Kênh phân phối và mạng lưới hệ thống giao dịch

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 49 - 53)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2Kênh phân phối và mạng lưới hệ thống giao dịch

Kết quả khảo sát cho thấy sự thuận tiện của hệ thống kênh phân phối có tác động lớn đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Vì vậy, xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank Huế.

Mạng lưới phân phối của Eximbank Huế hiện nay có các hệ thống chính sau:

Hệ thống kênh phân phối nội bộ thuộc sở hữu của Eximbank Huế

Eximbank Huế xây dựng hệ thống phân phối nội bộ gồm ba kênh phân phối chính:

 Kênh 1: Kênh phân phối truyền thống (ngân hàng truyền thống) gồm các chi nhánh là kênh phân phối chính của Eximbank Huế hiện nay.

thấp nhất trong số các ngân hàng TMCP ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Nếu so sánh với các Ngân hàng ACB, Sacombank, Đông Á thì số lượng điểm giao dịch của Eximbank Huế là khá ít ỏi.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mạng lưới chi nhánh và PGD của Sacombank, Đông Á, Vietcombank, và Eximbank trên địa bàn Huế trong giai đoạn 2011-2013

“Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các ngân hàng”

0 Điều này cho thấy, mức độ phủ sóng của Eximbank Huế còn yếu chưa bắt kịp được các Ngân hàng bạn về mặt hệ thống kênh phân phối, năng lực “phủ sóng” đối với thị trường Thừa Thiên Huế của Eximbank chưa mạnh.

1 Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện tại Eximbank chỉ có tổng cộng 02 điểm giao dịch (trong đó Phòng giao dịch Mai Thúc Loan đang trong quá trình xin giấy phép và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015, mặc dù địa điểm giao dịch đã được chọn lựa và xây dựng hoàn tất từ năm 2012, luận văn xin phép được đưa vào như một điểm giao dịch chính thức vì thực tế phòng giao dịch Mai Thúc Loan vẫn có giá trị và ý nghĩa về mặt marketing quảng bá hình ảnh cho Eximbank Huế), ở mức độ ít về số lượng điểm giao dịch đối với các Ngân hàng TMCP trên địa bàn.

Về mức độ đa dạng dịch vụ được cung ứng qua kênh phân phối truyền thống thì kênh phân phối truyền thống có mức độ đa dạng dịch vụ được cung ứng cao nhất trong số các kênh phân phối. Vì thế, với lợi thế về số điểm giao dịch cao của Vietcombank và các ngân hàng khác thì lợi thế cạnh tranh của họ cao hơn so với

MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH TẠI THỪA THIÊN HUẾ

6 4 2 1 7 4 3 2 0 2 4 6 8 Vietcombank SacomBank Dong Á Eximbank

SỐ LƯỢNG PGD VÀ CHI NHANH

Năm 2013 Năm 2011

Eximbank.

 Kênh 2: Kênh phân phối tự động (ngân hàng tự động)

Nhằm đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng 24/7, Eximbank triển khai thêm kênh phân phối tự động bên cạnh kênh phân phối truyền thống. Kênh phân phối tự động của Eximbank gồm 250 máy ATM và 1.100 máy cà thẻ POS (số liệu cuối năm 2013) có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, việc liên kết VNBC trên tạo điều kiện cho khách hàng của Eximbank có thể sử dụng máy ATM, máy POS của các NHTM khác trong hệ thống để vấn tin số dư, in sao kê, chuyển khoản giữa các tài khoản của các NHTM cùng hệ thống.

Tuy nhiên, hiện tại số lượng máy ATM và POS của chính Eximbank tại Thừa Thiên Huế không nhiều. Theo thống kê, số lượng ATM của Eximbank vào năm 2013 thì chỉ 8 cái. Trong khi đó, Vietcombank, Sacombank và các ngân hàng khác đã có hệ thống kênh phân phối tự động tương đối phát triển. Vì vậy phần nào ảnh hưởng đến hệ thống phân phối quan kênh phân phối tự động của ngân hàng này tại địa phương.

