sau: Tiềm lực tài chính Yếu tố tài chính quan trọng của ngân hàng là vốn. Vốn đóng vai trò quyết định khả năng đầu tư của ngân hàng như: Đầu tư cái gì, đầu tư bao nhiêu, đầu tư như thế nào,…Vốn chính là mức chi trả cho những hoạt động đầu tư đó nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Thị phần Thị phần ngân hàng là phần thị trường ngân hàng chiếm lĩnh. Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, ngân hàng thường phải có chính sách lãi suất phù hợp. Việc đảm bảo thị phần cho mình là đảm bảo nguồn thu cho các ngân hang. Thường thì thị phần ngân hàng sẽ được xem xét dưới 2 khía cạnh: - Thị phần huy động vốn (nhận tiền gửi) - Thị phần tín dụng (cho vay) Bên cạnh đó, cần xem xét tới thị phần tương đối. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bao gồm: - Thực hiện trao đổi ngoại tệ - Chiết khấu thương phiếu và cho vay - Nhận tiền gửi - Bảo quản vật có giá trị - Cung cấp dịch vụ ủy thác - Cho vay tiêu dung - Tư vấn tài chính: - Quản lý tiền mặt 5 - Bán các dịch vụ bảo hiểm - Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán… Nhiều loại hình tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang được phát triển, các loại dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông minh (Smart) đang được mở rộng và các dịch vụ mới (như bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán) được tung ra hàng năm. Hệ thống sản phẩm dịch vụ càng đa dạng thì càng tăng tính thỏa mãn cho khách hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh của ngân hàng. Trình độ công nghệ Năng lực công nghệ của Ngân hàng thường được đánh giá thông qua các tiêu chí: - Khả năng trang bị công nghệ mới - Mức độ đáp ứng của công nghệ ngân hàng đối với nhu cầu của thị trường để giữ được thị phần dịch vụ. - Tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. Trình độ quản lý Đánh giá năng lực quản trị, điều hành của ngân hàng thông qua các tiêu chí sau: - Mô hình một ngân hàng hiện đại - Cơ cấu, trình độ của bộ máy lãnh đạo - Khả năng ứng phó của cơ chế điều hành trước diễn biến của thị trường; - Cơ chế vận hành một ngân hàng hiện đại (quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị dịch vụ phi tín dụng, quản trị kế toán và ngân quỹ, quản trị nhân sự…) Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm của các ngân hàng trong quá trình hoạt động, bởi vì: - Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là một “hiện hữu” chủ yếu của sản phẩm dịch vụ. 6 . định chọn đề tài: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa làm đề tài nghiên. tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa. 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN