Hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 44 - 51)

Hiệu quả đầu tư trong một doanh nghiệp, được xét dưới hai góc độ là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh; cũng là hoạt động đầu tư tiêu biểu tại doanh nghiệp nên khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư cũng xem xét hai góc độ trên và từng góc độ thì lại thể hiện bằng các chỉ tiêu khác nhau, phản ánh các khía cạnh hiệu quả khác nhau của hoạt động đầu tư.

Với chi nhánh Đống Đa, hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh: được biểu hiện vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện tốt đã gián tiếp tác động vào làm tăng mức lương và thu nhập cho cán bộ nhân viên, số chỗ làm việc cũng tăng thêm…Dưới đây là những chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo hai góc độ tài chính và kinh tế - xã hội của chi nhánh.[

1.4.2.1. Hiệu quả tài chính.

a) Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm nghiên cứu của chi nhánh.

Chỉ tiêu này xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong năm nghiên cứu với tổng mức vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh mà chi nhánh đã thực hiện trong năm đó. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư được sử dụng thì làm tăng thêm bao nhiêu đồng doanh thu.

Bảng 1.18: Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm nghiên cứu của chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh Tỷ đồng 40,289 46,534 62, 342

Doanh thu Tỷ đồng 157,440 178 202,312

Doanh thu tăng thêm Tỷ đồng - 20,56 24,312

Doanh thu tăng thêm/VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh

- 4, 42 3,89

Nguồn: Tự tổng hợp

Với ý nghĩa của chỉ tiêu này, thì các con số tính toán được càng có giá trị lớn thì càng tốt. Chi nhánh đó có năm 2011 là một năm thành công về hiệu quả của vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh thu, chỉ tiêu doanh thu tăng thêm so với tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh rất lớn 4,25 tức là cứ 1 đồng vốn đầu tư bỏ ra thì thu lại được 4,42 đồng doanh thu. Năm 2012 doanh thu tăng thêm là 24,312 tỷ đồng.

b) Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm nghiên cứu của chi nhánh.

Xác định chỉ tiêu này bằng cách so sánh lợi nhuận tăng thêm trong năm nghiên cứu với tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh mà chi nhánh đã thực hiện trong năm đó.

Bảng 1.19: Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm nghiên cứu của chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh Tỷ đồng 40,289 46,534 62, 342

Lợi nhuận Tỷ đồng 18,574 36,566 43,569

Lợi nhuận tăng thêm Tỷ đồng - 17,992 7,003

Lợi nhuận tăng thêm/VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh

- 3,87 1,2

Nguồn: Tự tổng hợp

Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong hai năm 2011, 2012 của chi nhánh đạt ổn định, tuy chỉ tiêu năm 2012 thấp hơn 2011. So với mặt bằng chung của các chi nhánh ngân hàng khác thì chi nhánh Đống Đa đạt chỉ tiêu cao (ví dụ chi nhánh ngân hàng Vpbank Đông Đô chỉ đạt 0.39 vào năm 2011). Trong hai năm 2011 và 2012, trung bình mỗi năm chi nhánh sử dụng vốn đầu tư với hiệu suất là cứ 1 đơn vị vốn đầu tư bỏ ra thu về hơn 2 đơn vị lợi nhuận. Nếu tiếp tục ổn định và phát triển chỉ tiêu này thì chi nhánh sẽ rất thành công trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.

c) Hệ số huy động tài sản cố định.

Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư còn được thể hiện qua việc so sánh giá trị tài sản cố định mới tăng trong năm nghiên cứu của chi nhánh với tổng vốn đầu tư được thực hiện trong năm đó. Chỉ tiêu này, càng cao thì càng chứng tỏ được rằng mức độ hiệu quả ,của vốn đầu tư vào tài sản cố định của chi nhánh. Nó phản ánh chi nhánh có thực hiện tốt việc phát triển tài sản cố định và có nhanh chóng huy động được các tài sản đó vào hoạt động và khai thác hay không.

