Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục tiêu chung Nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngânhàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế, từ đó nâng cao
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐĂNG THẢO
Trang 3Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thành phố Huế, ngày 01 tháng 9 năm 2014
Học viên
Trần Thị Sáng
Trang 4Luận văn được hoàn thành là cả lòng biết ơn của tôi đối với Quý Học Viện,Quý Giảng viên, Cơ quan và đồng nghiệp đã chân thành giúp đỡ và ủng hộ nhiệt
tình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng sau đại học và Khoa Tàichính - Ngân hàng, các Giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia – Phânviện Miền Trung đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trongsuốt khóa học Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn ĐăngThảo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn này
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, vàBan lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chinhánh Huế trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Trong quá trình hoàn thành đề tài, mặc dù tôi đã cố gắng tham khảo nhiềutài liệu, tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp, song cũng không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Rất mong nhận được thông tin đóng góp quý báu từ Quý Thầy, Cô,Đồng nghiệp và Bạn đọc
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Huế, ngày 01 tháng 9 năm 2014
Học viên
Trần Thị Sáng
Trang 5Các chữ viết tắt Nội dung
ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
CBCCVC Cán bộ công chức viên chức
DongABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt NamEximbank Huế Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam –
Chi nhánh HuếNCB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Saigonbank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
TCB Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương
TMCP Thương mại cổ phần
VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế
Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Trang 6Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Thị phần Huy động vốn của các Ngân hàng trên địabàn tỉnh Thừa thiên Huế giai đoạn 2012-2013 39Bảng 2.2 Tổng hợp số liệu về Dư nợ của các Ngân hàng trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2013 41Bảng 2.3 Tổng hợp các sản phẩm chủ lực của một số NHTM
lựa chọn so sánh ở Thừa Thiên Huế 42Bảng 2.4
Số lượng phát hành thẻ của một số NHTM trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong các năm qua (2011-
Bảng 2.5 Số lượng máy ATM và máy POS của các NHTM đến thời điểm 12/2013 46
Bảng 2.6
Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu về chất lượng tài sản
có, khả năng sinh lời của Eximbank Huế, Sacombank,Vietcombank và Đông Á từ 2011 – 2013 54Bảng 2.7 Số lượng và chất lượng công nhân viên tại các ngânhàng năm 2013 59Bảng 2.8 Đặc điểm của khách hàng được phỏng vấn 60Bảng 2.9 Đánh giá độ tin cậy của các biến nghiên cứu 62Bảng 2.10 Kiểm định số lượng mẫu thích hợp (KMO and
Bảng 2.11 Kết quả phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đếnnăng lực cạnh tranh của Eximbank Huế 63Bảng 2.12 Kết quả phân tích vế chất lượng dịch vụ 66Bảng 2.13 Kết quả phân tích về chất lượng đội ngũ nhân viên 67Bảng 2.14 Kết quả phân tích về cơ sở vật chất và quy mô hoạtđộng 68Bảng 2.15 Kết quả phân tích về thương hiệu và uy tín 69
Trang 7Số hiệu sơ đồ,
Sơ đồ 1.1 Mô hình giá trị nhận được của người tiêu dùng 18
Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản của Eximbank Huế giai đoạn 2011-2013 35
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ mạng lưới chi nhánh và PGD của Sacombank,Đông Á, Vietcombank, và Eximbank Huế trên địa bànTỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013
45
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài luận văn 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Những đóng góp mới của luận văn 4
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn 5
8 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 10
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 10
1.1.2 Các dịch vụ NHTM 11
1.2.1 Các đặc điểm dịch vụ ngân hàng 13
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM 14
1.3 CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG 16
1.3.1 Khái niệm cạnh tranh 16
1.3.2 Lợi thế cạnh tranh 17
1.3.3 Năng lực cạnh tranh 18
1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT NHTM 21
1.4.1 Thị phần 21
1.4.2 Nhóm yếu tố trực tiếp 21
1.4.3 Nhóm yếu tố bổ trợ 25
1.5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH 27
1.5.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô 27
1.5.2 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 28
Trang 9TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 30
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH HUẾ 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30
2.1.2 Mục tiêu, chiến lược và phương châm hoạt động của Eximbank Huế 30
2.1.3 Chức năng hoạt động của Eximbank Huế 32
2.1.4 Tổ chức bộ máy tại Eximbank Huế 32
2.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn 35
2.1.6 Sản phẩm và dịch vụ chính của Eximbank 35
2.1.6.1 Sản phẩm tín dụng 35
2.1.6.2 Sản phẩm huy động vốn 36
2.1.6.3 Sản Phẩm Thanh Toán quốc tế 36
2.1.6.4 Sản phẩm dịch vụ ngân quỹ 36
2.1.6.5 Sản phẩm thẻ 36
2.1.6.6 Sản phẩm bảo lãnh trong nước 37
2.1.6.7 Các dịch vụ khác 37
2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA EXIMBANK HUẾ 37
2.2.1 Nhóm nhân tố gián tiếp 37
2.2.1.1 Thị phần về huy động vốn 37
2.2.1.2 Thị phần về dư nợ cho vay 40
2.2.2 Nhóm yếu tố trực tiếp 42
2.2.2.1 Sản phẩm dịch vụ 42
2.2.2.2 Kênh phân phối và mạng lưới hệ thống giao dịch 44
2.2.2.3 Hoạt động bán hàng và marketing 48
2.2.3 Nhóm yếu tố bổ trợ 52
2.2.3.1 Sức mạnh tài chính 52
2.2.3.2 Công nghệ 57
2.2.3.3 Khả năng nghiên cứu phát triển 58
2.2.3.4 Tổ chức 58
2.2.3.5 Nguồn nhân lực 59
Trang 10EXIMBANK TỪ KHÁCH HÀNG 60
2.3.1 Một số thông tin chung về khách hàng 60
2.3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh .61
2.3.2.1 Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại từ phía khách hàng 61
2.3.2.2 Đánh giá của khách hàng về các nguồn lực giữa Eximbank Huế so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn 66
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM -CHI NHÁNH HUẾ 70
3.1 QUAN ĐIỂM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA EXIMBANK HUẾ 70
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA EXIMBANK HUẾ 71
3.2.1 Cạnh tranh bằng chất lượng 71
3.2.2 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ 72
3.2.3 Nâng cao sức cạnh tranh về giá 73
3.2.4 Mở rộng, phát triển mạng lưới cả về số lượng và chất lượng 75
3.2.5 Đẩy mạnh công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng 77
3.2.6 Xúc tiến quảng bá hình ảnh, thương hiệu 78
3.2.7 Củng cố và nâng cao năng lực tài chính 78
3.2.8 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình định hướng vào khách hàng 80
3.2.9 Rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ 81
3.2.10 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
1 KẾT LUẬN 83
2 KIẾN NGHỊ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Sự phát triển ngày một cao của nền kinh tế đòi hỏi các ngành nghề tham giavào cũng phải có sự bứt phá tương xứng Sau gần 40 năm đổi mới đi lên, nền kinh
tế của nước ta cũng đang dần bắt nhịp với hội nhập kinh tế toàn cầu Cùng với đó,ngành ngân hàng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đấtnước Ngân hàng là nơi biểu hiện tập trung nhất mọi hoạt động kinh tế của đất nước,tham gia vào điều tiết nguồn vốn huy động, vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác, đóngvai trò huyết mạch đối với nền kinh tế nước nhà Những thông tin có liên quan đếnhoạt động của ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp,chính phủ và các tầng lớp dân cư
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, các ngân hàng thương mại trong nướccũng đang đứng trước những thách thức mới trong quá trình hội nhập Nhiều ngânhàng mới đã được thành lập, nhiều chi nhánh đã được hình thành và phát triển,nhiều ngân hàng quốc tế đã và đang từng bước thâm nhập thị trường nội địa Cùngvới đó, những yêu cầu khắt khe hơn của quá trình hội nhập cũng đòi hỏi các ngânhàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn mang tính chính thống hơn của ngành ngân hàngthế giới Vì vậy, sức ép từ quá trình duy trì và phát triển thị phần, quá trình nâng caochất lượng để thu hút khác hàng và đảm bảo quá trình hội nhập đang đặt các ngânhàng thương mại trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Huế (EximbankHuế) được thành lập vào ngày 04/06/2010 Cùng với quá trình phát triển chung của
