Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 52 - 58)

tranh của chi nhánh.

1.5.2.1. Những hạn chế và nguyên nhân khách quan.

Tuy đã cố gắng rất cao, nhưng kết quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đối với chi nhánh vẫn chưa thực sự tương xứng. Một phần cũng do tác động của hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

- Trình độ ,và tính chất nền kinh tế chưa phát triển một cách lành mạnh, trình độ dân trí thấp nên các dịch vụ tài chính chưa thể thực hiện rộng rãi và có hiệu quả.

-Mức độ thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam thấp, nên các giao dịch tài chính diễn ra với mức độ chưa cao.

- Do tình trạng lạm phát diễn ra phức tạp nên chính sách lãi suất của Nhà nước liên tục thay đổi. Từ đó dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất khi lạm phát đang ở mức tỷ lệ cao, sau đó lãi suất ngân hàng lại đồng loạt giảm. Sự biến động này làm giảm lòng tin của khách hàng, khiến cho hoạt động của chi nhánh gặp không ít khó khăn.Trong những năm gần đây, kinh tế vĩ mô có nhiều biến động bất thường, lạm phát tăng cao ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường tài chính, từ đó dẫn đến các tác động tiêu cực cho kết quả kinh doanh của ngân hàng.

- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, tệ quan liêu và thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp vô hình chung đã làm cản đường phát triển của hệ thống ngân hàng.

- Bối cảnh hội nhập,, và thông thoáng nền kinh tế đã mở cửa cho ngành ngân hàng phát triển nhanh chóng. Một loạt các ngân hàng, ngoài quốc doanh liên tiếp được thành lập,, và phát triển. Bởi vậy mạng lưới chi nhánh các ngân hàng ngày càng đông đảo, cạnh tranh nhau mạnh mẽ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn và hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chưa đạt được kết quả như mong muốn.

- Việc tăng vốn do phát hành của ngân hàng còn gặp trở ngại vì từ khi lập kế hoạch tăng vốn đến khi chính thức thực hiện kéo dài phải trình duyệt qua hai cửa là NHNN Việt Nam và Ủy ban chứng khoán.

1.5.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ quan.

a) Hạn chế trong việc huy động vốn và sử dụng vốn - Hạn chế trong việc huy động vốn

Đối với vốn chủ sở hữu: Sự gia tăng vốn chủ sở hữu của chi nhánh hiện nay chưa thực sự ổn định. Năm 2011 giảm so với năm 2010 và sau đó lại tăng trưởng mạnh vào năm 2012. Vốn chủ sở hữu so với các chi nhánh ngân hàng khác có lớn hơn nhưng so với nguồn vốn huy động trong ngân hàng thì lại khiêm tốn.

Đây cũng là một trong số những đặc trưng của tổ chức tín dụng, nhưng vốn chủ sở hữu trong ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp chi nhánh phản ứng kịp thời với các cú sốc, trên thị trường và đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh nhất là khi tình hình nền kinh tế đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay. Do vậy, tuy vốn chủ sở hữu của chi nhánh chưa thực sự là một vấn đề cần giải quyết nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo sự an toàn.

Đối với vốn huy động: Nguồn vốn của chi nhánh đã đạt và vượt kế hoạch, nhưng tỷ trọng nguồn vốn ổn định (nguồn vốn dân cư) vẫn còn thấp.

Dự báo tình hình, kinh tế xã hội, diễn biến lãi suất thị trường còn hạn chế, tuy chi nhánh đã khắc phục cơ bản về rủi ro lãi suất nhưng còn một bộ phận nhỏ nguồn vốn huy động với lãi suất cao so với phí điều vốn của NHNo&PTNT Việt Nam. Nguồn vốn huy động được không ổn định và có lãi suất cao vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn.

+ Trong hoàn cảnh hiện nay thì khách hàng dân cư đang là mục tiêu phù hợp để huy động vốn nhưng nguồn vốn dân cư trong cơ cấu nguồn vốn huy động được vẫn đạt thấp.

