Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 33 - 98)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.2Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Tác động của môi trường chính trị – pháp luật. Môi trường chính trị và pháp luật có thể làm tăng hoặc cũng có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của bất kỳ NHTM nào. Là một ngành chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ, các NHTM luôn chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường chính trị và pháp luật. Các yếu tố cần xem xét của môi trường này gồm quan điểm của Đảng, tính ổn định của môi trường chính trị, tác động của hệ thống pháp luật.

Tác động của môi trường kinh tế: Nếu như nền kinh tế phát triển cao, lạm phát ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Ngược lại, khi môi trường

kinh tế bất ổn, khách hàng sẽ giảm quy mô hoạt động kinh doanh và làm giảm tốc độ phát triển của ngành ngân hàng. Mối quan hệ giữa môi trường kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng thường là mối quan hệ thuận chiều. Các yếu tố trong môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển thương mại điện tử…

Tác động của môi trường khoa học công nghệ. Môi trường khoa học công nghệ có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của môi trường khoa học công nghệ tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực của ngành công nghệ thông tin và chính sách của Nhà nước.

Tác động của môi trường văn hóa – xã hội. Môi trường văn hóa xã hội có tác động mạnh đến hành vi mua sắm của khách hàng. Chính vì thế, môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Một số yếu tố chính tác động của môi trường văn hóa: thói quen tiêu dùng, cơ cấu tuổi của tầng lớp dân cư, trình độ học vấn, phân bổ dân cư…

Song song với việc đánh giá các nhân tố tác động bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng, vấn đề nhận biết các điểm mạnh và các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh sẽ rất hữu ích cho việc đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Khung cơ sở lý thuyết về cạnh tranh ngân hàng được xây dựng từ những khái niệm cơ bản về ngân hàng, cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó, một tầm nhìn rộng hơn sẽ xác lập về các yếu tố của môi trường ngành và môi trường vĩ mô. Việc nghiên cứu cạnh tranh ngân hàng được dựa trên các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Đây cũng sẽ là cơ sở lý thuyết để luận văn phân tích thực trạng cạnh tranh của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế ở chương 2 và

Chương 2:

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

VÀ CHI NHÁNH HUẾ.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Cùng với sự lớn mạnh, phát triển và mở rộng địa bàn hoạt động của Eximbank, các chi nhánh đã được hình thành và phát triển ở các tỉnh thành ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, Eximbank Huế được thành lập vào ngày 04/06/2010, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/06/2010 theo giấy phép hoạt động số 0301179079-026 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của Eximbank tại khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế và miền Trung.

2.1.2 Mục tiêu, chiến lược và phương châm hoạt động của Eximbank Huế.

Là một chi nhánh của Eximbank, Eximbank Huế có mục tiêu, chiến lược và phương châm hoạt động chung với Eximbank Hội sở toàn quốc. Vì vậy, mục tiêu, chiến lược và phương châm hoạt động của ngân hàng Eximbank Huế như sau.

Mục tiêu

Cùng với Eximbank toàn quốc, Eximbank Huế góp phần xây dựng Eximbank trở thành tập đoàn đầu tư tài chính đa năng nằm trong tốp 5 tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt nam có phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế.

Chiến lược kinh doanh

Để đạt được mục tiêu và định hướng phát triển nêu trên, chiến lược của Eximbank Huế và các Eximbank ở các tỉnh thành là tiếp tục thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động ngân hàng thương mại (ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn – tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn), từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc

vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án, đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ tài chính.

- Chiến lược tập trung thể hiện bằng nổ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị truờng.

- Chiến lược khác biệt thể hiện bằng sự khác biệt, vượt trội của Eximbank Huế trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo đòn bẩy mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

- Thực hiện và đạt mục tiêu dựa trên nền tảng cốt lõi (tam giác chiến lược): năng lực tài chính – nhân lực – và công nghệ.

Phương châm hành động:

Phát triển bền vững, an tòan, hiệu quả. Cạnh tranh bằng những sản phẩm/ dịch vụ tiện ích vượt trội, mang nét đặc thừ của Eximbank Huế “Biến lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, danh tiếng của Eximbank Huế – cơ hội để tăng nhanh quy mô thành lợi thế cạnh tranh; biến thách thức, cạnh tranh thành động lực phát triển”.

Quản trị và thực hiện chiến lược:

Để quản trị và thực hiện thành công chiến lược phát triển, Eximbank Huế dựa trên: nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ, kênh phân phối, phát triển sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro. Eximbank Huế xây dựng các chiến lược, chính sách kinh doanh cụ thể sau đây:

- Chiến lược ngân hàng bán lẻ, tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại hối và vàng, kinh doanh vốn và ngân hàng bán buôn.