hệ thống Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Eximbank Huế đã cónhững giải pháp khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của mình Vì thế, năng lực cạnh tranh của ngân hàng đã cónhững cải thiện đáng kể, vị thế của ngân hàng ở địa phương nói riêng và trên toànquốc nói chung đang từng bước được khẳng định
Tuy nhiên, năng lực và vị thế cạnh tranh của Eximbank Huế nhìn chung vẫnchưa cao Trong cuộc chạy đua với các ngân hàng khác trên địa bàn, với điểm yếu
Trang 12là kẻ đến sau (Eximbank Huế là ngân hàng thứ 18 có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế),Eximbank Huế đã phải nổ lực rất nhiều để gây dựng chỗ đứng và tạo ấn tượng nhấtđịnh đối với khách hàng Song, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trongnhững năm vừa qua, một lần nữa Eximbank Huế phải đương đầu với những thửthách đầy cam go Làm thế nào để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sựphát triển hiệu quả và bền vững của ngân hàng đang vẫn là câu hỏi đầy thách thứcđối với các nhà quản trị của ngân hàng.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế” đã
được tác giả lựa chọn làm luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
Vấn đề nâng cao sức mạnh và năng lực cạnh tranh cho hệ thống tài chínhViệt Nam nói chung và ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng trong xu thế hộinhập quốc tế đã bắt đầu được thảo luận từ làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư nướcngoài đến các quốc gia đang phát triển nở rộ ở những thập niên nửa cuối thế kỷ 20
Sự thay đổi tư duy quản lý kinh tế của Việt Nam tiếp tục góp phần cổ động mạnh
mẽ cho xu thế này Hiện nay, vấn đề này đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhànghiên cứu, nhất là khi môi trường ngành ngân hàng ngày một cạnh tranh khốc liệt.Trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nóiriêng, việc chọn một đề tài nghiên cứu mang tính cạnh tranh có lẽ là một lựa chọnthiết thực Bởi lẽ, càng khó khăn càng phải cạnh tranh, cạnh tranh để tồn tại
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có một số đề tài nghiên cứu vềvấn đề này ở một số ngân hàng thương mại cổ phần nhưng vẫn chưa sâu sát, đặcbiệt là đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chinhánh Huế vẫn chưa có một nghiên cứu nào
Chính vì vậy, luận văn tập trung phân tích, so sánh các yếu tố làm nên sứccạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chinhánh Huế đặt trong mối tương quan với một số ngân hàng trên cùng địa bàn như:ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Vietcombank, ngân hàng thương mại
Trang 13cổ phần Á Châu ACB, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TínSacombank, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á EAB… Từ đó xác định vị thế,chỗ đứng của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chinhánh Huế, để đưa ra các giải pháp mang tính thiết thực, hiệu quả nhất.
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục tiêu chung
Nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngânhàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế, từ đó nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng trong thờigian tới
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiển về năng lực cạnh tranh vànâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế, từ đó xác định các yếu tố tácđộng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập KhẩuViệt Nam - Chi nhánh Huế
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàngThương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Huế
Nhiệm vụ: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngânhàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Huế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quanđến năng lực cạnh tranh của ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại cổphần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Huế nói riêng
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam –Chi nhánh Huế
Trang 14- Thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2011 đến 2013 và sốliệu điều tra tập trung vào năm 2014.
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
- Nguồn số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo hàng năm của Ngânhàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Huế và các ngânhàng liên quan
- Số liệu sơ cấp: Được điều tra từ 228 khách hàng từ các ngân hàng khácnhau ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện tại ở tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 20ngân hàng khác nhau nhưng tôi chỉ chọn thực hiện điều tra trên 4 đối tượng của 4ngân hàng có mức độ cạnh tranh và vị thế cạnh tranh khác nhau với Ngân hàngTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Huế Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam Vietcombank đại diện cho ngân hàng có vị thế cạnh tranh ở tốpđầu; ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank được lựa chọn cho vị thếcạnh tranh tương ứng với ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chinhánh Huế; và ngân hàng TMCP Đông Á EAB đại diện cho ngân hàng có vị thếcạnh tranh ở vị thế ở tóp dưới
Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau cho quá trình phân tích
và tổng hợp số liệu: Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháptổng hợp, phương pháp kiểm định T-Test, phương pháp chuyên gia và phương pháp
ma trận hình ảnh cạnh tranh
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Thực hiện phỏng vấn trực tiếp khách hàng và một số chuyên gia về ngànhngân hàng, đặc biệt là những người có thâm niên công tác lâu năm trong ngành để
có cái nhìn tổng quan về cạnh tranh ngân hàng và đánh giá thực chất về năng lựccạnh tranh của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Huế cũngnhư một số ngân hàng tương quan
- Phát hiện được thế mạnh của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam– Chi nhánh Huế và đề xuất những giải pháp phù hợp
Trang 157 Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn
Luận văn đã tổng hợp được các lý luận liên quan đến cạnh tranh và năng lựccạnh tranh trong ngành ngân hàng
Vận dụng các lý thuyết trên vào việc làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranhcủa Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế
Luận văn đã đề xuất các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.Đây là tài liệu tham khảo thiết thực trong hoạch định chiến lược không chỉ với ngânhàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế mà còn hữu ích với cácngân hàng thương mại khác
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Xuất NhậpKhẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàngTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế
Trang 16Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG.
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
Tùy theo trình độ phát triển và mức độ cạnh tranh trong ngành, phong tục tậpquán cũng như quan điểm của Chính phủ mỗi quốc gia, NHTM được hiểu theo cáckhái niệm khác nhau Khái niệm phổ biến hiện nay về NHTM được xây dựng dựavào các chức năng của ngân hàng
Đạo luật ngày 03/06/1942 của Pháp quy định: “Ngân hàng là những xínghiệp hay cơ sở nào làm nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức
ký thác, hoặc hình thức khác, những khoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào cácnghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ tín dụng hay nghiệp vụ tài chính”[28]
Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn: “Ngân hàng được định nghĩa như một công
ty là thành viên của Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên Bang.”[21]
Ở Việt Nam, khái niệm NHTM lần đầu tiên được đề cập trong Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 dưới dạng ngân hàng chuyên doanh Hiện nay, theo mục 2
- Điều 20 của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng - 2004: “Ngân hàng là loại hình tổ chứctín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác có liên quan” Mục 7 - điều 20 (tài liệu trên) quy định: “Hoạt động ngân hàng
là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanhtoán khác”
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, NHTM được hiểu:
Là định chế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
Mục tiêu hoạt động là thu lợi nhuận
Chức năng và phạm vi hoạt động: thực hiện toàn bộ các dịch vụ về huyđộng vốn, tín dụng, cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán
Trang 17 Khác với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, NHTM được phép nhậntiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán.
1.1.2 Các dịch vụ NHTM.
Nhóm dịch vụ huy động vốn.
