Đầu tư chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2006 (Trang 27 - 31)

Để tiến hành sản xuất thuốc lá, trước hết lá thuốc lá sau khi phân cấp được đưa vào lên men và được bảo quản tại kho sau khi lên men. Sau đó tại phân xưởng sợi lá thuốc lá được phối chế ( đúng theo công thức của mác thuốc do Phòng kỹ thuật Công Nghệ quy định ), làm ẩm tách mảnh, thái lá, bung nổ sợi, qua bộ phận máy sợi, qua bộ phận sấy sợi, làm dịu và phun hương liệu trực tiếp vào sợi bằng máy tự động. Sản phẩm cuối cùng tại phân xưởng sợi là sợi thành phẩm được đóng gói bảo quản tại kho và chuyển qua giai đoạn 2 là cuốn sợi thành điếu, giai đoạn 3 là đóng điếu thành bao, thành tút, thành thùng nhập kho thành phẩm. Tất cả các công đoạn thành phẩm đều được kiểm tra thành phẩm chất lượng sản phẩm theo đúng quy định kỹ thuật. Giai đoạn chế biến 2 là cuốn sợi thành điếu được thực hiện trên các dây chuyền, thiết bị tự động tại Phân Xưởng bao mềm và bao cứng. Hệ thống cân đo tự động sẽ ấn định lượng sợi trên điếu thuốc lá và được đóng thành một điếu thuốc lá hoàn chỉnh. Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn đóng bao sản phẩm được thực hiện trên các dây chuyền tự động, chẳng hạn thuốc lá Valentine cứ 20 điếu được đóng thành một bao, và 10 bao lại đóng thành một tút, 50 tút được đóng thành một thùng. Số lượng điếu trong bao, bao trong tút, tút trong thùng phụ thuộc vào từng quy định của từng mác thuốc. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trên các công đoạn dây chuyền sản xuất là một việc hết sức quan trọng, do nhân viên Phòng Quản Lý Chất Lượng trực tiếp đi ca hướng dẫn các kỹ thuật viên phân xưởng bao cứng

thực hiện. Đó là những tiêu chuẩn về chất lượng nguyên vật tư phụ liệu đầu vào, và tiêu chuẩn bán thành phẩm và thành phẩm về hình thức và kiểu dáng bao bì... Nếu chưa đạt sản phẩm đó sẽ lại sữa chữa, tái sản xuất. Còn với những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được nhập kho thành phẩm. Công việc cuối cùng của quá trình sản xuất là vận chuyển thành phẩm về nhập kho. Hệ thống kho thành phẩm của Công ty được trang bị các thiết bị chuyên dùng nhằm bảo quản chất lượng sản phẩm ổn định cho đến khi nhận lệnh xuất bán.

Đầu tư sản xuất các sản phẩm thuốc lá phải căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành thuốc lá trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đảm bảo nguyên tắc:

• Không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt quá tổng năng lực sản xuất tại thời điểm ban hành Nghị định số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010”, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu.

• Được phép đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nồng độ các chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.

• Tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sử dụng máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức. Nhà nước có chính sách hỗ trợ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam mua lại các máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp của tổ chức, cá nhân không có chức năng sản xuất sản phẩm thuốc lá và của các địa phương, các liên doanh trong quá trình sắp xếp ngành thuốc lá.

• Ngừng lập các dự án mới về hợp tác sản xuất, gia công hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu do Bộ Công nghiệp đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ cho phép, với điều kiện phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam chiếm từ lệ từ 51% trở lên

trong các liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá. Công ty đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh cơ sở theo Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành và Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Việc đầu tư hàng năm cho phòng KCS để kiểm tra chất lượng của sản phẩm cũng được thoả đáng bằng việc cho các cán bộ đi học thêm các lớp ngắn hạn đào tạo chuyên sâu hơn nữa về trình độ. Mặt khác, đó là cùng tham gia giao lưu với các cán bộ chuyên gia chất lượng hàng đầu của Tổng Công ty để có thể có thêm nhiều kiến thức và ngày càng hoàn thiện mình hơn nữa. Một phần góp phần vào chất lượng của sản phẩm được củng cố mà sản phẩm tạo ra có nét hương vị riêng dần để cạnh tranh với các loại sản phẩm khác trên thị trường và mang dấu ấn riêng đối với khách hàng tiêu dung.

Bảng 2.13/ Chi phí cho hoạt động chất lượng sản phẩm

( Đơn vị tính: triệu đồng )

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi cho cán bộ

phòng KCS đi bồi dưỡng kiến thức thêm

50,146 55,148 48,163

Chi cho công tác giám định kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm

45,182 47,820 46,194

Chi cho các hoạt động làm thêm ngoài giờ

61,427 67,571 61,721

Chi cho hoạt động phát hiện hàng giả, ăn trộm(khen

thưởng )

21,755 26,715 25,498

( Nguồn: phòng kế toán - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Với sản xuất nguyên liệu cần thực hiện đầy đủ và đúng quy trình canh tác để tiết kiệm phân bón và các vật tư khác. Trong khi giá nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu tăng thì việc đầu tư phát triển nguyên liệu nội địa càng cấp bách và mang tính ổn định, giúp cho ngành công nghiệp thuốc lá phát triển và có hiệu quả. Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm sản xuất trong nước… Mục tiêu đạt được là đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát thuốc lá nhập lậu, sản xuất thuốc lá giả. Hoạt động này đã được Công ty chú trọng nhiều hơn nữa và năm 2008 đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm quy chế của Công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2006 (Trang 27 - 31)