nội dung.
Ngân hàng Agribank cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, khi đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, thường tập trung vào các nội dung như đầu tư vào tài sản cố định, cơ sở vật chất, đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào phát triển và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. Với đặc thù riêng, thực hiện giao dịch với khách hàng nhiều; nên thường chú trọng vào phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng rãi, để tận dụng và nâng cao khả năng huy động vốn, thu hút khách hàng tại nhiều khu vực. Quá trình tiến hành một giao dịch, trong ngân hàng cũng rất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn nên các ngân hàng cũng dành một phần vốn đầu tư vào phát triển hệ thống máy móc với công nghệ hiện đại, để rút ngắn thời gian, tăng độ chính xác, tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng nhờ đó mà khả năng thu hút khách hàng và tăng thị phần được cao hơn. Giao dịch trong ngân hàng, không chỉ thực hiện bởi máy móc mà phải thông qua con người thì mới có thể tiến hành, do đó chệ thống các ngân hàng hiện nay đang rất chú trọng vào nâng cao,
chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên. Các ngân hàng, nếu có được đội ngũ nhân viên tốt, nhiệt tình, chu đáo, thì mới có thể cung cấp các dịch vụ tốt và khả năng khách hàng đến với ngân hàng cũng như khách hàng cũ quay lại với ngân hàng, sẽ cao hơn rất nhiều. Trong quá trình đầu tư, vào nâng cao năng lực cạnh tranh, một hoạt động không thể thiếu của ngân hàng là quảng bá, marketing thương hiệu. Giai đoạn hiện nay, khi các kênh thông tin ngày càng phát triển thì càng được các ngân hàng tận dụng và khai thác triệt để để đem thương hiệu ngân hàng mình đến gần với khách hàng hơn, để khách hàng biết đến nhiều hơn và tin tưởng thực hiện, các dịch vụ và sản phẩm. Đặc thù của các ngân hàng hiện nay là các sản phẩm dịch vụ hầu như không khác nhau là mấy và có thể nói là giống nhau về bản chất. Bởi vậy; ngân hàng cũng phải dành mối quan tâm lớn vào phát triển các sản phẩm dịch vụ, sao cho đa dạng, phong phú và tạo được sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh.
Với các nội dung như trên, hệ thống các ngân hàng hiện nay đều đang tiến hành đầu tư vào với số vốn ngày càng gia tăng, và các hoạt động đầu tư được thực hiện với một kế hoạch được nghiên cứu kỹ lưỡng và, ngày càng chuyên nghiệp. Có thể nói các ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và cũng cạnh tranh nhau ngay từ những hoạt động đầu tư đang thực hiện.
Đối với chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa. Chi nhánh cũng thực hiện đầu tư vào các nội dung như trên nhưng do có những đặc thù riêng và có những ưu nhược điểm riêng, nên chi nhánh tập trung đầu tư vào hai nội dung là đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên và nâng cao chất lượng khoa học công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị ngân hàng. Dưới đây, là thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh theo các nội dung đầu tư.
1.3.3.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình
a) Đầu tư vào tài sản cố định
Đầu tư vào tài sản cố định là một nội dung rất quan trọng bởi đầu tư vào nội dung này đòi hỏi khối lượng vốn lớn và thời gian đầu tư lâu dài. Có thể nói tài sản cố định cũng như hệ thống hạ tầng cơ sở, của một chi nhánh ngân hàng là bộ mặt của chi nhánh đó. Nếu không được đầu tư kỹ lưỡng và bài bản thì vốn bỏ ra rất lớn nhưng không hiệu quả lại không tạo được ấn tượng và niềm tin đối với khách hàng. Trong dịch vụ ngân hàng huy động vốn, các khách hàng có nhu cầu gửi tiền rất quan tâm vào uy tín của ngân hàng mà mình sẽ gửi tiền và điều đầu tiên khách hàng nhìn thấy ở một chi nhánh ngân hàng, là cơ sở vật chất của chi nhánh đó. Nếu chi nhánh có được một hệ thống cơ sở vật chất tốt,, thì niềm tin của khách vào chi nhánh đó cũng
lớn hơn. Mặt khác, khi có được cơ sở vật chất đầy đủ thì sẽ tạo được một môi trường làm việc ổn định, có hiệu quả cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Như vậy, đây là một nội dung đầu tư quan trọng,mà không chỉ chi nhánh Đống Đa mà các chi nhánh của những ngân hàng khác cũng phải chú trọng để đầu tư.