Nhóm dịch vụ huy động vốn thực hiện chức năng tạo thêm nguồn vốn kinhdoanh cho ngân hàng Về phía khách hàng, bên cạnh việc được hưởng lợi tức,khách hàng còn được cung ứng các dịch vụ khác như dịch vụ về ngân quỹ, thu chitài chính, phát hành séc v.v… Nhóm gồm các dịch vụ chính sau:
Dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm và thanh toán
Dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm và thanh toán là loại dịch vụ huy độngnguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng và thực hiện chi trả theo yêu cầu củakhách hàng Dịch vụ được phân loại tùy thuộc vào thời hạn gửi, đối tượng gửi vàhình thức trả lãi
Các loại giấy tờ có giá
Đây là dịch vụ huy động vốn trên thị trường tài chính thông qua việc pháthành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu ngân hàng để thu hút nguồn tiền đầu tư từ các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Hiện nay, để tăngtính cạnh tranh của dịch vụ, các NHTM phát hành giấy tờ có giá với nhiều loại kỳhạn khác nhau, lãi suất khác nhau và loại tiền khác nhau
Nhóm dịch vụ sử dụng vốn
Dịch vụ sử dụng vốn thực hiện chức năng tạo ra thu nhập chính cho ngânhàng Một số dịch vụ chính của nhóm:
1+ Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp:
Cho vay theo món: Là phương thức cho vay dựa trên nhu cầu vốn của
từng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích
sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ…
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà Ngân hàng và
khách hàng đã thoả thuận duy trì một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời giannhất định với những điều kiện nhất định về tổng hạn mức, thời gian duy trì hạn mức…
Trang 18 Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu: Là hình thức cho vay
dựa trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (hàng tồn kho và khoản phải thu) được
dự tính sẽ chuyển thành tiền mặt trong tương lai
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là hình thức Ngân hàng cho khách hàng chi
vượt quá số tiền có trên tài khoản thanh toán (tài khoản VNĐ) của mình tại Ngân hàng
Cho vay cổ phần hóa, tài trợ dự án,…
Cho vay bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng cho
Bên bán hàng thông qua việc mua lại các Khoản phải thu phát sinh từ việc mua bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được Bên bán hàng và Bên mua hàng thoả thuậntrong Hợp đồng mua bán hàng hoá
Chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay thương mại
Đây là dịch vụ truyền thống của các NHTM với mục đích cung cấp vốn chocác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Dịch vụ này chiếm tỷ trọng cao trong danhmục cho vay Ngày nay, các NHTM không chỉ chiết khấu thương phiếu như thời kỳđầu mà còn chiết khấu các loại giấy tờ có giá khác và cung cấp đa dạng các loạihình dịch vụ cho vay thương mại như linh động trong thời hạn cho vay, đa dạngmục đích cho vay và linh hoạt hình thức trả lãi
Cho thuê tài chính
Các NHTM mua máy móc thiết bị và cho doanh nghiệp thuê lại Sau khi kếtthúc thời hạn thuê, doanh nghiệp có thể làm thủ tục mua thiết bị Đây là dịch vụbiến tướng của dịch vụ cho vay thương mại trung hạn và dài hạn Điểm khác biệt làmáy móc thiết bị thuộc sở hữu của ngân hàng
+ Cho vay đối với cá nhân:
Cho vay tiêu dùng
Trước đây, các NHTM ít chú ý đến cho vay tiêu dùng vì các khoản cho vaytiêu dùng thường có mức sinh lợi không cao do có quy mô nhỏ và nguy cơ vỡ nợcao Tuy nhiên, để đa dạng hóa danh mục cho vay và tăng cơ hội “bán chéo” dịch
vụ ngân hàng, các NHTM đều cung cấp thêm dịch vụ này
Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá như Chứng chỉ tiền gửi, Sổ tiết kiệm.
Trang 19 Cho vay hộ cá thể sản xuất kinh doanh: Là sản phẩm cho vay đối với các
cá nhân, hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho việc sản xuất kinh doanh vàcung cấp dịch vụ
Nhóm dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác
Các NHTM đang chú trọng phát triển nhóm dịch vụ này vì thu nhập của nhómkhá cao nhưng có mức độ rủi ro thấp hơn so với nhóm dịch vụ sử dụng vốn Trongtương lai, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ sẽ tăng mạnh Một số dịch vụ chính của nhóm:
Thanh toán trong nước, thu chi hộ và quản lý ngân quỹ
Thanh toán quốc tế và trao đổi ngoại hối
Các dịch vụ khác như môi giới đầu tư chứng khoán, bảo quản vật có giá,dịch vụ ủy thác, tư vấn tài chính.v.v…
Thị trường ngành ngân hàng có những đặc điểm riêng của mình Để có thểđem lại hiệu quả cao trong quá trình cạnh tranh, mỗi ngân hàng phải nắm bắt đặcđiểm của thị trường kinh doanh
1.2.1 Các đặc điểm dịch vụ ngân hàng
Tính vô hình Đây là đặc trưng phân biệt chính với sản phẩm thông
thường Dịch vụ ngân hàng không thể nắm trong tay, sờ mó hoặc nếm thử Kháchhàng rất khó đánh giá chất lượng trước khi mua và chỉ cảm nhận được chất lượngtrong quá trình mua và sau khi sử dụng Vì vậy, uy tín của ngân hàng cũng như sựtin tưởng của khách hàng ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của khách hàng
Tính không tách biệt và không thể lưu trữ Dịch vụ ngân hàng được
tạo ra và tiêu dùng đồng thời nên không thể dự trữ để cung cấp trong tương lai Vìvậy, ngân hàng phải có mạng lưới phân phối đủ rộng để đảm bảo dịch vụ được tạo
ra kịp lúc theo yêu cầu của khách hàng
Tính không đồng nhất Tính không đồng nhất thể hiện qua mức độ biến
thiên cao của chất lượng trong quá trình cung cấp Chất lượng dịch vụ ngân hàngphụ thuộc nhiều vào sự tác động qua lại giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng.Cùng một dịch vụ, chất lượng sẽ khác nhau nếu được cung cấp bởi các nhân viênkhác nhau hoặc được đánh giá bởi các khách hàng khác nhau
Trang 20 Tính dễ bị sao chép Dịch vụ ngân hàng là một quá trình hay kinh
nghiệm nên dễ bị sao chép
Ngoài ra, các dịch vụ ngân hàng còn có mối quan hệ hữu cơ với nhau Cácdịch vụ ngân hàng vừa tranh giành nguồn lực lại vừa bổ sung nguồn lực cho nhau
Ví dụ: Quy mô của nhóm dịch vụ sử dụng vốn phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạtđộng của nhóm dịch vụ huy động vốn Ngược lại, nhóm dịch vụ sử dụng vốn hoạtđộng hiệu quả sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho nhóm huy động vốn…
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM
Cấu trúc tài sản, cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn sinh lợi nhuận có tính
đặc thù riêng Do NHTM kinh doanh tiền và các giấy tờ có giá khác nên cấu trúc tàisản khác biệt so với cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp phi tài chính khác: tài sảnchủ yếu là tài sản tài chính Cơ cấu vốn kinh doanh gồm phần lớn là vốn huy động
từ bên ngoài và chỉ một phần nhỏ là vốn tự có của ngân hàng Nguồn gốc sinh lờicũng khác so với các doanh nghiệp phi tài chính: NHTM chủ yếu kiếm lợi nhuận từhoạt động cho vay và đầu tư, trong khi đó, các doanh nghiệp phi tài chính kiếm lợinhuận chủ yếu từ bán hàng hóa
Khách hàng vừa là nhà cung ứng vừa là người tiêu thụ Khách hàng có
thể cho ngân hàng vay các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong ngắn hạn, đồng thờicũng có thể vay từ ngân hàng cho các mục đích kinh doanh, tiêu dùng khác
Quan hệ với khách hàng chủ yếu dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau Uy