+ Các chính sách khuyến mãi, tăng lãi suất để thu hút vốn ít nhiều cũng làm tăng phí huy động vốn và làm tăng gánh nặng cho chi nhánh.Các chính sách huy động vốn của chi nhánh chưa thực sự đạt hiệu quả, chưa tác động đúng vào đối tượng mục tiêu.

+ Việc mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch cấp dưới xét về quy mô là lớn nhưng không đem lại hiệu quả và hiện nay đang phải thu hẹp dần.

+ Vì ảnh hưởng từ cơn bão lãi suất đầu năm 2010 để lại nên một phần nguồn vốn vẫn chịu lãi suất rất cao.

+ Địa bàn hoạt động, của chi nhánh lại là khu vực trung tâm nên số lượng chi nhánh của các ngân hàng khác càng tập trung nhiều. Bởi vậy tính cạnh tranh trong kinh doanh ,và huy động vốn của các ngân hàng hiện nay là rất cao. Đây là một khó khăn mà tất cả các chi nhánh ngân hàng đều phải đối mặt.

- Hạn chế trong sử dụng vốn

Tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả trong đầu tư và kinh doanh của chi nhánh vẫn tồn tại, gây thất thoát lãng phí nguồn vốn trong khi vốn dành cho việc đầu tư và kinh doanh đang khan hiếm.

Cơ cấu nguồn vốn và dư nợ của chi nhánh Đống Đa chưa tương xứng gây ảnh hưởng đến năng lực tài chính.

Đối với, hoạt động sử dụng vốn, của chi nhánh thì chủ yếu dư nợ các tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn. Chi nhánh đã tiến hành các chính sách; để giảm dần hạn mức dư nợ của các tổng công ty lớn và đồng thời đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất. Lãi suất huy động; trên thị trường biến động liên tục trong khi đó lãi suất cho vay điều chỉnh không theo kịp lãi suất huy động dẫn đến chênh lệch đầu vào- đầu ra thấp thậm chí có những món lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí về sử dụng vốn đã làm ảnh hưởng lớn đến kết quả tài chính của Chi nhánh Đống Đa.

+ Khách hàng của chi nhánh là các tổng công ty nên biến động dư nợ và nguồn vốn hàng ngày rất lớn.

+ Sự không ổn định của thị trường và của lãi suất.

+ Chưa có chiến lược đầu tư phù hợp ứng với tình hình cụ thể của nền kinh tế. b) Hạn chế về năng lực công nghệ

Trình độ công nghệ, và khả năng đổi mới công nghệ chưa cao. Mặc dù đã đầu tư vào công nghệ mới ,và máy móc thiết bị hiện đại nhưng tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay là quá nhanh trong khi khả năng của chi nhánh có hạn nên trình độ công nghệ của chi nhánh bị lạc hậu là rất dễ xảy ra.

Bên cạnh đó, ngân hàng chưa có sự liên kết với các ngân hàng khác về mặt công nghệ để tạo ra cho khách hàng một dịch vụ thực sự phong phú và thuận lợi nhất.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là vấn đề thiếu vốn. Công nghệ thì thay đổi hàng ngày trong khi nguồn vốn cho đổi mới công nghệ thì có hạn. Bên cạnh đó, cùng với việc đổi mới công nghệ và máy móc, chi nhánh còn phải tổ chức mở các khóa đào tạo cho cán bộ công nhân viên nên tốn kém và mất rất nhiều thời gian.

c) Hạn chế về công tác phát triển nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách thu hút nhân tài và chế độ đãi ngộ nhân viên:

Mặc dù đã có sự quan tâm đến nguồn nhân lực nhưng chi nhánh vẫn chưa thực sự có chính sách hiệu quả về thu hút nhân tài. Mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên làm việc trong chi nhánh so với các ngân hàng khác vẫn còn thấp hơn, đặc biệt so với các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh. Ngoài ra quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi còn rất hạn chế nên không khuyến khích được tình thần làm việc của cán bộ, nhân viên. Nguyên nhân của hạn chế này cũng một phần là do nguồn vốn huy động cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chưa phong phú, ngân sách cho quỹ khen thưởng và phúc lợi còn hạn chế.

