THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA EXIMBANK HUẾ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 42 - 98)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA EXIMBANK HUẾ

2.2.1. Nhóm nhân tố gián tiếp

Trong những năm qua, mặc dù áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế rất cao nhưng Eximbank Huế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao so với tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ngành trong hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay tổ chức kinh tế và dân cư (nhất là giai đoạn cuối năm 2010 đến cuối năm 2012). Chính vì thế thị phần của Eximbank được duy trì ở mức khá cao mặc dầu chỉ là một chi nhánh mới.

2.2.1.1. Thị phần về huy động vốn

Như đã đề cập ở trong phần lý luận, thị phần huy động vốn một mặt thể hiện chiến lược và phương pháp huy động vốn hiệu quả của ngân hàng, mặt khác thị phần thể hiện mức độ tín nhiệm của thương hiệu ngân hàng đối với dân cư và các tổ chức kinh tế ở địa phương. Nhìn chung, thị phần huy động vốn của Eximbank Huế đã có những bước tăng trưởng khá trong những năm qua. So với năm 2012, tốc độ

tăng trưởng huy động vốn của Eximbank Huế năm 2013 đạt 50,42%, trong đó tốc độ tăng trưởng Huy động vốn của toàn bộ các ngân hàng TMCP đạt 54.84%, của toàn bộ các NHTM đạt 38.91%. Huy động vốn của Eximbank Huế chiếm 10,76% thị phần huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn và chỉ chiếm 4,83% thị phần huy động vốn của toàn bộ NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Bảng 2.1) .

Có thể thấy mặc dầu tăng trưởng huy động vốn của Eximbank Huế khá cao nhưng so với bình quân chung của toàn bộ ngân hàng TMCP vẫn còn thấp và tỷ lệ thị phần huy động vốn so với tổng ngân hàng TMCP và NHTM thì vẫn ở mức độ khiêm tốn. Rõ ràng, sự hình thành chậm của chi nhánh ở địa phương đang đặt Eximbank Huế trước sức ép cạnh tranh lớn so với các ngân hàng TMCP đã có chi nhánh sớm như Sacombank hay các ngân hàng thương mại truyền thống. Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển các chi nhánh của các ngân hàng mới và sự mở rộng các ngân hàng cũ cũng tạo nên sức ép cạnh tranh càng thêm hay gắt trong quá trình huy động vốn của ngân hàng.

Tên Ngân hàng

Huy động vốn

(tỷ đồng) So sánh 2013/2012 Tỷ trọng(%)

Năm 2012 Năm 2013 (+/-) (%) TMCP TMCP+TMNN

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013

SACOMBANK 833.726 1,165.87 332.144 39.84 28.33 26.16 11.66 11.74 VPBANK 531.035 674.710 143.675 27.06 18.05 15.14 7.43 6.80 ACB 375.586 618.461 242.875 64.67 12.76 13.88 5.25 6.23 DONGABANK 93.687 232.332 138.645 147.99 3.18 5.21 1.31 2.34 SAIGONBANK 133.991 196.083 62.092 46.34 4.55 4.40 1.87 1.97 Eximbank Huế 385.299 479.567 94.268 24.47 13.09 10.76 5.39 4.83 TCB 169.409 276.521 107.112 63.23 5.76 6.21 2.37 2.78 VIB 210.316 352.173 141.857 67.45 7.15 7.90 2.94 3.55 ABBANK 87.610 113.000 25.390 28.98 2.98 2.54 1.23 1.14 NCB 107.827 231.974 124.147 115.14 3.66 5.21 1.51 2.34 WESTERNBANK 14.125 115.692 101.567 719.06 0.48 2.60 0.20 1.17 Tổng TMCP 2,942.611 4,456.383 1,513.772 51.44 100.00 100.00 41.17 44.88 Tổng địa bàn 7,148.136 9,929.455 2,781.319 38.91 100.00 100.00

“Nguồn:Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế”

Rõ ràng, qui mô huy động vốn tổng thể của Eximbank Huế mặc dù tăng trưởng nhưng vị thế huy động vốn của Eximbank Huế đang bị thách thức lớn. Thị phần so với ngân hàng TMCP và các NHTM nói chung đang có sự sụt giảm, năng lực huy động vốn so với các ngân hàng TMCP và NHTM khác đang có sự sụt giảm đáng kể.

Từ thực trên, có thể thấy trong thời gian tới Eximbank Huế vẫn tiếp tục chịu sức ép lớn của quá trình cạnh tranh trong huy động vốn. Cạnh tranh của Eximbank Huế vừa là cạnh tranh từ các đối thủ mạnh với các khách hàng truyền thống nhưng cũng vừa là cạnh tranh với đối thủ yếu trong chiếm lĩnh các thị trường nhỏ lẻ đặc thù.