tín luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong hầu hết các mối quan hệ kinh doanhthông thường khác Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, uy tín càng đóng vaitrò quyết định hơn Điều này được lý giải bởi:
Giá bán (lãi suất) của dịch vụ thường nhỏ hơn nhiều so với giá trị dịch vụnên sự bù đắp khi xảy ra rủi ro là rất thấp
Do tính chất vô hình của dịch vụ ngân hàng, khách hàng thường khôngđược thử trước khi sử dụng nên quyết định sử dụng chủ yếu dựa vào niềm tin
Mối quan hệ trên bắt nguồn từ tính chất thông tin không cân xứng tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 21 Chế độ bảo hộ độc quyền cho dịch vụ ngân hàng hầu như không có.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, các dịch vụ ngân hàng thường không cóquy chế bảo hộ độc quyền Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh dễ dàng tung ra các dịch
vụ tương tự nếu đáp ứng được các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
Môi trường hoạt động nhạy cảm với thông tin Hoạt động kinh doanh của
NHTM thường chịu tác động rất lớn bởi các thông tin từ thị trường Khách hàng dễmất niềm tin khi tiếp nhận bất kỳ thông tin bất lợi với ngân hàng Điều này có thểdẫn đến tình trạng rút tiền hàng loạt và đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năngthanh toán, thậm chí là phá sản
Môi trường hoạt động có tính hợp tác cao Hoạt động kinh doanh của
một ngân hàng đòi hỏi phải hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng khác Sự hợp tácgiúp chia sẻ rủi ro kinh doanh và cùng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tránh tìnhtrạng: sự phá sản của một ngân hàng làm lung lay toàn bộ hệ thống ngân hàng…
Môi trường hoạt động chịu tác động lớn của các yếu tố bên ngoài Hoạt
động kinh doanh của NHTM có các đặc điểm:
Chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ So với các ngành nghề khác, hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng chịu sự giám sát cao nhất Chính phủphải kiểm soát chặt chẽ hoạt động ngân hàng để:
Đảm bảo an toàn cho các khoản tiết kiệm của công chúng
Kiểm soát khả năng “tạo tiền” của các NHTM và định hướng hoạt độngkinh doanh của NHTM có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế
Đảm bảo bình đẳng và công khai cho công chúng trong việc tiếp cận cácdịch vụ mà NHTM cung cấp
Chịu tác động của nhiều loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi rothanh khoản, rủi ro ngoại hối, rủi ro quốc gia v.v…
Chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố của môi trường bên ngoài như tình hìnhphát triển kinh tế, hệ thống pháp luật, văn hóa tiêu dùng, công nghệ, môi trườngcạnh tranh ngành v.v…
Trang 22 Môi trường hoạt động chịu sự chi phối mạnh của yếu tố công nghệ Bên
cạnh yếu tố con người, công nghệ chính là chìa khóa quan trọng để nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày nay Công nghệ bao gồm nhữngcông nghệ mang tính tác nghiệp (như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ATM vàcác máy cà thẻ POS…) và công nghệ quản lý như hệ thống thông tin quản lý, hệthống quản lý rủi ro… Ứng dụng công nghệ cho phép ngân hàng kiểm soát hiệu quảhơn hoạt động kinh doanh, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ và cung cấp nhiềutiện ích hơn cho khách hàng Ngày nay, hệ thống máy ATM, máy POS và internetbanking đang dần thay thế một số nhân viên giao dịch của ngân hàng
1.3 CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG 1.3.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu mà các ngân hàng đều phải thực hiện để tồntại và phát triển Tùy theo quan điểm nghiên cứu, cạnh tranh được hiểu và định nghĩatheo những quan niệm tương đối khác nhau
Đứng trên quan điểm người bán, P.Samuelson định nghĩa: “Cạnh tranh là sựkình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thịtrường” [22] Chú trọng hơn đến tính chất cạnh tranh và phương pháp cạnh tranh,Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải làcạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là đểđem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để kháchhàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình.” [23]
Khi nói đến cạnh tranh, người ta thường phân làm ba cấp độ: cạnh tranh củaquốc gia, cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh của sản phẩm Trong phạm vinghiên cứu của đề tài, khái niệm cạnh tranh tập trung vào cạnh tranh của doanh nghiệp
và sản phẩm.
Tóm lại, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được hiểu là sự ganh đua hợppháp giữa các ngân hàng nhằm đạt đến các mục tiêu cụ thể như thị phần, lợi nhuận,vốn, nhân lực hay đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh…
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng có một số đặc điểm sau:
Trang 23 Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng không cao bằng một số ngànhkinh doanh khác Đặc điểm này xuất phát từ việc bị kiểm soát chặt chẽ bởi ChínhPhủ Thông qua các quy định pháp luật về thủ tục cấp giấy phép thành lập ngânhàng mới, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức cho vay v.v…, Ngân hàng Nhà nước làmgiảm mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng và làm cho các ngân hàng khôngthể tùy ý sử dụng nguồn lực để cạnh tranh theo mức độ rủi ro đã chọn.
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng không phải là cạnh tranh “một mấtmột còn” Hợp tác kinh doanh và hạn chế xảy ra “hiệu ứng domino” buộc các ngânhàng không thể áp dụng mọi phương thức cạnh tranh để chiến thắng đối thủ Giảipháp để loại đối thủ cạnh tranh chủ yếu là sáp nhập
Lợi thế cạnh tranh dựa vào sự khác biệt hóa dịch vụ thường không duytrì lâu bằng các ngành khác Do đặc điểm dịch vụ ngân hàng dễ sao chép nên tínhkhác biệt của dịch vụ sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ bởi đối thủ cạnh tranh nếu ngânhàng đó không ngừng tự đổi mới để tạo ra những điểm khác biệt mới
Xây dựng thương hiệu và uy tín vẫn là những phương thức cạnh tranhhiệu quả vì đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên cơ sở tín nhiệm
Nguồn nhân lực và công nghệ là hai trong những nguồn lực chính tạo lợithế cạnh tranh cho ngân hàng nhờ vào việc cải tiến chất lượng dịch vụ liên tục
1.3.2 Lợi thế cạnh tranh
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng được xem như một “cuộc chiến” giữa cácngân hàng Trong cuộc chiến đó, mỗi ngân hàng muốn chiến thắng phải có một vàilợi thế hơn đối thủ Đó chính là lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng
A so với các đối thủ là nhờ ngân hàng A cung cấp giá trị lớn hơn cho khách hàng,làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng so với các ngân hàng cạnh tranh
Giá trị mang lại cho khách hàng là khoảng chênh lệch giữa tổng giá trị kháchhàng nhận được (bao gồm giá trị về sản phẩm, giá trị dịch vụ, giá trị nhân lực và giátrị tâm lý) với tổng chi phí của khách hàng phải bỏ ra (bao gồm tiền bạc, thờigian/công sức và chi phí rủi ro)
Trang 24Mức độ hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của kháchhàng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ dịch vụ so với những kỳ vọngcủa họ về dịch vụ Những kỳ vọng này có được nhờ vào kinh nghiệm của những lầnmua trước, ý kiến của bạn bè, người thân và các thông tin từ các nguồn khác cũngnhư từ chính cam kết của ngân hàng.