Bảng 1.20: Hệ số huy động tài sản cố định

Đơn vị: Tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh Tỷ đồng 40,289 46,534 62, 342

Giá trị TSCĐ huy động Tỷ đồng 18,635 27,645 29,654

Giá trị TSCĐ huy động tăng thêm Tỷ đồng - 9,01 2,009

Hệ số huy động tài sản cố định 0,19 0,032

Nguồn: Tự tổng hợp

Theo bảng trên thì cứ một đơn vị vốn đầu tư tạo ra được giá trị tài sản cố định huy động được là 0,19 vào năm 2011 và 0,032 vào năm 2012. Chỉ tiêu này có thể nói là thấp so với các chi nhánh ngân hàng cạnh tranh. Nguyên nhân có thể giải thích đó là chi nhánh Đống Đa đã hoạt động trong thời gian chưa lâu và tài sản cố định của chi nhánh đã dần được hoàn thiện nên so với các ngân hàng khác thì tài sản cố định cũng như cơ sở vật chất của chi nhánh đến nay đã khá đầy đủ và phát huy tác dụng tốt.

1.4.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội.

a) Mức thu nhập tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm nghiên cứu của chi nhánh.

Chỉ tiêu này, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đánh giá tác động của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tới mức sống của cán bộ nhân viên thể hiện qua mức tiền lươngMột điều dễ hiểu là đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả thì chi nhánh tăng được lợi thế trên thị trường và hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao hơn.

Khi lợi nhuận cao thì lương cho cán bộ nhân viên cũng tăng. Điều này tác động tới tinh thần làm việc của đội ngũ lao động và hoạt động kinh doanh và đầu tư trong chi nhánh càng có điều kiện phát triển.

So với các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng thu nhập (tiền lương của người lao động) tăng thêm trong năm nghiên cứu của chi nhánh với tổng mức vốn đã được sử dụng vào đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả của một đơn vị vốn đầu tư tác động làm tăng thu nhập càng lớn.

Bảng 1.21: Mức thu nhập tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm nghiên cứu của chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh Tỷ đồng 40,289 46,534 62, 342 Tổng thu nhập (tổng tiền lương) Tỷ đồng 157,440 178 202,312

Tổng thu nhập tăng thêm Tỷ đồng - 20,56 24,312

Mức thu nhập tăng thêm/VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh

- 0,44 0,39

Nguồn: Tự tổng hợp

Tổng mức thu nhập của cán bộ nhân viên trong chi nhánh về con số tuyệt đối không thay đổi nhiểu vì vậy mà chỉ tiêu mức thu nhập tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh không lớn. Năm 2010 vẫn chưa có tổng thu nhập tăng thêm, đến năm 2011 thì tổng thu nhập tăng thêm của chi nhánh đạt 20,56 tỷ đồng. Đến năm 2012 thì con số này đã tăng thêm là 24,312 tỷ đồng. Như vậy các đồng vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chưa thực sự có tác động lớn tới mức thu nhập của cán bộ nhân viên và làm tăng mức sống của họ. Vì thế đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh chưa phát huy tác dụng và hiệu quả trong việc tăng thu nhập đem lại cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

b) Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm nghiên cứu của chi nhánh.

Hoạt động đầu tư không thể được đánh giá là thực sự hiệu quả nếu như nó chỉ làm tăng mức lương cho nhân viên mà không tạo thêm được những công ăn việc làm mới cho người lao động. Vì thế cần phải tính toán chỉ tiêu số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh làm gia tăng số lượng vị trí làm việc trong chi nhánh thì khi đó chi nhánh đã thực sự khẳng định được khả năng cạnh tranh trên thị trường với sự lớn mạnh về quy mô.