Chi nhánh thực hiện đầu tư vào tài sản hữu hình ở các nội dung như đầu tư vào sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, mua sắm công cụ lao động hay thuê tài sản. Việc đầu tư vốn vào các nội dung này, không nằm ngoài mục tiêu hoàn thiện và nâng cao chất lượng, tạo môi trường làm việc thuận tiện nhất cho đội ngũ nhân viên. Chi nhánh còn mua, và lắp đặt các máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho toàn hệ thống. Đó là hệ thống máy tính, phần mềm máy tính…hiện đại, phục vụ thuận tiện cho hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán, công tác thẩm định và các nghiệp vụ khác của chi nhánh. Đặc biệt là, trong hoạt động thanh toán gắn liền với quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng xử lý giao dịch tự động trực tuyến.
Vốn đầu tư sử dụng cho tài sản hữu hình được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.8: Vốn đầu tư vào tài sản hữu hình
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng chi về tài sản 15510 12794 13260
Khấu hao cơ bản TSCĐ 2294 1761 1615
Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 809 960 878
Chi mua sắm công cụ lao động 621 631 92
Chi bảo hiểm tài sản 98 183 189
Chi thuê tài sản 12788 9259 10486
Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết các năm 2010, 2011, 2012
b) Đầu tư vào máy móc thiết bị
Phát triển POS và thẻ tín dụng: Lắp đặt và vận hành 2 máy EDC tại 211 Xã Đàn và 03 phòng giao dịch số 23, 24, 25.
Chi nhánh chủ yếu đầu tư vào máy ATM, máy EDC, máy POS để phát triển thẻ tín dụng. Chi nhánh đã tiến hành:
Phát triển điểm đặt máy ATM: Hiện tại ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa có 7 máy được lắp đặt và đi vào hoạt động. Các điểm đặt máy của ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa, phục vụ với mục tiêu chính, là trên địa bàn đông dân cư, có Phòng giao dịch và những điểm có số lượng lớn nhất là tuyến đường Kim Liên kéo dài.
Trong môi trường làm việc căng thẳng, và dày đặc nên nhu cầu nghỉ ngơi để tránh căng thẳng của cán bộ nhân viên, là rất cao. Vì vậy, chi nhánh cũng đầu tư vào một số trang thiết bị có tính chất phục vụ, cho các hoạt động giao lưu ngoài giờ như loa, đài, tivi LCD. Những thiết bị này; vừa sử dụng cho các hội nghị hội thảo vừa có thể dùng cho các dịp liên hoan, kỷ niệm…
Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn, chi nhánh dành toàn bộ tầng 1 để đặt các bàn giao dịch nên số lượng bàn giao dịch là lớn. Với số lượng lớn như vậy, nếu để giao dịch tự do thì, có thể gây mất trật tự hay những bất tiện khác đối với khách hàng. Bởi vậy; chi nhánh đã đầu tư lắp đặt máy đánh số thứ tự cho khách và tiến hành sắp xếp các giao dịch rất có hệ thống.