Sơ đồ 1.1 Mô hình giá trị nhận được của người tiêu dùng
Bằng việc đem lại sự hài lòng cho khách hàng, ngân hàng nâng cao mức độtrung thành của khách hàng và nhận được những lợi ích sau:
Giảm chi phí phục vụ (chi phí duy trì tài khoản, chi phí thiết lập lại hạnmức tín dụng…)
Giảm thời gian nắm bắt các yêu cầu của khách hàng
Có cơ hội bán chéo dịch vụ đang có và các dịch vụ mới
Thu hút khách hàng mới thông qua kênh quảng cáo “truyền miệng” từnhững khách hàng trung thành
1.3.3 Năng lực cạnh tranh
1.3.3.1 Khái niệm
Năng lực cạnh tranh được định nghĩa khác nhau tùy theo cách tiếp cận:
Trên góc độ chi phí sản xuất, Fafchamps cho rằng: “Năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất ra dịch vụ với chiphí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường.”[22]
Trên góc độ thị phần, Randall cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhấtđịnh.”[22]
Trang 25 Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng sử dụngcác nguồn lực bên trong và khai thác các yếu tố tác động bên ngoài để tạo ra lợi thếcạnh tranh bền vững cho ngân hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chínhđáp ứng tối đa yêu cầu hợp lý của khách hàng, từ đó duy trì, mở rộng thị phần vàtăng lợi nhuận.
1.3.3.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một NHTM
Trên cơ sở ứng dụng lý thuyết của Michael E.Porter, năng lực cạnh tranh củamột ngân hàng được cấu thành từ hai nhóm yếu tố sau:
Nhóm yếu tố trực tiếp
Sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh của bất kỳ doanhnghiệp nào Trong hoạt động ngân hàng, sản phẩm ngân hàng là các dịch vụ tài chính
mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng Chất lượng và mức độ đa dạng của các dịch
vụ tài chính giúp tạo nên vị thế của dịch vụ ngân hàng trong tâm trí khách hàng
Kênh phân phối
Kênh phân phối là cầu nối của ngân hàng với khách hàng trong việc cungứng các dịch vụ ngân hàng và tiện ích phụ trợ Vì thế, kênh phân phối ảnh hưởngkhông nhỏ đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng
Hoạt động bán hàng và marketing
Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm và tổ chức hệ thống kênh phân phối hiệu quả,hoạt động bán và marketing cũng có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng và pháttriển năng lực cạnh tranh của một ngân hàng Chính sách giá linh hoạt, kỹ năngphục vụ của nhân viên và các chính sách marketing góp phần không nhỏ trong việclôi kéo và duy trì lòng trung thành của khách hàng
Nhóm yếu tố bổ trợ
Sức mạnh tài chính
Tạp chí ABA Banking Journal đã công bố một cuộc điều tra cho thấy 68%các nhà quản trị ngân hàng cảm thấy rằng tăng sức mạnh tài chính sẽ cung cấp chongân hàng một lợi thế cạnh tranh nhất định Điều đó cho thấy một ngân hàng được
Trang 26xem là có năng lực cạnh tranh thực sự khi ngân hàng đó có tiềm lực tài chính mạnh
vì đây là nhân tố quyết định tạo ra khả năng chống đỡ các rủi ro, khả năng mở rộnghoạt động kinh doanh… của một ngân hàng
Quản lý chi phí kinh doanh
Quản lý chi phí luôn là một trong những yêu cầu hàng đầu của một ngân hàng.Quản lý chi phí kinh doanh hiệu quả sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí so vớicác đối thủ Với lợi thế chi phí thấp, ngân hàng sẽ được bảo vệ trong quá trình cạnhtranh nhờ thu được lợi nhuận cao hơn so với đối thủ có cùng một mức doanh thu
Công nghệ
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại, công nghệ có vai trò rấtlớn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn đối thủ Công nghệ có thểđem lại hiệu quả cao cho việc mở rộng quy mô hoạt động và cũng có thể thay đổi
cả cấu trúc hoạt động của ngân hàng thông qua việc mở rộng kênh phân phối, tạo
ra dịch vụ mới, quy trình mới… Giáo sư Peter S.Rose nhận định rằng: “Ngânhàng muốn duy trì lợi nhuận và khả năng mở rộng hoạt động, thường bằng cáchgiành ưu thế đối với các ngân hàng nhỏ vốn không có khả năng theo kịp nhữngthay đổi về công nghệ”.[21]
Khả năng nghiên cứu và phát triển
Nếu hoạt động bán và marketing thể hiện khả năng cung cấp các giá trị giatăng cho khách hàng thì khả năng nghiên cứu và phát triển thể hiện năng lực sángtạo của một ngân hàng trong việc tạo ra những giá trị gia tăng đó Việc bắt kịp cũngnhư duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ phụ thuộc rất nhiều vào khả năngnghiên cứu và phát triển của ngân hàng Khả năng nghiên cứu và phát triển khôngchỉ giới hạn trong việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ tài chính đem lại giá trị gia tănghơn cho khách hàng mà còn thể hiện trong việc nâng cao hiệu quả các yếu tố bêntrong như công nghệ, quy trình hoạt động…
Tổ chức
Một ngân hàng không thể có năng lực cạnh tranh tốt nếu ngân hàng đó có một
bộ máy tổ chức không hợp lý Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bộ máy tổ chứccủa một ngân hàng được nghiên cứu qua cơ cấu tổ chức và văn hóa doanh nghiệp
Trang 27 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quyết định tạo ra lợi thế cạnhtranh bền vững cho ngân hàng Con người luôn giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạtđộng của một ngân hàng Khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội bộ, khả năngcải tiến hoạt động cũng như khả năng đem lại niềm tin cho khách hàng phụ thuộc lớnvào chất lượng nguồn nhân lực Trong tác phẩm Quản trị ngân hàng thương mại,Giáo sư Peter S.Rose nhận định: tính chính xác, độ thân thiện và chất lượng dịch vụgiữa các ngân hàng không bao giờ giống nhau trên hầu hết các thị trường” [21].Chính vì vậy, việc sở hữu nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tạo ra tính khác biệtcho ngân hàng mà không một đối thủ cạnh tranh nào có thể sao chép được
Thực tế cho thấy, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh,một ngân hàng không chỉ chịu sự chi phối trực tiếp của các yếu tố cấu thành nêutrên mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài Do đó, khả năngnhận dạng và thích ứng của ngân hàng với những tác động từ môi trường kinhdoanh cũng góp phần trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT NHTM
1.4.1 Thị phần
Xét một cách tổng quát nhất, thị phần là tiêu chí phản ánh năng lực cạnhtranh hiện tại của một ngân hàng trong việc thu hút và duy trì khách hàng Thị phầncàng lớn, năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao và ngược lại Dựa vào haihoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn, thị phần của ngânhàng được thể hiện qua: Thị phần huy động vốn và cho vay vốn