2.2.1.2. Thị phần về dư nợ cho vay

Cùng với thị phần huy động vốn, thị phần dư nợ cho vay cũng phản ánh năng lực canh tranh của ngân hàng đối với việc cung cấp dịch vụ tín dụng cho người dân và các tổ chức kinh tế xã hội ở địa phương.

So với năm 2012, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay vốn năm 2013 của Eximbank Huế đạt 141,58%, trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay vốn của toàn bộ các ngân hàng TMCP đạt 69,67%, của toàn bộ các NHTM đạt 36,71% (bảng 2.2).

Có được kết quả trên là do Eximbank Huế đã đánh mạnh vào thị trường nhỏ lẻ một cách hiệu quả, đã phát triển được mạng lưới tín dụng khá rộng rãi ở khắp địa bàn. Vì vậy, dư nợ tín dựng đã có tăng trưởng nhanh chóng, tăng nhanh hơn so với bình quân của các ngân hàng TMCP và NHTM nói chung.

Rõ ràng, trên khía cạnh cho vay, Eximbank Huế đã có mức tăng trưởng rất cao so với các ngân hàng TMCP và các NHTM khác. Đây là tín hiệu tích cực và cần có sự duy trì đều đặn trong thời gian tới.

Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu về Dư nợ của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2013

Tên Ngân hàng Dư nợ (tỷ đồng) So sánh 2013/2012 Tỷ trọng(%) Năm 2012 Năm 2013 (+/-) (%) TMCP Tổng NHTM 2012 2013 2012 2013 SACOMBANK 391.026 610.565 219.539 56.14 29.27 27.98 6.26 7.15 VPBANK 181.971 218.680 36.709 20.17 13.62 10.02 2.91 2.56 ACB 153.123 282.123 129.000 84.25 11.46 12.93 2.45 3.31 DONGABANK 111.232 123.581 12.349 11.10 8.33 5.66 1.78 1.45 SAIGONBANK 146.013 194.694 48.681 33.34 10.93 8.92 2.34 2.28 Eximbank Huế 162.058 306.505 144.447 89.13 12.13 14.05 2.60 3.59 TCB 54.387 63.757 9.370 17.23 4.07 2.92 0.87 0.75 VIB 91.852 229.261 137.409 149.60 6.88 10.51 1.47 2.69 ABBANK 27.027 63.472 36.445 134.85 2.02 2.91 0.43 0.74 NCB 17.271 84.184 66.913 387.43 1.29 3.86 0.28 0.99 WESTERNBAN K 0.000 4.994 4.994 0.00 0.00 0.23 0.00 0.06 Tổng TMCP 1,335.960 2,181.816 845.856 63.31 100.00 100.00 21.40 25.56 Tổng địa bàn 6,243.290 8,535.532 2,292.242 36.72 100.00 100.00

“ Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế”

Tuy nhiên, thị phần của Eximbank Huế hiện nay vẫn còn thấp so với các Ngân hàng khác trên địa bàn và đạt mức trung bình khá trong nhóm ngân hàng TMCP. Nếu so với các ngân hàng TMCP đang dẫn đầu thị trường hiện nay như ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank, vị trí xếp hạng của Eximbank Huế tuy chưa giảm sút nhưng đang có nguy cơ bị ACB, VIB, Đông Á vượt lên và Sacombank bỏ xa về mặt thị phần. Do đó, áp lực để duy trì vị thế cạnh tranh trên khía cạnh dư nợ tín dụng không những không đổi mà thậm chí có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.

2.2.2. Nhóm yếu tố trực tiếp

2.2.2.1. Sản phẩm dịch vụ

Đối với các yếu tố trực tiếp, do có nhiều ngân hàng khác nhau nên việc tiếp cận các ngân hàng để có số liệu một cách đầy đủ rất khó khăn. Vì vậy, tác giả chỉ lựa chọn 3 ngân hàng tiêu biểu để so sánh với các ngân hàng Eximbank Huế. Ở tốp đầu tôi lựa chọn Vietcombank, ở tốp giữa tôi lựa chọn Sacombank và ở tốp cuối tôi lựa chọn Đông Á. Vì vậy, sự so sánh năng lực cạnh tranh tập trung vào 3 ngân hàng đại diện cho 3 nhóm này.