Để phát triển thêm năng lực công nghệ, chi nhánh vẫn tiếp tục tìm kiếm phát triển, các điểm POS mới tại các điểm đông dân cư, có giao dịch lớn như các khu Siêu Thị, Cây xăng…Lắp đặt 100% EDC các điểm giao dịch của ngân hàng AGRIBANK Đống Đa. Tìm kiếm, và lắp đặt thêm POS tại những điểm có khả năng đạt hiệu quả cao nhằm tăng nguồn thu phí dịch vụ. Tổng chi cho máy móc thiết bị của chi nhánh Đống Đa:
Năm 2010: 955 triệu đồng Năm 2011: 795 triệu đồng Năm 2012: 1934 triệu đồng
Tuy nhiên, cũng như đầu tư cho công tác Marketing, phát triển thương hiệu; Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, nắm bắt thông tin và dự báo cũng không được chi nhánh đầu tư thoả đáng. Vốn đầu tư cho công tác này hàng năm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2012 có xu hướng đầu tư cho máy móc thiết bị nhiều hơn, chiếm 1934 triệu đồng.
1.3.3.2. Đầu tư vào tài sản vô hình
c) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Tính đến 30/09/2012 Chi nhánh có 144 Cán bộ nhân viên. Đầu tư vào nguồn nhân lực, luôn là sự quan tâm hàng đầu của hoạt động kinh tế nói chung; và của một tổ chức tín dụng nói riêng bởi con người là nhân tố quyết định mọi thành công, và chi
nhánh ngân hàng AGRIBANK Đống Đa cũng không vận động ngoài tất yếu khách quan đó.
. Đối với cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm, chi nhánh thực hiện các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Đối với cán bộ làm việc lâu năm; thì thực hiện đào tạo lại để giúp đội ngũ cán bộ nắm bắt được tình hình mới, thích ứng với công nghệ mới.
Các chế độ về tiền lương, tiền thưởng (chuyển xếp lương kinh doanh, nâng
lương hàng năm ....) và các chế độ khác (BHXH, khám chữa bệnh....) được thực hiện
kịp thời và đúng quy định đối với người lao động từ đó tạo ra sự ổn định, yên tâm làm việc của cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh.
Ngoài ra còn đề ra các chính sách khen thưởng khuyến khích kịp thới đối với cán bộ có thành tích xuất sắc đảm bảo đời sống tinh thần cho nhân viên
Các khoản chi cho đội ngũ nhân viên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.9: Thống kê các khoản chi cho nhân viên
Đơn vị: Triệu đồng
2010 2011 2012
Chi cho nhân viên 8986 12986 15050
Lương và phụ cấp 7672 11294 13029
Trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động
233 396 478
Các khoản chi để đóng góp theo lương 453 609 782
Chi trợ cấp 198 194 204
Chi ăn ca cho cán bộ nhân viên 421 487 556
Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết tại ngân hàng
Tổng hợp các khoản chi cho nhân viên của chi nhánh chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi của chi nhánh cũng như trong tổng vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó lương và phụ cấp là phần quan trọng nhất và chi nhánh cũng rất chú ý.
Tăng lương một phần là do chi nhánh đã thúc đẩy tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới mặt khác chi nhánh cũng đồng tăng mức lương của cán bộ nhân viên. Nhờ đó cán bộ nhân viên trong chi nhánh hiện nay có mức thu nhập được đánh giá là ổn định và ở mức khá, tạo tâm lý yên tâm trong làm việc và khuyến khích tinh thần làm việc và sức sáng tạo cũng như nhiệt huyết cống hiến cho chi nhánh. Nhờ những điều đó, mà chất lượng sản phẩm dịch vụ của chi nhánh được nâng cao, lượng khách hàng đến với chi nhánh không những không giảm đi mà được giữ vững và ngày càng gia tăng hơn nữa.
Trong năm 2012, chi nhánh đã tổ chức được 8 khóa đào tạo; về cả chuyên môn nghiệp vụ và những kỹ năng mới cho cán bộ, nhân viên. Khi tiến hành kinh doanh các sản phẩm mới, chi nhánh cũng tổ chức tập huấn về phương thức giao dịch, cách thức kinh doanh; để nhân viên không gặp vướng mắc trong quá trình thực tế, tránh xảy ra sai sót. Đặc biệt, chi nhánh còn đào tạo về ngoại ngữ như tiếng Anh tài chính – ngân hàng, tiếng Anh biên dịch, tiếng Anh phiên dịch. Có thể nói những khóa đào tạo này không chỉ rất bổ ích cho đội ngũ cán bộ nhân viên mà còn là cách thức để chi nhánh có một nguồn nhân lực hoàn thiện hơn nữa.