Bảng 1.22: Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm nghiên cứu của chi nhánh

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh Tỷ đồng 40,289 46,534 62, 342

Tổng số chỗ làm việc 25 30 40

Số chỗ làm việc tăng thêm - 5 10

Số chỗ làm việc tăng thêm/VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh

% 10,7 16,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tự tổng hợp

1.4.3.Đánh giá năng lực của chi nhánh so với các đối thủ cạnh tranh

Theo đánh giá của chương trình VNR500, (Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam), năm 2012 là năm rất thành công của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khi vươn lên dẫn đầu trong khối ngành ngân hàng, tài chính, chứng khoán. Đây là thành công, của hệ thống chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung nhưng nó cũng thể hiện rằng các chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp hiện nay đang hoạt động rất hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, trong đó có chi nhánh Đống Đa.

Bảng 1.23: Bảng xếp hạng các doanh nghiệp trong khối ngân hàng, tài chính, chứng khoán năm 2012 Xếp hạng theo ngành Xếp hạng VNR500 Tên ngân hàng

1 10 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2 13 NH TMCP Công thương Việt Nam

3 16 NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

4 20 NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

5 28 NH TMCP Á Châu

6 34 NH TMCP Kỹ thương Việt Nam

7 36 NH TMCP Sài Gòn Thương tín

8 37 NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

9 47 NH TMCP Quân đội

10 48 NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Nguồn: http://www.vnr500.com.vn/bang-xep-hang-theo-nganh

Có thể so sánh khả năng cạnh tranh của chi nhánh Đống Đa trong năm 2012 theo một số chỉ tiêu với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước như sau:

Bảng 1.24: So sánh tốc độ tăng trưởng huy động vốn, dư nợ tín dụng và lợi nhuận với một số ngân hàng thương mại cổ phần trong nước – Năm 2012

Tên NH Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động (%) Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%) Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (%) Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Đống Đa 16% 154% 74,98%

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 20,54% 30,49% 187%

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 10,9% 34,2%

Ngân hàng Công thương Việt Nam 36,7% 32,6%

Nguồn: Tự tổng hợp

Như vậy, so với các ngân hàng thương mại, cổ phẩn trong nước, chi nhánh Đống Đa đã có được những con số thể hiện tốc độ tăng trưởng tốt, sức cạnh tranh cao. Nếu giữ vững và gia tăng hơn nữa tốc độ tăng trưởng như vậy thì chi nhánh sẽ càng khẳng định được sức cạnh tranh của mình trong tương lai.

Đối với các ngân hàng thương mại, có 100% vốn nước ngoài hoặc các ngân hàng liên doanh thì thị trường Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn, bởi vậy mà từ khi vào hoạt động trong thị trường Việt Nam các chi nhánh ngân hàng này luôn đạt kết

quả kinh doanh tốt. Có thể tổng hợp, và so sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu của các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh Đống Đa trong bảng sau:

Bảng 1.25: So sánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và tổng tài sản có với chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh –

năm 2012 Tên NH Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động (%) Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%) Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có (%) Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp

và phát triển nông thôn Đống Đa 16% 154% 18,2%

Chi nhánh ngân hàng 100% vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước ngoài 19,89% 20,8% 18%

Ngân hàng liên doanh 20,32% 36,43% 28,3%

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (10

tháng đầu năm) 19,85% 44,85% 42,5%

Nguồn: tự tổng hợp

Năm 2012, nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài tăng 19,89% và 20,8%; tổng tài sản có tăng 18% so với cuối năm 2011.

Hoạt động của các ngân hàng liên doanh, tăng trưởng khá ổn định, thu nhập trước thuế đạt 787 tỷ VND; huy động vốn tăng20,32%, dư nợ tín dụng tăng 36,43%, tổng tài sản có tăng 28,3% so với cuối năm 2008.

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cũng có mức huy động động vốn trong 10 tháng đầu năm tăng 19,85%, dư nợ tín dụng tăng 44,85%, tổng tài sản có tăng 42,5% so với cuối năm 2011.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 44 - 51)