Do thời gian ra đời, hình thành và phát triển còn ở mức độ chưa dài vì vậy số lượng sản phẩm dịch vụ của Eximbank Huế vẫn còn là những con số khiêm tốn, ngoài những sản phẩm truyền thống như: Cho vay, huy động vốn, thanh toán trong ngoài nước, bảo lãnh… nhưng tất cả những sản phẩm trên của Eximbank là khá đơn điệu, cụ thể là cùng một loại hình cho vay cá nhân thì ngân hàng Vietcombank có đến trên 14 hình thức cho vay khác nhau. Còn các sản phẩm huy động, dịch vụ thanh toán, sản phẩm thẻ thì Vietcombank cũng có đến 69 hình thức khác nhau.

Bảng 2.3 Tổng hợp các sản phẩm chủ lực của một số NHTM lựa chọn so sánh ở Thừa Thiên Huế

Tên Ngân Hàng Cho vay Tiền gửi

Nhân nghiệpDoanh kiệmTiết

Thanh toán và dịch vụ tài khoản Eximbank 10 8 9 10 8 7 9 Vietcombank 14 12 15 19 10 12 13 Đông Á 5 7 6 5 7 9 8 Sacombank 10 9 10 11 7 8 9

“ Nguồn: Báo cáo của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả”

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống thì hầu hết các ngân hàng TMCP trên địa bàn luôn dẫn đầu về tính đột phá khi cho ra đời những dòng sản phẩm mới đáp ứng ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt là dòng sản phẩm thẻ, dịch vụ tài khoản, sản phẩm ngân hàng điện tử, sản phẩm phái sinh, sản phẩm liên quan đến các dịch vụ bổ sung…

Hiện tại hầu hết các NHTM trên địa bàn tỉnh đều đang nổ lực phát triển thị trường của mình, đều định hướng cho mình trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu, ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp…Vì thế trong thời gian qua ngoài cuộc chạy đua về lãi suất để đảm bảo tính thanh khoản, thì các NHTM cũng đẩy mạnh công tác marketing để giới thiệu sản phẩm, có các chương trình khuyến mãi nhiều quà tặng hấp dẫn, đẩy mạnh đầu tư công nghệ.

Rõ ràng nếu so sánh sản phẩm thì Eximbank Huế vẫn đang thuộc tốp giữa trong cạnh tranh. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước thì sản phẩm mang tính đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, so với các ngân hàng TMCP thì Eximbank Huế cũng tương đối khá. Đối với các ngân hàng mới thành lập thì Eximbank Huế đang có sự vượt trội về mặt các sản phẩm so với các ngân hàng này.

Đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg, ngày 24/8/2007 của Thủ

tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các NHTM trên địa bàn tỉnh đã tích cực nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, phát hành thẻ cho các đối tượng. Sau gần 7 năm thực hiện chỉ thị này, cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ, hạ tầng của công nghệ thẻ Eximbank cũng phát triển, đáp ứng nhu cầu thanh toán của mọi khách hàng, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Do sự hạn chế về sản phẩm dịch vụ và thời gian hình thành, nên số lượng

thẻ của ngân hàng Eximbank Huế mặc dù đã tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua nhưng số lượng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn so với khối các ngân hàng thương mại.

Bảng 2.4: Số lượng phát hành thẻ của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong các năm qua (2011-2013)

Đvt: Thẻ Năm 2011 2012 2013 Eximbank Huế 23,678 42,118 56,985 Vietcombank 61,415 74,112 90,714 Đông Á 32,534 45,962 53,735 Sacombank 58,036 75,009 86,411

“Nguồn: Số liệu tổng hợp của các NHTM ”

Rõ ràng, đa dạng hóa dịch vụ cũng được Eximbank Huế xem là một trong những công cụ để cạnh tranh, đặc biệt là việc đa dạng hóa dịch vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ của Eximbank Huế còn thấp, các dịch vụ phần lớn tương tự với các ngân hàng khác, chưa tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ. Đối với các dịch vụ dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, Eximbank Huế ra đời tương đối chậm hơn một số đối thủ khác ở trên đại bàn, các dịch vụ ứng dụng cũng đang còn rất hạn chế. Đây là điểm yếu mà Eximbank Huế cần tăng cường để chuẩn bị hội nhập vào “sân chơi lớn” của toàn ngành nói chung và để tăng năng lực cạnh tranh cho Eximbank Huế trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng.

Bên cạnh tính đa dạng của sản phẩm, thì chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, điều này sẽ được đánh giá một cách chính xác qua đánh giá của người tiêu dùng ở phần sau.

Ngoài ra, thời gian hoạt động cũng có tác động rất lớn đến kết quả phát triển sản phẩm dịch vụ. Mặc dù có tăng trưởng cao nhưng thời gian hình thành muộn vì thế lợi thế phát triển sản phẩm vẫn bị hạn chế.