Thị phần không phản ánh hết nguyên nhân đem lại, duy trì và phát triển nănglực cạnh tranh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai Để phân tích cụ thể hơn,cần nghiên cứu nhóm yếu tố trực tiếp và nhóm yếu tố bổ trợ trong việc tạo ra nănglực cạnh tranh của một ngân hàng
1.4.2 Nhóm yếu tố trực tiếp
Nhóm yếu tố trực tiếp là những yếu tố có tác động trực tiếp đến hoạt động
Trang 28mua của khách hàng Trong hoạt động kinh doanh, cần phân biệt giữa khách hàngmua lại và khách hàng trung thành Khách hàng mua lại tập trung vào sự thuận tiện
và giá hơn là mối quan hệ được phát triển lâu dài với ngân hàng Trong khi đó,khách hàng trung thành lại khó thay đổi ngân hàng vì họ xem mối quan hệ là mộtphần không thể tách rời trong quyết định sử dụng dịch vụ Theo kết quả của mộtnghiên cứu hoạt động của 8.000 doanh nghiệp ở Mỹ và Châu Âu cho thấy: tăng 5%
số lượng khách hàng trung thành thì sẽ tăng được 75% lợi nhuận trung bình Ngượclại, một khách hàng mới chỉ mang lại lợi nhuận trung bình là 12% cho doanh nghiệp
kể từ tháng thứ 16 (thu nhập của doanh nghiệp đối với một khách hàng mới trongsuốt thời gian trước đó chỉ là để bù vào vốn đã đầu tư chẳng hạn trong quảng cáo vàcác hình thức tiếp thị khác nhằm mở rộng thị phần) [23] Vì vậy, để có thể đánh giátoàn diện của nhóm yếu tố trực tiếp, nhóm cần được đánh giá từ hai góc độ: ngânhàng và khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó
Mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ càng đa dạng, khách hàng càng có nhiều cơ hội được lựachọn hơn Mức độ đánh giá tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng và sốlượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà khách hàng có thông tin
1.4.2.2 Kênh phân phối
Trong lĩnh vực ngân hàng, kênh phân phối được đánh giá thông qua kênhphân phối nội bộ thuộc sở hữu ngân hàng và kênh phân phối bên ngoài Các chỉ tiêuđánh giá kênh phân phối gồm: mức độ “phủ sóng” và mức độ đa dạng của dịch vụđược cung cấp qua kênh phân phối
Trang 291.4.2.3 Hoạt động bán hàng và marketing
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán hàng và marketing của một ngân hàng:
Tính cạnh tranh của giá cả
Giá cả trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm lãi suất tiền gửi, lãisuất cho vay và phí dịch vụ Mức giá được công bố thường mang tính chất danhnghĩa cao vì chi phí thực tế mà khách hàng phải trả có thể khác so với giá công bố
Ví dụ: Khi mở L/C, mức phí thực tế sẽ cao nếu tỷ lệ ký quỹ đảm bảo cho L/C cao vìkhách hàng đã mất một khoản tiền lời từ việc ký quỹ trên Chính vì vậy, mức giá màngân hàng áp dụng phải đem lại sự hài lòng cho khách hàng
Quy trình cung cấp dịch vụ
Tính tốc độ (nhanh/chậm) trong việc cung cấp dịch vụ Chỉ tiêu này phảnảnh hiệu quả của yếu tố chất lượng dịch vụ, quy trình thủ tục và yếu tố con ngườitrong hoạt động marketing mix Dịch vụ được cung cấp nhanh, khách hàng càng cógiá trị gia tăng về chất lượng thời gian
Tính đơn giản của thủ tục được yêu cầu trong giao dịch Chỉ tiêu này đánh giáhiệu quả của yếu tố quy trình trong marketing mix Do hoạt động kinh doanh ngân hàngchịu nhiều rủi ro cũng như chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ, mỗi ngân hàng đều
có những quy định riêng cho việc cung cấp dịch vụ như thủ tục vay vốn, thủ tục chuyểntiền ra nước ngoài v.v… Nếu ngân hàng quy định thủ tục quá phức tạp và khó thực hiện
sẽ làm cho khách hàng không hài lòng và làm tăng nguy cơ mất khách hàng
Tính dễ dàng tìm kiếm và nhận được thông tin đầy đủ về ngân hàng và sảnphẩm dịch vụ Nếu dễ dàng tìm kiếm và có thông tin đầy đủ, khách hàng sẽ hài lònghơn vì khách hàng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian
Kỹ năng phục vụ của nhân viên ngân hàng
Chỉ tiêu đánh giá sự quan tâm, tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụcủa toàn bộ hệ thống ngân hàng và nhân viên giao dịch Đây là nhóm chỉ tiêu đánhgiá kết quả của yếu tố con người trong hoạt động marketing mix và đánh giá kết quảcủa hoạt động nhân sự Chỉ tiêu này được đánh giá qua:
Mức độ quan tâm, đáp ứng của ban lãnh đạo cũng như nhân viên đối với cácnhu cầu chính đáng riêng có của mỗi khách hàng Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ,
Trang 30việc đáp ứng các yêu cầu riêng có của khách hàng như cấp hạn mức tín dụng haygửi chi tiết báo có cho khách hàng trước khi lấy sổ phụ v.v… sẽ tạo thêm giá trị giatăng, góp phần tạo nên sự khác biệt cho dịch vụ và kết quả là mức độ hài lòng củakhách hàng sẽ tăng lên.
Phong cách phục vụ hòa nhã, tận tâm, thái độ cư xử đúng mực và trình độ chuyênmôn của nhân viên ngân hàng cũng là yếu tố mang lại sự hài lòng cho khách hàng
Hiệu quả giải quyết khiếu nại
Trong quá trình giao dịch, khách hàng không thể không phát sinh nhữngđiểm không hài lòng về dịch vụ của ngân hàng Tùy theo từng khách hàng, sựkhông hài lòng có thể được hoặc không được phản ánh Nếu được phản ánh và hiệuquả trong giải quyết khiếu nại cao, ngân hàng sẽ thu được kết quả khả quan Theo
số liệu thống kê, nếu than phiền của khách hàng được giải quyết tốt, 95% kháchhàng sẽ quay trở lại và giới thiệu cho những người khác cùng sử dụng Do đó, nếukhách hàng đánh giá tốt yếu tố này sẽ làm tăng mức độ trung thành với ngân hàng
và sẽ là một kênh quảng cáo “truyền miệng” tốt Tính hiệu quả trong giải quyếtkhiếu nại bao gồm cách thức tiếp nhận, thời gian giải quyết, cách giải quyết khiếunại đáp ứng như thế nào đối với mong đợi của mỗi khách hàng
Các yếu tố bằng chứng hữu hình
Xuất phát từ đặc điểm vô hình của dịch vụ ngân hàng, bằng chứng hữu hình
có ý nghĩa quan trọng tạo sự tin tưởng và định hướng quá trình mua của kháchhàng Điều kiện phòng giao dịch tốt và hiện đại là một trong những yếu tố đầu tiênđánh vào niềm tin của khách hàng Yếu tố bằng chứng hữu hình còn được thể hiệnqua trang phục nhân viên, mạng lưới chi nhánh …
Thương hiệu
Thương hiệu là tài sản vô hình có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọidoanh nghiệp Thương hiệu là kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu lâu dài củadoanh nghiệp nhằm khắc sâu hình ảnh doanh nghiệp vào trong tâm trí khách hàng.Trong lĩnh vực ngân hàng, thương hiệu là uy tín của ngân hàng trên thị trường và là vũkhí hiệu quả nhất để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh Thương hiệu có thể được
Trang 31đánh giá thông qua các giải thưởng hàng năm về thương hiệu do các tổ chức độc lập có
uy tín trong và ngoài nước cấp hay thông qua giá trị thị trường của cổ phiếu
Hoạt động nghiên cứu thị trường, truyền thông và chiêu thị.