Mỗi năm, chi nhánh vẫn đều đặn tuyển dụng thêm cán bộ nhân viên hàng năm và tổ chức đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ nhưng chưa tạo được sự kết nối giữa cán bộ nhân viên có kinh nghiệp với các nhân viên mới để học hỏi kinh nghiệm.

Hoạt động đào tạo còn dàn trải và chưa thực sự hiệu quả. Công tác tập huấn văn bản, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn được thực hiện nhưng chưa kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do vấn đề tổ chức đào tạo chưa bài bản và chưa có kinh nghiệm.

- Tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của nhân viên

Đội ngũ cán bộ, nhân viên của chi nhánh mặc dù đã được trang bị nghiệp vụ và thân thiện với khách hàng nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm nên còn gặp nhiều khó khăn khi giao dịch trực tiếp.

Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và năng động nhưng thiếu kinh nghiệp, còn đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thì do ít tiếp xúc với công nghệ mới nên khả năng nắm bắt chưa cao. Điều này cũng bắt nguồn từ nguyên nhân việc tổ chức đào tạo chưa có hiệu quả và chuyên nghiệp.

Năng lực chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp, sự chuyển biến nhận thức kinh doanh trong cơ chế thị trường, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ nhân viên trong chi nhánh còn hạn chế, chưa tâm huyết, tích cực, chủ động, còn mang tư tưởng bao cấp, ỷ lại.

d) Hạn chế trong đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ

Khi cung cấp, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phải luôn nhận thức được rằng chất lượng dịch vụ cao mới là yếu tố chính để có thể thu hút và giữ được khách hàng. Tuy nhiên tại chi nhánh Đống Đa, vì là các dịch vụ mới nên chưa có đủ kinh nghiệm để quản lý tốt, bởi vậy mới có những hạn chế như:

Các ứng dụng, trên thẻ còn chưa đa dạng: Nhiều sản phẩm dịch vụ mà các Ngân hàng khác, ngoài hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện nhưng NHNo & PTNT VN chưa thực hiện như: Dịch vụ đặt mua vé tàu, vé máy bay, thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại bằng hình thức chuyển khoản tới các đơn vị cung cấp....

Việc cung cấp dịch vụ NH trong thời gian qua cũng có những hạn chế. Trước hết, từng dịch vụ của NH chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, đặc biệt, tính tiện ích của một số dịch vụ chưa cao, nên tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ của NH còn ít.

Hơn nữa, nền kinh tế nước ta vẫn nặng về thanh toán bằng tiền mặt; đối tượng sử dụng thẻ thanh toán chủ yếu là người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến tài chính, NH, du lịch...

e) Hạn chế trong phát triển thương hiệu và marketing

Công tác nghiên cứu đánh giá, phân tích thị trường và quảng bá hình ảnh của chi nhánh còn nhiều hạn chế.

Với lịch sử phát triển lâu dài, và uy tín đã tạo dựng trong nhiều năm, chiến lược maketing thu hút khách hàng của chi nhánh thường tập trung vào tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về các chương trình khuyến mại hấp dẫn, các dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng đã được triển khai. Nhưng các hoạt động maketing này, lại chỉ được thực hiện một cách riêng biệt mà chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận nên hiệu quả chưa cao, chưa khai thác triệt để tính hiệu quả vốn có của những hoạt động marketing này.

Ngân hàng cũng chưa có các biện pháp để đánh giá tình hình thị phần và sức cạnh tranh của mình để đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nguyên nhân: Chi nhánh chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị phần. Vẫn còn tư tưởng; làm việc theo hình thức bao cấp nên chưa có tư duy kinh doanh năng động và hiện đại. Đồng thời nguồn vốn cho hoạt động maketing, quảng bá thương hiệu còn hạn chế nên các chiến dịch marketing vẫn chưa thực sự được kết nối.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 52 - 58)