Chiến lược phát triển của Agribank trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 61 - 63)

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA

2.1.4.Chiến lược phát triển của Agribank trong thời gian tớ

- Chiến lược khách hàng:

Những khách hàng cá nhân: duy trì thị phần hiện tại, không ngừng nỗ lực, tìm kiếm khách hàng mới, tìm hiểu nhu cầu mới, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ, đẩy mạnh triển khai các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử, phối hợp với các đơn vị kinh doanh bảo hiểm, quản lý quỹ, để ban chéo sản phẩm, tạo sự khác biệt bằng dịch vụ chất lượng cao.

Đối với khách hàng doanh nghiệp: Trọng tâm tìm kiếm, và mở rộng thị phần doanh nghiệp lớn và trung bình, duy trì thị phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng các sản phẩm khác biệt.

Phấn đấu thực hiện tốt, chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, phấn đấu trở thành ngân hàng thuộc top 5 về thị phần ngân hàng cá nhân và top 10 về thị phần khách hàng doanh nghiệp.

- Chiến lược về quản lý rủi ro:

Xây dựng và phát triển, hệ thống xếp hạng tín dụng, đánh giá khách hàng; xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tập trung.

Thay đổi quan điểm bảo thủ, trong chính sách tín dụng, áp dụng chính sách tín dụng linh hoạt, có kiểm soát.

Duy trì thành quả hoạt động, an toàn, lành mạnh và phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu về quản lý rủi ro.

Khảo sát nhu cầu thị trường, để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chủ đạo, nổi bật, dẫn đầu trong từng nhóm khách hàng như: Cung cấp các sản phẩm như tài trợ dự án, tài trợ thương mại, quản lý tiền mặt, thanh toán lương, cho vay tín chấp, sản phẩm ngân hàng đầu tư,….

Phấn đấu trở thành ngân hàng nổi bật, về cải tiến sản phẩm và doanh thu từ sản phẩm mới chiếm trên 20%/năm.

- Chiến lược phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối

Thiết kế lại mô hình chi nhánh, và phòng giao dịch theo tiêu chuẩn mới, lấy nhiệm vụ phục vụ khách hàng làm trọng tâm, tạo nên các trung tâm giao dịch các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện và đa tiện ích.

Đa dạng hóa kênh phân phối, đặc biệt là những kênh phân phối hiện đại online nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Phấn đấu trở thành- ngân hàng của mọi người. Đáp ứng khác hàng mọi lúc mọi nơi, ai cũng có thể có nhu cầu tại ngân hàng mình mong muốn.

- Chiến lược nhân sự

Xác định nguồn nhân lực: là yếu tố quyết định sự thành công của Ngân hàng. Xây dựng chính sách đãi ngộ, cạnh tranh bằng lương, thưởng, cổ phiếu ưu đãi,… để thu hút và duy trì nguồn nhân lực có trình độ cao. Có chiến lược đào tạo cơ bản, nâng cao cụ thể.

Phấn đấu tăng cường sự thoả mãn, đối với cán bộ nhân viên, trở thành sự lựa chọn hàng đầu, của các ứng viên khi tham gia làm việc tại chi nhánh ngân hàng Agribank Đống Đa.

- Chiến lược thể hiện bằng hiệu quả

Tăng trưởng doanh thu cao hơn tăng trưởng về chi phí mà mỗi năm chi nhánh ngân hàng đề ra.

Triển khai chương trình thực hiện và đánh giá việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ như: Kiểm tra doanh thu mỗi năm, trình độ cán bộ, nhân viên ngân hàng định kì,…

Phấn đấu trở thành một ngân hàng - hoạt động hiệu quả những năm tiếp theo cũng như trong tương lai nhằm duy trì hoạt động của ngân hàng.

Thực hiện tái định vị thương hiệu, thay đổi tên ngân hàng và dấu hiệu nhận biết, để thay đổi hình ảnh của Agribank trong giai đoạn mới. Xúc tiến các chương trình marketing, quan hệ công chúng để đảm bảo sự hiện diện và giữ gìn hình ảnh của VPBank trên tinh thần hiệu quả và tiết kiệm. Phấn đấu trở thành thương hiệu gần gũi, quen thuộc đối với các công ty cũng như khác hàng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 61 - 63)