Củng cố và nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 83 - 85)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Củng cố và nâng cao năng lực tài chính

Giải pháp này chủ yếu phải triển khai thực hiện từ ban lãnh đạo cao nhất của ngân hàng. Theo đó, hàng năm ban lãnh đạo ngân hàng Eximbank cần xác định một tỷ lệ hợp lý lợi nhuận ròng để tăng vốn điều lệ hoặc có thể tiến hành sát nhập hoặc mua lại các ngân hàng nhỏ để hình thành một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn. Đây là một trong những phương thức quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tăng giá trị và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trước sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế và thực hiện cam kết mở cửa thị trường.

Trong một ngành đòi hỏi quy mô về vốn, tăng vốn tự có là giải pháp nền tảng để tăng năng lực cạnh tranh thông qua khả năng đầu tư công nghệ, phát triển chi nhánh, hạn chế mức độ nhạy cảm với các rủi ro và tăng khả năng đáp ứng yêu cầu chính đáng của khách hàng.

Nâng cao chất lượng tài sản có

Việc nâng cao chất lượng Tài sản Có trong ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn. Các biện pháp để nâng cao chất lượng Tài sản Có như sau:

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư. Việc Eximbank tập trung quá cao vào nhóm dịch vụ cho vay làm cho chất lượng của tài sản có dễ bị biến động với tác động của môi trường bên ngoài. Đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ tạo tính ổn định hơn cho chất lượng tài sản có.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên toàn hệ thống và tại Eximbank Huế. Do dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có nên chất lượng hoạt động tín dụng có tác động tỷ lệ thuận với chất lượng tài sản có. Một số giải pháp có thể triển khai:

Nâng cao chất lượng các khoản cho vay

- Để đảm bảo chất lượng các khoản cho vay, ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ thẩm định hồ sơ vay.

- Tích cực kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng.

- Quản lý tốt dòng tiền của khách hàng.

- Thành lập bộ phận chuyên trách về xử lý nợ.

- Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro, ngân hàng có thể:

 Tiến hành thành lập bộ phận quản trị rủi ro riêng tại chi nhánh. Việc nhận dạng các loại rủi ro, phân tích, đánh giá và tổng hợp mức độ tác động cũng như đưa ra các phương pháp quản trị rủi ro sẽ nhanh hơn, chính xác hơn.

 Chuẩn hóa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hệ thống đánh giá năng lực quản trị rủi ro của các cấp lãnh đạo để có cơ sở khoa học cho việc phân quyền.

 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ.

 Bố trí công việc tại các phòng ban hợp lý, giảm tình trạng quá tải công việc cho nhân viên thực hiện.

 Xây dựng thư viện thông tin về hoạt động quản trị rủi ro, trong đó cần thu thập các thông tin về các phương pháp quản trị rủi ro mới, các dạng rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra… Đây là nguồn thông tin hữu ích hỗ trợ cho nhân viên tự nâng cao trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w