Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 36 - 38)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

Cùng với sự lớn mạnh, phát triển và mở rộng địa bàn hoạt động của Eximbank, các chi nhánh đã được hình thành và phát triển ở các tỉnh thành ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, Eximbank Huế được thành lập vào ngày 04/06/2010, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/06/2010 theo giấy phép hoạt động số 0301179079-026 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của Eximbank tại khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế và miền Trung.

2.1.2 Mục tiêu, chiến lược và phương châm hoạt động của Eximbank Huế.

Là một chi nhánh của Eximbank, Eximbank Huế có mục tiêu, chiến lược và phương châm hoạt động chung với Eximbank Hội sở toàn quốc. Vì vậy, mục tiêu, chiến lược và phương châm hoạt động của ngân hàng Eximbank Huế như sau.

Mục tiêu

Cùng với Eximbank toàn quốc, Eximbank Huế góp phần xây dựng Eximbank trở thành tập đoàn đầu tư tài chính đa năng nằm trong tốp 5 tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt nam có phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế.

Chiến lược kinh doanh

Để đạt được mục tiêu và định hướng phát triển nêu trên, chiến lược của Eximbank Huế và các Eximbank ở các tỉnh thành là tiếp tục thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động ngân hàng thương mại (ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn – tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn), từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc

vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án, đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ tài chính.

- Chiến lược tập trung thể hiện bằng nổ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị truờng.

- Chiến lược khác biệt thể hiện bằng sự khác biệt, vượt trội của Eximbank Huế trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo đòn bẩy mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

- Thực hiện và đạt mục tiêu dựa trên nền tảng cốt lõi (tam giác chiến lược): năng lực tài chính – nhân lực – và công nghệ.

Phương châm hành động:

Phát triển bền vững, an tòan, hiệu quả. Cạnh tranh bằng những sản phẩm/ dịch vụ tiện ích vượt trội, mang nét đặc thừ của Eximbank Huế “Biến lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, danh tiếng của Eximbank Huế – cơ hội để tăng nhanh quy mô thành lợi thế cạnh tranh; biến thách thức, cạnh tranh thành động lực phát triển”.

Quản trị và thực hiện chiến lược:

Để quản trị và thực hiện thành công chiến lược phát triển, Eximbank Huế dựa trên: nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ, kênh phân phối, phát triển sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro. Eximbank Huế xây dựng các chiến lược, chính sách kinh doanh cụ thể sau đây:

- Chiến lược ngân hàng bán lẻ, tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại hối và vàng, kinh doanh vốn và ngân hàng bán buôn.

- Chiến lược khách hàng và phân khúc thị trường. - Chiến lược và chính sách phát triển công nghệ.

- Chiến lược phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối (gắn liền với kế hoạch đầu tư tài sản cố định và trang thiết bị cho mạng lưới).

- Chiến lược Marketing – PR – xây dựng và phát triển thương hiệu (gắn liền với phát triển văn hóa doanh nghiệp – văn hóa Eximbank Huế).

- Chiến lược và chính sách đầu tư tài chính.

- Chiến lược và chính sách quản trị công ty và quản lý rủi ro.

- Thành lập/ mua lại hoặc liên doanh thành lập một số công ty và đơn vị thành viên mà Eximbank Huế là chủ sở hữu hoặc nắm quyền chi phối.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh huế (Trang 36 - 38)