2.2.2.2 Kênh phân phối và mạng lưới hệ thống giao dịch

Kết quả khảo sát cho thấy sự thuận tiện của hệ thống kênh phân phối có tác động lớn đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Vì vậy, xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank Huế.

Mạng lưới phân phối của Eximbank Huế hiện nay có các hệ thống chính sau:

Hệ thống kênh phân phối nội bộ thuộc sở hữu của Eximbank Huế

Eximbank Huế xây dựng hệ thống phân phối nội bộ gồm ba kênh phân phối chính:

 Kênh 1: Kênh phân phối truyền thống (ngân hàng truyền thống) gồm các chi nhánh là kênh phân phối chính của Eximbank Huế hiện nay.

thấp nhất trong số các ngân hàng TMCP ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Nếu so sánh với các Ngân hàng ACB, Sacombank, Đông Á thì số lượng điểm giao dịch của Eximbank Huế là khá ít ỏi.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mạng lưới chi nhánh và PGD của Sacombank, Đông Á, Vietcombank, và Eximbank trên địa bàn Huế trong giai đoạn 2011-2013

“Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các ngân hàng”

0 Điều này cho thấy, mức độ phủ sóng của Eximbank Huế còn yếu chưa bắt kịp được các Ngân hàng bạn về mặt hệ thống kênh phân phối, năng lực “phủ sóng” đối với thị trường Thừa Thiên Huế của Eximbank chưa mạnh.

1 Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện tại Eximbank chỉ có tổng cộng 02 điểm giao dịch (trong đó Phòng giao dịch Mai Thúc Loan đang trong quá trình xin giấy phép và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015, mặc dù địa điểm giao dịch đã được chọn lựa và xây dựng hoàn tất từ năm 2012, luận văn xin phép được đưa vào như một điểm giao dịch chính thức vì thực tế phòng giao dịch Mai Thúc Loan vẫn có giá trị và ý nghĩa về mặt marketing quảng bá hình ảnh cho Eximbank Huế), ở mức độ ít về số lượng điểm giao dịch đối với các Ngân hàng TMCP trên địa bàn.

Về mức độ đa dạng dịch vụ được cung ứng qua kênh phân phối truyền thống thì kênh phân phối truyền thống có mức độ đa dạng dịch vụ được cung ứng cao nhất trong số các kênh phân phối. Vì thế, với lợi thế về số điểm giao dịch cao của Vietcombank và các ngân hàng khác thì lợi thế cạnh tranh của họ cao hơn so với

MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH TẠI THỪA THIÊN HUẾ

6 4 2 1 7 4 3 2 0 2 4 6 8 Vietcombank SacomBank Dong Á Eximbank

SỐ LƯỢNG PGD VÀ CHI NHANH

Năm 2013 Năm 2011

Eximbank.

 Kênh 2: Kênh phân phối tự động (ngân hàng tự động)

Nhằm đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng 24/7, Eximbank triển khai thêm kênh phân phối tự động bên cạnh kênh phân phối truyền thống. Kênh phân phối tự động của Eximbank gồm 250 máy ATM và 1.100 máy cà thẻ POS (số liệu cuối năm 2013) có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, việc liên kết VNBC trên tạo điều kiện cho khách hàng của Eximbank có thể sử dụng máy ATM, máy POS của các NHTM khác trong hệ thống để vấn tin số dư, in sao kê, chuyển khoản giữa các tài khoản của các NHTM cùng hệ thống.

Tuy nhiên, hiện tại số lượng máy ATM và POS của chính Eximbank tại Thừa Thiên Huế không nhiều. Theo thống kê, số lượng ATM của Eximbank vào năm 2013 thì chỉ 8 cái. Trong khi đó, Vietcombank, Sacombank và các ngân hàng khác đã có hệ thống kênh phân phối tự động tương đối phát triển. Vì vậy phần nào ảnh hưởng đến hệ thống phân phối quan kênh phân phối tự động của ngân hàng này tại địa phương.

Bảng 2.5 Số lượng máy ATM và máy POS của các NHTM đến thời điểm 12/2013

Đvt: Máy

Tên ngân hàng Số lượng máy ATM Số lượng máy Poss

2011 2013 Tăng 2011 2013 Tăng

Eximbank Huế 4 8 4 2 7 5

Vietcombank 15 25 10 7 17 10

Đông Á 4 6 2 4 6 2

Sacombank 10 16 6 6 10 4

“Nguồn:số liệu tổng hợp các ngân hàng”

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 42 - 98)