- Chiến lược khách hàng và phân khúc thị trường. - Chiến lược và chính sách phát triển công nghệ.

- Chiến lược phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối (gắn liền với kế hoạch đầu tư tài sản cố định và trang thiết bị cho mạng lưới).

- Chiến lược Marketing – PR – xây dựng và phát triển thương hiệu (gắn liền với phát triển văn hóa doanh nghiệp – văn hóa Eximbank Huế).

- Chiến lược và chính sách đầu tư tài chính.

- Chiến lược và chính sách quản trị công ty và quản lý rủi ro.

- Thành lập/ mua lại hoặc liên doanh thành lập một số công ty và đơn vị thành viên mà Eximbank Huế là chủ sở hữu hoặc nắm quyền chi phối.

2.1.3. Chức năng hoạt động của Eximbank Huế

Là một đơn vị ngân hàng thương mại, chi nhánh Eximbank Huế hoạt động với các chức năng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn uỷ thác đấu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định.

Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế.

Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.

2.1.4. Tổ chức bộ máy tại Eximbank Huế

Để tổ thực hiện chức năng hoạt động và mục tiêu kinh doanh, chi nhánh Eximbank Huế được tổ chức như sau (sơ đồ 2.1).

Nhìn vào sơ đồ tổ chức, chúng ta thấy Eximbank Huế có cơ chế quản lý như sau: Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Hội sở Eximbank về tất cả các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Để giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc và lãnh đạo các phòng ban.

Cơ chế trên vừa tăng sự tự chủ cho các phòng ban nhưng đồng thời đảm bảo sự thống nhất trong quản lý chung của chi nhánh ở trên thị trường. Một cách cụ thể, chi nhánh đang tổ chức theo hình thức tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các phòng ban để nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng đồng thời cũng làm tăng tính thống nhất trong chiến lược và điều hành chung của ngân hàng Hội sở.

GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN BÁN HÀNG RBO BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG BỘ PHẬN HỖ TRỢ TÍN DỤNG BỘ PHẬN BÁN HÀNG RM BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH BỘ PHẬN HỖ TRỢ TÍN DỤNG BỘ PHẬ N THẺ PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN MUA BÁN VÀNG, NGOẠI TỆ, THANH TOÁN QUỐC TẾ BỘ PHẬN NGÂN QUỸ BỘ PHẬN TELLE R BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH TỔ BẢO VỆ PHÒNG NGÂN QUỸ - HÀNH CHÍNH PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn

Có thể thấy, mặc dầu là một chi nhánh mới được thành lập, nhưng tài sản và nguồn vốn của chi nhánh đã có sự tăng trưởng một cách nhanh chóng trong thời gian qua. Tổng giá trị tài sản của chi nhánh là 490 tỷ đồng vào năm 2011 nhưng đã tăng lên 593 tỷ đồng vào năm 2013 (biểu đồ 2.1). Nguyên nhân của thực trạng trên là do chi nhánh đã hoạt động khá hiệu quả và bổ sung nguồn vốn và tài sản cho chi nhánh từ nguồn lợi nhuận mà chi nhánh đạt được trong thời gian qua.

Biểu đồ 2.1. Tình hình tài sản của Eximbank Huế giai đoạn 2011-2013

Đvt: tỷ đồng

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank Huế”

2.1.6. Sản phẩm và dịch vụ chính của Eximbank

Là một đơn vị hoạt động dịch vụ tín dụng, sản phẩm của Eximbank Huế cũng như Eximbank toàn quốc tương đối đa dạng và phong phú. Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng gồm các sản phẩm cơ bản sau:

2.1.6.1 Sản phẩm tín dụng

- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh, tài sản cố định

- Cho vay tiêu dùng ( mua xe, mua nhà trả bằng lương, mua sắm vật dụng gia đình,…)

- Cho vay mua nhà dự án - Cho vay thấu chi

- Cho vay cầm cố các giấy tờ có giá - Cho vay ưu đãi xuất khẩu

- Cho vay du học, chứng minh tài chính du học, du lịch… - Cho vay đi xuất khẩu lao động

2.1.6.2 Sản phẩm huy động vốn

- Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn - Tiết kiệm gửi góp

- Tiết kiệm bậc thang - Tiết kiệm dự thưởng - Tiết kiệm rút gốc linh hoạt - Tiết kiệm học đường

- Phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, ký phiếu

2.1.6.3 Sản Phẩm Thanh Toán quốc tế

- Westorn Union

- Mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ

2.1.6.4 Sản phẩm dịch vụ ngân quỹ

- Chuyển tiền đi trong nước

- Dịch vụ Aripay chuyển tiền nhiều nơi rút nhiều nơi - Thanh toán học phí

- Thu tiền điện, tiền nước - Chi lương qua thẻ

- Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu

2.1.6.5 Sản phẩm thẻ

- Thẻ tín dụng nội địa - Thẻ ghi nợ nội địa

- Thẻ lập nghiệp

- Thẻ quốc tế Visa, Masster, Eximbank JCB - Banknet

- SMS Banking, Mobile Banking, Vntopup

2.1.6.6 Sản phẩm bảo lãnh trong nước

- Bảo lãnh thanh toán, - Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh bảo hành công trình - Bảo lãnh vay vốn,…