Hoạt động được đánh giá qua các hoạt động nhằm tạo ảnh hưởng đến thái độ
và hành vi của khách hàng như khảo sát nhu cầu khách hàng, quảng cáo…
tự có được đánh giá qua: quy mô và hệ số an toàn của vốn tự có
Chất lượng tài sản có
Chất lượng tài sản có cao sẽ đảm bảo tính ổn định của sức mạnh tài chính.Chất lượng tài sản có phụ thuộc nhiều vào hoạt động quản trị rủi ro Một số chỉ tiêuđánh giá chất lượng tài sản có như tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, tổng dư nợ/nguồnvốn huy động hay phương pháp quản trị rủi ro.v.v…
Khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả của quátrình cạnh tranh Ngoài ra, khả năng sinh lợi còn gia tăng sức mạnh tài chính nhằmtăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai Khả năng sinh lợi được thểhiện qua lợi nhuận sau thuế, cơ cấu lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản có, tỷ
lệ thu nhập trên vốn cổ phần, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên …
Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản là khả năng đảm bảo đáp ứng yêu cầu rút tiền của kháchhàng gửi tiết kiệm và yêu cầu giải ngân của khách hàng đi vay Khả năng thanh khoản
Trang 32được đánh giá qua khả năng đảm bảo chi trả theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNNhay tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thanh khoản trong cơ cấu sử dụng vốn …
1.4.3.2 Quản lý chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh của một ngân hàng bao gồm chi phí huy động vốn, chiphí trả phí và dịch vụ, tiền lương nhân viên, chi phí khấu hao và các chi phí hoạtđộng khác Chi phí huy động vốn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí kinhdoanh của một ngân hàng Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, quản lý chi phíkinh doanh được đánh giá qua chỉ tiêu: chi phí trả lãi/giá trị tài sản trung bình, năngsuất lao động của nhân viên
1.4.3.3 Công nghệ
Chỉ tiêu công nghệ được đánh giá thông qua sự hiện đại của máy mócthiết bị (yếu tố kỹ thuật) và năng lực vận dụng, điều hành công nghệ của nguồnnhân lực (yếu tố con người) Ngoài ra, chỉ tiêu công nghệ còn được đánh giá quakhả năng ứng dụng công nghệ, so sánh với trình độ công nghệ của ngành và chiphí mở rộng ứng dụng
1.4.3.4 Khả năng nghiên cứu phát triển
Khả năng nghiên cứu và phát triển của ngân hàng nhấn mạnh đến tiềm lực và
sự đầu tư của ngân hàng trong việc phân tích và tìm cách thỏa mãn cao nhất các yêucầu của khách hàng Hơn thế nữa, khả năng nghiên cứu phát triển còn cho thấy mức
độ nhạy bén của ngân hàng trong việc gợi mở nhu cầu của khách hàng thông quaviệc không ngừng nghiên cứu và tung ra thị trường các sản phẩm mới, nghiên cứucải tiến sản phẩm và công nghệ, cung cấp cho khách hàng những tiện ích vượt trội
so với đối thủ cạnh tranh, từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lựccạnh tranh của ngân hàng
1.4.3.5 Tổ chức
Sức mạnh cạnh tranh của một ngân hàng chỉ có thể bền vững nếu ngân hàng
có cơ cấu tổ chức hợp lý và mọi thành viên trong ngân hàng đều đồng thuận, cùng
nỗ lực vì sự phát triển ngân hàng Tổ chức của một ngân hàng được đánh giá qua cơcấu tổ chức và văn hóa doanh nghiệp
Trang 331.4.3.6 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực thường được tiếp cận dưới hai góc độ: năng lực quản lý,lãnh đạo của đội ngũ cán bộ và chất lượng của nguồn nhân lực trực tiếp tham giacác hoạt động kinh doanh
Năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ thể hiện thông qua sự chínhxác, kịp thời và nhạy bén của các chiến lược, chính sách cũng như các quyết địnhcủa các cấp lãnh đạo trong quá trình hoạt động của ngân hàng Là những người giữvai trò đầu tàu trong sự phát triển của một ngân hàng, đội ngũ cán bộ trong ngânhàng giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng
Chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp được đánh giá thông qua trình độnghiệp vụ, hiệu quả của các chính sách nhân sự như chính sách tuyển dụng, chínhsách đào tạo, chính sách thu hút và đãi ngộ, đặc biệt là với nhân viên giỏi
1.5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH.
Nếu chỉ xem xét các yếu tố cấu thành nêu trên và rút ra kết luận về năng lựccạnh tranh của một ngân hàng sẽ không toàn diện Với cùng một quy mô, ngân hàng
sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn nếu môi trường cạnh tranh trong ngành mangtính độc quyền cao có lợi cho ngân hàng đó Ngược lại, năng lực cạnh tranh củangân hàng sẽ giảm nếu tính bảo hộ bị dỡ bỏ Điều này xuất phát từ thực tế là mộtngân hàng không thể tách biệt với môi trường kinh doanh ngành, với nền kinh tếtrong nước và thế giới Vì thế, sẽ rất thiếu sót nếu bỏ qua các chỉ tiêu đánh giá tácđộng của các yếu tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng
1.5.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô
Trên cơ sở mô hình “5 lực lượng cạnh tranh” của Michael E Porter, tác độngcủa môi trường vi mô có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng:
Mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng.
Mức độ cạnh tranh được đánh giá thông qua số lượng đối thủ trong ngành,thành phần đối thủ cạnh tranh, nhận dạng khả năng của đối thủ, rào cản gây trở ngạicho việc thoát ra
Trang 34 Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có chức năng gần giống chức năngcủa sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp Sản phẩm thay thế có tác động mạnhđến vòng đời sản phẩm đồng thời có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của ngânhàng thông qua việc áp đặt mức giá trần cho các sản phẩm Mối đe dọa của sảnphẩm thay thế được đánh giá qua sự đa dạng của sản phẩm thay thế và mức độ đápứng các nhu cầu của khách hàng
Mối đe dọa xâm nhập.
Mối đe dọa xâm nhập được đánh giá thông qua rào cản xâm nhập của ngànhnhư tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, thương hiệu, quy mô kênh phân phối mà cácngân hàng đang kinh doanh đã tạo lập, yêu cầu về vốn, chính sách của Chính phủ…
Sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng.
Sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng được đánh giá qua mức độ độc quyền củanhà cung ứng Nhà cung ứng trong lĩnh vực ngân hàng được phân thành hai nhóm chính:
Các nhà cung ứng vốn cho hoạt động.
Nhà cung ứng vốn bao gồm cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức xã hội và thậmchí là các tổ chức tín dụng đang cạnh tranh trực tiếp và Ngân hàng nhà nước
Các nhà cung ứng cơ sở hạ tầng làm việc: như các nhà cung cấp viễn thông,phần cứng vi tính, phần mềm quản lý…
Sức mạnh mặc cả của người mua Người mua trong lĩnh vực ngân hàng lànhững người sử dụng dịch vụ như gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền… Sức mạnh mặc
cả của người mua cũng được đánh giá qua mức độ độc quyền trên thị trường
1.5.2 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Tác động của môi trường chính trị – pháp luật Môi trường chính trị và phápluật có thể làm tăng hoặc cũng có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của bất kỳNHTM nào Là một ngành chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ, các NHTMluôn chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường chính trị và pháp luật Các yếu tố cầnxem xét của môi trường này gồm quan điểm của Đảng, tính ổn định của môi trườngchính trị, tác động của hệ thống pháp luật
Tác động của môi trường kinh tế: Nếu như nền kinh tế phát triển cao, lạmphát ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành Ngược lại, khi môi trường
Trang 35kinh tế bất ổn, khách hàng sẽ giảm quy mô hoạt động kinh doanh và làm giảm tốc
độ phát triển của ngành ngân hàng Mối quan hệ giữa môi trường kinh tế vĩ mô vàngành ngân hàng thường là mối quan hệ thuận chiều Các yếu tố trong môi trườngkinh tế bao gồm trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triểnthương mại điện tử…
Tác động của môi trường khoa học công nghệ Môi trường khoa học công nghệ
có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch
vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụngkhoa học công nghệ Những yếu tố chính của môi trường khoa học công nghệ tác độngđến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công nghệ thông tin,nguồn nhân lực của ngành công nghệ thông tin và chính sách của Nhà nước
Tác động của môi trường văn hóa – xã hội Môi trường văn hóa xã hội có tácđộng mạnh đến hành vi mua sắm của khách hàng Chính vì thế, môi trường văn hóa
xã hội ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Một số yếu tốchính tác động của môi trường văn hóa: thói quen tiêu dùng, cơ cấu tuổi của tầnglớp dân cư, trình độ học vấn, phân bổ dân cư…
Song song với việc đánh giá các nhân tố tác động bên ngoài đến năng lựccạnh tranh của một ngân hàng, vấn đề nhận biết các điểm mạnh và các điểm yếu củacác đối thủ cạnh tranh chính thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh sẽ rất hữu íchcho việc đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngân hàng
đề ra ở Chương 3
Trang 36Nam trong thời gian qua Trên cơ sở đó, Eximbank Huế được thành lập vào ngày
04/06/2010, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/06/2010 theo giấy phép hoạt động
số 0301179079-026 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh ThừaThiên Huế cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của Eximbank tại khu vực tỉnhThừa Thiên Huế và miền Trung