Bảng 2.5 Số lượng máy ATM và máy POS của các NHTM đến thời điểm 12/2013

Đvt: Máy

Tên ngân hàng Số lượng máy ATM Số lượng máy Poss

2011 2013 Tăng 2011 2013 Tăng

Eximbank Huế 4 8 4 2 7 5

Vietcombank 15 25 10 7 17 10

Đông Á 4 6 2 4 6 2

Sacombank 10 16 6 6 10 4

“Nguồn:số liệu tổng hợp các ngân hàng”

Hiện tại, ngoài lợi thế là khách hàng được rút tiền tại máy ATM của Eximbank với số lượng lớn (tối đa 5 triệu đồng/lần), trong khi nhiều ngân hàng khách chỉ rút được tối đa 2 triệu đồng/lần, thì dịch vụ được cung cấp qua kênh phân phối tự động rất hạn chế: chỉ chuyển khoản giữa các tài khoản cùng hệ thống… So với một số NHTM khác, kênh phân phối tự động của Eximbank Huế chưa cung ứng

nhiều dịch vụ và tiện ích cho khách hàng như nhận tiền gửi tiết kiệm trực tiếp tại máy, thanh toán phí bảo hiểm, tiền điện nước…, v.v… Eximbank Huế chưa tạo ra điểm mạnh, khác biệt trong kênh phân phối này so với các đối thủ.

 Kênh 3: Kênh phân phối điện tử (ngân hàng điện tử)

Đây là kênh phân phối phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống internet, điện thoại, và hiện nay đang cung ứng dịch vụ nhận diện chủ tài khoản bằng dấu vân tay. Kênh phân phối điện tử giúp mở rộng tối đa thời gian và không gian phục vụ khách hàng bên cạnh hai kênh phân phối truyền thống và tự động. Có thể thấy rằng, kênh phân phối điện tử cũng cho phép Eximbank Huế phục vụ khách hàng mọi lúc và mọi nơi mà hệ thống viễn thông có thể phủ sóng được.

Tất cả các NHTM trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để triển khai cung ứng dịch vụ cho khách hàng qua kênh phân phối điện tử. Việc đưa kênh phân phối điện tử vào hoạt động đã tạo cho Eximbank Huế khả năng trong việc thu hút thị phần của nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng giao dịch điện tử.

Hiện tại, Eximbank Huế đang hoàn thiện và nâng cấp dần tiện ích của các dịch vụ này nhằm cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện ích nhất cho cả nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như mở tài khoản, chuyển khoản giữa các chủ tài khoản trong và ngoài hệ thống, mua sắm, tra cứu .v.v…. Ngoài ra, Eximbank đang là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai thực hiện giao dịch nhận diện bằng vân tay, cho phép bảo mật thông tin khách hàng đến mức tối đa.

Nhìn chung, kết quả phân tích cho thấy mạng lưới phân phối của Eximbank không thực sự tốt so với các ngân hàng thương mại khác ở trên địa bàn. Vì vậy, điều này làm ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng, đặc biệt là trong môi trường công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Qua đây cho thấy Eximbank Huế cần đẩy mạnh mở rộng kênh phân phối nội bộ, đặc biệt là mạng lưới hoạt động để khuyếch trương hình ảnh thương hiệu, duy trì khách hàng trung thành và mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ.

Hệ thống kênh phân phối bên ngoài

giá là chưa tốt lắm. Đối với mạng lưới ở nước ngoài, Eximbank Huế chỉ mới có quan hệ đại lý với 834 ngân hàng/chi nhánh tại các quốc gia là tương đối ít. Đối với mạng lưới đại lý trong nước, Eximbank có quan hệ với hơn 30 ngân hàng thương mại, là thành viên của hệ thống VNBC. Vì vậy, nhìn chung hệ thống kênh phân phối bên ngoài cũng không phải là lợi thế nổi trội của Eximbank nói chung và Eximbank Huế nói riêng.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 49 - 53)