2.1.6.7 Các dịch vụ khác

- Cho thuê tài chính - Giữ hộ tài sản (vàng…) - Bảo hiểm bảo an tín dụng

- Liên kết với các công ty bảo hiểm khác

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA EXIMBANK HUẾ2.2.1. Nhóm nhân tố gián tiếp 2.2.1. Nhóm nhân tố gián tiếp

Trong những năm qua, mặc dù áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế rất cao nhưng Eximbank Huế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao so với tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ngành trong hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay tổ chức kinh tế và dân cư (nhất là giai đoạn cuối năm 2010 đến cuối năm 2012). Chính vì thế thị phần của Eximbank được duy trì ở mức khá cao mặc dầu chỉ là một chi nhánh mới.

2.2.1.1. Thị phần về huy động vốn

Như đã đề cập ở trong phần lý luận, thị phần huy động vốn một mặt thể hiện chiến lược và phương pháp huy động vốn hiệu quả của ngân hàng, mặt khác thị phần thể hiện mức độ tín nhiệm của thương hiệu ngân hàng đối với dân cư và các tổ chức kinh tế ở địa phương. Nhìn chung, thị phần huy động vốn của Eximbank Huế đã có những bước tăng trưởng khá trong những năm qua. So với năm 2012, tốc độ

tăng trưởng huy động vốn của Eximbank Huế năm 2013 đạt 50,42%, trong đó tốc độ tăng trưởng Huy động vốn của toàn bộ các ngân hàng TMCP đạt 54.84%, của toàn bộ các NHTM đạt 38.91%. Huy động vốn của Eximbank Huế chiếm 10,76% thị phần huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn và chỉ chiếm 4,83% thị phần huy động vốn của toàn bộ NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Bảng 2.1) .

Có thể thấy mặc dầu tăng trưởng huy động vốn của Eximbank Huế khá cao nhưng so với bình quân chung của toàn bộ ngân hàng TMCP vẫn còn thấp và tỷ lệ thị phần huy động vốn so với tổng ngân hàng TMCP và NHTM thì vẫn ở mức độ khiêm tốn. Rõ ràng, sự hình thành chậm của chi nhánh ở địa phương đang đặt Eximbank Huế trước sức ép cạnh tranh lớn so với các ngân hàng TMCP đã có chi nhánh sớm như Sacombank hay các ngân hàng thương mại truyền thống. Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển các chi nhánh của các ngân hàng mới và sự mở rộng các ngân hàng cũ cũng tạo nên sức ép cạnh tranh càng thêm hay gắt trong quá trình huy động vốn của ngân hàng.

Tên Ngân hàng

Huy động vốn

(tỷ đồng) So sánh 2013/2012 Tỷ trọng(%)

Năm 2012 Năm 2013 (+/-) (%) TMCP TMCP+TMNN

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013

SACOMBANK 833.726 1,165.87 332.144 39.84 28.33 26.16 11.66 11.74 VPBANK 531.035 674.710 143.675 27.06 18.05 15.14 7.43 6.80 ACB 375.586 618.461 242.875 64.67 12.76 13.88 5.25 6.23 DONGABANK 93.687 232.332 138.645 147.99 3.18 5.21 1.31 2.34 SAIGONBANK 133.991 196.083 62.092 46.34 4.55 4.40 1.87 1.97 Eximbank Huế 385.299 479.567 94.268 24.47 13.09 10.76 5.39 4.83 TCB 169.409 276.521 107.112 63.23 5.76 6.21 2.37 2.78 VIB 210.316 352.173 141.857 67.45 7.15 7.90 2.94 3.55 ABBANK 87.610 113.000 25.390 28.98 2.98 2.54 1.23 1.14 NCB 107.827 231.974 124.147 115.14 3.66 5.21 1.51 2.34 WESTERNBANK 14.125 115.692 101.567 719.06 0.48 2.60 0.20 1.17 Tổng TMCP 2,942.611 4,456.383 1,513.772 51.44 100.00 100.00 41.17 44.88 Tổng địa bàn 7,148.136 9,929.455 2,781.319 38.91 100.00 100.00

“Nguồn:Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế”

Rõ ràng, qui mô huy động vốn tổng thể của Eximbank Huế mặc dù tăng trưởng nhưng vị thế huy động vốn của Eximbank Huế đang bị thách thức lớn. Thị phần so với

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 33 - 98)