Trong năm 2010, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã ký hợp đồng đào tạo trị giá 5 triệu Euro bằng nguồn vốn do cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ; nhằm tập trung đào tạo kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong toàn hệ thống. Nhiều cán bộ quản lý của chi nhánh, đã tham gia chương trình đào tạo này, nhờ vậy trình độ quản lý của nguồn nhân lực được nâng cao thêm. Góp phần quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn.
Theo sự chỉ đạo, điều hành từ trung ương, chi nhánh cũng tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp với nội dung mà ban lãnh đạo Agribank đã tổng kết trong 10 chữ: Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả. Đây là những nội dung cơ bản và rất cần thiết cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Thực hiện được tốt các tiêu chí này sẽ giúp cho chi nhánh có được môi trường làm việc nghiêm túc, kỷ luật cao và chất lượng nguồn nhân lực gia tăng.
c) Đầu tư vào hoạt động Marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu
Marketing được thực hiện chủ yếu là quảng bá cho các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh: Thông qua truyền hình, áp phích quảng cáo kết hợp với các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi với các đối tượng đặc biệt… Ngoài ra, chi nhánh luôn tích cực thực hiện chăm sóc khách hàng như: điện thoại hoặc gửi thư trực tiếp đến khách hàng, tổ chức các buổi hội nghị khách hàng, và gửi giấy mời tham dự tới từng khách hàng…đó cũng là một cách thức hiệu quả, để quảng bá và nâng cao uy tín cũng như thương hiệu cho chi nhánh.
Với những khách hàng truyền thống, Phòng Marketing thường xuyên tiếp cận, chăm sóc, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp khách hàng luôn cảm thấy hài lòng khi tiếp xúc ngân hàng
Thực hiện tốt chế độ cung cấp, cập nhật thông tin cho tờ thông tin vào trang điện tử NHNo&PTNT Đống Đa. Lắp đặt, vận hành bảng điện từ, nhằm phục vụ tốt cho công tác quảng bá giới thiệu lãi suất, các dịch vụ mới của NHNo&PTNT Láng Hạ. Cập nhật lãi suất, dịch vô đầy đủ và in ấn phẩm kịp thời mọi biến động nghiệp vụ của ngân hàng, Chi nhánh tới khách hàng.
Hoạt động Marketing; không chỉ được xem như là một công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng, chủ yếu nhằm đạt mục tiêu bán hàng trong năm mà còn là một định hướng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chi cho xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại như sau: Năm 2010:648 triệu đồng
Năm 2011:154 triệu đồng Năm 2012: 189 triệu đồng
Cũng như đầu tư cho công tác Marketing, phát triển thương hiệu: Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, nắm bắt thông tin và dự báo cũng không được chi nhánh đầu tư một cách thỏa đáng, con số này còn quá nhỏ và khiêm tốn.
c) Đầu tư nâng cao trình độ khoa học công nghệ và hiện đại hóa trang thiết bị tại ngân hàng
Trong thời kì hiện nay, các ngân hàng thương mại, cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang ra sức đẩy nhanh khả năng công nghệ của chi nhánh mình. Và ngân hàng AGRIBANK Đống Đa; cũng không nằm ngoài công cuộc cạnh tranh nhằm mục tiêu phát triển đó. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với hoạt động kinh doanh của mình nên chi nhánh rất quan tâm đầu tư vào nội dung này. Có thể nói, đây là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu mà chi nhánh Đống Đa ưu tiên đầu tư. Đổi mới trang thiết bị luôn phải đi kèm với nâng cao khả năng công nghệ thì những trang thiết bị đó mới có thể phát huy tốt nhất hiệu quả. Nếu kết hợp được cả hai yếu tố, công nghệ và thiết bị thì không những chi nhánh phát huy