2.1.2 Mục tiêu, chiến lược và phương châm hoạt động của Eximbank Huế.
Là một chi nhánh của Eximbank, Eximbank Huế có mục tiêu, chiến lược vàphương châm hoạt động chung với Eximbank Hội sở toàn quốc Vì vậy, mục tiêu,chiến lược và phương châm hoạt động của ngân hàng Eximbank Huế như sau
Mục tiêu
Cùng với Eximbank toàn quốc, Eximbank Huế góp phần xây dựngEximbank trở thành tập đoàn đầu tư tài chính đa năng nằm trong tốp 5 tập đoàn tàichính ngân hàng tại Việt nam có phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế
Chiến lược kinh doanh
Để đạt được mục tiêu và định hướng phát triển nêu trên, chiến lược củaEximbank Huế và các Eximbank ở các tỉnh thành là tiếp tục thực hiện chiến lượctập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động ngân hàngthương mại (ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn – tài trợ xuất nhập khẩu, kinhdoanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn), từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc
Trang 37vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án, đồng thời phát triển nhanh các dịch
vụ tài chính
- Chiến lược tập trung thể hiện bằng nổ lực vào từng phân khúc thị trườngtheo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từngkhu vực thị truờng
- Chiến lược khác biệt thể hiện bằng sự khác biệt, vượt trội của EximbankHuế trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mang tính chiếnlược, then chốt, mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo đòn bẩy mở rộng thị phần trongnước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế
- Thực hiện và đạt mục tiêu dựa trên nền tảng cốt lõi (tam giác chiến lược):năng lực tài chính – nhân lực – và công nghệ
Phương châm hành động:
Phát triển bền vững, an tòan, hiệu quả Cạnh tranh bằng những sản phẩm/dịch vụ tiện ích vượt trội, mang nét đặc thừ của Eximbank Huế “Biến lợi thế vềvốn, công nghệ, nguồn nhân lực, danh tiếng của Eximbank Huế – cơ hội để tăng
nhanh quy mô thành lợi thế cạnh tranh; biến thách thức, cạnh tranh thành động lực
phát triển”
Quản trị và thực hiện chiến lược:
Để quản trị và thực hiện thành công chiến lược phát triển, Eximbank Huếdựa trên: nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ, kênh phân phối, phát triển sảnphẩm dịch vụ và quản trị rủi ro Eximbank Huế xây dựng các chiến lược, chính sáchkinh doanh cụ thể sau đây:
- Chiến lược ngân hàng bán lẻ, tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại hối vàvàng, kinh doanh vốn và ngân hàng bán buôn
- Chiến lược khách hàng và phân khúc thị trường
- Chiến lược và chính sách phát triển công nghệ
- Chiến lược phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối (gắn liền với
kế hoạch đầu tư tài sản cố định và trang thiết bị cho mạng lưới)
- Chiến lược và chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Trang 38- Chiến lược Marketing – PR – xây dựng và phát triển thương hiệu (gắn liềnvới phát triển văn hóa doanh nghiệp – văn hóa Eximbank Huế).
- Chiến lược và chính sách đầu tư tài chính
- Chiến lược và chính sách quản trị công ty và quản lý rủi ro
- Thành lập/ mua lại hoặc liên doanh thành lập một số công ty và đơn vịthành viên mà Eximbank Huế là chủ sở hữu hoặc nắm quyền chi phối
2.1.3 Chức năng hoạt động của Eximbank Huế
Là một đơn vị ngân hàng thương mại, chi nhánh Eximbank Huế hoạt độngvới các chức năng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới cáchình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn uỷ thác đấu tư và pháttriển của các tổ chức trong nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu,giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế
Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trongquan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép
2.1.4 Tổ chức bộ máy tại Eximbank Huế
Để tổ thực hiện chức năng hoạt động và mục tiêu kinh doanh, chi nhánhEximbank Huế được tổ chức như sau (sơ đồ 2.1)
Nhìn vào sơ đồ tổ chức, chúng ta thấy Eximbank Huế có cơ chế quản lý nhưsau: Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Hội sở Eximbank về tất cảcác hoạt động kinh doanh của chi nhánh Để giúp việc cho giám đốc có phó giámđốc và lãnh đạo các phòng ban
Cơ chế trên vừa tăng sự tự chủ cho các phòng ban nhưng đồng thời đảm bảo
sự thống nhất trong quản lý chung của chi nhánh ở trên thị trường Một cách cụ thể,chi nhánh đang tổ chức theo hình thức tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cácphòng ban để nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng đồng thời cũng làm tăng tínhthống nhất trong chiến lược và điều hành chung của ngân hàng Hội sở
Trang 39THẨM
ĐỊNH
TÍN DỤNG
BỘ PHẬN
HỖ TRỢ TÍN DỤNG
BỘ PHẬN BÁN HÀNG RM
BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH
BỘ PHẬN
HỖ TRỢ TÍN DỤNG
BỘ PHẬ
N THẺ
PHÓ GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN MUA BÁN VÀNG, NGOẠI TỆ, THANH TOÁN QUỐC TẾ
BỘ PHẬN NGÂN QUỸ
BỘ PHẬN TELLE R
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH
TỔ BẢO VỆ
PHÒNG NGÂN QUỸ - HÀNH CHÍNH
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
PHÒNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Eximbank Huế
Trang 402.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn
Có thể thấy, mặc dầu là một chi nhánh mới được thành lập, nhưng tài sản vànguồn vốn của chi nhánh đã có sự tăng trưởng một cách nhanh chóng trong thờigian qua Tổng giá trị tài sản của chi nhánh là 490 tỷ đồng vào năm 2011 nhưng đãtăng lên 593 tỷ đồng vào năm 2013 (biểu đồ 2.1) Nguyên nhân của thực trạng trên
là do chi nhánh đã hoạt động khá hiệu quả và bổ sung nguồn vốn và tài sản cho chinhánh từ nguồn lợi nhuận mà chi nhánh đạt được trong thời gian qua
Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản của Eximbank Huế giai đoạn 2011-2013
- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh, tài sản cố định
- Cho vay tiêu dùng ( mua xe, mua nhà trả bằng lương, mua sắm vật dụng giađình,…)
- Cho vay sửa chửa, xây dựng nhà ở